Tự do tôn
giáo ở VN 'còn nhiều vi phạm'
Cập nhật: 09:24 GMT - thứ năm, 31 tháng 7, 2014
Ông Heiner Bielefeldt có chuyến thăm Việt Nam
Phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tự do tôn giáo đã kết thúc chuyến thăm 11 ngày ở Việt Nam, và nói có vi phạm “nghiêm trọng” tại Việt Nam.
DisplayNews
bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, ông Heiner
Bielefeldt phê phán việc ông “bị giám sát chặt” bởi công an, và một số người ông muốn gặp bị “đe dọa, sách nhiễu”.
|
||||||
|
|
|
|
|
||
Office of the High Commissioner for Human Rights
|
||||||
Preview by Yahoo
|
||||||
|
||||||
Các bài liên quan
- Đặc
phái viên tôn giáo LHQ tới
Việt Nam
- VN chấp
nhận 80% đề nghị nhân quyền
- Làn gió mới lướt qua Xã hội dân sự VN
Chủ đề liên quan
Mặc dù nói Việt Nam đã có “một số chuyển biến tích cực”, ông nói mình
tin rằng “vi phạm nghiêm trọng…là thực tế” ở Việt Nam.
Ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng, được Việt Nam mời thăm từ 21 đến 31/7.
Theo dõi
Theo ông, các thảo luận ở Hà Nội, Tuyên Quang, thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh
Long “nhìn chung đều cởi mở, thẳng thắn và mang tính xây dựng”.
Nhưng ông nói từ 28 đến 30/7, dự định đi thăm An
Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn “không may đã bị gián đoạn”.
“Tôi nhận được những thông tin đáng
tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại.”
“Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không
tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định.”
Phái viên LHQ cũng nói việc di chuyển của ông “bị giám sát chặt bởi ‘những cán bộ an ninh hoặc công an’ mà
chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng.”
Cải thiện nhưng còn khó khăn
Ông Heiner Bielefeldt cho biết nhiều người ông tiếp xúc nhấn mạnh các điều kiện để thực hành tự do tôn giáo ở Việt Nam “nhìn chung đã được cải thiện” so với sau 1975.
Tự do tôn giáo ở Việt Nam được cho là đã cải thiện nhưng còn nhiều vi phạm
“Nhiều đại diện các cộng đồng tôn giáo cũng
chia sẻ nhận xét này, và họ công nhận rằng, mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng hiện nay nhìn chung họ có nhiều không gian để thực hành tôn giáo hơn trong quá khứ.”
Nhưng ông nói điều này vẫn phải “phụ thuộc vào thiện chí của các cơ quan Chính phủ, đặc biệt là chính quyền địa phương”.
“Ngoài ra, thành viên của các nhóm thiểu số về tôn giáo không được công nhận chính thức tiếp tục gặp nhiều khó khăn.”
Phái viên LHQ phê phán việc luật pháp cho phép chính quyền “nhiều không gian để quy định, giới hạn, hạn chế hay cấm việc thực hành tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng”.
Ông bày tỏ “kinh ngạc thấy phạm vi của tự do tôn giáo vẫn còn rất hạn chế và không rõ ràng”.
Quyền tự chủ
Phái viên LHQ chỉ ra rằng nhiều tôn giáo gia nhập Mặt trận Tổ quốc dựa trên giả định “hầu hết các giá trị tôn giáo và lợi ích của Nhà nước trùng nhau”.
Lấy ví dụ về Phật giáo, ông ghi nhận thái độ “phủ nhận các thực hành Phật giáo bên ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
“Một vài chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết họ chưa bao giờ nghe thấy các nhóm Phật tử độc lập ở Việt Nam.”
"Những vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng là một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam."
Heiner Bielefeldt
“Việc gán những mối quan tâm ‘ích kỷ’ vặt vãnh cho những người đang thực hành Phật giáo hay các tổ chức tôn giáo ngoài các kênh chính thống là một điều được lặp đi lặp lại trong các cuộc trao đổi.”
Ông Heiner Bielefeldt phản bác lập luận ở Việt Nam cho rằng “lợi ích của số đông sẽ được đặt lên trên quyền của những người thiểu số hay các cá nhân”.
“Bất kỳ sự tôn trọng nào với quan điểm cá nhân, bao gồm cả quan điểm bất đồng, đều tạo điều kiện cho những dòng tư duy tự do luân chuyển trong một xã hội nói chung, và vì
thế cũng làm phong phú
sự tương tác của những người thuộc các nhóm đa số.”
Mặc dù nói ông không có đủ thông tin về các cáo buộc đàn áp, nhưng ông nói “thái độ chung phủ nhận các thực hành tôn giáo không chính thức… cho thấy rõ ràng rằng cộng đồng Phật tử độc lập hiện không thể thực hành tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng”.
Ông kết luận rằng “những vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tự do tôn giáo hay
tín ngưỡng là một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam – nhất là ở các vùng nông
thôn, tuy không phải chỉ có ở nông thôn.”
Ông Heiner Bielefeldt nói đây chỉ là những nhận xét sơ bộ.
Báo cáo chính thức của ông sẽ được trình bày tại kỳ họp thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền vào tháng 3 năm
2015.
Phản ứng của Việt Nam
Cùng ngày 31/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyến thăm của ông Heiner
Beilefeldt thể hiện “thiện chí, thái độ hợp tác, cởi mở của Chính phủ Việt Nam”.
Ông Lê Hải Bình nói “một số vấn đề” mà ông
Beilefeldt nêu ra “đã có sự hiểu lầm, chưa trao đổi hết thông tin”.
“Nước chủ nhà có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn
tuyệt đối cho Báo cáo viên đặc biệt trong suốt chuyến thăm.”
“Luật pháp Việt Nam bảo đảm mọi người dân có quyền tự do tiếp xúc, gặp gỡ với bất cứ ai họ muốn,” ông Bình nói.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền