DB Hoa Kỳ đỡ đầu thêm 3 tù nhân
lương tâm Việt Nam:
Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc
Hùng, Đoàn Huy Chương
Mạch
Sống, ngày 30 tháng 7, 2014
Biểu tình yêu nước tại Sài Gòn
Hôm nay
văn phòng của DB Michael McCaul (Cộng Hòa, Texas) cho biết vị dân biểu này nhận
"đỡ đầu" tù nhân lương tâm Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang).
Đồng thời, văn phòng của DB
Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) cũng thông báo là Ông nhận đỡ đầu cùng lúc
cả hai tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Trước đây
DB Van Hollen định chỉ đỡ đầu một trong hai người và đi tìm thêm vị dân biểu
khác để đỡ đầu người còn lại.
“Đỡ đầu”
nghĩa là tìm mọi cơ hội để can thiệp bằng mọi phương tiện cho tù nhân lương tâm
được trả tự do.
"Đây
lại là thêm một thành quả cụ thể nữa của cuộc tổng vận động tại Quốc Hội trong
hai ngày 15 và 16 tháng 7," Ts. Nguyễn Đình Thắng nói.
Ông là Giám Đốc BPSOS và Phát Ngôn Nhân của Liên Minh Cho Một Việt
Nam Tự Do Và Dân Chủ, tổ chức phối hợp cuộc tổng vận động vừa rồi.
Như vậy là tổng cộng đã có 12 tù nhân lương tâm Việt Nam được các
dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu:
Nhạc sĩ Việt Khang
Ts. Cù Huy Hà Vũ (David Price), Đỗ Thị Minh Hạnh (Chris Van
Hollen), Nguyễn Tiến Trung (Alan Lowenthal), Mục Sư Nguyễn Công Chính (Alan
Lowenthal), Mục Sư Dương Kim Khải (Ted Poe), Linh Mục Nguyễn Văn Lý
(Christopher Smith), Trần Huỳnh Duy Thức (Zoe Lofgren), Nguyễn Văn Lía (Zoe
Lofgren), Tạ Phong Tần (Sheila Jackson Lee), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (Chris Van
Hollen), Đoàn Huy Chương (Chris Van Hollen), Võ Minh Trí (Michael McCaul).
Theo Ts. Thắng, con số này vượt xa bất kỳ quốc gia nào khác và
điều này chứng tỏ khả năng vận động hữu hiệu của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
"Đợt kế tiếp sẽ là Nguyễn Văn Hải tức Blogger Điếu Cày, Trần
Vũ Anh Bình, Hồ Thị Bích Khương và Paulus Lê Văn Sơn", Ts. Thắng cho biết.
Vận động dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu cho tù nhân lương tâm là một phần
của Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam mà BPSOS phát động
tháng 7 năm ngoái. Chiến dịch này còn tìm người Việt ở hải ngoại kết nghĩa với
từng tù nhân lương tầm một trong khi BPSOS can thiệp để nhân quyền của họ được
bảo vệ ở trong tù và tự do của họ được phục hồi.
Cũng do kết quả của cuộc tổng vận động ngày 15 và 16 tháng 7, thêm
một đợt 35 vị dân biểu Hoa Kỳ đã gởi văn thư cho Tổng Thống Obama yêu cầu Việt
Nam phải cải thiện nhân quyền một cách cụ thể và đáng kể trước khi được tham
gia vào Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong đó có 33 vị dân biểu ký tên
chung và 2 vị viết thư riêng.
“Tôi tin rằng còn nhiều vị dân biểu khác cũng sẽ chống TPP cho
Việt Nam dù họ chưa chính thức lên tiếng trong lúc này," Ts. Thắng nhận
định. "DB McCaul sẽ khó mà ủng hộ cho Việt Nam tham gia TPP khi Việt Khang
vẫn còn ở trong nhà tù.”
DB McCaul không nằm trong danh sách các vị dân biểu Cộng Hòa ký
tên trong văn thư gửi TT Obama ngày hôm qua. Là Chủ Tịch Ủy Ban Nội An của Hạ
Viện, Ông có nhiều ảnh hưởng với các đồng viện thuộc Đảng Cộng Hòa. Còn DB Van
Hollen là một trong những vị dân biểu dẫn đầu các đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ
về vấn đề TPP.
