THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY (2)
Đôi lời về một
não trạng mới
Thời Pháp thuộc, nhà
tôi ở thuê trong xóm công chức nghèo ngõ Đức Khánh, phố Hàm Long (vì thế hai em
gái tôi có tên là Khánh và Đức) và đi học không xa nhà. Tuy biết rằng không thể
bị lạc, nhưng bao giờ bố tôi cũng dặn “hễ chú bị lạc, chú nhờ Police đưa về”.
Xin hỏi thực lòng với
quý vị công dân Việt Nam thời nay: Có vị nào thời nay dặn con mình hễ gặp rắc
rối thì nhờ Công an, Cảnh sát, Dân phòng, An ninh… giúp đỡ không?
Có một não trạng thời
nay là “đừng dây vào với CHÚNG NÓ”. Không phải bỗng dưng mà người dân tự lánh
xa những người “bạn dân” ấy. Vì não trạng của những người bạn dân đó có vấn đề.
Họ không còn coi dân là bạn nữa rồi. Dính vào họ chỉ có thiệt.
Làm gì đến nỗi quên
đội cái mũ bảo hiểm đầy tính hình thức trong một cuộc sống không có người biết
tổ chức cả một hệ thống giao thông, mà Police cùng cả hệ thống áo đen, áo cỏ
úa, áo vàng, và áo thường phục sẵn sàng “phẫn nộ” hộ các lực lượng chức năng,
có thể đánh đến chết người vi phạm giao thông?
Những nhà lãnh đạo đất
nước cần chú ý xem xét cái não trạng mới làm Police bị đẩy xa khỏi Dân: bắt đầu
từ chỗ có quá nhiều quyền hành, dẫn đến việc cần có quá đông Lực lượng chức
năng, đến chỗ phải để cho “chúng nó” tự kiếm sống… và cuối cùng là hình thành
một não trạng thấy đâu đâu cũng đầy những kẻ đối lập, và dại gì mà phía bên
kia, phía Dân, chẳng coi các anh thành “chúng nó”?
Hãy nghĩ lại đi trước
khi quá muộn.
Phạm Toàn
_________________________________________
DÂN BIỂU TÌNH
VÌ CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐÁNH CHẾT NGƯỜI
TUYÊN QUANG (NV) -
Hàng chục người dân biểu tình lên án, nhưng phe cảnh sát giao thông
(CSGT) huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, chối rằng không có chuyện người của
họ đánh chết người dân.
Theo bản tin của tờ Sức
Khỏe Cộng Ðồng dựa theo lời của ông Nguyễn Văn L. (cư dân xã Văn Phú, huyện Sơn
Dương) thì nạn nhân của vụ việc là Nguyễn Văn Tuấn 39 tuổi, dân tộc thiểu số
Cao Lan, chạy xe không đội “mũ bảo hiểm” sáng ngày 5 tháng 8, 2014.
Nạn nhân đã được đưa về
và khám nghiệm tử thi tại nhà. (Hình: SKCÐ)
Khi Nguyễn Văn Tuấn chạy
xe máy ở một khu vực tại thôn Khe Thuyền, xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên
Quang, “một cảnh sát giao thông đã ra hiệu dừng xe để kiểm tra hành chính. Tuy
nhiên, do nạn nhân cố tình bỏ chạy, vị cảnh sát đã ‘vô tình đánh dùi cui’ vào
gáy nạn nhân. Nạn nhân đi được khoảng 20 mét thì ngã xe và gục xuống đường”,
nguồn tin trên kể.
Nguyễn Văn Tuấn đã được
đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Kim Xuyên tại huyện Sơn Dương. Vì tình trạng
nguy cấp, ông được chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến tỉnh nhưng “đã tử vong
trên đường đi cấp cứu”.
Ðược biết, anh Tuấn ra
đi để lại người vợ và 3 con nhỏ, một con mắc bệnh tim và một con mắc bệnh máu
trắng. Theo tờ Sức Khỏe Cộng Ðồng, “Người dân quá bức xúc, nên dù chiều nay (5
tháng 8) trời mưa cũng vẫn đến biểu tình rất đông tại trụ sở xã Văn Phú”.
Người dân đang tụ họp
biểu tình rất đông tại trụ sở xã Văn Phú . (Hình: SKCÐ)
Tuy có người nhìn thấy
sự việc, ngày 6 tháng 8, 2014, phóng viên báo Ðất Việt nói chuyện với ông Quí –
Phó đội trưởng đội CSGT, công an huyện Sơn Dương, ông này chối rằng: “Cái đấy
không phải đánh, anh em đang đi làm thì nhìn thấy đối tượng không đội MBH nên
dừng để kiểm tra. Nhưng đối tượng đã chạy, vừa chạy vừa ngoái lại nhìn xem có
bị CSGT đuổi không. Khi tới ngã ba thì đối tượng đâm vào bảng tin rồi lại đứng
dậy đi tiếp. Vị trí đối tượng bị ngã cách CSGT khoảng 100 m. Nhưng ngã xong đối
tượng đứng dậy đi tiếp, một lúc sau thì bị ngã và tử vong. Ngay sau đó người
dân có xúm lại và nghĩ là CSGT đánh người vì thời điểm lúc đấy trên xe có một
chiếc gậy gãy”.
Ngày 25 tháng 6, 2014,
Nguyễn Văn Chín, 44 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, đã chết vì bị một nhóm người mặc
thường phục đánh, đồng bọn của nhóm CSGT ở quận Tân Bình, Sài Gòn. Ông Chín
chạy xe máy, bị chận lại đo nồng độ cồn rồi sau đó, cự cãi và bị đánh, bị đá
tới xỉu đi. Khi tỉnh lại phải bò lết, tự gọi taxi đi cấp cứu.
Cuối tháng 2 năm 2011,
một trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh đã dùng dùi cui đánh ông Trịnh Xuân
Tùng ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội, tới gục xuống đường, vì cự cãi số tiền phạt
“không đội mũ bảo hiểm”. Ông chết mấy ngày sau đó ở bệnh viện vì chấn thương
cột sống ở cổ quá nặng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn ở
tỉnh Tuyên Quang là nạn nhân thứ 14 chết trong tay công an CSVN từ đầu năm đến
nay. Hầu hết đều chết khi bị công an bắt giam, tra tấn ép cung đến chết, rồi đổ
cho người ta “tự tử,” “sốc may túy,” hay những lý do khác, dù trên thi thể các
nạn nhân đầy dấu vết, thương tích của nhục hình như vỡ sọ, gãy xương sườn xuông
sống, giập nội tạng. (TN)
Nguồn: Dân
biểu tình vì cảnh sát giao thông đánh chết người - Tin chính - Người Việt
Online
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Hàng chục người dân biểu tình lên án,
nhưng phe cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, chối rằng không có
chuyện người của họ đánh chết...
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền