Tin tức / Việt Nam
Dân biểu Mỹ: Không để
Việt Nam vào TPP nếu không cải thiện nhân quyền
NHỮNG CA KHÚC GIÁNG SINH HAY
NHẤT
Tin liên hệ
- Công nhân Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối nghị định
mới
- 2013: Năm đàn áp khốc liệt đối với ký giả,
blogger tại Việt Nam
- Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy nhân quyền, an ninh
hàng hải nhân chuyến thăm VN
- Trò chuyện với 'Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam'
- Phụ huynh ba nhà hoạt động bị giam cầm sang Mỹ
vận động cho nhân quyền VN
- Sinh hoạt kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại
Việt Nam bị sách nhiễu
- Các nhà ngoại giao phương Tây kêu gọi Việt Nam tôn
trọng nhân quyền
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ CHỮ
19.12.2013
Một trong những nhà lập pháp Mỹ đi đầu trong
việc cổ xúy nhân quyền cho Việt Nam vận động chính quyền của Tổng thống Barack
Obama không để Hà Nội vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP chừng nào
chính phủ Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền.
Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất
tồi...Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin qua việc
tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các
ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội'
Dân biểu Sanchez.
Dân biểu Loretta Sanchez khẳng định Quốc hội Hoa
Kỳ không muốn mở rộng giao thương với Hà Nội và giảm thuế quan cho các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ theo điều kiện của TPP cho đến khi nào
nhà nước Việt Nam chứng tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền bằng các hành động cụ
thể.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với đài VOA, Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam, nhấn mạnh:
“Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi. Đặc biệt trong vài năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do hội họp và lập hội của công dân cụ thể qua việc tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội.”
Dân biểu liên bang Sanchez cho biết bà sẽ tiếp tục vận động chính phủ Hoa Kỳ không nên dành thêm những sự ưu ái hay tiếp tục mang lại cho Hà Nội những cơ hội quan hệ thương mại tốt hơn, mà thay vào đó, hãy áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải dọn sạch những vi phạm nhân quyền tai tiếng.
Dù thừa nhận những nỗ lực tương tự trước đây không thành công khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được thông qua và việc Hoa Kỳ để cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhưng bà Sanchez khẳng định:
“Với Hiệp định TPP lần này, tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”
Trước khi Ngoại trưởng Mỹ sang thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 17 tháng này, dân biểu Sanchez cùng với dân biểu Zoe Lofgren đứng đầu kiến nghị thư quy tụ chữ ký của 47 nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Hoa Kỳ gửi tới Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với lãnh đạo Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với đài VOA, Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam, nhấn mạnh:
“Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi. Đặc biệt trong vài năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do hội họp và lập hội của công dân cụ thể qua việc tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội.”
Dân biểu liên bang Sanchez cho biết bà sẽ tiếp tục vận động chính phủ Hoa Kỳ không nên dành thêm những sự ưu ái hay tiếp tục mang lại cho Hà Nội những cơ hội quan hệ thương mại tốt hơn, mà thay vào đó, hãy áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải dọn sạch những vi phạm nhân quyền tai tiếng.
Dù thừa nhận những nỗ lực tương tự trước đây không thành công khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được thông qua và việc Hoa Kỳ để cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhưng bà Sanchez khẳng định:
“Với Hiệp định TPP lần này, tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”
Trước khi Ngoại trưởng Mỹ sang thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 17 tháng này, dân biểu Sanchez cùng với dân biểu Zoe Lofgren đứng đầu kiến nghị thư quy tụ chữ ký của 47 nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Hoa Kỳ gửi tới Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với lãnh đạo Việt Nam.
Tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia
nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực
trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội.
Bà Sanchez, Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc
hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam.
Phát biểu nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 trước đó, bà Sanchez
đã thúc giục mọi người tiếp tục làm vang vọng tiếng nói của các nhà dân chủ tại
Việt Nam, buộc Hà Nội phải ngưng đàn áp quyền con người và phóng thích tù nhân
lương tâm.
Ngoại trưởng Kerry cho biết trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Hà Nội nhân chuyến công du vừa qua, ông nhấn mạnh Việt Nam cần phải tiếp tục chứng minh có tiến bộ về nhân quyền, nếu không, các thành viên trong Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ phản đối việc mở rộng giao thương với Việt Nam kể cả việc Hà Nội tham gia vào TPP và việc thực thi thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt-Mỹ mới đạt được.
Việt Nam không hồi đáp trực tiếp lời kêu gọi này. Thay vào đó, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh lặp lại quan điểm lâu nay của Hà Nội rằng hai nước vẫn còn các bất đồng trong lĩnh vực nhân quyền.
Ngoại trưởng Kerry cho biết trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Hà Nội nhân chuyến công du vừa qua, ông nhấn mạnh Việt Nam cần phải tiếp tục chứng minh có tiến bộ về nhân quyền, nếu không, các thành viên trong Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ phản đối việc mở rộng giao thương với Việt Nam kể cả việc Hà Nội tham gia vào TPP và việc thực thi thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt-Mỹ mới đạt được.
Việt Nam không hồi đáp trực tiếp lời kêu gọi này. Thay vào đó, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh lặp lại quan điểm lâu nay của Hà Nội rằng hai nước vẫn còn các bất đồng trong lĩnh vực nhân quyền.
Không để Việt Nam vào
TPP nếu không cải thiện nhân quyền
- Danh mục
- Tải
Mới hôm qua 18/12, thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng Ben Cardin,
Chủ tịch Tiểu ban của Thượng viện Mỹ về Các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương, kêu
gọi chính quyền Tổng thống Obama đối thoại thẳng thắn và cởi mở hơn với Quốc
hội để có được sự hậu thuẫn của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ về Hiệp định TPP đang
thượng lượng với 11 nước khác.
Các bên đã không hoàn tất được thỏa thuận trước cuối năm nay như mong đợi nhưng sẽ khởi động lại các cuộc thương thảo vào đầu tháng giêng.
Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đề nghị Washington dùng các cơ hội kinh tế làm điều kiện thúc đẩy nhân quyền và cải thiện tiêu chuẩn lao động đối với các nước đối tác TPP như Việt Nam.
Các bên đã không hoàn tất được thỏa thuận trước cuối năm nay như mong đợi nhưng sẽ khởi động lại các cuộc thương thảo vào đầu tháng giêng.
Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đề nghị Washington dùng các cơ hội kinh tế làm điều kiện thúc đẩy nhân quyền và cải thiện tiêu chuẩn lao động đối với các nước đối tác TPP như Việt Nam.
Bỏ đảng chạy lấy người
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
(Danlambao) – “ĐCSVN
đã tàn phá nặng nề khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên
Việt Nam trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực
đầy nhiệt huyết.” - Nguyễn Chí Đức
Sau khi lòng vòng qua nhiều tiểu bang, cuối
cùng, tôi dừng chân ở California. Vùng đất này không nóng như Texas và
không lạnh như Kansas, hay Arkansas – nơi tôi đã trải qua một mùa đông mà
cả đất lẫn trời đều trắng xoá như bông.
Bên cạnh cái ưu điểm nổi bật là khí hậu
ôn hoà, quanh năm nắng ấm, sống ở California cũng có đôi điều bất
tiện: động đất hoài hoài và khách khứa đều đều – dù bạn không mời,
kể cả mời lơi. Khách đến chơi tuy không gây thiệt hại về nhân mạng,
và tài sản như thiên tai nhưng cũng dễ để lại những đổ vỡ (tình
cảm) còn phiền phức hơn động đất.
Không trước thì sau, người Việt tị nạn
cộng sản khắp nơi trên thế giới (thế nào) cũng có hôm bước chân đến
Mỹ. Xong, chắc chắn sẽ phải phải ghé qua California – ít nhất cũng
đôi ngày. Bởi vậy, thỉnh thoảng, tôi vẫn nhận được những cú điện
thoại từ xa (nghe) hết sức... bùi ngùi – đại khái như “văn kỳ thanh
nhưng bất kiến kỳ hình nên muốn có dịp gặp gỡ để hàn huyên tâm sự,”
hay (nghiêm trọng hơn) “để bàn chuyện quốc sự!”
Ý Trời, nói gì nghe thấy ghê dữ vậy?
Đã có không biết bao nhiêu độc giả (nhất
định) phải vượt hàng vạn dặm đến California để gặp tôi – một anh già
mặt mũi dị hợm, sặc sụa hơi men, quần áo tả tơi, người ngợm hôi
hám, ăn nói quàng xiên – cùng với một tiếng thở dài, khó nén!
Những vụ “diện kiến” bẽ bàng như thế là
cơ hội rất tốt để thiên hạ ôn lại (và nhớ mãi) lời dậy của cổ
nhân: người trông xa ma trông gần! Mà kinh nghiệm đắng cay
này không chỉ đúng với con người mà còn đúng luôn cho những đảng
phái tổ chức nữa (trông càng xa càng tốt) nhất là với Đảng CSVN.
Chính xác là bao xa, cho biết liền đi, sao
nẫy giờ (chưa say) mà cứ lòng vòng hoài vậy – cha nội?
Theo tôi phải xa tuốt luốt tận Châu Âu, Châu
Mỹ – hoặc Châu Phi càng tốt – còn nếu tại Châu Á thì tối thiểu cũng
phải (xa) cỡ từ Nhật Bản:
Đỗ Diệu Hương, hiện đang học thạc sĩ ngành quản
trị kinh doanh tại ĐH châu Á - Thái Bình Dương, tỉnh Oita, được kết nạp đảng ở
tuổi 20...
Diệu Hương nhận xét: “Ở VN, các chi bộ đảng có
thể họp mặt thường xuyên để quản lý và củng cố tư cách người đảng viên tốt hơn.
Còn ở nước ngoài không có điều kiện như vậy nên việc rèn luyện bản thân là quan
trọng nhất”.
Sống xa Tổ quốc, ngoài việc học tập, lao động và
kỷ luật tốt cần phải tích cực tham gia giao lưu với cộng đồng quốc tế. Diệu
Hương luôn ý thức được mình chính là tấm gương phản ánh thế hệ trẻ VN với bạn
bè thế giới, vì vậy cần phải sống trách nhiệm và gương mẫu.
Các bạn trẻ là lưu học sinh VN ở nhiều nơi
trên nước Nhật về dự một lớp cảm tình đảng ở vùng Kyushu – Okinawa. Nguồn
ảnh: Tuổi Trẻ Online.
Nữ đảng viên Đỗ Diệu Hương, có lẽ, nên ở
luôn bên Nhật để “rèn luyện bản thân” (cho nó chắn ăn) chớ sinh hoạt chi
bộ đảng ở nước ta – xem ra – có vẻ linh tinh lắm. Khi blogger Đinh Vũ Hoàng Nguyên còn tại thế, tôi
đã nghe ông kể vài “chuyện ngắn” sau:
1. Mình có quen một cậu là đảng viên, nhà ở một
huyện ngoại thành Hà Nội. Có lần mình vô tình nghe nó với thằng bạn là lái xe
đường dài nói chuyện, thằng bạn hỏi:
- Thế ông đợt này ở nhà làm gì?
- Thì vẫn công tác đảng thôi.
- Phải kiếm việc gì mà làm, chứ vô công rồi nghề
thế thì chết!
2. Mình đi ăn thịt chó ở Vĩnh Phúc. Trong mâm có
Phó Chủ tịch UBND xã, tuổi khoảng ngoài bốn mươi. Rượu ngon, thịt chó ngon.
Nhân câu chuyện về tình hình an ninh - trật tự ở địa phương, Phó Chủ tịch xã
nói:
- Báo cáo các bác! Số nghiện hút phát hiện được
ở địa phương bọn em là 31 đồng chí. Còn đảng viên Chi bộ bọn em có... 16 thằng!
Chuyện thật 100%. Thằng Nguyên mà nói điêu thì
làm con chó!
Tôi không dám nói là bác Nguyên “nói điêu”
nhưng chuyện ông kể có vẻ hơi khó tin, ít nhất thì cũng không dễ tin
bằng câu chuyện (tiếp theo) của bác Phạm
Đình Trọng:
Sáng chủ nhật, tôi vừa mở máy vi tính mới viết
được mấy dòng thì có chuông gọi cửa làm đứt mạch suy nghĩ. Xuống cầu thang ra
mở cửa, thấy ông hàng xóm là đảng viên cùng sinh hoạt tổ đảng với tôi mà ít
ngày trước tôi đã phải mất một buổi tối họp kiểm điểm ông về cái tật lãng
nhách, rất không đáng có ở một đảng viên của đảng cách mạng, đảng chính trị là
tật tối ngày nhậu nhẹt bét nhè, bê tha, đã kéo dài suốt nhiều năm của ông. Nay
một người như thế đến bảo tôi nộp cho ông bản thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí
Minh!
Kinh nghiệm của ông nhà văn tuy có hơi cay
đắng nhưng (nói nào ngay) vẫn cũng chưa đến nỗi phũ phàng như trường
hợp của ông Vi Đức Hồi, Giám Đốc Trường Đảng huyện
Hữu Lũng – Lạng Sơn:
Bác trưởng khu đề nghị:
- Bây giờ đến mục các đại biểu phát biểu ý kiến!
Chưa dứt lời, một cựu chiến binh có tên Miến,
đeo trên ngực một huy hiệu gì tôi cũng không để ý, ông ta hung hăng xông lên
bục vừa nói, vừa khua chân, múa tay vào mặt tôi. Ông ta nói tràng giang đại
hải, kể về thành tích của mình tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Người
chủ trì phải nhắc ông ta đi vào trọng tâm, lúc này hình như ông ta mới sực nhớ
ra những nội dung cần nói mà đã được chuẩn bị kỹ. Ông ta bắt đầu sỉ vả, xông
đến trước mặt tôi chỉ tay vào mặt tôi định gây gỗ, hành hung…
- Mày là thằng ngu! mày ngu lắm Hồi ạ! không
biết mày học hành thế nào! tao thấy mày ngu lắm!
Mấy người bên dưới nhắc nhở ông ta bình tĩnh,
ông ta quay lại bục rồi yêu cầu:
- Tôi đề nghị phải bắt nó lên đây đứng trước mọi
người, không thể để nó ngồi như thế được. Thu toàn bộ đồng hồ, điện thoại và
các tư trang của nó. Biết đâu bây giờ nó đang truyền thông trực tiếp ra nước
ngoài thì chết chúng ta!
Phía dưới hội trường bắt đầu có người phản đối.
- Nói thế mà cũng nói được! nói thế hóa ra là
mình làm sai! càng nói càng ngu. Mình làm đúng, nó đưa lên đến đâu cũng chẳng
sợ, phải không?
- Thiếu gì người mà đi bồi dưỡng cho ông này lên
phát biểu, dạy đời. Bản thân ông thì có tốt đẹp gì mà đi dạy người khác...
- Người ta phải dùng những người không bình
thường như thế mới đạt được mục đích chứ!
Những người không bình thường như thế,
trong đảng, chắc hơi nhiều. Và đây có lẽ là một trong những lý do
khiến ông Phạm Đình Trọng, và Vi Đức Hồi đành bỏ đảng. Hai ông, tất
nhiên, không phải là những người đâu tiên (hay cuối cùng) đã bỏ đảng
chạy lấy người.
Chỉ trong tuần lễ đầu tiên của tháng 12
năm 2013, lại có thêm thêm ba nhân vật nữa (luật sư Lê Hiếu Đằng, tiến
sĩ Phạm Chí Dũng và bác sĩ Nguyễn Đắc Diên) đã nộp đơn công khai xin
ra khỏi đảng. Nói một cách văn chương, và nói theo kiểu của nhà văn
Trần Mạnh Hảo, là họ xin được... ly thân.
Với thời gian, chuyện ly thân với người hôn
phối, cũng như với đảng – xem chừng – mỗi lúc một thêm đông và thêm
phức tạp.
Trước kia không mấy khi nghe ai nói tới
chuyện ly thân, ly hôn, hay li dị. Nếp sống, cũng như ngôn ngữ (hồi
trước) ngó bộ đỡ phức tạp hơn. Thỉnh thoảng, mới có người nhỏ
giọng:
- Cô A và cậu B thôi không đi lại với nhau
nữa.
Hoặc, trầm trọng hơn chút xíu:
- Ông C với bà Đ đã thôi ăn ở với nhau
rồi.
Thôi là xong. Là hết chuyện. Là đường ai
nấy đi. Là nhà ai nấy ở. Mạnh ai nấy sống. Đời ai nấy lo. Tiền ai
nấy sài. Hồn ai nấy giữ!
Biệt ly, nếu không bịn rịn, không êm đềm,
“không nhớ nhung từ đây” thì cũng (thường) êm thắm. Sóng gió, nếu có,
ráng dấu trong lòng. Chớ đâu có cái vụ mang nhau ra toà, hay mang đơn
xin ra khỏi Đảng phát tán (tùm lum) trên... mạng – như mấy bữa rầy.
Thời thế, xem chừng, đã đổi. Gió, ngó
bộ, cũng muốn chuyển rồi – theo như nhận định của blogger Nguyễn Lân
Thắng (nghe được) qua BBC vào hôm 6 tháng 12 vừa qua:
“Tôi nghĩ đảng chưa bao giờ ở tình thế hiểm
nghèo như thế này bởi những người trí thức tương đối có tiếng tăm, tương đối có
uy tín ở trong xã hội, mà bây giờ họ tuyên bố ly khai khỏi đảng, một cách chính
thức.
“Đây là một tổn thất vô cùng lớn về mặt tính
chính danh của đảng, lúc này uy tín của đảng không còn gì nữa, thực sự không
còn gì nữa...”
“Hành động của ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí
Dũng có thể cũng dẫn đến một phong trào ly khai khỏi đảng một cách ồ ạt, diễn
ra với một số lượng lớn, và lúc đó sự cầm quyền của đảng sẽ bị lung lay một
cách rất dữ dội.”
'Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với
bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất
nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây.”
Cùng lúc, trên diễn đàn RFA, blogger Nguyễn Ngọc Già cũng đã có
nhận định tương tự: “... anh Đằng, anh Dũng, anh Diên bỏ đảng vừa rồi gây ra
một làn sóng...lớn.”
Chuyện “tình hình” hay “sóng gió” lớn/nhỏ
ở Việt Nam ra sao – trong những ngày sắp tới – cái thứ người cả đời
núp kỹ ở nước ngoài, và luôn luôn trốn biệt trong chai như tôi (e)
không đủ tư cách để lạm bàn. Nhân dịp này, tôi chỉ xin nâng ly chúc
mừng ba ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Đắc Diên – những
người ngay – vừa thoát nạn. Kiếp nạn trao duyên lầm tướng cướp!
XÃ
HỘI RỪNG RÚ, BẠO LỰC TRÀN LAN
Phạm Đình Trọng
Mở trang báo lề đảng ra, ngày nào cũng gặp nhan nhản những
chuyện đâm chém, đổ máu thê thảm. Cá nhân hành hung nhau chí tử, băng nhóm
thanh toán nhau đẫm máu chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh, không đâu.
Vào các trang mạng xã hội lề dân những vụ sử dụng bạo lực trong
quan hệ dân sự càng diễn ra thường xuyên, man rợ, rừng rú, mạnh hiếp đáp yếu,
nhân danh quyền lực Nhà nước ức hiếp dân. Công an cùng côn đồ dùng sức mạnh Nhà
nước và sức mạnh xã hội đen đánh người dân lương thiện tay không, sức yếu, thế
cô ngay trên phố đông, ngay giữa làng xóm yên lành. Công an huy động côn đồ
hành hung dân đến làm việc ngay trong phòng trực ban công an. Công an đánh chết
dân ngay trong nhiệm sở chỉ vì những vụ việc dân sự thông thường hàng ngày.
Hai sự việc gần đây nhất của xã hội
rừng rú, bạo lực tràn lan từ cơ quan công quyền Nhà nước lẽ ra phải là nơi ngự
trị của pháp luật, người dân được bảo vệ, lẽ phải được sáng tỏ lại là nơi người
dân bị hành hung, pháp luật bị chà đạp, luật rừng ngự trị, đến tận nơi nuôi dạy
trẻ thơ lẽ ra chỉ có tình thương yêu lại là nơi bạo lực thi thố.
Bạo lực nơi công quyền. Ba công dân từ Quảng Trị và Thừa Thiên –
Huế vào Đà Nẵng, tối 7.12.2013 nghỉ trọ ở nhà nghỉ Hồng Ngọc đường Nguyễn Huy
Tự, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Ngay đêm đó công an phường Hòa Minh không
có nguyên cớ và công lệnh gì đường đột xâm phạm nơi cư trú của công dân, xông
vào nhà trọ tra hỏi rồi cùng những người đàn ông mặc đồ dân sự không rõ xuất xứ
với thái độ bặm trợn côn đồ dùng bạo lực bắt trái pháp luật ba công dân về đồn
hạch xách giam giữ suốt đêm.
Sáng hôm sau công an phường Hòa Minh mới trả tự do cho ba công
dân nhưng thu giữ của họ những tài sản quí giá và là tài sản tối cần thiết, bất
li thân của con người thời đại công nghệ thông tin là láp tốp và điện thoại di
động. Ba công dân phản đối việc thu giữ tài sản trái pháp luật, công an Hòa
Minh buộc phải viết giấy hẹn họ hai ngày sau lên công an thành phố Đà Nẵng nhận
lại tài sản.
Theo giấy hẹn của công an Hòa Minh, ngày 10.12.2013, ngày Quốc
tế Nhân quyền, ba công dân đến công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản thì
công an thành phố Đà Nẵng trả lời hoàn toàn không biết sự việc vì công an Hòa
Minh chưa báo cáo và chỉ ba công dân về công an Hòa Minh. Công dân bị quyền lực
Nhà nước bất chính, hành xử trái pháp luật đẩy từ phường lên thành phố rồi lại
bị đẩy từ thành phố về phường. Về phường, công an Hòa Minh lại đẩy tiếp, lại
hẹn đến 12. 12. 2013 lên công an thành phố Đà Nẵng giải quyết.
Bị đối xử quá bất công, vô lí, tàn nhẫn và trái pháp luật, ba
dân đen thấp cổ bé họng cũng đành chấp nhận chỉ xin những kẻ bất lương mất tính
người, không còn trái tim con người, chỉ là robot mặc áo công an phường Hòa
Minh tờ giấy hẹn để có chứng cứ buộc nơi họ được hẹn đến phải giải quyết. Một
việc nhỏ, một thủ tục hành chính đương nhiên, bắt buộc phải thực hiện nhưng
công an Hòa Minh dứt khoát không thực hiên. Buộc lòng ba công dân phải đứng
trước đồn công an phường Hòa Minh lên tiếng: “Phản đối công an phường Hòa Minh
quận Liên Chiểu bắt người và thu giữ tài sản công dân trái pháp luật”, “Yêu cầu
công an trả lại tài sản”. Lập tức công an phường Hòa Minh cùng những người mặc
đồ dân sự bặm trợn mà ba đêm trước đã xông vào nhà trọ Hồng Ngọc lại xuất hiện
xô vào đánh ba công dân máu chảy tràn trên mặt và ngất xỉu phải đưa vào bệnh
viện cấp cứu!
Bạo lực ở nơi của tình thương. Trường mầm non tư thục Phương Anh
phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Sài Gòn nhận trông giữ và nuôi dạy 22 trẻ
từ mười tháng đến bốn tuổi. Ở nơi chỉ từ ngữ phát âm lên: Trường mầm non. Nuôi
dạy. Trẻ thơ đã gợi lên, đã đòi hỏi tình thương yêu bao la, sự nâng niu, chăm
sóc, nhân hậu nhưng lại chỉ có bạo lực, tàn nhẫn, hung ác. Hàng ngày hai cô
giáo nuôi và dạy những đứa trẻ dưới bốn tuổi bằng cách đến bữa ăn, cô nuôi trẻ
liên tục dồn cháo vào đầy mồm đứa trẻ rồi bóp cổ, bịt mũi, vung tay tát tới tấp
vào mặt, đánh túi bụi khắp người đứa trẻ, dựng ngược, nhét đầu đứa trẻ vào phuy
nước bắt nó phải nín khóc để nuốt cháo.
Nhà trẻ cùng với gia đình là nơi gieo yêu thương, đánh thức tính
người trong lòng trẻ thơ lại là nơi gieo hận thù, đánh thức tính thú, rèn luyện
bạo lực cho đứa trẻ để đứa trẻ lớn lên trở thành những con thú trong xã hội
rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể.
Xã hội rừng rú càng được khuyến khích phát triển, bạo lực càng
tràn lan trong xã hội qua cách ứng xử của pháp luật và dư luận xã hội với hai
vụ việc bạo lực trên.
Hai cô giáo hành hạ trẻ thơ không gây thương tích trên cơ thể
nhưng gây chấn thương tâm lí, tinh thần cho trẻ thơ bị báo chí phanh phui, lập
tức chính quyền vào cuộc, pháp luật truy tố, các quan chức từ quốc gia đến các
ban, ngành, phường, xã lên tiếng, cả hệ thống truyền thông từ đài truyền hình
quốc gia đến các tờ báo địa phương, ngành đồng loạt, cấp tập lên án.
Nhưng công an phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng xâm phạm nơi cư trú công dân, bắt giam người, thu giữ tài sản trái pháp
luật của ba công dân rồi cùng côn đồ xã hội đen quây đánh ba công dân lương
thiện, hoàn toàn không có sai phạm pháp luật, gây thương tích nặng nề cho người
dân trong đó có một công dân nữ, gây phẫn nộ trong lòng người dân với Nhà nước,
vụ việc lớn, nghiêm trọng hơn nhiều vụ việc ở trường mầm non phường Hiệp Bình
Phước, Thủ Đức, Sài Gòn thì chính quyền, pháp luật và báo chí lề đảng hoàn toàn
im lặng, làm ngơ, khuyến khích công an tiếp tục sử dụng bạo lực phi pháp trong
những quan hệ dân sự với người dân. Người dân bị hành hung, bị đánh chết trong
đồn công an cứ liên tiếp diễn ra trên khắp đất nước. Xã hội Việt Nam cứ mãi mãi
là xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể trong xã hội rừng rú đó.
Người vô gia cư ngủ
trong trạm ATM trốn cái rét dưới 10 độ C
Không nhà cửa, chỉ với
tấm chăn mỏng, mấy tấm bìa các tông và thêm tấm màn, bạt phủ, những người vô
gia cư nằm co ro giữa đêm đông Hà Nội rét buốt.
Trong cái lạnh cắt da cắt thịt mấy ngày qua tại phía Bắc, có thể bắt gặp rất
nhiều hình ảnh người vô gia cư rét co ro nằm ngủ trên các con phố giữa Thủ đô.
Một thanh niên quấn chặt tấm chăn nằm ngủ trong một
cây ATM kín gió trên phố Hai Bà Trưng.
Một góc khác trên phố Hàng Bông, người đàn ông này quây bạt nằm ngủ
cùng chiếc xe máy, bên cạnh còn để sẵn một cây gậy phòng thân.
Anh Trinh người Nam Định đã lên Hà Nội làm xe ôm nhiều năm. Anh thấy tiếc tiền
thuê nhà trọ nên chỉ gửi xe nhờ tại khu phố mình hay chạy khách
và tìm một góc vỉa hè làm nơi ngả lưng qua đêm.
Một người vô gia cư khác mắc màn ngủ trên hè phố Hàng Khay sau 12h đêm.
Những người chịu cảnh màn trời chiếu đất giữa Thủ đô này chủ yếu là người ngoại
tỉnh làm công việc như bảo vệ, xe ôm, bán hàng rong, nhặt rác, ăn xin
và cũng chỉ tập trung ở các phố lớn.
Anh Giới 53 tuổi người Nam Định, lên Thủ Đô làm nghề nhặt rác cũng được gần 4 năm.
Mặc dù đã sát Tết nhưng anh cố bám trụ không muốn về quê vì
dịp này sẽ nhặt nhạnh được nhiều hơn.
Anh sống cùng một người nữa tên Lâm bên vỉa hè phố Nguyễn Khắc Cần . Ngày họ
đi nhặt rác, ve chai, tối về ngủ tạm bợ trên vỉa hè được che chắn bởi
mấy tấm bìa các tông và gỗ mỏng.
Không ít bạn trẻ đã quan tâm và chia sẻ những hình ảnh đáng thương như vậy trên
mạng xã hội Facebook. Bạn gái này còn mang ra tặng ông bác không nhà trên
phố Hoàng Diệu một chiếc chăn để giữ ấm qua đêm lạnh. Ảnh: KL
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền