Sunday, August 10, 2014

Vận động Quốc hội Mỹ vì nhân quyền Việt Nam


Vận động Quốc hội Mỹ vì nhân quyền Việt Nam

Một cuộc biểu tình vì Việt Nam tại Washington, ngày 06/07/2014. Ảnh trang Facebook Triệu con tim một tiếng nói
Một cuộc biểu tình vì Việt Nam tại Washington, ngày 06/07/2014. Ảnh trang Facebook Triệu con tim một tiếng nói

Trong những năm gần đây, tại Hoa Kỳ, có nhiều hoạt động tập trung vào việc tác động đến chính giới Mỹ nhằm gây áp lực để chính quyền Hà Nội thay đổi chính sách về dân chủ và nhân quyền, đặc biệt quyền của người lao động Việt Nam. 

Hôm nay, 16/07/2014, tại thủ đô Washington diễn ra ngày Tổng vận động vì Tự do và Dân chủ cho Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam đầu tháng 5 mang lại một cơ hội hiếm thấy cho các phong trào vận động vì Việt Nam.

Ngày Vận động Nhân quyền và Vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam 16/07 (For the Human Rights of Fellow Vietnamese, For Vietnam's Territorial Integrity), tên chính thức của hoạt động này, nhằm vận động các nghị sĩ lưỡng viện Hoa Kỳ ủng hộ lập trường chỉ chấp thuận cho Việt Nam tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nếu Hà Nội thực sự tôn trọng nhân quyền, cũng như thông qua một số dự luật quan trọng khác về nhân quyền và Biển Đông.

Năm 2012 đánh dấu một thay đổi lớn trong không khí tranh đấu vì nhân quyền Việt Nam ở cộng đồng người gốc Việt tại Bắc Mỹ, đặc biệt với chiến dịch thu thập 150.000 chữ ký gửi Tổng thống Mỹ để đòi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhạc sỹ Việt Khang, tác giả hai bài hát «Việt Nam Tôi Đâu » và « Anh Là Ai ». Chiến dịch do nhạc sỹ Trúc Hồ, đài SBTN, phát động.

Cũng từ năm 2012, một ngày Tranh đấu cho Việt Nam (Vietnam Advocacy Day) được tổ chức hàng năm tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này, hàng trăm lãnh đạo cộng đồng, nhà tranh đấu người Việt đã mang đến cho các nghị sĩ Hoa Kỳ nhiều bằng chứng rất cụ thể về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng trên nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Ngày Tranh đấu cho Việt Nam lần thứ 3 được tổ chức trong hai ngày, 26 và 27/03/2014.
Việc Việt Nam đàm phán tham gia TPP/Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương trở thành một cơ hội mà các nhà tranh đấu sử dụng để gia tăng áp lực buộc chính quyền phải đáp ứng luật chơi chung, là tôn trọng các nhân quyền căn bản, đặc biệt là quyền của người lao động, quyền lập công đoàn độc lập của giới công nhân.
Đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào địa điểm cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý, thuộc khu vực mà Việt Nam khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quốc gia. Sự kiện này có một ảnh hưởng đặc biệt đối với các vận động dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam tại Hoa Kỳ, cũng như tại những nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống.
Cùng với nhiều cuộc biểu tình khắp nơi và các thỉnh nguyện thư, một sự kiện lớn mới đây là ngày 06/07, khi hàng ngàn người Việt từ khắp Hoa kỳ và Canada tập trung tại thủ đô Washington tham dự ngày "Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người". Nội dung gồm buổi ca nhạc do Trung tâm Asia và đài SBTN thực hiện, các cuộc biểu tình trước hai tòa đại sứ Việt Nam và Trung Quốc, và cuộc tuần hành đến Nhà Trắng kêu gọi bảo vệ nhân quyền và chủ quyền Việt Nam trước bành trướng Trung Quốc.

Để chuyển đến quý vị thông tin về ngày tổng vận động 16/07, RFI tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, đại diện của Liên minh cho một Việt Nam Tự do và Dân chủ (CFDV), tập hợp các nhà tranh đấu tổ chức sự kiện này. Nhưng trước hết, xin mời quý vị nghe tiếng nói của nhà hoạt động nghiệp đoàn Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Tự do (từ Vienna, Áo) về các hoạt động vì nhân quyền và quyền của người lao động Việt Nam trong những năm gần đây. Liên đoàn Lao động Việt Tự do, gọi tắt là "Lao động Việt", là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.Giữa tháng 1/2014, Liên đoàn được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất ở Bangkok, Thái Lan

Ông Trần Ngọc Thành : Tôi thấy rằng trong thời gian qua, cộng đồng người Việt ở khắp nơi đã vận động cho chiến dịch này. Cụ thể chúng tôi những người hoạt động tranh đấu cho quyền nghiệp đoàn của người lao động từ trước tới nay, từ 2006 tới nay, chúng tôi luôn luôn vận động trước hết là giới nghiệp đoàn ở tất cả các nước trên thế giới, từ Úc Châu, từ Châu Âu, cũng như qua Mỹ.

Đặc biệt chúng tôi luôn luôn vận động trong Tổng Liên đoàn Lao động Thế giới (ITUC/Intenational Trade Union Confederation), có trụ sở tại Bruxelles. Chúng tôi có người thường xuyên để trao đổi thông tin, cũng như tìm sự ủng hộ của họ đối với việc thành lập nghiệp đoàn tại Việt Nam, cũng như các nghiệp đoàn khác tại Châu Á, mà liên quan đến Việt Nam.

Tôi thấy rằng, trong một thời gian gần đây, khi thấy cái quyền của người lao động gắn kết với nhân quyền tại Việt Nam, thì trong các sinh hoạt ở Mỹ, cũng như ở các nước khác, từ Úc Châu đến Châu Âu, những người tranh đấu cho trong nước (như là các tổ chức VOICE...) bên cạnh việc tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam, đều lên tiếng đòi hỏi Việt Nam phải có công đoàn độc lập để tranh đấu cho quyền lợi của người lao động.

Thực ra việc vận động « hành lang » không phải từ bây giờ mà từ trước đến nay, anh em trong phong trào Lao động Việt, từ những mối quen biết cá nhân, hoặc trong dịp tiếp xúc với chính giới Hoa Kỳ. Đặc biệt chúng tôi có một số anh em ở trong Ủy ban Bảo vệ người lao động tại Hoa Kỳ, ví dụ như anh Nguyễn Ngọc Bích trước đây, hay anh Nguyễn Thanh Trang, hay một số người có quan tâm đến phong trào lao động, từ trước đến nay đều có những vận động hành lang.
Nhưng gần đây, tôi thấy rằng khi Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương trở nên một chuyện thời sự, tương đối nóng hổi, nóng bỏng, thì các tổ chức của người Việt cũng quan tâm. Ví dụ, tôi thấy tổ chức BPSOS trong thời gian vừa rồi cũng vận động chính giới Hoa Kỳ, đặc biệt với việc bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, khi ở trong tù - Đỗ Thị Minh Hạnh là người sáng lập phong trào Lao động Việt, một trong những gương sáng tranh đấu cho quyền của người lao động -, điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ.

Gần đây nhất là cuộc điều trần của cô Đoan Trang (nhà báo Phạm Đoan Trang) với 5 dân biểu khác trong một cuộc họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ (ngày 09/07) (xem bài "Blogger Đoan Trang phát biểu cùng 5 DB Hoa Kỳ về quyền lao động trong TPP")…

Đấy là những hình thức vận động cụ thể, tiếp nối các quá trình từ trước tới nay. Tôi thấy tất cả các điều đó đều đáng ghi nhận, đều nói lên thực trạng của người lao động Việt Nam đối với chính giới Hoa Kỳ, và khi chính giới Hoa Kỳ có một sức ép lên chính phủ Hoa Kỳ, thì đó là cơ hội mà người lao động Việt Nam tạo một sức ép gián tiếp đối với giới cầm quyền Việt Nam để cải thiện điều kiện của người lao động tại Việt Nam.

Tiếp sau đây là một số nhận định của nhà hoạt động nghiệp đoàn Nguyễn Đình Hùng, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Tự do, từ Sydney, về ý nghĩa của việc tôn trọng quyền của người lao động Việt Nam, đặc biệt quyền của người công nhân lập ra công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình. 

Ông Nguyễn Đình Hùng : Công nhân là những người sản xuất chính cho nền kinh tế quốc gia. Những người công nhân nằm trong thế yếu, họ không có tiếng nói. Đó là lý do tại sao cần nghiệp đoàn độc lập là như vậy. Chính họ thành lập, chính họ lãnh đạo và chính họ bảo vệ. Họ là những người biết rõ nhất nhu cầu của họ như thế nào, những khó khăn của họ ra sao, và những cực khổ nhất của cuộc đời lao động. Vì mỗi năm có một mức lạm phát. Người công nhân phải lên tiếng để đòi tăng lương. Vì nếu không tăng lương, thì đời sống của họ tụt xuống hạng nghèo. Và khi nghèo như thế, họ không đủ khả năng sống, thì làm sao họ đi làm việc được ?

Hơn nữa chủ nhân lúc nào cũng xem cái lợi nhuận của mình là trên hết và không nghĩ đến nhu cầu của người lao động. Lúc nào cũng ép họ phải làm thêm, làm nhiều hơn, nhanh hơn, như một cái máy. Thành lập nghiệp đoàn không phải để đối đầu với chủ nhân, mà để công nhân có phương tiện, có tiếng nói chung đại diện cho công nhân, để điều đình với chủ nhân, để ngõ hầu đôi bên cùng ngồi xuống (đàm phán) để đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Cố nhiên là, công nhân lúc nào cũng cần chủ nhân, vì chủ có công ăn việc làm đưa ra thì công nhân mới có việc làm.

Thành lập nghiệp đoàn độc lập không phải là nghiệp đoàn đối đầu để hại người chủ nhân. Vì hại người chủ nhân thì làm sao người công nhân sống được ?

Thực tế là nghiệp đoàn trong nước bây giờ không phải do công nhân thành lập, công nhân lãnh đạo, mà là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản. Họ làm việc theo chính sách của Nhà nước, cũng như đứng về phía Nhà nước, phía Đảng, chứ không phải về phía công nhân.

Vì vậy trong cái TPP, cần phải có khoản yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập, tôn trọng việc con người có quyền điều đình với chủ lao động về hợp đồng lao động. Cụ thể căn bản là sức khỏe và sự an toàn cho công nhân. Trong thời gian qua ở trong nước, có rất nhiều công ty, nhiều ngàn công nhân bị ăn những thực phẩm do công ty cung cấp, những loại thức ăn khiến người công dân bị nhiễm độc, nhiều người phải vô bệnh viện. Cũng như vấn đề thời gian làm việc phải cân bằng với cuộc sống và người thân của họ nữa. Có đâu lại bắt làm như là cho đến chết, khi làm quá sức là họ gây tai nạn.
Về TPP, rất quan trọng là phải đưa ra những điều kiện, những tiêu chuẩn và phải có những hình phạt với những quốc gia thành viên nào không thực hiện các quyền lao động đã được quy định trên toàn thế giới.

Trở lại với cuộc Tổng vận động cho nhân quyền Việt Nam hôm nay, 16/07, tại Washington, mời quý vị nghe tiếng nói của Ts Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, cơ sở chủ trì tổ chức sự kiện này. Cuộc phỏng vấn được thực hiện hôm Chủ nhật, 13/07

Ts Nguyễn Đình Thắng : Cuộc Tổng vận động ngày 16/07 là cao điểm của kế hoạch vận động Hoa Kỳ trong hai năm 2013-2014. Đó là nhiệm kỳ của Quốc hội hiện nay. Có hai mục tiêu chính yếu cho cuộc Tổng vận động này. Thứ nhất là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của đất nước Việt Nam trước hiểm họa xâm lấn ngày càng hung hãn hơn từ Trung Quốc.

Mục tiêu thứ hai rất gắn liền với mục tiêu thứ nhất, đó là đòi hỏi một tiến trình dân chủ hóa cho đất nước. Bởi vì chỉ có khi nào có dân chủ, tức là dân làm chủ đất nước của mình, thì dân mới có quyền quyết định để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Cũng như sẵn sàng hy sinh, nếu cần thiết, đổ xương máu để bảo vệ những gì là của mình. Chứ không bao giờ người dân hay bất kỳ ai lại đi bảo vệ tài sản, những gì của người khác, để rồi sau đó lại tiếp tục bị thống trị, lại tiếp tục bị đàn áp, và bị buôn bán, bị bóc lột… Đây là hai vế của cùng một vấn đề, thứ nhất là chủ quyền đất nước, thứ hai là chủ quyền của dân tộc đối với vận mạng của đất nước.

RFI : Xin ông cho biết tính chất đặc biệt của ngày hoạt động 16/07 này.

Ts Nguyễn Đình Thắng : Nét đặc biệt nổi bật nhất là sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng tôi cảm thấy người Việt tại Hoa Kỳ có nhu cầu huy động quốc tế nhập cuộc, mặc dù chính quyền Việt Nam cho đến nay chỉ nói mà chưa làm gì hết, mà chúng tôi e là họ chẳng làm gì. Mục tiêu quan trọng mà vừa nổi bật thôi là vận động Quốc hội Hoa Kỳ nhập cuộc vào Biển Đông để giữ gìn an ninh ổn định, cũng như tự do hàng hải cho toàn vùng Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Mới đây Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết S. Res. 412, yêu cầu Trung Quốc gấp rút rút giàn khoan ra khỏi Biển Đông, trả lại nguyên trạng trước ngày 01/05 (trước cơn bão đầu mùa Rammasun, tối 15/06, Trung Quốc đã bất ngờ quyết định rút giàn khoan 981 về khu vực đảo Hải Nam, trong khi thời hạn dự kiến rút là 15/08/2014 - ndr)…

Mục tiêu thứ hai là phải vận động thông qua các luật nhân quyền cho Việt Nam, như luật nhân quyền cho Việt Nam đã được thông qua ở Hạ viện và bây giờ đang nằm chờ ở Thượng viện. Đặc biệt là dự luật mới đang được vận động ở Hạ viện và Thượng viện. Đó là dự luật về Chế tài những kẻ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam (do Nghị sĩ John Cornyn đề xuất).

Đặc điểm thứ ba là hiện nay chúng tôi thấy rất gần đến đích, trong việc đẩy lùi TPP cho Việt Nam, trừ khi Việt Nam chấp nhận cải thiện nhân quyền một cách đáng kể và không thoái lui được nữa. Hiện nay, tính ra chúng tôi còn thiếu 8 vị dân biểu (để hiểu rõ chi tiết này có thể xem bài "Chúng ta hãy cố gắng: chỉ cần thêm 8" trên trang Machsong.org). Nếu 8 vị dân biểu nữa chính thức tuyên bố không chấp nhận cho Việt Nam vào TPP, cho đến khi cải thiện nhân quyền, thì xem như đã nắm được đa số ở Hạ viện. Và như vậy, Tổng thống Obama biết trước rằng, nếu có ký kết với Việt Nam, thì cũng hoàn toàn vô ích, bởi vì không thông qua được Hạ viện.

Đó là ba đặc điểm, với những mục tiêu rất cụ thể cần đạt được, cố gắng đạt được vào ngày 16/07.

Đặc điểm cuối cùng phủ trùm lên tất cả là kỳ này chúng tôi tập trung vào vấn đề tự do tôn giáo. Từ năm ngoái và cao điểm là đầu năm nay, chúng tôi tập trung vào quyền lao động. Đó là mũi nhọn nhân quyền để huy động được sự tham dự của các công đoàn Hoa Kỳ có ảnh hưởng đối với các dân biểu đảng Dân chủ. Bây giờ, trong giai đoạn nước rút từ giờ đến cuối năm, chúng tôi vận động các giáo hội, các tổ chức tôn giáo của Hoa Kỳ và những tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo của Hoa Kỳ nhập cuộc để vận động các vị dân biểu, mà phần lớn là thuộc đảng Cộng hòa, vì họ quan tâm nhiều đến vấn đề tự do tôn giáo.

RFI Như Tiến sĩ cho biết, sự cố giàn khoan của Trung Quốc đưa vào Biển Đông là thêm một yếu tố và như vậy là thêm một vận động, còn về cơ bản các mục tiêu vận động phải chăng là những gì đã được dự trù từ trước ?

Ts Nguyễn Đình Thắng : Sự việc giàn khoan đưa ra hai vấn đề. Thứ nhất nó tạo một tình trạng rất cấp bách, bởi vì nếu không hành động ngay, Trung Quốc sẽ hoàn thành ý đồ là khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông…

Thứ hai, đây là yếu tố bất ngờ thuận lợi cho công cuộc tranh đấu. Bởi vì, giờ này các giới chức chính quyền vẫn e ngại rằng, nếu quá mạnh tay với Việt Nam về vấn đề nhân quyền và dân chủ thì sợ rằng Việt Nam sẽ ngả thêm về Trung Quốc. Và cái đó là điều mà Hoa Kỳ không muốn. Trước cái sự kiện giàn khoan 981, thì không còn cách nào để Việt Nam ngả thêm về Trung Quốc nữa. Thành ra chúng tôi vẫn tiếp tục đi vận động để giải thích các điều này cho các giới chức Hoa Kỳ, cả bên hành pháp lẫn lập pháp, để họ yên tâm và vững vàng hơn trong vấn đề đẩy thật mạnh rất dứt khoát đòi hỏi Việt Nam về vấn đề nhân quyền và dân chủ.

RFI : Xin ông cho biết thêm về những hoạt động của các phong trào, tổ chức khác nhau, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt để tạo nên các tác động đến chính giới Hoa Kỳ.
Ts Nguyễn Đình Thắng : Ngay từ những ngày đầu, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào Biển Đông, đã có nhiều cuộc biểu tình ở khắp nơi, tại Hoa Kỳ và trên thế giới. Theo chúng tôi, đó là những phản ứng rất nhanh, rất đáng hoan nghênh. Điều thứ hai là một số Thỉnh nguyện thư đã được vận động ký tên để gởi cho Tổng thống Obama, cho Quốc hội…

Đó là những hành động rất là quan trọng. Tuy nhiên, không có gì bằng, khi chúng ta ngồi xuống, nói chuyện, trao đổi với từng vị dân biểu và thượng nghị sĩ. Chúng ta nhắm vào những vị nào chưa ủng hộ để chúng ta vận động. Những vị ủng hộ rồi thì chúng ta cảm ơn, những vị chưa ủng hộ thì chúng ta phải gõ cửa ngồi xuống, giải thích cho họ. Họ có rất nhiều câu hỏi. Thành ra Thỉnh nguyên thư không thể nào giải đáp được những câu hỏi của họ. Thứ hai là biểu tình là chúng ta biểu lộ những tình cảm, nhưng chưa có vấn đề lý lẽ trong đó. Thành ra chúng ta cần phải ngồi xuống để lắng nghe và thuyết phục.

Thành ra bước đi kế tiếp rất cần thiết, để mang lại ý nghĩa cho tất cả những phản ứng rất nhanh chóng, mà chúng tôi vừa kể : Biểu tình và Thỉnh nguyện thư, là cuộc Tổng vận động để chúng ta gói gắm tất cả các hoạt động trước đây và ngồi xuống giải thích, trao đổi, vận động, thuyết phục các vị dân biểu chưa ủng hộ mình. Tất cả những cái đó gom lại thành một vận động quốc tế hoặc đặc biệt đối với Hoa Kỳ, chúng tôi nghĩ rằng điều đó hiệu quả hơn.
RFI : Thưa ông, cụ thể trong ngày 16/07, các vận động diễn ra như thế nào ?

Ts Nguyễn Đình Thắng : Trong ngày này, có ba sinh hoạt chính. Thứ nhất là một buổi họp khoáng đại, mà chúng ta mời các vị dân biểu thượng nghị sĩ, giới chức đã ủng hộ chúng ta, đến để trình bày những nỗ lực của họ về lập pháp ở tại Quốc hội như thế nào, để rồi hai bên phối hợp với nhau một cách hoàn hảo hơn. Cũng cùng ở trong sinh hoạt khoáng đại, sẽ có một tham luận đoàn, gồm nhiều học giả, những người chuyên nghiên cứu về Biển Đông, vấn đề Trung Quốc, vấn đề Việt Nam, để cho chúng ta những ý kiến, khái niệm, để rồi dựa vào đó, chúng ta có thể làm những kế hoạch từ giờ đến cuối năm, hiệu quả, thực tiễn.

Sinh hoạt thứ hai là biểu tình, vào buổi chiều, để thể hiện tấm lòng của chúng ta với đất nước, với những biểu ngữ nhấn mạnh thêm các mục tiêu mà chúng tôi đã trình bày. Bởi vì chúng ta sẽ không đủ sức để đi gặp tất cả các dân biểu, thượng nghị sĩ. Nhưng biểu tình ngay cạnh Quốc hội Hoa Kỳ, ngay bên hông Quốc hội Hoa Kỳ, thì các văn phòng nhìn qua cửa sổ họ đều thấy hết. Để làm gì ? Để bắn tiếng trước cho các dân biểu, thượng nghị sĩ.

Sinh hoạt kế đến là các phái đoàn nhỏ từ các địa phương sẽ gõ cửa tất cả các dân biểu, thượng nghị sĩ ở địa phương của mình, ở tiểu bang của mình, để giải thích, để yêu cầu, vận động họ ủng hộ. Một phái đoàn có thể chỉ 5, 10 người thôi, nhưng có thể nhấn mạnh thêm rằng, đồng bào chúng tôi, cộng đồng chúng tôi người Mỹ gốc Việt, và những bạn bè không phải gốc Việt Nam nhưng cũng ủng hộ, đang đứng ở ngoài kia, 500 người, 800 người. Đây là tiếng nói tập thể. Các sinh hoạt như vậy đều quyện lại với nhau.
RFI : Vậy còn về tiếng nói của các nhân chứng trực tiếp từ Việt Nam ?
Ts Nguyễn Đình Thắng : Rất cần thiết, bởi vì họ là nhân chứng trực tiếp, nhân chứng hàng đầu. Họ nói trực tiếp với Quốc hội Hoa Kỳ về chính kinh nghiệm bản thân. Cuối tháng 3/2014, có một cuộc điều trần trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos, chúng tôi đã mời sắp xếp để linh mục Phan Văn Lợi, nữ chánh trị sự Bạch Phụng của Cao Đài điều trần trực tiếp từ Việt Nam qua phương tiện internet trực tuyến. Điều này khiến không ai có thể chối cãi được, vì đây là tiếng nói trực tiếp từ những người đã là nạn nhân và tiếp tục là nạn nhân.
Trong thời gian từ đó đến nay, chúng tôi đã thu thập thông tin cho khoảng 30 bản báo cáo rất cụ thể, mà chúng tôi đã nộp cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, để rồi chuẩn bị cho phái đoàn của đại diện các lãnh đạo tôn giáo ngồi xuống nhắc lại tất cả những sự kiện xảy ra. Cho thấy toàn cảnh ở Việt Nam về tình trạng đàn áp tôn giáo nặng nề vô cùng so với trước đây, mà thế giới ở bên ngoài này nhiều khi không biết đến.

RFI : Vừa rồi có một tù nhân lương tâm, cô Đỗ Thị Minh Hạnh nhà hoạt động công đoàn, vừa được trả tự do. Về chuyện này, có suy nghĩ cho rằng, nhân quyền ở Việt Nam có sự cởi mở, sự đàn áp được nới lỏng, có những ý kiến ngược lại. Xin Tiến sĩ cho biết suy nghĩ của ông.

Ts Nguyễn Đình Thắng : Chúng tôi thấy rằng, thả một mình Đỗ Thị Minh Hạnh không thay đổi gì cục diện ở Việt Nam. Các công đoàn Hoa Kỳ, các giới chức Hoa Kỳ, đặc biệt là các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ họ biết rất rõ. Trước đây, các công đoàn Hoa Kỳ vẫn chống TPP, vì lý do một số quốc gia đang thương thảo TPP không tôn trọng quyền lao động. Nhưng họ không để ý đến Việt Nam, họ để ý đến Mã Lai chẳng hạn. Tuy nhiên, chúng tôi đã vận dụng hồ sơ của Đỗ Thị Minh Hạnh, đẩy nó lên, để thuyết phục các công đoàn nhìn vào Việt Nam. Và điều này đã thành công.

Thành ra bây giờ các công đoàn của Hoa Kỳ, khi họ đi vận động đẩy lùi TPP, vì lý do thiếu tôn trọng các quyền lao động, thì họ luôn luôn nêu Việt Nam là điển hình, là trọng tâm lớn nhất, ưu tiên của họ. Họ đẩy không phải đẩy cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng ta muốn tranh đấu cho Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do và tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, hai người bạn của Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn đang ở trong tù. Nhưng các công đoàn họ không để ý đến vấn đề đòi tự do cho tù nhân lương tâm, mà họ đòi quyền lao động. Thành ra bây giờ họ vẫn tiếp tục đòi hỏi quyền lao động, và trong đòi hỏi của họ, Việt Nam là quốc gia hàng đầu đang được quan tâm.
Chuyện thả Đỗ Thị Minh Hạnh, mà không trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, cho thấy Việt Nam cũng chưa có thực sự tôn trọng những người thuần túy tranh đấu cho người lao động, chưa nói đến tôn trọng quyền lao động của tất cả công nhân. Điều này ai ai cũng nhìn ra được ở tại hải ngoại này, và đặc biệt là các công đoàn ở Mỹ.
RFI Lực lượng nào đã và đang tham gia tổ chức cuộc vận động này ?
Ts Nguyễn Đình Thắng : Từ năm 2012, chúng tôi – một số người quan tâm đến đất nước, tin vào sức mạnh của cộng đồng người Việt ở hải ngoại trong vai trò quốc tế vận – đã tổ chức nhiều cuộc tổng vận động, mỗi năm một lần. Đặc biệt năm nay, đã tổ chức vào cuối tháng 3, nhưng bây giờ lại tổ chức thêm một lần nữa cho năm nay vì lý do có sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Đó là những anh chị em đến với nhau trong tư cách cá nhân. Đã từng làm việc với nhau trong ba năm trời, tin nhau, làm việc có sự phối hợp rất tốt đẹp với nhau.

Trước đây, quốc tế, đặc biệt là Quốc hội, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Tòa Bạch Ốc chỉ biết đến những ngày vận động cho Việt Nam, chứ không nhìn thấy thực thể đằng sau, vì nhu cầu cần phải vận động quốc tế liên tục, do đó chúng tôi quyết định chính thức hóa thực thể đó bằng cái tên là «Liên minh cho một Việt Nam Tự do và Dân chủ ». Phần lớn thành viên tham gia là những người đã từng tham gia trong các cuộc tổng vận động trước đây.

Qua hình thức Liên minh, chúng tôi cầu mong sẽ mời thêm nhiều cá nhân khác để tạo ra một diễn đàn, một môi trường, để tất cả mọi tổ chức, hội đoàn nào cùng chia sẻ quan điểm, cùng chia sẻ mục tiêu, kế hoạch và sách lược, cùng nhập cuộc…

RFI : Thưa ông, Liên minh này là một tổ chức chính trị, một tổ chức xã hội dân sự… ? Quy chế hoạt động ra sao ?

Ts Nguyễn Đình Thắng : Mục tiêu chính yếu của Liên minh là quốc tế vận cho nên nó hoàn toàn không là một tổ chức chính trị. Hoàn toàn không mang tính chất mà một số người hiểu lầm là một chính quyền lưu vong. 

Đây là một tập hợp của các cá nhân cùng đến với nhau để làm quốc tế vận, khẳng định cương vị của người Việt ở hải ngoại, công dân các quốc gia sở tại, làm chủ một phần (hoặc có ảnh hưởng đến - ndr) chính sách của các quốc gia nơi mình đang sinh sống, dùng thế mạnh đó để tạo cơ hội cho người dân trong nước đứng lên đòi hỏi sự thay đổi, và đưa đất nước Việt Nam của chung đến một tương lai sán lạn, tốt đẹp hơn, bảo vệ được chủ quyền của đất nước về lâu về dài.

Hiện nay, chúng tôi đã có Ủy ban cứu người vượt biển/BPSOS làm công cụ và phương tiện, nếu cần đến các vấn đề có tính cách pháp lý, tư cách pháp nhân, hoặc đóng góp tài chánh, thì BPSOS đứng ra làm chuyện đó, yểm trợ cho Liên minh.

RFI Thưa ông, cùng với các hoạt động của Liên minh, dường như cũng có những hoạt động khác cùng mục đích ? Ví dụ như mới đây, ngày 09/07, cũng tại Hạ viện Hoa Kỳ có một cuộc sinh hoạt liên quan đến TPP của một nhóm nghị sĩ Dân chủ, với sự tham gia của một nhà báo từ Việt Nam (Phạm Đoan Trang). Các hoạt động như vậy có quan hệ như thế nào với cuộc vận động của Liên minh cho một Việt Nam Tự do và Dân chủ ?

Ts Nguyễn Đình Thắng : Chúng tôi hoan nghênh tất cả mọi hoạt động cho đất nước và dân tộc, nhất là trong tình cảnh rất là nguy kịch hiện nay cho chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi tạo cơ hội và đón chào tất cả những ai cùng chia sẻ quan điểm, sách lược dùng vận động quốc tế và phát huy khả năng của người Mỹ gốc Việt, và người Việt ở các quốc gia khác, trong vấn đề quốc tế vận, thì chúng tôi xin đón chào, và hợp tác và phục vụ cho tất cả những ai có cùng quan điểm như vậy.

Chúng tôi biết rằng có nhiều khía cạnh khác nhau, bởi vì nguyên những chuyện nhỏ của cá nhân và gia đình còn nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố, thành ra không thể nào một nhóm mà bao quán được hết. Rất cần nhiều nhóm ở nhiều khía cạnh khác nhau, vấn đề là làm sao cùng một mục tiêu để đẩy nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa cho đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của đất nước Việt Nam...

Chúng tôi chỉ có một lời kêu gọi thêm là, chúng ta cần phải vận động đều tay tất cả các chính quyền ở các quốc gia tự do và dân chủ ở trên thế giới này… hiện nay ở bất kỳ quốc gia nào có dân chủ, tự do và phú cường trên hành tinh này, đều có sự hiện diện của người Việt đã đến các quốc gia ấy sau nhiều đợt khác nhau. Đây là lực lượng rất lớn. Nếu chúng ta làm đúng việc, làm việc đúng cách, đúng thời điểm, có người để thực hiện... dùng lực ở hải ngoại để tạo ra môi trường và cơ hội cho người dân trong nước thay đổi vận mạng của đất nước và dân tộc, thì đó là trách nhiệm lịch sử của người Việt ở hải ngoại.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (Virginia)

16/07/2014

More


RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn Ts Nguyễn Đình Thắng, ông Trần Ngọc Thành và ông Nguyễn Đình Hùng, các vị lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Tự do

Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu


Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-








__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List