Tin tức / Việt Nam
Vấn đề nhân quyền được
nêu lên trước chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ
Doc Bao Vem 350
Tin liên hệ
- Con gái Ngoại trưởng Mỹ: ‘Việt Nam là một phần cuộc đời
tôi’
- Luật sư Lê Quốc Quân tố cáo các sai phạm pháp lý
từ trại giam
- Hiệp định thương mại TPP có thể đạt được vào đầu năm
2014
- Thêm một cuộc vận động quốc tế yêu cầu phóng
thích nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung
- 47 dân biểu Mỹ kêu gọi ông Kerry nêu vấn đề nhân quyền
khi đến Việt Nam
- Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới Việt Nam
- Các nhà ngoại giao phương Tây kêu gọi Việt Nam tôn
trọng nhân quyền
- Công an Việt Nam trấn áp các sự kiện mừng Ngày
Quốc tế Nhân quyền
- Sinh hoạt kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại
Việt Nam bị sách nhiễu
- 3 nhà hoạt động bị giam cầm được trao Giải
thưởng Nhân quyền Việt Nam 2013
- Cảm nghĩ người trẻ về việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân
quyền LHQ
- Biểu tình chống vi phạm nhân quyền của VN nhân
Ngày Quốc tế Nhân quyền
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ CHỮ
13.12.2013
Giữa lúc Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry đang chuẩn bị đi
thăm Việt Nam và Philippines trong chuyến công du thứ Tư của ông tới Châu Á vào
cuối tuần này, giới quan tâm một lần nữa lại nêu bật thành tích nhân quyền mà
họ đánh giá là không tốt đẹp của Việt Nam, và yêu cầu Ngoại trưởng Kerry chuyển
đạt những quan tâm sâu xa của Hoa Kỳ về thực trạng nhân quyền cũng như các vụ
vi phạm vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam.
Tờ báo The Diplomat cho đăng bài viết mang tựa đề “Đã đến lúc phải có một hướng tiếp cận nghiêm túc về vấn đề nhân quyền Việt Nam.”
Bài báo viết rằng bất chấp Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ quan tâm và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền trong các quan hệ với Việt Nam, tình hình nhân quyền thay vì được cải thiện, đã trở nên xấu đi tại Việt Nam trong mấy năm gần đây, đặc biệt những hành động bắt bớ và giam cầm để bịt miệng những tiếng nói bất đồng.
Tác giả bài viết là luật sư Jared Genser, đồng sáng lập viên tổ chức Freedom Now, và ông Greg McGillivary, một luật sư hoạt động vô vụ lợi đang giúp Freedom Now trong các hồ sơ có liên quan tới quyền của người lao động.
Theo quan điểm của các tác giả, dựa trên tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Việt-Mỹ, “giờ đã đến lúc phải đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu trong nghị trình song phương.”
Họ nói rằng trong thời gian ở Hà Nội, Ngoại trưởng Kerry phải truyền đạt 3 thông điệp tới chính quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ không cổ vũ các quan hệ thương mại với Việt Nam trừ phi có cải thiện đáng kể trong thành tích nhân quyền, kể cả việc trả tự do cho khoảng 120 tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Thứ nhì, Hoa Kỳ sẽ không nới rộng các quan hệ quân sự trừ phi có cải thiện nhân quyền.
Và cuối cùng, Ngoại trưởng Kerry nên thông báo cho Việt Nam rằng Bộ Ngoại giao Mỹ dự định đưa Việt Nam trở lại danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo, theo đề nghị của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ.
Freedom Now nhắc lại trường hợp Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, đã bị giam cầm tổng cộng khoảng 18 năm trong 36 năm qua, và hiện vẫn đang bị giam cầm bất chấp tình trạng sức khỏe yếu kém của ông.
Freedom Now còn nêu các trường hợp của các nhà hoạt động bênh vực người lao động, Đoàn Huy Chương, Đỗ thị Minh Hạnh, và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị bỏ tù từ 7 tới 9 năm chỉ vì đã tổ chức nghiệp đoàn lao động tại một xưởng sản xuất giầy dép và phân phát tờ rơi nêu lên những đòi hỏi của công nhân.
Là một tổ chức bảo vệ nhân quyền chuyên vận động để phóng thích các tù nhân lương tâm trên khắp thế giới, Freedom House liệt Việt Nam vào danh sách các nước “không có tự do” vì những hành động đàn áp quyền công dân và các quyền chính trị. Freedom Now nói xu hướng đàn áp giờ đây đã được nới rộng để bao gồm các nhạc sĩ, blogger, luật sư và những người hoạt động tổ chức công đoàn.
Nhưng mặt khác, chuyến đi Việt Nam của Ngoại trưởng Kerry cũng minh chứng cho những chuyển biến tích cực trong mối quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, kể cả hợp tác an ninh và thương mại.
Từ khi ký hiệp định thương mại năm 2001, Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch mậu dịch tăng gần 60% trong 5 năm qua, lên tới 25 tỉ đôla hàng năm. Và giờ đây hai nước đang cùng một số quốc gia khác trong khu vực tham gia thương thuyết để đạt Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.
Nguồn: The Diplomat, VOA Interview
Tờ báo The Diplomat cho đăng bài viết mang tựa đề “Đã đến lúc phải có một hướng tiếp cận nghiêm túc về vấn đề nhân quyền Việt Nam.”
Bài báo viết rằng bất chấp Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ quan tâm và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền trong các quan hệ với Việt Nam, tình hình nhân quyền thay vì được cải thiện, đã trở nên xấu đi tại Việt Nam trong mấy năm gần đây, đặc biệt những hành động bắt bớ và giam cầm để bịt miệng những tiếng nói bất đồng.
Tác giả bài viết là luật sư Jared Genser, đồng sáng lập viên tổ chức Freedom Now, và ông Greg McGillivary, một luật sư hoạt động vô vụ lợi đang giúp Freedom Now trong các hồ sơ có liên quan tới quyền của người lao động.
Theo quan điểm của các tác giả, dựa trên tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Việt-Mỹ, “giờ đã đến lúc phải đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu trong nghị trình song phương.”
Họ nói rằng trong thời gian ở Hà Nội, Ngoại trưởng Kerry phải truyền đạt 3 thông điệp tới chính quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ không cổ vũ các quan hệ thương mại với Việt Nam trừ phi có cải thiện đáng kể trong thành tích nhân quyền, kể cả việc trả tự do cho khoảng 120 tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Thứ nhì, Hoa Kỳ sẽ không nới rộng các quan hệ quân sự trừ phi có cải thiện nhân quyền.
Và cuối cùng, Ngoại trưởng Kerry nên thông báo cho Việt Nam rằng Bộ Ngoại giao Mỹ dự định đưa Việt Nam trở lại danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo, theo đề nghị của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ.
Freedom Now nhắc lại trường hợp Linh mục Thadeus Nguyễn Văn Lý, đã bị giam cầm tổng cộng khoảng 18 năm trong 36 năm qua, và hiện vẫn đang bị giam cầm bất chấp tình trạng sức khỏe yếu kém của ông.
Freedom Now còn nêu các trường hợp của các nhà hoạt động bênh vực người lao động, Đoàn Huy Chương, Đỗ thị Minh Hạnh, và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị bỏ tù từ 7 tới 9 năm chỉ vì đã tổ chức nghiệp đoàn lao động tại một xưởng sản xuất giầy dép và phân phát tờ rơi nêu lên những đòi hỏi của công nhân.
Là một tổ chức bảo vệ nhân quyền chuyên vận động để phóng thích các tù nhân lương tâm trên khắp thế giới, Freedom House liệt Việt Nam vào danh sách các nước “không có tự do” vì những hành động đàn áp quyền công dân và các quyền chính trị. Freedom Now nói xu hướng đàn áp giờ đây đã được nới rộng để bao gồm các nhạc sĩ, blogger, luật sư và những người hoạt động tổ chức công đoàn.
Nhưng mặt khác, chuyến đi Việt Nam của Ngoại trưởng Kerry cũng minh chứng cho những chuyển biến tích cực trong mối quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, kể cả hợp tác an ninh và thương mại.
Từ khi ký hiệp định thương mại năm 2001, Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch mậu dịch tăng gần 60% trong 5 năm qua, lên tới 25 tỉ đôla hàng năm. Và giờ đây hai nước đang cùng một số quốc gia khác trong khu vực tham gia thương thuyết để đạt Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.
Nguồn: The Diplomat, VOA Interview
Nhà
báo Phạm Chí Dũng và phong trào thoái đảng
VRNs (12.10.2013) – Nhà
báo Phạm Chí Dũng là một trong ba đảng viên cộng sản vừa tuyên bố ra khỏi đảng,
ngoài ông Lê Hiếu Đằng và bác sĩ Nguyễn Đắc Diên. Phóng viên Trâm Oanh thuộc tổ
chức Phóng viên không biên giới vừa có cuộc phỏng vấn với ông qua điện thoại.
VRNs đăng tải bài phỏng vấn này theo đề nghị
của phóng viên.
00:00
00:00
http://www.chuacuuthe.com/2013/12/nha-bao-pham-chi-dung-va-phong-trao-thoai-dang/
Gia
đình các tù nhân lương tâm vận động quốc tế hỗ trợ
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-12-12
2013-12-12
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Ông Trần Văn Huỳnh (trái), bà Nguyễn Thị Kim Liên (giữa) cùng
phóng viên Hòa Ái tại studio RFA trưa 12/12/2013
RFA photo
Thân phụ và thân mẫu của ba nhân vật trẻ tuổi và trung niên tranh
đấu cho tự do dân chủ của Việt Nam đã tìm cách đi sang một nước thứ ba để từ đó
vào nước Mỹ, hầu vận động quốc tế cứu giúp con của họ khỏi vòng lao lý, tìm lại
tương
lai.
lai.
Đó là bà Nguyễn Thị Kim Liên, thân mẫu của anh Đinh Nguyên Kha
và anh Đinh Nhật Uy cùng với ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của tù nhân lương tâm
Trần Huỳnh Duy Thức.
Trước tiên, với giọng nói yếu ớt không nên lời của một người cha
đã 74 tuổi phải gắng đi tìm nơi cứu giúp con mình, ông Trần Văn Huỳnh bày tỏ
mục đích chuyến đi:
Ông Trần Văn Huỳnh: . Mục đích của tôi trong chuyến đi này đến nước Mỹ
vận động tìm sự giúp đỡ của cộng đồng hải ngoại cũng như của nhà nước Hoa Kỳ
nhằm giúp vận động tự do cho con tôi, hiện đang thụ án 16 năm tù và 5 năm quản
chế.
Bà Nguyễn thị Kim Liên tiếp lời:
Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Mục đích chuyến của tôi là tôi tìm kiếm sự tự do cho
bản án 4 năm tù của cháu Đinh Nguyên Kha và bản án 4 tháng rưỡi từ giam và 15
tháng tù treo của cháu Đinh Nhật Uy.
Bà nghẹn ngào nói tiếp, cố nén giọt lệ tràn:
- Tôi rất hy vọng chuyến đi này, tôi được qua đây và cất
lên tiếng nói của một người mẹ: Chỉ vì con mình thể hiện lòng yêu nước, quyền
công dân của nó mà nó lại áp đặt những năm tù oan khốc như vậy.
Bà chia sẻ thêm tâm tình của một người mẹ về những nỗi ngang
trái phủ chụp lên gia đình bà cùng tương lai hạnh phúc của hai người con, vì
những áp lực ác nghiệt của Nhà nước Việt Nam tác động lên những gia đình của
những người hôn phối tương lai của Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy:
Tôi nghĩ là những người mẹ như tôi rất nhiều ở nước Việt Nam.
Tôi rất đau khổ khi con mình bị như vậy. Một gia đình mà có một người bị đi tù
như vậy thì rất là khốn khổ mà gia đình tôi lại là hai đứa. Những hệ lụy đến
rất nhiều, rất nhiều. Kể cả chị Hai của nó cũng bị chồng li dị vì bên
chồng nói là có gia đình phản động. Cháu Uy bây giờ ra tù thì bên nhà vợ cháu
cũng từ hôn. Tôi rất mong qua đây để lên tiếng nhờ chính phủ Mỹ, những tổ chức
của Liên Hiệp Quốc, nhờ những báo, đài mà mấy ngày nay tôi có đi và cả Bộ
Ngoại giao Mỹ lên tiếng để giúp đỡ những gia đình như tôi bên Việt Nam .
Hỏi về tình cảnh tù đày của ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trần
Văn Huỳnh kể rõ chi tiết hoàn cảnh ngày càng khắc nghiệt mà người con phải chịu
đựng nơi các trại tù do công an quản lý:
Ông Trần Văn Huỳnh: Khi bắt đầu bị đưa về trại giam Xuân Lộc vào năm 2010
cho đến 30 tháng sáu vừa rồi, 2013 thì bên trại giam Xuân Lộc sinh hoạt có vẻ
thoáng hơn cho nên sức khỏe tương đối ổn định; Nhưng từ khi chuyển qua trại
Xuyên Mộc đêm 30 tháng sáu sau sự kiện xảy ra tại đó. Khi sang Xuyên Mộc cái
quản lý khắt khe hơn, chẳng hạn những tiếp phẩm của gia đình mang đến hàng
tháng theo qui định mỗi tháng được thăm một lần. Chúng tôi luôn mang đến những
tiếp phẩm theo nhu cầu mà Thức cần dùng mỗi ngày.
Tuy nhiên ở Xuyên Mộc thì đồ tiếp tế của gia đình mặc dầu họ cho
nhận nhưng lục soát rất kỹ cho nên thay vì xài được 4 tuần thì một tuần nó đã
hư hỏng rồi. Đó là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
Thức. Cũng như 4 tù nhân lương tâm khác khi bị chuyển qua Xuyên Mộc, Thức không
được nầu nướng như bên trại Xuân Lộc. Họ bị biệt giam mỗi người một chỗ. Do vậy
phải mua thức ăn của căn-tin của trại giam. Điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn
nên làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôi.
Chúng tôi cũng chỉ nói với nhà cầm quyền Việt Nam rằng chúng tôi
đi vì tình cha con. Tôi với con tôi. Nó bị oan sai. Tôi đi tìm tự do cho nó
bằng sự giúp đỡ của bên trong và bên ngoài nước.
Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ ông Trần Huỳnh Duy Thức
Ông cho biết ông và bà Nguyễn thị Kim Liên đã dự kiến những tình
cảnh ác nghiệt mà họ sẽ gặp phải khi trở về sau chuyến đi này:
Ông Trần Văn Huỳnh: Tôi nghĩ điều đó là điều chúng tôi đã dự đoán trước khi
ra đi trong chuyến đi này . Qua truyền thông thì họ biết chúng tôi có
chuyến đi này thì khi trở về chắc chắn có những khó khăn thì chúng tôi cũng
chấp nhận. Tuy nhiên, chúng tôi đi với tấm lòng của người cha, người mẹ vì con
cho nên chúng tôi chấp nhận hết mọi tình huống xảy ra.
Ông gắng nhấn mạnh, giọng cứng cỏi:
-Chúng tôi cũng chỉ nói với nhà cầm quyền Việt Nam rằng chúng
tôi đi vì tình cha con. Tôi với con tôi. Nó bị oan sai. Tôi đi tìm tự do cho nó
bằng sự giúp đỡ của bên trong và bên ngoài nước.
Có thể khi về tôi sẽ bị tù đày, bị câu lưu hoặc là gia đình tôi
sẽ bị sách nhiễu. Bằng chứng là từ ngày hai tháng 12 tôi đi qua đây thì
ngày 3 tháng 12, an ninh Long An đã lên đứng đối diện nhà tôi, mỗi ngày hai
người. Họ theo dõi, khủng bố tinh thần ông xã tôi đang còn bên nhà nhưng tôi
chấp nhận
Bà Nguyễn thị Kim Liên, thân mẫu Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy
Bà Nguyễn Thị Kim Liên tiếp lời, rằng bà chấp nhận mọi tình cảnh
khó khăn để vì các người con, tìm lấy tự do cho các con, bằng sự giúp đỡ của
chính quyền Hoa Kỳ và các tổ chức yêu chuộng tự do:
Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Tôi rất mong đợi chuyến đi này. Từ lâu rồi rất mơ ước nhưng
không ngờ là có những tổ chức phi chính phủ giúp đỡ như chúng tôi qua được đến
đất Mỹ này. Đất Mỹ mà lúc nào tôi cũng nghĩ đến sự tự do, dân chủ và công bằng.
Bởi vậy tôi chấp nhận sự hiểm nguy. Có thể khi về tôi sẽ bị tù đày, bị câu lưu
hoặc là gia đình tôi sẽ bị sách nhiễu. Bằng chứng là từ ngày hai tháng 12 tôi
đi qua đây thì ngày 3 tháng 12, an ninh Long An đã lên đứng đối diện nhà
tôi, mỗi ngày hai người. Họ theo dõi, khủng bố tinh thần ông xã tôi đang còn
bên nhà nhưng tôi chấp nhận. Tôi đi tìm tự do cho các đứa con tôi vì tụi nó còn
rất là trẻ. Nếu chính phủ và các tổ chức Quốc tế bên này mà họ cứu được hai đứa
con tôi thì tuổi trẻ bên Việt Nam chúng tôi họ sẽ biết đường đi mà thay đổi
theo dân chủ, tự do.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền