Liên
Hiệp Quốc cáo buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo
Đất nước đen tối_ Tuổi trẻ VN thức tỉnh
Ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về
tự do tôn giáo (ohchr.org)
Thanh Phương
Báo
cáo viên đặc biệt của
Liên Hiệp Quốc về
tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng cáo buộc Việt
Nam về những « vi phạm
nghiêm trọng » quyền tự
do tôn giáo của người dân, mặc
dù đã có vài tiến
bộ về việc
giảm bớt sự
kiểm soát của Nhà nước.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm nay,
31/07/2014, sau khi kết thúc chuyến đi 10 ngày ở Việt Nam, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt cho biết là chuyến đi của ông đã bị gián đoạn và trong thời gian viếng thăm, ông đã bị các nhân viên an
ninh và công an Việt Nam theo dõi sát
và ông đã không thể nói chuyện tự do với người dân, trái với những điều kiện được đặt ra cho chuyến đi này.
Tuy nhấn mạnh là ông không thể có đánh giá toàn diện về các trường hợp cá nhân, ông Bielefeldt tuyên bố là « có những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo » ở Việt Nam. Các nhân chứng đã kể cho báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về những vụ vi phạm cụ thể, như thường xuyên mời lên công an, sách nhiễu, quản thúc tại gia, bỏ tù, phá hủy nơi thờ phượng, đánh đập.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc tuy vậy cũng ghi nhận một số tiến bộ, với việc không gian cho việc hành đạo đã được Nhà nước Việt Nam mở rộng một cách thận trọng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình thì khẳng định với báo chí rằng chính phủ Việt Nam đã làm tất cả trong khả năng của mình để đáp ứng các yêu cầu của phái đoàn Liên Hiệp Quốc trong thời gian viếng thăm.
Nhưng ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của tổ chức Human Rights Watch thì tố cáo Việt Nam vẫn ngăn không cho các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo gặp báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, để ông không nghe được những điều khác với thông tin chính thức về tình tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam.
Báo cáo viên của LHQ ‘bị
giám sát chặt’ ở Việt Nam
Báo cáo viên Đặc biệt của
Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, tín ngưỡng Heiner Bielefeldt phát biểu trong
một cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 31/7/2014.
·
·
·
Tin liên hệ
Hình
ảnh/Video
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 31/7/2014
Video
Dân biểu Mỹ gửi thư lên Tổng thống phản đối TPP cho VN
31.07.2014
Phái viên
của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo cho biết ông đã bị ‘các cán bộ an ninh
hoặc công an giám sát chặt và sự riêng tư cũng như bảo mật của một số cuộc gặp
đã bị ảnh hưởng’, và tuyên bố đó là ‘một sự vi phạm rõ ràng’.
Ông Heiner Bielefeldt lên tiếng như vậy hôm 31
tháng 7 khi kết thúc chuyến thăm kéo dài 10 ngày để tìm hiểu về tình hình tự do
tôn giáo ở Việt Nam.
Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự
do tôn giáo, tín ngưỡng cho hay chuyến thăm dự kiến tới An Giang, Gia Lai và
Kon Tum đã bị gián đoạn từ ngày 28 tới 30/7.
Ông cho VOA Việt Ngữ biết ông đã không gặp được
một số người theo như kế hoạch đã định, trong khi có tin một số người bất đồng
chính kiến ở Việt Nam cho hay họ đã ‘bị chặn’ không được tới gặp phái viên Liên
Hiệp Quốc này. Ông Bielefeldt cho biết:
“Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định”.
“Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định”.
Về những cáo buộc này, đại diện của Bộ Ngoại
giao Việt Nam cho hay rằng “đã có sự hiểu lầm, chưa trao đổi hết thông tin”.
Ông Bielefeldt cho VOA Việt Ngữ biết ông không gặp được một số người
theo như kế hoạch đã định, trong khi có tin một số người bất đồng chính kiến ở
Việt Nam cho hay họ đã ‘bị chặn’ không được tới gặp phái viên Liên Hiệp Quốc
này.
Ông Phạm Hải Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức
quốc tế, nói:
“Theo nghị quyết 5/2 của Hội đồng Nhân quyền, nước chủ nhà có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho báo cáo viên đặc biệt trong suốt chuyến thăm. Luật pháp Việt Nam bảo đảm mọi người dân có quyền tự do tiếp xúc, gặp gỡ với bất cứ ai họ muốn”.
“Theo nghị quyết 5/2 của Hội đồng Nhân quyền, nước chủ nhà có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho báo cáo viên đặc biệt trong suốt chuyến thăm. Luật pháp Việt Nam bảo đảm mọi người dân có quyền tự do tiếp xúc, gặp gỡ với bất cứ ai họ muốn”.
Tại Hà Nội, Tuyên Quang, TP Hồ Chí Minh và Vĩnh
Long, ông Bielefeldt đã gặp nhiều giới chức chính quyền cũng như giới hữu trách
địa phương phụ trách về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng.
Ông cũng gặp đại diện các tổ chức tôn giáo được
công nhận lẫn không được công nhận cũng như các tổ chức xã hội dân sự của việt
Nam.
Một số cá nhân mà tôi muốn gặp đã bị đặt
dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn
cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc
bị công an theo dõi hoặc chất vấn
Báo cáo viên Đặc biệt
của LHQ Heiner Bielefeldt.
Trong khi thừa nhận nỗ lực của chính phủ Việt
Nam nhằm cải thiện tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng thông qua các công cụ luật
pháp, ông Ông Bielefeldt cho biết ông quan sát thấy có tình trạng vi phạm
nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam, nhất là đối với
Phật giáo Hòa Hảo và những người theo đạo Cao Đài.
Chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc cũng bày
tỏ hy vọng rằng chính phủ Việt Nam sẽ tận dụng dự luật mới về tôn giáo để đưa
các quy định và hoạt động về tôn giáo phù hợp với quyền tự do tôn giáo và tín
ngưỡng của người dân.
Phái viên đặc biệt này sẽ đệ trình báo cáo kết
luận cũng như các đề xuất về vấn đề tự do tôn giáo của Việt Nam lên Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2015.
Ông
Bielefeldt sẽ đệ trình báo cáo kết luận cũng như các đề xuất về vấn đề tự do
tôn giáo của Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Ông Bielefeldt nói:
“Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, tôi sẽ tiếp tục hợp tác và làm việc trên cơ sở tham vấn với chính phủ và tất cả các bên liên quan để có thêm các thông tin và làm sáng tỏ những điểm chưa rõ, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến những vùng tôi không thể đến thăm.”
“Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, tôi sẽ tiếp tục hợp tác và làm việc trên cơ sở tham vấn với chính phủ và tất cả các bên liên quan để có thêm các thông tin và làm sáng tỏ những điểm chưa rõ, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến những vùng tôi không thể đến thăm.”
Trong tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố
một bản phúc trình về tự do tôn giáo ở Việt Nam trong năm 2013, trong đó viết
rằng hiến pháp cũng như luật lệ ở Việt Nam cho phép tự do tôn giáo, nhưng trên
thực tế chính phủ lại “giới hạn” quyền này.
Báo cáo viết rằng nhiều nhóm tôn giáo hoạt động
mà không có đăng ký, nhất là tại vùng cao ở miền Trung và Tây Bắc thông báo
tình trạng bị ‘sách nhiễu’.
Phúc trình cũng cho biết, trong các cuộc tiếp
xúc ở các cấp, các giới chức tại Đại sứ quán và lãnh sự quán của Mỹ ở Việt Nam
vẫn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quyền tự do tôn giáo ở nước này.
Hà Nội chưa lên tiếng sau khi Mỹ ra báo cáo về
tự do tôn giáo về Việt Nam nhưng trước đây từng nhiều lần nói rằng quyền tự do
tín ngưỡng của người dân ‘được tôn trọng’.
Chuyên gia về tự do tôn giáo của LHQ kết thúc
chuyến thăm VN
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-07-31
2014-07-31
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo- tín ngưỡng
của Liên hiệp quốc, ông Heiner Bielefeldt
Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự
do tôn giáo- tín ngưỡng hôm nay họp báo tại Hà Nội về chuyến công tác suốt 11
ngày qua ở Việt Nam.
Tin lề phải và lề trái
Truyền thông trong nước loan tin về việc tiếp
đón của những bộ ngành và các tổ chức tôn giáo nằm trong hệ thống Nhà nước đối với
phái đoàn do báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo- tín ngưỡng của Liên hiệp
quốc, ông Heiner Bielefeldt, dẫn đầu đến làm việc ở Việt Nam từ ngày 21 đến 31
tháng 7.
Đó là những cuộc gặp ở Hà Nội vào các ngày đầu
làm việc của phái đoàn với đại diện Bộ Tư Pháp, Bộ Giáo dục- Đào tạo Việt Nam,
Ban Tôn giáo Chính phủ. Và tiếp đó là gặp Ủy ban Đoàn Kết Công giáo, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, thông tin về những cuộc gặp của báo
cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc với đại diện của những giáo hội không chịu sự
quản lý của Nhà Nước chỉ có thể tìm thấy trên những trang mạng thông tin ‘lề
trái’.
Từ ngày 28 đến 30 ông (Heiner Beilefeldt)không
được gặp những tôn giáo đó vì ông ta khẳng định là bị an ninh, công an theo
dõi, ông nhấn mạnh đó là sự vi phạm nguyên tắc giữa đôi bên khi mời ông đến
Việt Nam.
anh Paolo Thành Nguyễn
Tại Sài Gòn, phái đoàn có cuộc gặp với đại
diện của Hội đồng Liên tôn gồm các tôn giáo như Phật giáo Việt Nam Thống Nhất,
Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành Mennonite Tư gia, Công giáo. Một số vị
thuộc hội đồng này đã không đến được cuộc gặp vì bị lực lượng an ninh ngăn chặn
ngay tại nhà họ từ ngày hôm trước như các mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Hoàng
Hoa…
Ngăn chặn gặp những nhóm giáo hội ngoài quốc doanh
Thông tin cho biết phái đoàn muốn về An Giang
để gặp nhóm Phật giáo Hòa Hảo không theo Nhà Nước nhưng rồi phải quay về. Điều
này được chính ông Heiner Beilefeldt nêu ra tại cuộc họp báo ngày 31 tháng 7 và
anh Paolo Thành Nguyễn, một người tham dự, cho biết lại:
Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp Báo cáo viên Đặc
biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên hợp quốc ngày 22/7/2014, tại
trụ sở Ban Tôn giáo Chính phủ (danluan.org)
Từ ngày 28 đến 30 ông không được gặp những tôn giáo đó vì ông ta
khẳng định là bị an ninh, công an theo dõi, ông nhấn mạnh đó là sự vi phạm
nguyên tắc giữa đôi bên khi mời ông đến Việt Nam.
Chuyến đi thăm bà vợ của mục sư Tin Lành
Lutheran Nguyễn Công Chính, người hiện đang phải thụ án tù 11 năm, cũng không
thể thực hiện được như thông tin từ luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết:
Vợ của mục sư Nguyễn Công Chính theo kế hoạch được ông đặc sứ
Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tới thăm, nhưng chính quyền Gia Lai đã ngăn
không cho ông này đến nhà bà mục sư Nguyễn Công Chính. Họ đe dọa những vùng như
vậy còn Fulro…, nên không thể đến được.
Chúng tôi gặp và cũng nói nhận định chung về
tình hình tôn giáo VN trong bối cảnh xã hội VN hiện nay. Đặc biệt là việc thực
thi pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan đến các quyền con người, quyền
tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà Việt Nam đã cam kết...nhưng không chịu thực
hiện
Mục sư Nguyễn Hồng
Quang
.....Chúng tôi gặp và cũng nói nhận định chung về tình hình tôn
giáo Việt Nam trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là việc
thực thi pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan đến các quyền con người,
quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà Việt Nam đã cam kết...nhưng không chịu
thực hiệnMục sư Nguyễn Hồng Quang
Trình bày của những nhóm ngoài nhà nước
Tuy nhiên những người gặp được báo cáo viên
đặc biệt về tự do tôn giáo- tín ngưỡng của Liên hiệp quốc đã thẳng thắn trình
bày với ông này về những hành xử của nhà cầm quyền đối với những giáo phái
không chịu sự kiểm soát của Hà Nội.
Mục sư Nguyễn Hồng Quang thuộc hội thánh Tin
lành Mennonite Tư gia cho biết lại trình bày của ông với phái đoàn:
Chúng tôi gặp và cũng nói nhận định chung về tình hình tôn giáo
Việt Nam trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là việc thực
thi pháp luật và các điều ước quốc tế liên quan đến các quyền con người, quyền
tự do tín ngưỡng và tôn giáo mà Việt Nam đã cam kết, đã ký kết, đã nói rất
nhiều hơn 60 năm qua từ năm 1946, trong Hiến Pháp, nhưng không chịu thực hiện
hoặc thực hiện nửa vời, và thực hiện với chủ đich riêng của họ. Sự thực đó còn
tồn tại những nhức nhối, đau khổ cho cộng đồng Tin Lành Mennonite nói riêng, và
các cộng đồng tôn giáo thuần túy không có pháp nhân, không có liên hệ với chính
quyền như giáo hội Mennonite, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, hay Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung.
Mục sư Nguyễn Hồng Quang cũng cho biết quan
tâm của phái đoàn do ông Heiner Beilefeldt dẫn đầu nêu ra trong cuộc gặp với
những đại diện thuộc Hội đồng Liên Tôn:
Ông và phái đoàn có Phủ Cao ủy Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan và Châu
Âu, cũng rất quan tâm làm thế nào để những cộng đồng Tin Lành hay Phật Giáo tồn
tại trong bối cảnh Nhà nước không hoan nghênh, đặt ra ngoài vòng pháp luật, cho
là bất hợp pháp và thường xuyên có những đụng chạm nảy lửa ở các địa phương
giữa các giáo hội không có pháp nhân với phía chính quyền. Và làm thế nào để
huấn luyện các chức sắc tôn giáo để ra phục vụ trong những bối cảnh khắc nghiệt
như vậy. Đó là những điều ông quan tâm nhất.
Lâu lắm rồi nói chung có những cái nhìn không
tốt. Tức các cha làm việc xây dựng giáo hội, xây dựng quê hương nên có lòng
ganh tỵ. Cuối cùng có những việc làm không muốn có ảnh hưởng của linh mục trong
đời sống dân chúng, không chỉ người Công giáo mà cả lương dân
Linh mục Nguyễn Minh
Sáng
Họ có phổ biến cho chúng tôi một tờ bướm nói lên những hành vi
nào là sỉ nhục, phân biệt đối xử với tôn giáo, xâm hại những nguyên tắc quốc
tế, những hiến chương, điều luật quốc tế.
Chuyện đoàn chưa biết
Trong khi đoàn của báo cáo viên đặc biệt Liên
hiệp quốc về tự do tôn giáo- tín ngưỡng đang còn có mặt tại Việt Nam, một sự
việc xảy ra tại giáo xứ Đá Nện, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình vào chiều tối
ngày 29 tháng 7 là linh mục chánh xứ Trương Văn Vút của giáo xứ này trên đường
đi làm lễ đã bị chặn đánh. Trong số những kẻ đánh vị linh mục này có một người
trưởng thôn.
Linh mục Nguyễn Minh Sáng cùng giáo hạt Minh
Cầm với linh mục Trương Văn Vút cho biết nguyên do sự việc và biện pháp mà các
linh mục thuộc giáo hạt Minh Cầm, giáo phận Vinh đang tiến hành:
Lâu lắm rồi nói chung có những cái nhìn không tốt. Tức các cha
làm việc xây dựng giáo hội, xây dựng quê hương nên có lòng ganh tỵ. Cuối cùng có
những việc làm không muốn có ảnh hưởng của linh mục trong đời sống dân chúng,
không chỉ người Công giáo mà cả lương dân.
Vừa qua ngài có làm một nghĩa trang cho ông bà, tổ tiên trong
vùng xứ đạo đó; có những nhìn nhận về phía chính quyền ‘không như ý’. Thì có
những nhìn nhận như thế…bởi vì như riêng giáo xứ mà tôi đến làm mục vụ ở đây
cũng vậy: trước đây cũng có việc ném đá, vào phá tán trong nhà thờ, rồi có
những vụ đổ máu xảy ra.
Phía các cha trong giáo hạt có văn bản gửi cho Ủy ban Nhân dân
tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh cũng như chính quyền huyện Tuyên Hóa, yêu cầu thứ nhất
đây là hành động có tổ chức, có dự kiến trước thì yêu cầu phía chính quyền phải
làm ra sự việc này để tránh sự mất đoàn kết lương- giá, cũng như cái nhìn về
phía chính quyền. Trong giáo hạt và tại Quảng Bình đã có nhiều việc như thế rồi
nên bây giờ các cha trong giáo hạt họp lại cực lực phản đối vấn đề này, cũng
như làm tờ trình yêu cầu tỉnh, huyện giải quyết sự việc rõ ràng.
Nhiều người hẳn còn nhớ vụ
việc tại giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hồi năm 2009. Lúc
đó một linh mục do được chính quyền địa phương yêu cầu đến để giúp giải quyết
vụ việc là linh mục Ngô Thế Bính cũng bị đánh trọng thương.
Sau chuyến làm việc tại Việt
Nam, ông Heiner Beilefeldt-báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do
tôn giáo- tín ngưỡng- sẽ có văn bản trình cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp
quốc tại kỳ họp vào năm tới về những kết luận và khuyến nghị của ông qua chuyến
làm việc tại Việt Nam từ ngày 21 đến 31 tháng 7 vừa rồi..
Video phóng sự: Ngày Văn
Hoá Nghệ thuật Việt Nam
tại San Jose
(VVV) Ngày Văn Hoá Nghệ thuật Việt Nam với Thư họa sĩ Vũ Hối, Học giả Đỗ Thông Minh và Họa sĩ Vũ Quốc đã được khai diễn lúc 11 giờ sáng và kết thúc vào 5 giờ chiều ngày 26 tháng 7 năm 2014 tại Hội Trường Franklin-McKinley School thành phố San Jose.
Đông đảo đồng hương đã đến tham dự từ sáng đến chiều trong buổi sinh hoạt dài 6 tiếng được chia làm 3 phần gồm: Khai mạc triển lãm, Gặp gỡ tâm tình và Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Hai trưởng Ban Tổ Chức buổi sinh hoạt này là nhà báo Huỳnh Lương Thiện và Kỹ sư Nguyễn Tấn Thọ, Tổng Điều Hợp do ông Nguyễn Trung Cao đảm trách cùng với 2 MCs Phương Thư và Ngọc Thủy. Phần văn nghệ xen kẽ trong suốt chương trình được trình diễn bởi ca sĩ Mỹ Lan, Hồ Ngọc Lan và Đan Hùng trình bày những bài thơ, những nhạc phẩm của các tác giả Vũ Hối, Trần Thiện Thanh v.v...
Mời quý vị bấm xem video phóng sự và giúp phổ biến link dưới đây:
Mỹ Lợi
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền