Mục
tiêu kế đến: Đưa Việt Nam vào CPC
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 23 tháng 8, 2014
các
cháu học sinh miền núi ăn cơm với muối trắng
Áp dụng các điều khoản chế tài có sẵn trong luật Hoa Kỳ lên Việt
Nam là một trong 4 mục tiêu của kế hoạch 2013-2014 mà BPSOS đề ra từ đầu năm
ngoái và sẽ là trọng tâm của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ trong
thời gian sắp đến. Cụ thể, Liên Minh sẽ vận động đưa Việt Nam vào danh sách các
“quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, tức CPC (Country of Particular Concern), vì đàn
áp tôn giáo một cách trầm trọng. Cuộc vận động này sẽ theo công thức “trong
ngoài phối hợp”.
Tiêu
chuẩn CPC
Theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, chính phủ Hoa Kỳ phải đưa
vào danh sách CPC các chính quyền nào nhúng tay vào hoặc dung túng cho các vi
phạm tự do tôn giáo. Theo định nghĩa trong luật Hoa Kỳ, vi phạm tự do tôn
giáo là các hành vi cấm đoán, hạn chế hay trừng phạt việc tụ tập ôn hoà để sinh
hoạt tôn giáo, kể cả việc tuỳ tiện bắt “đăng ký” sinh hoạt tôn giáo; việc tự do
phát biểu về tôn giáo của mình; quyền đổi tôn giáo hay tín ngưỡng; quyền dưỡng
dục con theo niềm tin tôn giáo riêng. Hiện nay đang có dự thảo tu chính để cộng
thêm hành động phá hay xúc phạm các nghĩa trang tôn giáo.
Theo định nghĩa của luật, vi phạm “đặc biệt trầm trọng” có nghĩa là “mang tính hệ thống, đang tiếp diễn, và nghiêm trọng” và bao gồm các hành động như bỏ tù, giam giữ dài hạn mà không quy tội, bắt đi mất tích, đánh đập, tra tấn, hãm hiếp, cưỡng bức tái định cư số đông, hoặc “khước từ trắng trợn quyền được sống, được tự do, hoặc được an toàn bản thân.”
Theo định nghĩa của luật, vi phạm “đặc biệt trầm trọng” có nghĩa là “mang tính hệ thống, đang tiếp diễn, và nghiêm trọng” và bao gồm các hành động như bỏ tù, giam giữ dài hạn mà không quy tội, bắt đi mất tích, đánh đập, tra tấn, hãm hiếp, cưỡng bức tái định cư số đông, hoặc “khước từ trắng trợn quyền được sống, được tự do, hoặc được an toàn bản thân.”
Các
biện pháp chế tài
Theo luật Hoa Kỳ, quốc gia trong danh sách CPC phải đối mặt với
các biện pháp trừng phạt leo thang: phản đối; cảnh cáo; hoãn hay đình chỉ các
trao đổi văn hoá hay khoa học; hoãn, đình chỉ hay huỷ bỏ các chuyến công du;
chấm dứt, hạn chế hay đình chỉ các khoản viện trợ; yêu cầu các định chế tài
chánh tư và quốc tế hạn chế tiền cho vay và không tài trợ; cấm bán hay chuyển
vũ khí và kỹ thuật cho quốc gia đó; cấm các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ không ký
các hiệp ước xuất nhập cảng với quốc gia đó.
Đồng thời luật cũng trừng phạt các giới chức chính quyền chịu
trách nhiệm về sự đàn áp tôn giáo bằng cách không cấp visa vào Hoa Kỳ cho đương
sự và các người trong gia đình.
Nói cách khác, các biện pháp chế tài trong dự thảo Luật Nhân Quyền
Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam thực ra đều có sẵn,
ở mức độ nhiều hay ít, trong Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Ảnh
hưởng của CPC
Nếu bị chỉ định CPC, Việt Nam sẽ hoàn toàn mất triển vọng mua hoặc
nhận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ. Triển vọng tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên
Thái Bình Dương về mậu dịch cũng sẽ khép lại.
Đó là chưa kể những khoản viện
trợ đang nhận sẽ bị cắt giảm hay chấm dứt, và triển vọng vay vốn từ các định
chế tài chánh quốc tế sẽ trở nên khó khăn.
Đó là lý do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tránh không đưa Việt Nam vào danh
sách CPC mặc dù Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế do Quốc Hội thiết lập
liên tục đề nghị CPC cho Việt Nam trong suốt 7 năm qua. Hành Pháp Hoa Kỳ không
muốn làm “trật đường rầy” chính sách đối ngoại của họ không những đối với Việt
Nam mà còn là đối với toàn vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Và đó cũng là lý do Bộ Ngoại Giao đã giảm nhẹ khi báo cáo vi phạm trong bản phúc trình gửi Quốc Hội hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nếu báo cáo đúng mức thì Bộ Ngoại Giao khó tránh né việc chỉ định Việt Nam là CPC.
Tình
hình thay đổi
Oái oăm cho Bộ Ngoại Giao là vừa gửi bản phúc trình cho Quốc Hội
được 3 hôm thì Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do
tôn giáo hay tín ngưỡng, họp báo ở Hà Nội trong ngày cuối của chuyến thị sát
Việt Nam.
Ông Bielefeldt đã vạch trần thực trạng khống chế tôn giáo và đàn áp
những người hoạt động tôn giáo độc lập. Các hành động theo dõi, nghe lén, thu
băng nhắm vào phái đoàn LHQ của Ông Bielefeldt, và sự cản chặn, sách nhiễu, hăm
doạ nhắm vào các nhân chứng lại càng thể hiện rõ ràng hơn nữa bản chất của
chế độ và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam.
Không chỉ chính quyền Việt Nam lúng túng -- các nhân chứng đã liên
lạc trực tiếp với quốc tế và các tổ chức tôn giáo quốc doanh đã rớt mặt nạ --
mà cả Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đang lúng túng vì biết giải thích làm sao những
khác biệt căn bản giữa bản phúc trình mà họ vừa nộp cho Quốc Hội và tuyên bố
báo chí của người có thẩm quyền nhất của LHQ về tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Không thể phủ nhận các khám phá của Ông Bielefeldt, Bộ Ngoại Giao chỉ có một
trong 2 cách giải thích: Biết nhưng không báo cáo, hoặc không biết nên đã không
báo cáo. Giải thích cách nào cũng không ổn với Quốc Hội.
Chỉ còn mỗi một cách
để giúp Việt Nam tránh CPC và các hệ luỵ của nó là ép chính quyền Việt Nam
phải thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo, và phải chứng tỏ điều
này trước cuối năm nay.
Có thể nói, chuyến thị sát của Ông Bielefeldt mở ra cơ hội rất lớn
để áp lực Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải báo cáo trung thực và đầy đủ các vi phạm tự
do tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam. Khi ấy, đưa Việt Nam vào danh sách CPC là
điều không thể tránh thoát.
Kế
sách thực hiện
Chúng ta đang có cơ hội hơn lúc nào hết để đưa Việt Nam vào lại
danh sách CPC, và triệt tiêu hoàn toàn triển vọng tham gia TPP trừ khi chính
quyền Việt Nam thực tâm tôn trọng tự do tôn giáo. Muốn vậy thì phải có kế hoạch
hành động cụ thể. Dưới đây là những giai đoạn và công tác chính của kế hoạch
này.
Tháng 9 – 12, 2014:
* Tạo cơ hội cho các cộng đồng tôn giáo độc lập ở trong nước tiếp xúc toà đại sứ Hoa Kỳ và các toà đại sứ khác để trực tiếp báo cáo vi phạm; đồng thời sắp xếp cho các đại diện ở Hoa Kỳ tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
* Tạo cơ hội cho các cộng đồng tôn giáo độc lập ở trong nước tiếp xúc toà đại sứ Hoa Kỳ và các toà đại sứ khác để trực tiếp báo cáo vi phạm; đồng thời sắp xếp cho các đại diện ở Hoa Kỳ tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
* Vận động Quốc Hội yêu cầu Bộ Ngoại Giao giải thích các khác biệt bản chất giữa bản phúc trình của họ với tuyên bố báo chí của Ông Bielefeldt.
* Vận động sự yểm trợ của các tổ chức Hoa Kỳ và quốc tế về tự do tôn giáo nhắm vào Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao.
Tháng 1 - 6, 2015
* Vận động Quốc Hội triệu tập buổi điều trần về thực trạng tôn giáo ở Việt Nam.
* Thực hiện cuộc tổng vận động Quốc Hội với trọng tâm là đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC.
* Hoàn tất hồ sơ về vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam để dùng cho cuộc tổng vận động.
Phối
hợp trong ngoài
Việc soạn hồ sơ vi phạm này sẽ được khởi sự tức thì, với những
đóng góp trực tiếp của người ở trong nước. Chúng tôi sẽ phổ biến sườn bài và
những tiêu chí để hướng dẫn việc đóng góp thông tin.
Các bản thảo cập nhật sẽ
được phổ biến rộng rãi từng đợt để người trong nước theo dõi và góp ý -- dĩ
nhiên những thông tin cá nhân sẽ được xoá đi. Công việc này sẽ kéo dài từ giờ
đến tháng 3 sang năm.
Để giúp cho việc thực hiện công việc này, chúng tôi sẽ:
* Huấn luyện và hỗ trợ cho các cộng đồng tôn giáo độc lập ở
Việt Nam báo cáo vi phạm theo đúng thủ tục và tiêu chuẩn của LHQ.
* Phát triển Ban Nghiên Cứu và Dịch Thuật của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ để biên soạn và dịch sang tiếng Anh các báo cáo dựa trên thông tin nhận được từ trong nước.
Mũi nhọn quyền lao động, mở ra vào đầu năm nay, đã vận động thành
công sự quan tâm và lên tiếng của các công đoàn Hoa Kỳ. Mũi nhọn tự do tôn giáo
hứa hẹn sẽ có tác dụng rộng lớn và mãnh liệt hơn nhiều vì đất nước Hoa Kỳ được
khởi lập bởi những nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo. Tự do tôn giáo là một trong
những quy ền thiêng liêng nhất của quốc gia Hoa Kỳ.
Bài liên quan:
Văn bản Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế:
http://web.archive.org/web/20070608190937/http://usinfo.state.gov/usa/infousa/laws/majorlaw/intlrel.htm
http://web.archive.org/web/20070608190937/http://usinfo.state.gov/usa/infousa/laws/majorlaw/intlrel.htm
Khi Tôn Giáo Quốc Doanh Rớt Mặt Nạ
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 21 tháng 8, 2014
Tại buổi họp báo ở Hà Nội ngày 31 tháng 7, Ông Heiner
Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng,
nhận định tinh tế và chính xác rằng phần lớn các tổ chức tôn giáo được chính
thức đăng ký hoạt động đều thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, công cụ mà Đảng Cộng Sản
Việt Nam dùng để kiểm soát quần chúng.
Các tổ chức này gồm hai
thành phần.
Thứ nhất là các tổ chức do chính nhà nước dàn dựng lên sau khi đã
xoá sổ các giáo hội như Cao Đài, Phật Giáo Thống Nhất, Phật Giáo Hoà Hảo...
Chúng đích thực là những tổ chức tôn giáo quốc doanh. Trong bản tuyên bố báo
chí, ông Bielefeldt có những nhận định khá rõ nét về thành phần này khi nhắc
đến Hội Đồng Chưởng Quản Cao Đài hay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Thứ hai là các tổ chức
tôn giáo không do nhà nước dựng lên nhưng đã quy phục nhà nước để được đăng ký
hoạt động. Trong nhiều trường hợp, chức sắc của họ phải tham gia Mặt Trận Tổ
Quốc. Họ đã im bặt khi chính tín đồ hoặc hội nhánh bị đàn áp khốc liệt. Ông
Bielefeldt cũng nhìn ra điều này khi nhắc đến một số hội thánh Tin Lành đã được
đăng ký hoạt động nhưng vẫn bị đàn áp.
Trong một thời gian dài,
thành phần tôn giáo quốc doanh đã được chính quyền Việt Nam dùng để vừa khống
chế các hoạt động tôn giáo độc lập vừa đánh lừa thế giới rằng Việt Nam có tự do
tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo quy phục cũng được dùng cho cùng mục đích. Bản
tuyên bố báo chí của Ông Bielefeldt vạch ra thực tế này. Và chắc chắn bản phúc
trình chính thức mà Ông ta sẽ nộp cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng 3 sang
năm lại còn rõ rệt hơn nữa.
Khoảng 2 tuần trước khi
phái đoàn của Ông Bielefeldt đến Việt Nam, tôi đề nghị họ nên bằng mọi cách
tiếp xúc cả với các tổ chức tôn giáo quốc doanh và các tổ chức tôn giáo quy
phục, và cung cấp cho họ mọi thông tin liên lạc. Lúc ấy có người
biết chuyện đã tỏ ý lo ngại rằng phái đoàn LHQ có thể bị che mắt, đánh lận con
đen.
Thực ra đây là phép thử
cho các tổ chức này.
Nếu được hỏi về các nhóm
đồng tôn giáo khác, thì một tổ chức tôn giáo thật sự phải trả lời rằng:
"Tuy có những điểm khác biệt nhưng chúng tôi quan niệm rằng mọi người đều
có quyền theo đuổi tôn giáo và tín ngưỡng riêng." Tuy nhiên khi trả lời về
các nhóm hoạt động tôn giáo độc lập, các tổ chức tôn giáo quốc doanh đều trả
lời rập khuôn: Quên đám đó đi, chúng chỉ là thành phần gây rối và mất đoàn kết
tôn giáo và dân tộc.
Họ không thể phủ nhận là có những nhóm tôn giáo hoạt động
độc lập vì phái đoàn LHQ đã biết và đã gặp. Họ không thể nào trả lời khác hơn
vì thực chất của họ được dựng nên để khống chế và trừ tuyệt mọi sinh hoạt tôn
giáo độc lập.
Phép thử, như một nước
cờ thế, đẩy họ vào thế bí, và họ đã tự đánh rớt mặt nạ.
Và cũng có một phép thử
dành cho các tổ chức tôn giáo quy phục. Phái đoàn của Ông Bielefeldt đã phỏng
vấn nhiều tín đồ là nạn nhân của đàn áp tôn giáo. Những nạn nhân này nhiều lần
cầu cứu nhưng tổ chức tôn giáo mẹ đã tảng lờ vì há miệng mắc quai.
Khi bị hỏi,
họ không thể phủ nhận những gì đã xảy ra cho các nạn nhân và cũng không thể lý
giải việc im tiếng khi tín đồ của mình bị bách hại. Họ chỉ có mỗi một cách là
khai thật rằng chính họ đang bị khống chế vì đã nhận ân huệ "được"
đăng ký hoạt động, nên đành ngoảnh mặt làm ngơ trước lời cầu cứu từ chính tín
đồ của mình.
Dùng đúng phép thử, thật
và giả sẽ lộ nguyên hình. Khi quốc tế đã thấy rõ thật giả, càng khoe hàng giả
thì càng lộ liễu và thất sách.
TNS Hoa Kỳ kêu gọi tự do cho blogger Điếu Cày
Mạch Sống, ngày 20 tháng 8, 2014
Hôm nay, Thượng Nghị Sĩ Richard Durbin(Dân Chủ, Illinois) gửi văn
thư đến Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do ngay và vô điều kiện
cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày.
"Tôi viết thư để yêu cầu Ông chấp thuận trả tự do cho
Ông Nguyễn Văn Hải (còn được biết là Điếu Cày) nhân dịp Ngày Lễ Quốc Khánh 2
tháng 9 tới đây. Sự bày tỏ nhân ái về cương vị lãnh đạo ấy sẽ được đón nhận với
nhiều thiện cảm từ những người ở Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc về việc giam giữ Ông
Hải," TNS Durbin viết.
TNS Durbin là một thành viên kỳ cựu và có thế lực của Ủy Ban Ngân
Sách và Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện Hoa Kỳ.
"Ít ai biết rằng TNS Durbin đã quan tâm đến hồ sơ của blogger
Điếu Cày từ nhiều năm nay và đã nhiều lần lên tiếng đòi tự do cho tù nhân lương
tâm này mỗi khi có cơ hội," TS. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nói.
Thư của TNS Durbin gửi Chủ Tịch Nước CH XHCN VN Trương Tấn Sang:
Thư của TNS Durbin gửi Chủ Tịch Nước CH XHCN VN Trương Tấn Sang:
Theo Ts Thắng cho biết,
tuy rằng TNS Durbin không chính thức "đỡ đầu" cho blogger Điếu Cày vì
chương trình đỡ đầu tù nhân lương tâm chỉ áp dụng cho các Dân Biểu Hạ Viện,
nhưng TNS Durbin đã làm tất cả những công việc của người tham gia chương trình
"đỡ đầu".
Nhân dịp Ông Trương Tấn
Sang đến Hoa Kỳ năm ngoái, BPSOS đã làm việc chặt chẽ với văn phòng của TNS
Durbin để yêu cầu Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao nêu trường hợp Điếu Cày với
chính quyền Việt Nam.
Việc này nằm trong chiến
dịch Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam do BPSOS phát động ngày 24 tháng 7,
2013. Chiến dịch này đề nghị 3 đợt thả tù nhân lương tâm, mà đợt đầu gồm một
danh sách ngắn có Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, LS. Lê
Quốc Quân, Đỗ Thị Minh Hanh...
Sau đó TNS Durbin tiếp
tục hối thúc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu trường hợp blogger Điếu Cày tại buổi đối
thoại nhân quyền với Việt Nam ngày 12 tháng 5 vừa qua ở Hoa Thịnh Đốn.
Và nay nhân dịp 2 phái
đoàn TNS Hoa Kỳ vừa đến Việt Nam và liền sau đó là cuộc viếng thăm của Đại
Tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Tổng Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ, TNS Durbin nhắc
nhở lãnh đạo Việt Nam rằng Hoa Kỳ sẵn sàng mở rộng quan hệ an ninh và mậu
dịch với Việt Nam với điều kiện Việt Nam phải chủ động tháo gỡ nút chặn là vấn
đề vi phạm nhân quyền.
Theo Ts. Thắng, sau khi Ts Cù Huy Hà Vũ được tự do, blogger Điếu Cày là mục tiêu hàng đầu của chiến dịch Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, mà thông tin được cài đặt tại: http://dvov.org/adopt-a-prisoner-of-conscience-in-vietnam-campaign/
Theo Ts. Thắng, sau khi Ts Cù Huy Hà Vũ được tự do, blogger Điếu Cày là mục tiêu hàng đầu của chiến dịch Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, mà thông tin được cài đặt tại: http://dvov.org/adopt-a-prisoner-of-conscience-in-vietnam-campaign/
"Trả tự do cho Ông
Hải sẽ gởi ra một tín hiệu tích cực về phương diện này," TNS Durbin kết
luận.
Đây cũng là thông điệp
mà các cuộc tổng vận động của người Mỹ gốc Việt nhắn gửi đến Quốc Hội và Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời gian gần đây, nhất là sau sự việc giàn khoan Hải
Dương 981.
"Điều này cho thấy
rằng tiếng nói chính đáng của ngưỡi Mỹ gốc Việt ngày càng có ảnh hưởng trong
giới làm chính sách Hoa Kỳ", Ts. Thắng nhận định.
Bài liên quan:
Lộ Trình Tranh Đấu Cho Tù Nhân Lương Tâm
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2716
3 Yếu Tố An Toàn
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 16 tháng 8, 2014
Các nguyên tắc căn bản
về hoạt động xã hội dân sự áp dụng cho mọi môi trường. Tuy nhiên, khi chế độ
độc tài đang khống chế cả xã hội thì các nguyên tắc này chưa đủ. Các
bài học từ những xã hội mở không giúp chúng ta cách đối phó với những khó khăn
và nguy hiểm thuộc vùng "cấm địa". Bởi vậy, hoạt động xã hội dân sự
trong "cấm địa" đòi hỏi thêm 3 yếu tố: hành lang an toàn, vòng đai an
toàn, và hậu cứ an toàn.
Hành lang an toàn
Hành lang này được tạo
nên bởi sự quan tâm và can thiệp của quốc tế trong một lãnh vực nhân quyền nhất
định, như quyền lao động, quyền tự do tôn giáo, quyền văn hoá, quyền không bị
tra tấn, quyền không bị nô lệ, quyền của người khuyết tật... Khi chế độ độc
tài, dưới áp lực quốc tế, cam kết tôn trọng một lãnh vực nhân quyền thì đó là
khởi điểm để xây dựng một hành lang an toàn.
Một ví dụ gần nhất là
chuyến thị sát của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng đang nâng sự quan tâm quốc tế về tình hình đàn áp tự do tôn giáo và tín
ngưỡng ở Việt Nam.
Qua các công tác quốc tế vận hiệu quả, sự quan tâm này có
thể mỗi ngày được nâng cao và đắp dày thêm để trở thành bức tường che chắn.
Đằng sau bức tường ấy là hành lang an toàn cho những người hoạt động tôn giáo.
Dĩ nhiên sự an toàn ấy chỉ tương đối và tuỳ thuộc vào mức độ quan tâm và can
thiệp của quốc tế.
Qua Skype, LM Phan Văn Lợi điều trần trước Uỷ
Hội Nhân Quyền Tom Lantos, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 26/03/2014
Có nhiều cách để tăng
mức an toàn, như là ở ngoài thì dùng quốc tế vận để áp lực chế độ phải tôn
trọng quyền sinh hoạt tôn giáo của mọi người dân mà không phải đăng ký, và ở
trong thì các cộng đồng tôn giáo nhanh chóng đào tạo số chuyên viên về báo cáo
vi phạm tự do tôn giáo với LHQ và các quốc gia có ảnh hưởng lên chính quyền
Việt Nam.
Trong phạm vi hẹp của
hành lang an toàn, người hoạt động xã hội dân sự có thể thực thi từng bước các
quyền của mình, như quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp ôn hoà, quyền lập hội.
Cũng dùng ví dụ trên, nếu đã gọi là tự do tôn giáo thì tín hữu phải có quyền
truyền thông với nhau qua các bản tin và các trang blog hay facebook; phải có
quyền tụ tập để cầu nguyện, dậy giáo lý và thực hiện các sinh hoạt tôn giáo
khác; phải có quyền lập ra các nhóm từ thiện và bác ái để trước hết tương trợ
cho nhau và rồi phục vụ xã hội theo đúng tín lý của tôn giáo mình.
Một người hay một nhóm
người có thể hoạt động trong hai hay nhiều hành lang an toàn và như vậy nới
rộng không gian hoạt động.
Chẳng hạn, một cộng đồng tôn giáo đang hoạt động về
tự do tôn giáo cũng có thể hoạt động trong các hành lang an toàn khác đã được
thiết lập như phòng chống buôn người hay chống tra tấn.
"Hành lang an
toàn" khai dụng sự liên đới giữa tất cả các nhân quyền: Nếu vi phạm một
quyền thì tất cả các quyền khác cũng đều bị vi phạm. Ngược lại, chọn một nhân
quyền làm mũi nhọn để khai dụng thì qua đó các quyền khác cũng lần lượt được
triển khai quanh mũi nhọn ấy.
Nhìn cách khác, khi hành lang an toàn được thiết
lập từ một mũi nhọn nhân quyền, nó cung ứng môi trường để thực thi những quyền
khác với điều kiện phải giữ mình ở trong phạm vi tương đối an toàn của hành
lang. Bước ra bên ngoài bức tường che chắn thì chẳng khác gì tự banh áo giáp và
phơi ngực trước tầm nhắm của chế độ.
Nguy hiểm hơn, khi một
tổ chức thuộc khu vực xã hội dân sự bị xâm nhập bởi đảng phái chính trị hay hợp
tác với tổ chức trá hình do đảng phái chính trị tạo dựng thì đồng nghĩa với mở
lỗ hổng nơi bức tường che chắn, gây nguy hiểm cho mình và liên luỵ đến tất cả
những ai giao du, hoạt động với mình.
Vòng đai an toàn
Dù giữ mình trong phạm
vi của hành lang an toàn, những người tiên phong và chủ chốt luôn luôn đối mặt
với sự đe doạ nhiều hơn là những người khác, cho nên cần thêm "vòng đai an
toàn" bao quanh từng cá nhân. Đó là sự chú ý đặc biệt và sẵn sàng can
thiệp của quốc tế nếu có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào cho những cá nhân này.
Chẳng hạn, trước khi đẩy
mũi nhọn tự do tôn giáo để rồi mở hành lang an toàn, chúng tôi tạo cơ hội cho
một số chức sắc tôn giáo điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, tiếp xúc với các phái
đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ, gặp gỡ giới chức của nhiều toà đại sứ Tây Phương, và liên
lạc trực tiếp với LHQ. Bao quanh họ là một vòng đai an toàn ngày càng dày đặc.
Khi công an sách nhiễu một chức sắc Cao Đài, lập tức Chủ Tịch Hội Đồng Nhân
Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ lên tiếng và toà đại sứ Hoa Kỳ đã gọi điện
thoại để theo dõi tình hình và báo cáo cho Quốc Hội; mới đây phái đoàn của
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ cùng với Đại Sứ Hoa Kỳ và một số nhân viên toà đại sứ đã
họp với chức sắc ấy và hai đồng sự ở Hà Nội. Trước đó, Báo Cáo Viên
Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cũng đã đến thăm chức sắc này
và đồng sự tại nơi cư trú ở Vĩnh Long.
Vòng đai an toàn phải
được tạo lập trước khi một cá nhân tham gia những công việc dễ thu hút sự sách
nhiễu hay đàn áp. Điều này đòi hỏi có sự chuẩn bị từ rất sớm về kế hoạch và
nhân sự chuyên môn cho quốc tế vận, và một cơ chế để can thiệp cấp thời khi hữu
sự.
Khi một người hoạt động
trong nhiều hành lang an toàn thì vòng đai an toàn cho cá nhân cũng sẽ rộng ra
vì cùng lúc nhận được sự chú ý và can thiệp của các giới chức quốc tế thuộc các
lãnh vực nhân quyền khác nhau. Tuy nhiên, trải mình ra quá rộng thì không thể
củng cố về chiều sâu và tầm chuyên môn của hoạt động.
Hậu cứ an toàn
Dù giữ mình trong hành
lang an toàn và dù có vòng đai an toàn bảo bọc, một cá nhân vẫn có thể gặp hiểm
nguy vì sự an toàn chỉ là tương đối. Chế độ sẽ không bó tay và ngồi yên.
Cho
nên phải có sẵn một "hậu cứ an toàn" để rút về mà công việc vẫn liên
tục. Muốn vậy thì phải có một tổ chức với những thành viên có khả năng để sẵn
sàng đổi chỗ cho nhau: người cần rút về "hậu cứ" hoán chuyển vai trò
và công tác với người bước ra tiền phương. Đây là một vai trò đặc biệt của tổ
chức hoạt động xã hội dân sự trong môi trường không an toàn. Các người hoạt
động riêng rẽ không hề có hậu cứ an toàn.
Trong 15 năm qua, BPSOS
dùng quốc tế vận để lần lượt mở ra nhiều hành lang an toàn quanh các mũi nhọn
nhân quyền như tự do tôn giáo, chống buôn người, chống cưỡng chiếm đất đai,
chống tra tấn, tự do cho tù nhân lương tâm, quyền lao động...
Trong những năm
gần đây, Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ và tiền thân của nó đã
thiết lập vòng đai an toàn cho ngày càng đông những người hoạt động tiên phong.
BPSOS còn có chương trình bảo vệ đồng bào đi lánh nạn ở Thái Lan và Mã Lai hoặc
đến tị nạn trực tiếp ở Hoa Kỳ, nhưng đây không phải là "hậu cứ an toàn"
theo nghĩa trên. Hậu cứ an toàn phải do chính người trong nước thực hiện qua
việc hình thành và củng cố các tổ chức hoạt động xã hội dân sự đúng nghĩa.
Cưu mang cho xã hội dân
sự thoát thai từ thể chế độc tài là vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Chúng ta có
thể giảm bớt những khó khăn và nguy hiểm ấy nếu làm đúng việc, đúng cách và
đúng lúc.
Bài liên quan:
Hoạt động xã hội dân sự:
Những bước khởi đầu
From: 'Chau, Thanh' ChauT@cadmus.com
Date: 2014-08-24 16:06 GMT-05:00
Subject: RE: TNHH: YÊU CẦU T/S NGUYỄN ĐÌNH THẮNG LÊN TIẾNG VỀ VIỆC SANG ĐOẠT CHỦ QUYỀN TRƯỜNG DẠY LÀM TÓC CỦA CÔ PHẠM THU HẠNH
To: "thang.nguyen@BPSOS.org" <thang.nguyen@bpsos.org>
Date: 2014-08-24 16:06 GMT-05:00
Subject: RE: TNHH: YÊU CẦU T/S NGUYỄN ĐÌNH THẮNG LÊN TIẾNG VỀ VIỆC SANG ĐOẠT CHỦ QUYỀN TRƯỜNG DẠY LÀM TÓC CỦA CÔ PHẠM THU HẠNH
To: "thang.nguyen@BPSOS.org" <thang.nguyen@bpsos.org>
Gởi bà TNHH …
Chương Thành
Về thông tin trên
internet về Bà Phạm Thu Hạnh
Mới đây có bài viết phổ
biến trên internet về trường hợp của Bà Phạm Thu Hạnh kèm với lời kêu gọi giúp
đỡ tài chánh từ cộng đồng. Tôi thấy cần làm sáng tỏ vấn đề để tránh cho đồng
hương không bị nhầm lẫn.
Tháng 9 năm 2013, Ông
Trần Tử Thanh, người mà chúng tôi quen biết từ lâu, gọi điện thoại cho tôi hai
lần để yêu cầu tôi gặp Bà Hạnh gấp vì có việc cần giúp đỡ. Trước đây tôi cũng
được biết qua về Bà Hạnh là con gái nuôi của cụ Phan Vỹ, một người tôi cũng
quen biết từ lâu. Tôi đồng ý gặp.
Khi gặp, Bà Hạnh cho
biết là trường dạy nghề làm tóc của Bà bị đóng cửa từ nhiều tháng và sắp đến
hạn phải tái kiểm định (accreditation) nên bà ta muốn nhờ BPSOS giúp khôi phục
hoạt động để thông qua kỳ tái kiểm định. Bà Hạnh tâm sự là muốn duy trì hoạt
động của trường để phục vụ cộng đồng.
Sau đó Bà Hạnh chở cụ
Phan Vỹ đến gặp tôi để nói thêm vào.
Việc huấn nghệ và tạo
công ăn việc làm cho đồng hương là việc mà BPSOS đã thực hiện nhiều năm nay,
đặc biệt là đối với các phụ nữ nạn nhân bạo hành gia đình. Tôi cho biết là sẵn
sàng giúp. Tuy nhiên, trường của Bà Hạnh đăng ký với Tiểu Bang Virginia là một
công ty doanh nghiệp vụ lợi cho nên BPSOS, một tổ chức bất vụ lợi, không thể
đứng tên chung mà cần có một ban quản trị riêng cho đúng với luật pháp.
Cho đến lúc ấy Bà Hạnh
là người độc nhất trong ban quản trị. Điều này không đáp ứng đòi hỏi của luật
pháp đối với một công ty vì phải có sự cân bằng và kiểm soát để bảo đảm minh
bạch về quản trị; đó là ý nghĩa của chữ “công” trong “công ty”, tôi giải thích.
Bà Hạnh đồng ý.
Tôi đi mời một số người
có kinh nghiệm về ngành làm tóc hoặc về kinh doanh để tham gia ban quản trị. Bà
Hạnh cũng ở trong ban quản trị. Ngoài ra Bà Hạnh còn muốn tiếp tục đứng lớp và
lãnh lương như là nhân viên của công ty. Ban quản trị đồng ý.
Vì công ty này đã ngưng
hoạt động và hoàn toàn không có tài sản hay thu nhập để có thể tự thuê cơ sở,
ban quản trị đề nghị BPSOS đứng ra thuê cơ sở và cho công ty thuê lại. Tôi đồng
ý.
Các buổi họp của ban
quản trị đều có biên bản và biên bản đều được gửi đến mọi thành viên của hội
đồng quản trị.
Sau đó, tôi bổ túc hồ sơ
của công ty ở Tiểu Bang Virginia để phản ảnh thành phần ban quản trị này và yêu
cầu Bà Hạnh cung cấp hồ sơ thuế vụ của công ty để xem có đúng luật hay không.
Vài hôm sau Bà Hạnh gặp
riêng tôi và đề nghị bãi bỏ hội đồng quản trị để Bà Hạnh và tôi chia nhau nắm
công ty. Tôi nói rằng tôi không chủ trương làm kinh doanh, không có kinh nghiệm
làm kinh doanh và không thể nào thất tín với những người đã mời vào hội đồng
quản trị. Bà Hạnh ra về và hẹn sẽ trở lại vào một hôm khác để nói chuyện thêm.
Qua hôm sau tôi gọi cho
người làm thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế cho những năm trước của công ty thì
biết ra là các giấy tờ khai thuế không có cơ sở, và các con số không thể chứng
minh được.
Và rồi
một phụ nữ ở Maryland gọi cho tôi vừa khóc vừa kể rằng Bà Hạnh đã dùng tên của
tôi và của cụ Phan Vỹ để thuyết phục vị phụ nữ ấy cho vay 20 nghìn Mỹ kim. Bà
Hạnh hứa sẽ ký giấy nợ với bảo đảm trả nợ nhưng rồi đã lờ đi không ký, mặc cho
vị phụ nữ này liên lạc nhiều lần. Đây là 1/3 số tiến mà vị phụ nữ đã về hưu này
dành dụm trong suốt cuộc đời đi làm. Vị phụ nữ này trước đây đã đóng góp ủng hộ
BPSOS và biết tôi nên cả tin Bà Hạnh.
Dù lúc ấy BPSOS đã ký
hợp đồng với chủ đất để thuê cơ sở và không thể huỷ hợp đồng, tôi thấy rằng
không thể tiếp tục.
Tôi mời Bà Hạnh đến gặp
và thông báo chấm dứt mọi hợp tác và dính dấp với Bà Hạnh, yêu cầu Bà Hạnh dọn
tất cả đồ đạc và dụng cụ ra khỏi cơ sở mà BPSOS đã thuê, và yêu cầu Bà Hạnh
tuyệt nhiên không được dùng tên tôi hoặc BPSOS cho bất cứ mục đích gì. Sau đó
mọi người trong ban quản trị đã rút tên ra khỏi hồ sơ của công ty tại Tiểu Bang
Virginia, chỉ còn lại Bà Hạnh, nghĩa là trở về nguyên trạng như trước đây.
Vài hôm sau Bà Hạnh đến
gặp tôi với đề nghị thuê cơ sở mà BPSOS đã ký hợp đồng và bỏ trống. Tôi từ chối
vì không muốn dính dấp và mang tiếng sau này.
Sau đó vài hôm Bà Hạnh
lại đến gặp tôi và đề nghị thuê cơ sở trong 2 tháng để thông qua kỳ tái kiểm
định, làm như là trường đang hoạt động ổn định. Tôi trả lời như vậy là cố tình
đánh lừa tổ chức kiểm định, điều mà tôi không thể làm.
Khi Bà Hạnh về rồi, cụ
Phan Vỹ gọi lại để yêu cầu tôi bỏ qua những gì đã xẩy ra và tiếp tục giúp cho
Bà Hạnh. Tôi xin lỗi cụ là tôi không thể làm những việc trái với luật pháp Hoa
Kỳ và trái lương tâm.
Sau vài tuần Ông Nguyễn
Ngọc Bích lại liên lạc với tôi cho biết là Bà Hạnh nhờ Ông Bích nói với tôi
giúp Bà Hạnh. Tôi đã kể tự sự như trên và khuyên Ông Bích nên cẩn thận để tránh
bị tai tiếng sau này.
Từ đó Bà Hạnh đã đi rêu
rao trong cộng đồng địa phương những điều không đúng sự thật nhưng tôi không
lên tiếng vì chủ trương không nói về chuyện riêng tư của người khác.
Tuy nhiên lần này vì có
sự kêu gọi quyên góp tài chánh, tôi phải lên tiếng để tránh cho một số đồng hương
có thể bị nhầm lẫn và bị trục lợi.
Xin quý vị nào quan tâm
đến vấn đề này giúp phổ biến thông tin trên đây để rộng đường dư luận. Xin cảm
ơn.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 24 tháng 8, 2014
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng
trong tay Tầu
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà
con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn
Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một
vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi
mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
__._,_.___
Posted
by: hung vu <vhungvu0
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền