Sunday, August 3, 2014

'Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo'

Việt Nam : Hội thảo « Truyền thông phi Nhà nước » bị ngăn trở

Bí thư đại sứ quán Úc 'giải vây' cho Phạm Thanh Nghiên

 

Blogger Phạm Thanh Nghiên (thứ hai từ phải sang) trong buổi hội thảo ngày 30/07/2014.
Blogger Phạm Thanh Nghiên (thứ hai từ phải sang) trong buổi hội thảo ngày 30/07/2014.
FB

Thụy My

Nhiều nhà hoạt động được mời tham dự buổi hội thảo về đề tài « Truyền thông phi Nhà nước tại Việt Nam trong thời kỳ hiện nay » do đại sứ quán Úc tổ chức tại Hà Nội hôm qua 30/07/2014 đã bị ngăn trở bằng nhiều cách.

Được biết, do Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong đó có lãnh vực truyền thông, Úc đã cùng với các đại sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tổ chức buổi hội thảo trên đây. Trong số khách mời tham dự có cả đại diện chính quyền và các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam.
Tuy nhiên theo Mạng lưới Blogger Việt Nam, một ngày trước hội thảo, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị công an Nha Trang bắt giữ. Hai thành viên khác bị ngăn chận tại Hà Nội, và blogger Phạm Thanh Nghiên sau khi tham gia hội thảo đã bị công an định đưa về đồn, nhờ có đại sứ quán Úc can thiệp mới được giải vây. Đại diện các tổ chức khác như Hội Cựu tù nhân lương tâm, Anh em Dân chủ cũng bị ngăn cản đến tham dự.
Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, blogger Phạm Thanh Nghiên kể lại sự việc :

Blogger Phạm Thanh Nghiên - Hải Phòng

31/07/2014
by Thụy My

More




'Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo'





31/07/2014
by Thụy My

More



'Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo'

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

31.07.2014
Ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của Liên Hiệp Quốc, nhận định rằng những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo có xảy ra ở Việt Nam, nhưng cũng có một số dấu hiệu tiến bộ trong lãnh vực này.
Theo tin của AP, ông Bielefeldt đưa ra nhận định vừa kể tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, sau một chuyến đi nhằm thẩm định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam bị cắt ngắn. Ông cho biết trong chuyến đi Việt Nam, ông bị nhân viên an ninh theo dõi sát và một số người ông muốn tìm gặp bị sách nhiễu và trấn áp tinh thần.
Theo kế hoạch, ông Bielefeldt dự định thực hiện chuyến đi thăm 3 tỉnh ở Việt Nam, nhưng chuyến đi bị gián đoạn. Ông Bielefeldt cho biết lý do là vì ông đã nhận được thông tin đáng tin cậy rằng một số nhân vật ông muốn tìm gặp hoặc bị theo dõi nghiêm ngặt, bị cảnh cáo, trấn áp tinh thần, sách nhiễu, hoặc bị cảnh sát ngăn cản và cấm du hành.

Hãng tin Reuters hôm nay tường thuật rằng ông Bielefeldt cho biết là cá nhân ông cũng bị các nhân viên an ninh và cảnh sát Việt Nam theo dõi sát, mặc dù họ không công khai ra mặt, và trong các điều kiện đó, tính cách riêng tư của các cuộc gặp gỡ của ông nhằm tìm hiểu tình hình thực tế không được đảm bảo. Ông Bielefeldt nói đây “là một hành động vi phạm rõ rệt thẩm quyền điều tra của ông trong một chuyến đi thăm bất cứ nước nào.”  
Ông Bielefeldt cho biết ông bị các nhân viên an ninh và cảnh sát Việt Nam theo dõi sát, mặc dù không công khai ra mặt.
AP tường trình rằng tại một cuộc họp báo hôm nay, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói chính phủ Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể làm được để tạo điều kiện dễ dàng cho Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, kể cả giàn xếp tất cả các cuộc gặp gỡ mà ông yêu cầu.
Ông Lê Hải Bình nói “việc đón tiếp Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc chứng tỏ thiện chí, sự hợp tác và thái độ cởi mở của Việt Nam, cũng như sự nghiêm túc của Việt Nam trong những cam kết của mình khi tham gia Ủy Hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”
Ông Bielefeldt nói ông đã nghe một số tố cáo về các hành động sách nhiễu, các vụ quản thúc tại gia, tống giam, phá hoại những nơi thờ phượng, những vụ đánh đập và một số người bị áp lực phải tham gia các giáo hội chính thức- mà có người gọi là “quốc doanh”, và từ bỏ giáo hội của họ.
Ông Bielefeldt nói ông không thể đưa ra một thẩm định toàn diện về các trường hợp riêng rẽ, nhưng ông kết luận rằng có “những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.”
Reuters trích lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho rằng những hành động can thiệp mà ông Bielefeldt đề cập đến, chỉ là “một sự hiểu lầm.”
Về những dấu hiệu cải thiện, vị đại diện của Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng không gian hoạt động tôn giáo đã gia tăng trong mấy năm gần đây, và sinh hoạt tôn giáo tại một số cộng đồng đã cải thiện so với trong quá khứ.
Hiến Pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho công dân. Chính quyền cộng sản Việt Nam chính thức công nhận khoảng 12 tôn giáo, nhưng bên cạnh đó, một số giáo hội bị cấm hoạt động, và các thành viên của họ bị bắt  bớ, giam cầm. Hà Nội tuyên bố chỉ có những kẻ vi phạm luật pháp mới bị bắt giam, chứ không có ai bị bắt giữ, hay tống giam chỉ vì niềm tin tôn giáo của mình.

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam mở rộng quyền tự do tôn giáo và cải thiện nhân quyền, giữa lúc Washington đang mưu tìm sự hậu thuẫn ở trong nước để thắt chặt hơn các quan hệ thương mại và quân sự với Hà Nội.
Nguồn: AP, Reuters

Phỏng vấn tiến sĩ Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris
2014-07-31

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tiến sĩ Heiner Bielefeld, báo Cáo Viên LHQ gặp HT Thích Quảng Độ hôm 27.5.2014
Tiến sĩ Heiner Bielefeld, báo Cáo Viên LHQ gặp HT Thích Quảng Độ hôm 27.5.2014
 RFA






Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Tôn giáo vừa kết thúc chuyến viếng thăm điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam, từ ngày 21 đến ngày 31.7.2014

Trong cuộc Họp báo trưa ngày 31.7 tại Hà Nội, ông xác nhận “những vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo tại Việt Nam” và ông đã bị “ngăn cấm gặp gỡ một số người cần gặp trong chuyến đi”.

Liền sau cuộc họp báo của ông, từ Paris chúng tôi đã kết nối đường dây phỏng vấn ông khi ông đang ngồi trên xe ra phi trường rời Việt Nam về lại Âu châu. Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn :
Ỷ Lan : Xin chào Tiến sĩ Heiner Bielefeld. Xin ông vui lòng cho biết cảm tưởng sau khi kết thúc chuyến điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam ?
Heiner Bielefeldt : Cảm tưởng thường rất phức tạp và lắm khi xung đột. Cho tôi rút ngắn rằng, cần phải biết đời sống tôn giáo đã phát triển tại Việt Nam như thế nào. Các thiết chế tôn giáo đa dạng đang có mặt, người ta thấy các kiến trúc tôn giáo, các tín đồ đi cúng lễ. Tuy nhiên, tất cả đó bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Tín đồ tôn giáo bị thúc bách trong việc thực hành tín ngưỡng qua một số hình thái nào đó. Vì vậy, dù không gian cho sự thực hành này được mở rộng, nhưng nhìn từ viễn cảnh đặc thù nhân quyền và tự do tôn giáo, thì mọi sự tuỳ vào thiện chí của chính quyền. Chính quyền thi hành nhiều sự kiểm soát, nên tính hình tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn đặt ra nhiều vấn nạn.
Trong bản tuyên bố báo chí của tôi phổ biến tại cuộc Họp báo hôm nay, tôi nhận dạng những vi phạm trầm trọng trên đất nước này, đồng thời tôi cũng nhận biết một số thiện chí của chính quyền nhằm điều chỉnh tình hình, ví dụ như nắm lấy cơ hội cho việc sửa đổi pháp luật sắp tới để điều chỉnh cơ cấu hạ tầng.
Các thiết chế tôn giáo đa dạng đang có mặt, người ta thấy các kiến trúc tôn giáo, các tín đồ đi cúng lễ. Tuy nhiên, tất cả đó bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Tín đồ tôn giáo bị thúc bách trong việc thực hành tín ngưỡng qua một số hình thái nào đó
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt
Cuộc thăm viếng không phải lúc nào cũng trôi chảy. Đã có những sự cố khi những người muốn gặp tôi, bị sách nhiễu, hăm doạ, và ngăn cấm đến cuộc hẹn. Một vài cuộc gặp gỡ riêng tư bị theo dõi — chúng tôi nhận chân nhiều dấu hiệu theo dõi này. Kết quả là, cuộc thăm viếng phải bỏ dở. Do đó chúng tôi không thực hiện được nhiều phần quan trọng trong chương trình. Chúng tôi đã không thể giúp được họ vì muốn bảo vệ nguồn tin và đối tác của chúng tôi. Tôi đã nêu việc này với chính quyền Việt Nam, đồng thời phản ảnh qua bản tuyên bố báo chí của tôi.

Ỷ Lan : Ông có thể cho biết nhóm tôn giáo nào bị ngăn cản gặp ông ?

Heiner Bielefeldt : Một số rộng rãi các cộng đồng tôn giáo, các nhà hoạt động Xả hội dân sự — không riêng cho một nhóm tôn giáo nào, là điều xấu tệ hơn. Tôi không thể nói ai tạo ra các áp lực ấy, là điều tôi không thể nào biết được. Nhưng sự phá rối này rất trầm trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ chuyến viếng thăm của tôi.

Tiến sĩ Heiner
 Bielefeld
Tiến sĩ Heiner Bielefeld
Ỷ Lan : Thưa ông, cuộc gặp gỡ song suốt của ông phải chăng là cuộc gặp gỡ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon ? Xin ông cho biết đôi chút về cuộc gặp này ?

Heiner Bielefeldt : Vâng. Một trong những khía cạnh quan trọng trong chuyến đi của tôi là tìm hiểu tình hình các cộng đồng tôn giáo ngoài luồng của Nhà nước, kể cả các cộng đồng tôn giáo không được nhà nước công nhận. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) là một ví dụ của một cộng đồng tôn giáo bị đẩy ra ngoài lề xã hội một cách có chủ tâm. Họ đã bị phi pháp hoá, bị đối diện với những sách nhiễu, hăm doạ trầm trọng, kể cả hình thức quản chế và cầm tù. Trong cuộc gặp ngài Thích Quảng Độ, chúng tôi đã có cuộc trao đổi, qua đó ngài trình bày rõ ràng hiện tình của ngài và Giáo hội ngài.

Đã có những sự cố khi những người muốn gặp tôi, bị sách nhiễu, hăm doạ, và ngăn cấm đến cuộc hẹn. Một vài cuộc gặp gỡ riêng tư bị theo dõi — chúng tôi nhận chân nhiều dấu hiệu theo dõi này. Kết quả là, cuộc thăm viếng phải bỏ dở
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt
Ỷ Lan : Nói chung, ông thấy những chướng ngại nào cho tự do tôn giáo tại Việt Nam ?

Heiner Bielefeldt : Như tôi đã nói qua cuộc Họp báo, hệ thống pháp lý rất hạn định. Bản Hiến pháp mới năm 2013 bảo đảm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, nhưng những hạn định lại bao trùm khắp nơi, cho phép nhà cầm quyền có nhiều uy quyền xâm phạm. Pháp lệnh về tôn giáo năm 2005 bắt buộc các tôn giáo phải đăng ký hoạt động và đệ trình chính phủ kế hoạch thường niên về mọi hoạt động. Bộ Luật Hình sự với những điều luật mơ hồ về “lợi dụng tự do dân chủ” được sử dụng rộng rãi để hạn chế tự do, kể cả tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

Tôi cũng chú ý tới não trạng thích viện dẫn những quyền lợi chính thống cho số đông, và thải hồi những đời hỏi của các nhóm tôn giáo “không được thừa nhận” bị coi như quyền lợi tư kỷ. Mọi cầu viện pháp lý không được vận hành. Chúng tôi gặp một số thành viên tư pháp, họ chẳng hề biết một trường hợp nào bị vi phạm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng được đưa ra trước toà án. Như thế là đã có cấu trúc, thiết chế, và loại tâm thần gắn kết với các vấn nạn — thật là một gói vấn đề ! Nhưng đồng thời, tôi luôn nhìn tới những điểm tích cực và nhìn xem các ý chí của chính quyền trong việc thay đổi nền pháp lý sắp tới cùng các cơ hội cho cuộc thảo luận thực thi tương lai.
Hãy thực sự nắm bắt quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, hãy tuyên cao quyền ấy cho chính bạn, tôn trọng nó, và hãy biết rằng quyền này là quyền của mọi người, mà chẳng cần có sự chẩn thuận của chính quyền
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt
Ỷ Lan : Ông có nghĩ rằng cuộc viếng thăm vừa qua sẽ đóng góp cho sự thực thi tôn trọng tự do tôn giáo tại Việt Nam không ?
Heiner Bielefeldt : Tôi luôn luôn hy vọng như thế. Chúng ta phải luôn luôn mang trong đầu ý nghĩ, rằng mọi cuộc thay đổi quan trọng phải đến từ lòng xã hội. Là Báo cáo viên đặc biệt và đại diện LHQ về nhân quyền quốc tế, tôi luôn có thể phụ giúp cách làm thế nào cấu tạo những không gian mới cho tự do tôn giáo, làm thế nào cho chính quyền chấp nhận đối thoại, vân vân. Đây là hoạt động thăng tiến, nhưng trong sâu thẳm, mọi cuộc đổi thay phải đến từ lòng xã hội. Điều này chưa có tại Việt Nam. Tôi luôn hy vọng điều ấy xẩy ra. Tại Việt Nam, tôi gặp một số người thực sự muốn thấy sự thay đổi, khiến tôi càng thêm hy vọng.

Ỷ Lan : Xin ông Báo cáo viên LHQ một câu hỏi chót. Cuộc phỏng vấn này sẽ được phát thanh về Việt Nam, và có thể một số người không được gặp ông cũng sẽ được nghe. Nếu có thông điệp gì nhắn gửi nhân dân Việt Nam, ông sẽ phát biểu như thế nào ?

Heiner Bielefeldt : Ô, ô… đây quả là một câu tra vấn ! Tôi không phải là hạng người thích “khẩu hiệu”. Nhưng nếu là thông điệp thì sẽ phải là : Hãy thực sự nắm bắt quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, hãy tuyên cao quyền ấy cho chính bạn, tôn trọng nó, và hãy biết rằng quyền này là quyền của mọi người, mà chẳng cần có sự chẩn thuận của chính quyền. Nhân phẩm đã có địa vị. Là điều mà ai cũng dễ hiểu. Nếu họ nhận chân họ được phú cho các quyền ấy, mà chẳng cần sự chuẩn thuẩn của chính phủ hay nhà cầm quyền, thì trong tinh thần ấy, mọi cuộc thay đổi sẽ hoàn thành.

Ỷ Lan : Xin cám ơn Tiến sĩ Heiner Bielefeldt cho cuộc phỏng vấn mà ông phải nhọc nhằn hồi đáp trên chuyến xe ra phi trường rời Việt Nam sau 11 ngày thăm viếng.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris

Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-




Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)



       












__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List