Một kết quả cụ thể nữa của cuộc tổng vận động là việc Thượng Viện
Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết S. Res. 412, qua đó yêu cầu Trung Cộng rút giàn
khoan HD-981 khỏi Biển Đông và trở về nguyên trạng trước ngày 1 tháng 5, 2014.
Từ giữa tháng 6, Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ bắt
đầu vận động cho nghị quyết này.
Nó được Thượng Viện thông qua ngày 10 tháng 7.
Một tuần sau, Trung Cộng rút giàn khoan.
Hiện nay Liên Minh tiếp tục vận động cho một nghị quyết ở Hạ Viện,
kêu gọi Hoa Kỳ nhập cuộc vào Biển Đông để ngăn chặn các hành động bá quyền của
Trung Cộng.
"Các thành quả có được là do quyết tâm và công sức của rất
nhiều đồng hương ở khắp Hoa Kỳ, và kỳ này có sự tiếp trợ của các phái đoàn đến
từ Canada", Ts. Thắng ghi nhận. " Với điều kiện làm đúng việc, đúng
cách và đúng lúc."
Bài liên quan:
Đúng việc, đúng cách, đúng lúc
Dấu
hiệu về cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam?
Phạm Chí Dũng
Ngay sau khi nửa đầu năm
2014 vừa trôi qua, thị trường tín dụng Việt Nam đã lộ diện một ứng cử viên rất
dồi dào cho triển vọng phá sản: Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn (Agribank).
Tất cả đều “quán quân”
Tất cả đều “quán quân”
Tỷ lệ nợ xấu “siêu khủng”
vượt cả vốn điều lệ, nợ xấu có khả năng mất vốn chiếm đến 89% vốn điều lệ, quá
nhiều lỗ hổng trong quản trị ngân hàng mà đã dẫn đến hàng loạt sai phạm lớn tại
một số chi nhánh,… là những huyệt đạo ung thư còn trên cả ác tính ở Agribank.
Nhưng
phải mất đến 7 tháng tính từ cuối kỳ năm 2013, những số liệu về bản chất của
Agrinbank mới được cơ quan kiểm toán nhà nước công bố.
Khách hàng nhận tiền từ một ngân hàng ở Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu
của các ngân hàng tại Việt Nam đang ở mức 13%. (Hình: Getty Images)
Chỉ tính đến thời điểm cuối năm 2013, nợ có khả năng mất vốn tại
Agribank lên tới 23,652 tỷ đồng, chiếm đến 59.23% tổng dư nợ xấu và bằng đến
89% vốn điều lệ. So với vốn điều lệ là 29,605 tỷ đồng, tổng nợ xấu của Agribank
lên tới xấp xỉ 40,000 tỷ đồng, tức cao hơn vốn điều lệ của ngân hàng này đến
hơn 10,000 tỷ đồng.
Kết quả của cơ quan kiểm toán nhà nước cũng lần đầu tiên “tiết
lộ” tỷ lệ nợ xấu của Agribank vào cuối năm 2013 là 8.16%, tăng đến 34.43% so
với cùng kỳ năm 2011. Có thể xem đây là tỷ lệ quán quân nếu so với tỷ lệ nợ xấu
toàn hệ thống ngân hàng là 7.8%.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng được cơ quan
kiểm toán công bố mới chỉ dựa chủ yếu vào số liệu báo cáo của các ngân hàng
thương mại cổ phần. Trong khi đó và với tất cả những gì mà giới ngân hàng đã
mặc nhiên thao túng dữ dội từ nhiều năm qua, ngay cả một số chuyên gia nhà nước
cũng phải thốt lên “Không thể tin được!” khi chứng kiến số liệu báo cáo của các
ngân hàng thương mại.
Không thể tin được!
Khác biệt rất nhiều báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, một con số của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vào tháng 2, 2014 đã cho biết tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng Việt Nam lên tới 13%.
Ngay từ giữa năm 2001, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín
khác trên thế giới là Fitch Ratings cũng đã công bố tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng
Việt Nam là 13%.
Trong khi đó, số liệu công bố về tỷ lệ nợ xấu của Ngân Hàng Nhà
Nước Việt Nam luôn thấp hơn rất nhiều – dao động trung bình chỉ khoảng 5-6%.
Cũng từ năm 2011 đến nay, Ngân Hàng Nhà Nước đã ít nhất 8 lần thông tin về tỷ
lệ nợ xấu với vũ điệu nhảy múa của các số liệu là hết sức bất nhất, hoàn toàn
thiếu căn cứ thuyết minh và quá kém độ tin cậy.
Gần đây nhất, Thống Ðốc Nguyễn Văn Bình – người mà vào năm 2011
bị Global Finance, một tạp chí tài chính quốc tế có uy tín, xếp hạng là một
trong 20 thống đốc có thành tích điều hành kém nhất thế giới – vừa công bố tỷ
lệ nợ xấu của ngân hàng Việt Nam “đã bất ngờ vượt hơn 4%.”
Nhưng với rất nhiều chuyên gia tài chính, hiện tượng tỷ lệ nợ
xấu tăng đột biến lại hầu như không bất ngờ. Thực trạng không thể phủ nhận là
cho đến nay, đã gần như chưa có bất kỳ khoản nợ xấu nào được xử lý trọn vẹn.
Trong khi công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) chỉ mới mua được khoảng 10%
số nợ xấu của cá ngân hàng thương mại nhưng lại chưa biết bán lại cho ai, nợ
xấu cộng lãi vẫn đều đặn tăng tiến.
Hơn 70% nợ xấu thuộc về thị trường bất động sản. Thị trường này
lại không chỉ thuộc về con nợ doanh nghiệp nhà đất mà còn đang ngày đêm siết
bóp buồng tim các ngân hàng ôm nợ. Hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp và một tỷ lệ
lớn phân khúc căn hộ trung cấp đang tồn đọng chưa có lối thoát ở Hà Nội, Sài Gòn
và Ðà Nẵng vẫn là cơn ác mộng “một buổi sáng thức giấc không nợ nần” của nhiều
đại gia.
Mới đây, một đại gia bất động sản có tiếng ở Ðà Nẵng đã phải tự
bắn vào đầu mình để chấm dứt kiếp nạn nợ nần và phá sản.
“Rất rủi ro”
Agribank lại là cái tên không thể thiếu trong danh sách những
ngân hàng ôm nợ xấu bất động sản. Từ giữa năm 2011, ngân hàng này đã lộ dần dấu
hiệu nợ xấu bất động sản dâng cao vời vợi. Cũng từ đó và khó có thể xem là mối
trùng hợp ngẫu nhiên, hàng loạt vụ bê bối tài chính đã xảy ra ở Agribank. Cho
đến nay, ngân hàng này đã đương nhiên chiếm giải quán quân trong hệ thống ngân
hàng về số quan chức bị bắt và bị truy tố.
Vào tháng 1 năm 2013, ông Phạm Thanh Tân, nguyên tổng giám đốc
Agribank, đã bị bắt với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại 3,900 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà
Nội. Ðúng một năm sau, cơ quan công an lại bắt giam Kiều Trọng Tuyến, nguyên
phó tổng giám đốc Agribank, với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng với số tiền lên tới 3,900 tỷ đồng.
Cũng còn những vụ đại án liên quan đến Agribank đưa ra xét xử là
sai phạm tại công ty cho thuê tài chính II, khi có đến 11 bị cáo trong vụ án
này bị truy tố. Hoặc vụ án với 11 bị can bị đề nghị truy tố liên quan đến vụ
thất thoát hơn 1,000 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh 6 TP. HCM…
Với mọi “giải quán quân” mà Agribank cầm chắc trong tay, bài
toán tài chính quốc gia đang lộ diện: vấn đề và hậu quả của Agribank sẽ ra sao,
ứng với quy mô tài sản trên 600,000 tỷ đồng và quy mô tín dụng trên 500,000 tỷ
đồng – đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam?
Cho đến lúc này, giới chuyên gia ngân hàng đã hầu như đoan chắc:
nếu Agribank có “mệnh hệ” gì, số phận của nó sẽ tác động lớn, thậm chí là ghê
gớm đến thị trường tín dụng.
“Riêng Agribank nếu không rốt ráo cơ cấu lại thì rất rủi ro” –
Kiểm toán trưởng của cơ quan kiểm toán nhà nước Phạm Thanh Sơn thừa nhận.
