Tuesday, August 19, 2014

Dân biểu Mỹ lại chỉ trích nhân quyền VN

Dân biểu Mỹ lại chỉ trích nhân quyền VN
Cập nhật: 08:10 GMT - thứ năm, 10 tháng 7, 2014

Buổi điều trần diễn ra hôm thứ Tư 9/7

Việt Nam lại bị chỉ trích tại buổi điều trần về nhân quyền ở Đông Nam Á hôm 9/7 tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Các nguồn tin cho hay ba vị dân biểu là Ed Royce, Chủ tịch ủy ban và chủ toạ của buổi điều trần, Elliot Engel và Christopher Smith đều đã có các phát biểu nhắm vào tình trạng nhân quyền ở Việt Nam mà họ cho là "tồi tệ".
Ông Royce được dẫn lời nói rằng có nhiều bằng chứng cho thấy "tình hình đang trở nên tồi tệ hơn" ở Việt Nam, nơi chính quyền tiếp tục đàn áp những người chỉ trích chế độ.

Vị dân biểu này cho rằng chính phủ Việt Nam trấn áp gần như mọi ý kiến bất đồng, và hành động này ông đã trực tiếp chứng kiến trong những chuyến đi Việt Nam của mình.
Ông Ed Royce, dân biểu đảng Cộng Hòa, tiểu bang California, nói Việt Nam và Hoa Kỳ đã có 18 cuộc gặp trong khuôn khổ Đối thoại Nhân quyền song phương nhưng "không có tiến bộ".

Ông kêu gọi Việt Nam chấm dứt ngay việc vi phạm nhân quyền và trả tự do lập tức cho các tù chính trị.

Dự luật nhân quyền Việt Nam
Dân biểu Ed Royce là người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện

Hồi tháng Ba, dân biểu Royce cũng là người đã đệ trình dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam ra Quốc hội Hoa Kỳ.
Dự luật 4254 bao gồm các chế tài đối với quan chức chính phủ Việt Nam, bị cho là có trách nhiệm trong các vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Theo đó, các cá nhân trong danh sách vi phạm sẽ không được cấp thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ và không được phép làm ăn với các công ty Mỹ.
Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc về nhân quyền và gọi các dự luật tương tự, vốn chưa bao giờ qua được lưỡng viện, là "sai trái".
Trên trang mạng của tổ chức Cứu trợ Thuyền nhân BPSOS, mà đại diện là ông Nguyễn Đình Thắng đã tham dự buổi điều trần hôm 9/7 với tư cách nhân chứng, ông cho biết đã có động thái vận động từ phía chính phủ Việt Nam.
Trang Mạch sống cho hay: "Ở phần kết thúc buổi điều trần, dân biểu Christopher Smith nêu vấn đề chính quyền Việt Nam đã bỏ ra 180 nghìn Mỹ kim để thuê hãng chuyên vận động hành lang Podesta Group vận động chống lại đạo luật nhân quyền cho Việt Nam".
Ông Thắng nói cộng đồng người Việt chống cộng ở Mỹ sẽ có hành động "vận động chính phủ Hoa Kỳ nhập cuộc bảo vệ an ninh và hòa bình ở Biển Đông cũng như đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền".
Người đứng đầu BPSOS kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ nắm bắt cơ hội khi căng thẳng xung quanh giàn khoan 981 đang thu hẹp các chọn lựa của Việt Nam.
“Việt Nam không còn nhiều chọn lựa lúc này... Họ chỉ còn có thể ngả theo Tây Phương mà dẫn đầu là Hoa Kỳ. Họ đang cầu cạnh Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, hơn lúc nào hết.”
Theo ông Hoa Kỳ cần gây áp lực mạnh hơn để Việt Nam tôn trọng nhân quyền, trước mắt phải đưa Việt Nam vào loại danh sách các quốc gia gây quan ngại về tự do tôn giáo (CPC).



Bốn chính khách Mỹ gặp giới dân chủ VN
Cập nhật: 10:27 GMT - thứ sáu, 20 tháng 1, 2012

Các vị S. Whithouse, Nguyễn Văn Đài, J. McCain, Phạm Hồng Sơn, J.Lieberman, Lê Quốc Quân và bà Kelly Ayotte

Sáng 20/01/ 2012, phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Mỹ đã gặp ba nhân vật đấu tranh dân chủ và nhân quyền Việt Nam tại Hà Nội trong chuyến công du Đông Nam Á.
Cuộc gặp này diễn ra trước khi các vị khách cao cấp của lập pháp Mỹ rời đi Miến Điện và sau những hội đàm cao cấp với chính giới tại Việt Nam.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Quốc Quân và luật sư Nguyễn Văn Đài được bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gồm các ông John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và bà Kelly Ayotte chào đón tại khách sạn Metropole.
Tham gia buổi nói chuyện còn có Đại sứ Hoa Kỳ David B. Shear và một số nhân viên trợ lý của các Thượng nghị sĩ.
Hai bên đã trao đổi về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân quyền hiện nay và Quốc hội Hoa Kỳ có thể làm gì để giúp cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp.
"Chúng tôi có thể xác nhận rằng đã có cuộc gặp giữa phái đoàn Quốc hội do Thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu và một nhóm các nhà vận động cho nhân quyền", Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội xác nhận với BBC qua điện thư vào ngày 20/01.
Quan hệ toàn diện
Luật sư Đài cho BBC biết sau cuộc gặp rằng hai bên đã "trao đổi chân tình và thẳng thắn mọi vấn đề".
Thượng nghị sĩ Lieberman đã dùng cuộc họp báo hôm 19/1 ở Hà Nội để nói về Miến Điện

Ông cũng nói, "các Thượng nghị sĩ hứa sẽ quan tâm đến các kiến nghị của những người đấu tranh dân chủ và nhân quyền".
Cuộc gặp đã diễn ra chừng một giờ đồng hồ và kết thúc bằng cảnh chụp hình của ba nhà đấu tranh với các vị khách Hoa Kỳ.
Được biết bốn Thượng nghị sĩ Mỹ rời Việt Nam đi Miến Điện tuần này để có các cuộc trao đổi với chính giới và phe đối lập Miến Điện, nước đang trong quá trình chuyển đổi dân chủ hóa mạnh mẽ.
Theo báo chí trong nước, hôm trước đó, ngày 19/01, bốn vị khách Hoa Kỳ đã trao đổi với các quan chức cao cấp của Nhà nước Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sau cuộc gặp với Thượng nghị sĩ John McCain tại Hà Nội hôm 19/1.
"Nhân quyền luôn là một vấn đề trọng yếu trong quan hệ hai bên mà chúng tôi thường xuyên nêu lên ở cấp cao với quan chức Việt Nam tại Việt Nam và tại Washington"
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
Thủ tướng Dũng đề nghị để ông McCain kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Cùng ngày, các vị khách Mỹ được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đón tại một cuộc tiếp tân.
Ông Nguyễn Sinh Hùng được báo chí Việt Nam trích lời nói rằng Quốc hội Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Quốc hội Mỹ để thúc đẩy quan hệ hai bên trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học, văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường tới quốc phòng và an ninh.
Truyền thông quốc tế cũng chú ý đến cuộc họp báo của bốn Thượng nghị sĩ Mỹ hôm 19/1 tại Hà Nội.
Ông Joseph Lieberman (bìa phải) đã chụp ảnh với ba nhà vận động dân chủ Việt Nam


Phát biểu về Miến Điện, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman nói tại Hà Nội rằng nếu cuộc bầu cử bổ sung tới đây tại Miến Điện "công bằng và chính đáng" thì nước này có thể trông đợi Hoa Kỳ đáp lại để xem xét tình trạng hiện hữu trong quan hệ hai bên.
Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì cấm vận Miến Điện như đã làm với Việt Nam thời kỳ hậu chiến cho tới khi Tổng thống Bill Clinton cho khai thông quan hệ vào năm 1994.
Báo chí Việt Nam không nói đến cuộc gặp hôm 20/1 của các Thượng nghị sĩ Mỹ với ba nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa ở Hà Nội hoặc nhắc đến bối cảnh chuyến thăm của họ có mục tiêu cổ vũ cho cả thay đổi ở Miến Điện.

Tuy nhiên, theo quan điểm từ trước tới nay của Hoa Kỳ, việc tiếp xúc với các nhân vật bất đồng chính kiến ngoài Đảng Cộng sản là công việc bình thường để chính giới Mỹ nắm bắt được bức tranh toàn diện của xã hội Việt Nam.

Trong email xác nhận cuộc gặp gỡ của phái đoàn Hoa Kỳ với các nhà vận động cho nhân quyền tại Việt Nam, người phát ngôn Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội Beau J Miller cũng cho biết "Hoa Kỳ đang tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam thả ông Lê Công Định và các tù nhân lương tâm".

"Nhân quyền vẫn là chủ đề chính trong quan hệ hai nước, và chúng tôi thường nêu các chủ đề này với giới chức cấp cao của Việt Nam tại cả Việt Nam lẫn tại Washington."
Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm nay, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng gửi lời chúc Tết đến người dân Việt Nam.  


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List