Sunday, December 22, 2013

Sinh viên Nghệ An phổ biến cẩm nang Quyền Con Người.




VRNs (19.12.2013) – Sài Gòn -  Sinh viên Nghệ An phổ biến cẩm nang Quyền Con Người.

Sáng nay, tại Nghệ An, một số bạn sinh viên đi phát cẩm nang Quyền Con Người cho người dân ở trên xe buýt, cho những người đi đường đặc biệt là cho các tiểu thương ở chợ Sò huyện Diễn Châu, Nghệ An là nơi đã và đang xảy ra tranh chấp đất đai giữa nhà cầm quyền với các tiểu thương chợ Sò.

Bạn Minh Khang, một trong những bạn sinh viên đi phát cẩm nang Quyền Con Người cho biết “mục đích cho người dân biết những Quyền họ đang bị [nhà cầm quyền] xâm phạm”.

Phản ứng của người dân khi họ đón nhận cuốn cẩm mang Quyền Con Người thì “mỗi người nhận có thái độ khác nhau. Có người nhận được thì háo hức và đọc ngay. Có người còn e dè.” Bạn Minh Khang nhận xét.

Bạn Minh Khang mong rằng cẩm nang Quyền Con Người sẽ được đến với nhiều người dân hơn, để họ nhận ra họ có các Quyền cơ bản được Công ước quốc tế quy định.

Nhà cầm quyền Nghệ An đang triển khai dự án di dời chợ Sò ở huyện Diễn Châu nhưng không được sự đồng tình của bà con tiểu thương, báo Công An Nghệ An viết: “Vào thời điểm thượng tuần tháng 10.2013, khi các cấp chính quyền huyện Diễn Châu có chủ trương đóng cửa chợ tạm (hay còn gọi là chợ Sò) để đưa chợ Phủ Diễn được xây mới vào hoạt động thì xảy ra mâu thuẫn trong người dân và tiểu thương.”

“Việc làm mất an ninh trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa bà con tiểu thương xã Diễn Thành và thị trấn Diễn Châu ngày càng trở nên phức tạp.” Báo cho biết thêm.
Sinh viên Nghệ An phát Cẩm nang nhân quyền
Sinh viên Nghệ An phát Cẩm nang nhân quyền

Việt Nam vào top 5 trong Danh Sách của CPJ về Chế Độ Cầm Tù Nhà Báo Nhiều Nhất Trên Thế Giới

Đài RFI đưa tin, trong bản báo cáo thường niên công bố vào hôm 18.12.2013, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ đã báo động năm 2013 là “Năm tệ hại thứ hai trên bình diện nhà báo bị cầm tù” trên thế giới.

Đứng thứ nhất trong danh sách là Thổ Nhĩ Kỳ, theo sau là Iran và Trung Quốc. Việt Nam cũng nằm trong danh sách năm nước có nhiều nhà báo bị tù nhất.

Việt Nam cũng là nước nắm kỷ lục Đông Nam Á về số lượng nhà báo bị giam cầm với 18 tù nhân là người viết báo. Báo cáo cũng bày tỏ quan ngại trước “chiến dịch gia tăng đàn áp các blogger ” của nhà cầm quyền Việt Nam. CPJ cho biết, đã có 18 người bị cầm tù trong năm nay so với 14 người bị cầm tù vào năm ngoái.

Theo ông Joel Simon giám đốc điều hành tổ chức CPJ, được AFP trích dẫn: “Bỏ tù các nhà báo vì công việc của họ là đặc trưng một xã hội không khoan dung mà chỉ biết đàn áp… Hiện tượng các nhà báo bị bỏ tù gia tăng ở các nước như Việt Nam và Ai Cập là điều đáng quan ngại”.

Facebook Dangkhoa Tran liền nhận xét: “đứng thứ 5 à ? Quá hạnh phúc … cảm ơn đảng và nhà nước … ” Facebook Hiroshi Kenshin cũng bày tỏ: “tự hào [khi Việt Nam] mình vào được top 5!”

Theo Wikipedia, Ủy ban bảo vệ các nhà báo (hay CPJ) là một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, có trụ sở ở thành phố New York nhằm thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ các quyền của nhà báo.

Nhập viện cấp cứu vì bị công an ép cung
Tờ Trí Việt đưa tin, anh Dương Văn Cao (sinh năm 1990), quê ở thôn Đình Tổ (Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội) đã phải vào nhà thương, huyện Thanh Oai để cấp cứu hôm 16.12.2013, sau gần 3 ngày bị ép cung bởi một số công an huyện Thanh Trì (Hà Nội).

Bài báo cho biết thêm, vì đã được “hóa trang” nên phóng viên đã nghe tận tai Trung tá Đặng Anh Quân, Đội Phó đội Hình sự Công an huyện Thanh Trì nói hôm 17.12.2013 trong nhà thương rằng: “sự việc trót lỡ rồi bây giờ phải làm sao?”.

Lời nói trên cũng đồng thời xác nhận việc ép đánh dã man anh Dương Văn Cao để ép cung là có thật.

Facebook Duy Hữu Mai thì nói: “Tàn độc quá. Bọn công an này sẽ có ngày phải trả lời trước công lý thôi.” 

Facebook Dũng Huy thì đồng cảm: “[ở Hà Nội] trời rét này chắc đau lắm, ước gì người bị đánh là bố hoặc mẹ của mấy ông công an để xem họ đau, họ tủi nhục như thế nào.”

Theo tường thuật của Dương Văn Cao, anh bị bắt đi vào chiều ngày 13.12 tại tiệm cắt tóc Minh Tuấn bởi 4 đồng chí công an huyện Thanh Trì mặc thường phục. Cũng theo xác nhận của phóng viên, những người có mặt tại tiệm cắt tóc Minh Tuấn đã xác thực việc anh Dương Văn Cao bị còng tay, bị bắt đi mà không hề có lệnh bắt hay có ai giơ thẻ ngành ra.

Bài báo còn cho biết, nạn nhân lúc tỉnh lúc mê, thậm chí còn có lúc hoảng loạn. Nạn nhân kể lại đã bị tra tấn bằng đủ mọi hình thức kinh khủng, mà chính phóng viên cũng không dám tường thuật lại.

Sự kiện trên có lẽ là một nghịch lý vì vào ngày 7.11 vừa qua, Việt Nam đã chính thức ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc. Theo đó, Công ước quy định các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác nhằm ngăn chặn mọi hành vi tra tấn.

Các quốc gia tham gia Công ước còn có nghĩa vụ trừng trị những hành vi tra tấn bằng các hình phạt thích đáng, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ nạn nhân.

Facebook Hiếu Bún mỉa mai: “Ký công ước cho vui ấy mà!”
Xin điểm lại một số vụ việc xảy ra trong khoảng trước và sau thời điểm Việt Nam ký công ước chống tra tấn như sau: án oan 10 năm tù đối với ông Nguyễn Thanh Chấn; anh Trịnh Xuân Tình, một người bán hàng rong bị cán bộ trật tự đô thị và dân phòng phường 25, quận Bình Thạnh còng tay, đánh đập đã man tại khu chợ tạm đường D1; anh Đinh Huenh (SN 1990) tố cáo bị các chiến sĩ, cán bộ Công an xã Pờ Tó và Công an huyện Ia Pa đánh khiến anh phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai…

Thầy giáo Đinh Đăng Định kiên quyết không hóa trị vì bệnh viện không cung cấp hồ sơ bệnh án.

“Vào ngày 17.12, cán bộ trại giam An Phước đưa bố tôi vào bệnh viện 30 tháng 4, Sài Gòn để hóa trị lần 3. Lần này, bố yêu cầu bác sĩ cho xem hồ sơ bệnh án nhưng bác sĩ không đồng ý, nên bố tôi khiên quyết từ chối truyền hóa chất vì bác sĩ không cho biết bệnh tình của bố như thế nào.” Cô Thảo, con gái thầy giáo Đinh Đăng Định kể cho VRNs biết.

“Bác sĩ trưởng khoa tên Toản nói rằng, bố tôi không chịu hợp tác với bệnh viện để điều trị bệnh nhưng bố tôi trả lời rằng, bố tôi có quyền biết hồ sơ bệnh án của bố tôi như thế nào và bệnh tình ra sao.

 Nhưng bác nói, về nguyên tắc, bác sĩ không cho bệnh nhân biết hồ sơ bệnh án trừ khi có yêu cầu của giám đốc bệnh viện, hoặc cán bộ trại giam, hoặc có đơn yêu cầu của gia đình. Khi bố tôi đưa đơn “Đề nghị cấp hồ sơ bệnh án” của gia đình cho bác sĩ thì bác sĩ lại nói là Giám đốc bệnh viện đi vắng, khi nào có câu trả lời sẽ báo cho gia đình biết sau.” Cô Thảo nói.

Về sức khỏe của ông Định, cô Thảo cho hay: “Bác sĩ nói với bố tôi bị ung thư giai đoạn 3, hóa trị 8 đợt, mỗi đợt cách nhau 22 ngày. Bác sĩ chuẩn đoán tên Vũ ở Trung tâm ung bướu. Mười ngày nay, bố tôi đi cầu ra máu.”

Hôm nay, gia đình ông Định đã làm đơn “Đề nghị cấp hồ sơ bệnh án” và gửi đến ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Bộ Trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng Cục VIII – BCA, Giám thị trại giam, Giám đốc bệnh viện…

Cô Thảo cho hay, bác sĩ Lê Thu Nga đã tiếp nhận đơn Đề nghị cấp hồ sơ bệnh án của gia đình. Nhưng cô Thảo nói rằng, “họ chỉ tiếp nhận đơn thôi chứ không giải quyết gì hết vì gia đình tôi đã nhiều lần gửi đơn xin “hoãn chấp hành” hoặc “tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù” cho bố nhưng chưa có cơ quan thẩm quyền nào giải quyết.”

Thầy giáo Đinh Đăng Định bị ung thư dạ dày và ông phẫu thuật khối u vào ngày 19.08 vừa qua.

Ông Định bị kết án 6 năm tù giam với tội danh “Tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN” theo Điều 88 BLHS trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 09.08.2012; sau đó, tòa án tỉnh Đăk Nông y án trong phiên tòa phúc thẩm, ngày 21.11.2012.

Ông Định có một số bài viết liên quan đến khai thác boxit ở Tây Nguyên, kêu gọi đa nguyên đa đảng, lên tiếng cho những người nông dân bị mất đất…

Trước đây, ông Định là một sĩ quan quân đội VN. Sau đó, ông Định trở thành giáo viên dạy môn Hóa tại Trường PTTH Lê Quý Đôn ở tỉnh Đăk Nông.
 PV. VRNs

Chỉ vì cái đảng

Có một chuyện,
Chuyện rất đáng làm:
Chuyển từ độc đảng sang đa đảng
Cũng có một chuyện,
Chuyện thật dễ dàng:
Đổi hiến pháp vì đảng sang hiến pháp vì dân
Và một chuyện nữa,
Chuyện thường như cơm bữa:
Đem tam quyền phân lập, dân chủ toàn phần
Thay độc trị, độc tài, độc quyền, độc diễn

Dễ quá mà
Cho hợp lòng dân
Cũng phải đạo nữa
Quá trình chuyển hóa đi lên của xã hội
Thế giới tiến bộ tự do đều làm thế
Thì lịch sử chứng minh ắt là phải thế
Bắt đầu từ lâu rồi!

Mà sao ở nước mình
Nói ra ai cũng bực cả mình
Cho đến giờ này
Năm hai ngàn không trăm mười ba
Vẫn còn chình ình một cái đảng
Ra đời từ cái thuở cổ lỗ hũ
Bám vào mớ ý thức hệ cổ lỗ sĩ
Của thời bần cố hoang sơ
Qua thời chủ tớ hỗn mang
Đến thời văn minh dân chủ

Nhưng,
Xà beng bẩy không đi, não bộ sét rỉ
Vẫn ôm khư khư cái chủ nghĩa ngớ ngẩn
Thế giới đại đồng, cào bằng, gom tất
Ảo tưởng vào ngón nghề đấu tranh giai cấp
Huơ búa, huơ liềm, mã tấu, AK
Xướng mãi độc tôn, chẳng chịu nhận ra
Đường sáng chê bai, chui đầu tử lộ

Lôi cả nước trượt nhanh xuống hố…
Hố phân cách giầu nghèo, dân tình oán khổ
Hố huynh đệ tương tàn, xáo thịt nồi da
Hố luân lý suy đồi, dân khí tiêu ma
Hố tham nhũng quốc nạn bọ sâu nhung nhúc
Hố mại quốc cầu vinh đen như chó mực
Hố nô lệ Cộng Tàu dân tộc diệt vong

Chao ôi!
Nỗi xót xa như muối xát trong lòng
Tất cả chỉ chung quy vì cái đảng

Lắc đầu chán ngán
Đỉnh cao trí tuệ
Mà ngu thế sao?
Không mở mắt ra
Mà xem thế giới
Tiến bộ thế nào
Đa nguyên đa đảng
Mất mát điều gì?
Nhân quyền dân chủ
Thiệt hại giống chi?
Tự do tôn giáo
Sợ đến thế à?
Tự do ngôn luận
Hãi đến thế a?
Lập hội lập đoàn
Như gà phải cáo
Chắc tưởng lập đảng?
Dân đưa kiến nghị
Bịt mắt che tai
Dân hỏi dân nài
Thẳng tay đàn áp
Lại huơ dùi cui
Lại giơ nắm đấm
Thêm còng số tám
Nhà tù vốn đông
Chật càng thêm chật
Riêng đám ôn vật
Bám mãi cái đảng
Bắt vít chỗ ngồi
Ăn trên ngồi trốc
Cha truyền con nối
Sướng chỉ một mình
Dân chết mặc dân
Nước mất mặc nước
Vậy là cố tình
Vậy là ích kỷ
Vô cảm vô tâm
Phải đâu vì dân
Phải đâu vì nước
Lòi ra đảng cướp
Cướp sạch sành sanh
Có phải vậy không?
Sự thật rành rành
Đã hết thuốc chữa
Vậy phải làm gì?
Hỡi bà con ơi!
Hỏi là trả lời
Bắt đầu đi thôi

* * *

Sẽ Đến Một Ngày 


Đảng đừng bảo đảng không hề biết
Dân lầm than đói khổ lâu rồi
Bao cưỡng chế, phá nhà, cướp đất
Sẽ vùng lên, máu cuộn thành ngòi

Đảng đừng vờ ngây thơ chẳng hiểu
Bao nạn nhân lao động buôn người
Sống lây lất chết không nhắm mắt
Sẽ hỏi thăm, xương trắng phơi đồi

Đảng đừng cố làm như không thấy
Bao trẻ em, phụ nữ đọa đầy
Thân cô chiếc tha phương tủi nhục
Kiếp tôi đòi bạc phận không may

Đảng đừng trách sao không lên tiếng
Bao người dân yêu nước trong tù
Bị đàn áp dã man đánh đập
Phá gông xiềng một phút nghìn thu

Đảng đừng nói sao không bày tỏ
Vạn đơn từ khiếu kiện chất chồng
Trên bao che dưới càng kiêu lộng
Súng nổ rồi gậy đập lưng ông

Đảng đừng chối ngu ngơ không rõ
Biển, đảo kia ai cúi đầu dâng?
Đất tổ tiên ai đang tâm nhượng?
Án tru di sử sách chẳng lầm

Đảng đừng bảo đảng không ngờ tới
Tham nhũng cùng sâu mọt cả bầy
Ăn của đút từ trên xuống dưới
Ruỗng mục rồi, tận gốc lung lay

Đảng đừng than sao không thương hại
Đã từ xưa đảng có thương ai?
Lừa lòng tin bao người ngây dại
Mặt nạ rơi hiện rõ chiêu bài

Đảng đừng oán sao không nhân đạo
Thật nực cười kẻ cướp kêu đau
Đạo nghĩa nhân ai gây băng hoại?
Ác nghiệp sâu quả đắng đen màu

Đảng đừng trách sao không nhắn nhủ
Bao lời khuyên nước đổ lá khoai
Bao nhiêu lần người ngay vướng hại
Giờ mong chi điểm mặt nhân tài

Đảng đừng mơ quan thầy che chở
Bọn gian manh tráo trở một tuồng
Khi sóng nổi toàn dân đứng dậy
Chúng chạy dài trối chết i uông

Đảng đừng bảo sao không báo trước
Triệu hồn oan xưa thác hiển linh
Sẽ quay lại một giờ tiền định
Nợ thịt xương trả sạch u tình

Đảng đừng khóc van xin lậy lục
Nước mắt dân đã quá khô cằn
Bao cánh tay hờn chưa vuốt mặt
Sắp đến ngày sắt thép cùng vung


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List