Ðã đến lúc giới điều hành tín dụng của chính phủ không thể ém
nhẹm được vụ việc và có thể sẽ là “vụ án” Agribank. Vượt hơn nhiều so với nhiều
ngân hàng “bạn,” ngân hàng này sở hữu mối quan hệ sở hữu chéo được coi là chồng
lấn và khủng khiếp. Sẽ không ngạc nhiên nếu Agribank sụp đổ, hiệu ứng domino
của nó sẽ lan rộng ra rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Ai sẽ mất ngủ?
Còn
điều được coi là “trách nhiệm điều hành tín dụng” của Ngân Hàng Nhà Nước và cá
nhân Thống Ðốc Nguyễn Văn Bình?
Nếu
vào năm 2012 ông Bình rất tự tin “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”, còn báo chí
gần như bị cấm không được đề cập đến những dấu hiệu đổ vỡ của ngân hàng, thì từ
đầu năm 2014, hiện tượng có vẻ khá lạ lùng là từ “đổ vỡ” còn được chính Ngân
Hàng Nhà Nước nhắc đến. Và cũng không phải vô cớ mà Quốc Hội Việt Nam đã mau
chóng thông qua Luật Phá Sản sửa đổi, trong đó dành hẳn một chương cho việc
tiễn biệt các tổ chức tín dụng ngắc ngoải.
Nếu
vào năm 2012, tất cả những gì mà Ngân Hàng Nhà Nước muốn làm chỉ là “tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng,” thì dường như cơ quan này đã “buông” vào năm 2014 với
“quyết tâm”: chỉ cần duy trì 15-17 ngân hàng trong tổng số hơn 30 ngân hàng
hoạt động hiện thời.
Thế
nhưng, vẫn chưa có bất kỳ đường hướng hay kể cả chiến thuật xử lý nào cho cơn
băng hoại đang lan ra với gia tốc ngày càng mạnh mẽ. Không một ngân hàng lớn
nào muốn “ôm” nợ xấu của các ngân hàng nhỏ, trong khi nếu không ghép được ngân
hàng “yếu kém” vào ngân hàng “lành mạnh” thì sẽ chẳng còn gì là biện pháp hữu
hiệu nữa.
Tình
hình sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu chính Agribank – nằm trong nhóm ngân hàng lớn
nhất và được coi là nhóm lợi ích có mối liên can sâu đậm nhất với một số chính
khách nào đó – trở nên vô phương cứu chữa. Khi đó, không chỉ các ngân hàng lớn
buộc phải “cứu” Agribank, mà chắc chắn Ngân Hàng Nhà Nước và có thể cả Bộ Chính
Trị sẽ phải mất ngủ với ca bệnh quá nan giải này. Không phải ngẫu nhiên mà vào
tháng 6, 2014, Ngân Hàng Nhà Nước đã có một cuộc “thay máu” gần như toàn diện
dàn lãnh đạo cấp cao của Agribank.
Cuối năm khủng hoảng ngân hàng?
Vào nửa đầu năm 2007, Nouriel Roubini – người được biệt danh là
“tiến sĩ tận thế” – bắt đầu nói thẳng thừng về mối nguy lớn đối với ngân hàng
khổng lồ Lehman Brothers của nước Mỹ. Tuy nhiên chẳng mấy người tin vào dự báo
của ông. Nhưng đến tháng 10, 2007, Lehman Brothes bất chợt sụp đổ ngay trước
mũi chính phủ Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng tài chính nước Mỹ lập tức khởi sự và lan
ra một phần lớn các quốc gia phát triển.
Không thể coi Việt Nam là trường hợp ngoại lệ, đặc biệt vào thời
gian này và trong bối cảnh được xem là hết sức “nhạy cảm” hiện nay. Người ta
đang chờ đợi những dấu hiệu tan vỡ đầu tiên của một ngân hàng đầu tiên, để từ
đó dự đoán hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với kịch bản khủng hoảng
như thế nào, có thể xảy ra vào ngay cuối năm nay và cho cả những năm tới.
Agribank
là cái tên ưu tiên hàng đầu cho những dấu hiệu đầu tiên đó. Nhưng có vẻ không
chỉ là dấu hiệu, mọi sự đã trở nên nguy hiểm và cấp tính. Kịch bản cần nêu ra
lúc này là nếu không chỉ Agribank mà còn vài ba cái tên khác bị trôi vào danh
sách “tử thần,” ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước cũng phải bó tay, còn nền kinh tế
Việt Nam, vốn đã tuột chân xuống hố suy thoái, sẽ điêu đứng đến mức nào.
P. C. D.
Sự
hấp dẫn của nền kinh tế pháp trị
Alan Phan
Sẽ không bao giờ có một đêm dài hay một vấn nạn đủ sức để chiến
thắng một bình minh hay hy vọng – There was never a night or a problem that
could defeat sunrise or hope – Bernard Williams)
Trong tháng vừa qua, một tin nhỏ từ Mỹ đã gây trận địa chấn
trong giới đầu tư Trung Quốc. Một sự kiện mà giới tài chánh toàn cầu hoàn toàn
không quan tâm, kể cả những mạng truyền thông lớn.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2012 khi công ty Ralls của Trung Quốc
mua một miếng đất và tài sản của Terna Energy tại tiểu bang Oregon và đem trang
thiết bị Trung Quốc qua Mỹ để vận hành một trang trại điện gió (wind farm).
Dự
án gặp sự phản đối của dân địa phương (có lẽ vì tự hào dân tộc) và vì toạ lạc
quá gần một căn cứ hải quân Mỹ, nên ứng cử viên Tổng Thống Romney lợi dụng vụ
việc để công kích đối thủ Obama về chánh sách đối đầu Trung Quốc.
Trong thế
phản đòn và xoa dịu dư luận, Obama ký một sắc lệnh hành pháp (executive order)
cấm khai triển dự án trên căn bản an ninh quốc gia (national security) và bắt
Ralls phải giải ngân, rút khỏi dự án trong vòng 9 tháng.
Theo lời khuyên của luật sư, Ralls đút đơn kiện TT Obama về lạm
dụng quyền lực để vi phạm quyền hiến định (constitutional right) của công ty
Trung Quốc Ralls. Sau 2 năm tranh nghị giữa 2 bên, tháng vừa qua, Toà Án Liên
Bang đã đồng ý với Ralls và phán quyết là executive order của Obama không có
hiệu lực.
Đây là một chiến thắng của một công ty cỡ trung của Trung Quốc
trong tranh chấp với một người được coi như là “nhiều quyền lực nhất thế giới”
có cả một chánh phủ siêu cường ở sân sau.
Vài nhà đầu tư Trung Quốc bình luận,” Nếu Ralls đút đơn kiện Tập
Cận Bình, chắc toàn bộ quản lý đang chia phòng giam với Chu Vĩnh Khang”. Còn ông
bạn Mỹ của tôi,” Bạn nghĩ có bao giờ Goldman Sachs hay Walmart thắng được trong
một toà án xã (đừng nói đến Trung ương hay thành phố) tại Trung Quốc?”
Tuy
vậy, các mạng truyền thông lớn của thế giới chỉ lướt qua tin này, vì chuyện một
phó thường dân thắng kiện Tổng Thống Mỹ là chuyện hằng ngày ở huyện. Ngay cả
trường hợp một người nước ngoài, đang bị Bộ Nội An (Homeland Security) coi là
“thế lực thù địch”.
Tác
động tài chánh của sự kiện gần như không đáng kể (khoảng 6 triệu đô la), nhưng
câu chuyện đã trở thành một huyền thoại với các nhà đầu tư Trung Quốc. Nó trở
thành một dấu ấn sâu sắc trên tư duy của người dân Trung Quốc, về một xã hội
minh bạch, công bằng và pháp trị cho những người thấp kém yếu thế.
Nó đẹp hơn
cà tượng Nữ Thần Tự Do luôn dang tay chào đón những tù nhân tự nguyện của các
chế độ phong kiến độc tài. Nó là biểu tượng cao quý nhất của sức mạnh mềm của
một thế giới mới cho một thế hệ mới. Nó là lý do chính tại sao dòng tiền đầu tư
tại Trung Quốc và mọi quốc gia khác dồn dập đổ về Mỹ.
Obama
đã thua nhưng nước Mỹ và chủ nghĩa giãy chết của Tây Phương sống mạnh; đem hy vọng
hiếm quý cho mọi người dân trong những thiên đường đang mục nát.
A. P.
|
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền