Năm mới, niềm
tin và hành động mới
Le Nguyen (Danlambao) - Giáng sinh đến có nghĩa rằng vài hôm nữa
là hết năm cũ để nhân loại chào đón một năm mới dương lịch trải dài trước mắt.
Theo lẽ thường người ta có thói quen kết toán công việc cuối năm lên kế hoạch
hành động cho năm mới, nói ngắn gọn văn hoa bóng bẩy là “tống cựu nghinh tân”
tức là xua ra cửa xui xẻo của năm cũ để chào đón may mắn vào nhà trong năm mới.
Thiết nghĩ phong trào dân chủ, lực lượng đấu tranh cho dân chủ cũng không phải
là ngoại lệ, là cũng cần phải xem xét lại trong năm qua đã làm được gì và những
gì chưa làm được để điều chỉnh những hạn chế tồn tại nhằm hoạch định đường
hướng hoạt động cụ thể cho những ngày tháng sắp tới, có hiệu quả hơn trong
tương lai.
Nhìn lại một năm vừa qua
đã có một số sự kiện đấu tranh nổi bật đáng ghi nhận, từ đấu tranh mang tính
cách cá nhân tự phát đến đấu tranh mang tính tập thể có tổ chức và từ đấu tranh
tập thể dưới hình thức “xin cho” như gởi đơn kiến nghị của 72 vị trí thức góp ý
sửa đổi hiến pháp đến chuyển sang chủ động đấu tranh khẳng định quyền làm
người, quyền dân sự, quyền chính trị phù hợp với luật pháp của nhà nước cộng
sản ban bố cũng như các công ước Việt Nam ký kết, cam kết với quốc tế, qua hình
thức tuyên bố của các công dân tự do, tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt
Nam, công bố sự ra đời của hội anh em dân chủ, diễn đàn xã hội dân sự, tuyên
cáo thành lập hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam..
Những sự kiện xảy ra
trong năm là sự cố gắng vượt bực của một số nhỏ dũng cảm vượt qua sợ hãi lên
tiếng mang tính chất thách thức độc quyền quyền lực của bạo quyền cộng sản Việt
Nam và còn lại số đông quần chúng giữ im lặng, chưa ra mặt tỏ rõ thái độ với
chế độ bạo tàn cộng sản. Như thế không có nghĩa rằng người dân chấp nhận chế
độ, là họ không nhận ra tội ác cộng sản gây ra cho họ, xa hơn là cho đất nước
dân tộc này và tuyên bố gán ghép xã hội chủ nghĩa là sự chọn lựa của toàn dân
như hệ thống loa đài của đảng tuyên bố sai sự thật họ đều biết!
Để biết được tâm tư tình
cảm thật sự của mọi tầng lớp nhân dân, cách tốt nhất là nếu có ai đủ điều kiện
đi đây đi đó tiếp cận, thăm dò dư luận xã hội Việt Nam hiện nay như tiếp xúc
với các nhân viên phục vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ giải trí, các tài xế
taxi, xe honda ôm, các hướng dẫn viên du lịch, các bạn chung tour du lịch, các
cán bộ đảng viên hưu trí cùng với các cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên tình cờ các thành
phần nghèo buôn bán sinh sống trên vỉa hè, trong lòng đường phố đô thị... sẽ
nghe được tâm tư tình cảm lẫn bức xúc của họ đối với nhiều bất cập, bất công
trong chế độ độc tài cộng sản mà người làm dân không có quyền chọn lựa này.
Chắc chắn khi làm cuộc
thăm dò dư luận cách khoa học và nghiêm chỉnh, chúng ta sẽ thấy hầu hết những
người dân làm việc kiếm sống ngoài khu vực nhà nước đều có nhận xét về các vấn
đề kinh tế xã hội khá sâu sắc cũng như nhận định chính trị ở một tầm cao hơn
hẳn quan trí cộng sản cả một cái đầu. Chính tôi trong những lần “thỏng tay vào
chợ” cận cảnh, tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội đã mắt thấy tai nghe rất
nhiều điều ta thán về chế độ cộng sản, trong đó ấn tượng nhất là hoạt cảnh hỗn
loạn của các em, cháu học sinh tiểu học gây ồn ào mất trật tự trong bảo tàng
chứng tích chiến tranh, bảo tàng lập ra chỉ nhằm mục đích “lên án tội ác Mỹ
Ngụy” ở Sài Gòn khiến một cho chị lao công của bảo tàng thốt lên trống không
với giọng khá bức xúc: “Con nít biết cái gì mà đem nó vô đây?...”
Một phát ngôn khác cũng
làm tôi khá bất ngờ là một hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài, nói
tiếng ăng lê giọng Mỹ khá lưu loát “thao thao bất tuyệt” về tội ác chiến tranh,
kể lể công lao anh dũng đánh thắng... có đoạn diễn giảng ông Nguyễn Ái Quốc lấy
tên Hồ Chí Minh của ông tàu nào đó làm tên ông ta, là để trả ơn sự giúp đỡ “to
lớn” trong thời ông Quốc hoạt động cách mạng ở Trung Hoa. Vụ việc này đã không
“bịt mồm” được một thanh niên việt kiều trong đoàn du lịch đứng bên nói với cha
cậu ta rằng: “Con biết họ nói không đúng... con không muốn nghe nữa...” Câu
chuyện nếu dừng ở đó thì cũng bình thường không có chuyện chi để bàn, điều làm
cho tôi thật sự bất ngờ là sau câu nói của cậu thanh niên Việt kiều là người
hướng dẫn viên du lịch bất ngờ bật tiếng Việt nói: “đừng nghe những gì cộng sản
nói(?)...”
Qua những diễn biến tư
tưởng lẫn nhận thức sâu sắc về xã hội của số đông quần chúng thầm lặng, chính
mắt tôi chứng kiến và kể ra một mảng nhỏ, đủ cơ sở để kết luận rằng lực lượng
đấu tranh cho dân chủ đang có nhiều thuận lợi để tổ chức khối quần chúng đã
nhận biết cộng sản là tội ác, là nguyên nhân của khổ đau chết chóc, của đói
nghèo lạc hậu làm cản trở phát triển của đất nước nhưng chưa được hướng dẫn cho
biết về những quyền tự do căn bản của một con người, những quyền lợi thiết
thân, sát sườn của chính họ để họ tự đứng lên đấu tranh giành lấy những quyền,
lợi ích hợp pháp mà lẽ ra chính họ phải được hưởng.
Chẳng hạn như quyền lợi,
điều kiện làm việc của người công nhân Việt Nam quá kém, quá tệ so với mặt bằng
của công nhân khu vực lẫn thế giới và sự khác biệt, thiệt thòi của giai cấp
công nhân Việt Nam, giai cấp được đảng cộng sản ra rả đề cao ca ngợi là giai
cấp nồng cốt của đảng lãnh đạo không được cải thiện đúng mức mà ngày càng tồi
tệ hơn so với chuẩn mực quốc tế, chỉ cần tính kể từ ngày cộng sản Việt Nam đổi
mới kinh tế, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điển hình như người công
nhân làm việc toàn thời ở các xứ “tư bản bóc lột” cụ thể là Úc ngay thời điểm
này có mức lương khởi điểm hay lương tối thiếu $18 một giờ, làm việc 8 giờ một
ngày, 40 giờ một tuần và một ngày làm hơn 8 giờ sẽ được trả lương gấp rưởi cho
3 giờ đầu, lương gấp đôi cho những giờ kế tiếp... ngoài ra một năm làm việc
người công nhân Úc còn được hưởng 10 ngày lễ, 10 ngày bệnh, 4 tuần lễ nghỉ
thường niên được trả lương và những quyền lợi của người công nhân Úc được hưởng
không phải tự nhiên họ có mà phải qua một quá trình đấu tranh dài có tổ chức
(công đoàn) được luật pháp bảo vệ mới có được.
Còn người công nhân Việt
Nam làm việc trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sau giai đoạn đổi
mới mấy mươi năm qua như thế nào?
Cụ thể là 10 năm trước,
lương khởi điểm của công nhân giày da Mỹ Phong Trà Vinh, một công ty có chủ đầu
tư nước ngoài, là trên dưới $1 triệu/tháng và lương của công nhân giày da Mỹ
Phong sau 10 năm làm việc đã thành thạo công việc được tăng lên trên dưới $2
triệu. Nhìn vào con số $1 triệu với $2 triệu thì thấy công nhân được tăng lương
khá nhiều nhưng thật ra lương công nhân Việt Nam không được tăng gì cả bởi 10
năm trước $1 triệu đồng Việt Nam là $100US và bây giờ $2 triệu đồng Việt Nam
cũng chỉ là $100US. Cũng như 10 năm trước với 10 năm sau, quyền lợi của người
công nhân giày da Mỹ Phong không có nhiều thay đổi đáng kể, chỉ có mỗi thay đổi
nhỏ là công nhân được trả thêm tiền làm tăng ca và bọn cai (chủ quản) được thuê
mướn từ Trung Quốc không còn vô cớ chưởi bới hạ nhục rằng “...không có tụi tao,
tụi bây đi làm gái hết rồi...”vi phạm nhân phẩm người nữ công nhân Việt Nam đã
thay đổi sau biến cố đình công quy mô dài ngày do Hạnh, Hùng, Chương lãnh đạo.
Nhắc đến quyền lợi của
người công nhân Úc và người công nhân Việt Nam, không nhằm mục đích so sánh vì
mọi so sánh đều rất lố bịch, chỉ thêm đau lòng bởi rất ít người không hiểu
nguyên nhân khác biệt ấy đến từ đâu? Nhắc đến công nhân Việt Nam chỉ là một
trong nhiều mảng rời rạc cần quan tâm tuyên truyền vận động, hướng dẫn cho họ
tự tổ chức, tự đứng lên đấu tranh giành lấy nhiều quyền lợi chính đáng lẽ ra
phải thuộc về họ mà bọn “tư bản bóc lột” bản chất không thay đổi, là chỉ thấy
có lợi nhuận càng nhiều càng tốt nếu tập thể công nhân không kiên quyết đấu
tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình?
Trở lại với lực lượng
đấu tranh dân chủ ở trong nước tuyên bố thành lập một số tổ chức trong năm qua,
có lẽ chúng ta ai cũng đều nhận ra là chỉ mới tạo được tiếng vang ở chiều rộng
chứ chưa đi vào chiều sâu nhưng cũng đã là một cố gắng vượt bậc đáng ghi nhận
không có điều gì để chê trách. Việc đấu tranh cho dân chủ trong nước còn nhiều
“khoảng trống” rất cần sự tiếp sức tích cực của các tổ chức đấu tranh cho dân
chủ ở hải ngoại, không chỉ ở mặt trận ngoại vận, không chỉ hỗ trợ tài chánh mà
mặt trận đấu tranh dân chủ trong nước còn cần đến việc lực lượng đấu tranh hải
ngoại đưa người về nước thực hiện tổ chức hoạt động đấu tranh.
Phải nhìn nhận rằng so
với vài thập niên trước, các tổ chức đấu tranh vũ trang, kháng chiến phục quốc
lập chiến khu dọc biên giới Thái – Lào, Thái – Kampuchea phải băng rừng vượt
suối về nước chiến đấu với nhiều bất trắc hiểm nguy rình rập đến sự an toàn của
các chiến sĩ đấu tranh của chúng ta, là có thật. Ngày nay các chiến sĩ đấu
tranh của các tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở ngoài biên
giới Việt Nam, có thể đàng hoàng về nước bằng máy bay và vũ khí chủ lực, chính
yếu là tư tưởng, một loại vũ khí nằm trong đầu của mỗi chiến sĩ đấu tranh không
có gì cụ thể như súng ống đạn bom để bạo quyền cộng sản khám xét bắt quả tang
cầm tù!
Do đó thời cơ đã đến
trong thời điểm hiện tại, thời điểm có nhiều diễn biến thuận lợi cho lực lượng
đấu tranh cho dân chủ, rất cần lắm những chiến sĩ bàn phím đứng lên, rời bỏ màn
hình nhập cuộc và tình hình đấu tranh thực tiễn hiện nay rất cần lắm những tổ
chức đấu tranh chống cộng từ xa, từ nơi chốn an toàn ngoài biên giới nước Việt
Nam trở về nước tiếp sức với lực lượng đấu tranh trong nước cho trận “đánh”
quyết định sắp diễn ra trong một ngày không xa.
Hy vọng Giáng Sinh và
năm mới Dương lịch năm này sẽ là khởi điểm của sự chuẩn bị một thay đổi tích
cực trong tư duy các cá nhân, các tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân
quyền Việt Nam hầu hoạch định được chương trình hành động thông minh, hiệu quả
trong đấu tranh dân chủ, giải trừ độc tài cộng sản và xa hơn nữa là dẫn dắt dân
nước theo kịp các biến chuyển nhanh nhạy của nhân loại, hội nhập vào thế giới
thời đương đại, thời toàn cầu hóa trong tương lai Việt Nam không cộng sản.
Toàn quốc tổng bất tuân dân
sự
Nguyễn Nhơn (Danlambao) - Đây là bước chót quyết
định trong liên hoàn kế Tam chiêu: 1.Xác định sách lược đấu tranh:
Bất Tuân Dân Sự; 2. Tổ chức lực lượng: Các phong trào Bất tuân
Dân sự; 3. Tiến hành tổng tiến công: Toàn quốc Tổng Bất tuân
Dân sự.
Sinh thời Tổng thống
Reagan nói một câu trái khoái: “Người cộng sản học Mác xít. Người chống
cọng hiểu Mác xít.” Người dân Việt Nam chất phác, sống dưới gông cùm
cộng sản, Miền Bắc non 70 năm, Miền Nam ngót 40 năm, không học mà thắm thía
hoạn họa cộng sản đủ nhiều.
Quân lực VNCH chiến đấu chống cộng sản đủ lâu,
phải học chiến thuật cộng sản để chống lại chúng, gậy ông, đập lưng ông, nên
trong bài học chiến thuật nơi quân trường có một chương về chiến thuật trứ danh
của Mao Trạch Đông: Tứ khoái – Nhất mãn. Câu thiệu chỉ bốn chữ, học hiểu cho
thông, tổ chức đánh trả cũng nhiều phen chiến thắng.
Ngày nay trên mặt trận dân sự xem ra vẫn ứng
dụng được; Tứ khoái là bốn nhanh. Nhất mãn là một chậm; Muốn được bốn nhanh,
phải thực hành một chậm tỉ mỉ, thận trọng; Vậy thì bàn về một chậm trước.
Nhất mãn – Một chậm
1. Điều nghiên tình hình chậm
Ngày xưa trong chiến tranh, việc điều nghiên
thâu thập dữ kiện phải do các toán quân báo chuyên nghiệp phụ trách. Ngày nay,
với kỹ thuật điện tử, trên mặt trận dân sự, ai có chút hiểu biết và thiện chí
đều làm được: Theo dỏi tình hình trên mạng là xong. Thậm chí muốn biết một địa
chỉ cá nhân, chỉ cần mở trang định vị toàn cầu, click một cái là thấy. Cho nên
việc điều nghiên ngày nay có thể làm nhanh hơn.
2. Tổ chức lực lượng chậm
Nếu như trong chiến tranh, chỉ cần dự trù các đơn
vị vào trận là xong, bởi vì các đơn vị đã có sẵn sàng. Ở đây, trên mặt trận dân
sự, việc tổ chức lực lượng thật khó khăn. Vừa phải vận động đám đông vừa phải
tránh né côn an, mật vụ. Cho nên đòi hỏi phải có nhiều, thật nhiều nhóm nòng
cốt can trường và quyết tâm vận động tổ chức đám đông thành các phong trào
tranh đấu.
Đây là công tác QUYẾT ĐỊNH THÀNH BẠI của công
cuộc tổng phản kháng toàn quốc.
3. Kế hoạch hành quân chậm
a) Phối trí lực lượng: Để cho mau lẹ, dễ hiểu
xin lấy ví dụ cụ thể như trường hợp “Quân đoàn Nông Dân” ra quân. Vùng Hà Nội,
trước nay vẫn có những cuộc biểu tình khiếu oan của nông dân Văn Giang, Dương
Nội. Năm 2011 có vụ Vụ Bản, Nam Định và năm nay có Đông Triều. Vậy cứ giả định
lấy lực lượng 4 nơi ấy phối trí hành quân gồm 2 sư đoàn Văn Giang, Dương Nội và
một sư đoàn hỗn hợp Vụ Bản – Đông Triều.
b) Đội hình hành quân: Trong quân sự, khi di
chuyển thường dùng đội hình “nấc thang” để che chở cạnh sườn và tiếp trợ khi bị
địch tấn công. Khi tấn công thì hoặc đội hình “tam giác” mũi nhọn đi trước khi
muốn công kích địch hoặc đáy đi trước khi muốn bao vây đối phương. Nay trên mặt
trận dân sự, tham dự là đám đông không thuần nhất, việc tổ chức đội hình chiến
đấu đơn giản hơn: Chỉ liên kết hàng người thành “bức nhân tường”, nghĩa là các
hàng thanh niên xung kích đi đầu câu khuỷu tay nhau thành một xâu chuỗi bất
phân ly, rập ràng tiến tới như sóng triều dâng, vừa bảo vệ đồng bào phía sau
vừa tiến lên đương đầu với côn an cơ động. Khi nào chúng yếu thế, xua quân đánh
vào cạnh sườn thì đoàn người xoay thành hàng ngang. Thanh niên xung kích vẫn
hợp thành nhân tường dài như trận trường xà. Phen nầy mà bọn chống biểu tình
đánh vào đàng đầu thì đuôi quay lên bao vây. Đánh vào đuôi thì đầu quay lại.
Đánh vào khoản giữa là lâm vào cửa tử vì đầu, đuôi quanh lại bao vây. Bọn côn
an cơ động dù súng đạn đầy mình cũng không xoay trở được, trừ phi… nỗ súng. Khi
đó thì không tránh khỏi đổ máu, nhưng chiến trận sẽ giải quyết việc được thua,
còn, mất: Khởi phát cách mạng Hoa Lài – Hoa Sen như Tunisia – Ai Cập.
c) Kế hoạch lui binh: Trong nhà binh, vấn đề nầy
khó học, khó làm. Ở đây, lực lượng quần chúng, tay không tấc sắt lại càng nan
giải. Vì vậy mà cần phải có những nhóm trẻ can trường làm nồng cốt. Khi bị đánh
mạnh, tan vỡ đội hình, lực lượng xung kích trở thành hậu bị, cũng lại siết chặt
khuỷu tay làm bức nhân tường chặn hậu cho đám dông rút lui, phân tán
d) Yểm trợ tiếp vận: Nhà binh thì có các đơn vị
liên hệ lo liệu. Ở đây là hành quân đại chúng, mỗi chiến sĩ phải tự lo liệu, kể
cả lận lưng chai nước uống. Dẫu sao thì hy vọng khi hành động kéo dài, dài
ngày, bà con xung quanh thương, tiếp trợ là có thể trông cậy được như ở
Tunisia, Ai Cập, thị dân Tunis, Cairo vừa tham dự vừa ủng hộ, tiếp tế.
Ghi chú: Như vậy chữ chậm không có nghĩa là chậm
chạp mà là cẩn trọng, tỉ mỉ. Trên đây là những mô phỏng hết sức sơ lược về
chiến thuật nhà binh đem ra thử ứng dụng vào việc tranh đấu dân sự.
Bây giờ bốn bước nhanh sẽ dễ hiểu hơn.
Tứ khoái – Bốn nhanh
1. Tập trung nhanh
Nếu như trên đã nói, việc tổ chức lực lượng
thành phong trào chặt chẽ thì lực lượng tham dự hành động đã sẵn sàng. Như vậy
khi tín hiệu hành động: Ngày N, Giờ G, Tọa độ X được nhóm điều hợp phát ra là
các đơn vị y hẹn tập hợp nhanh chóng.
2. Bôn tập nhanh
Ngày xưa, bộ đội “cụ hồ” lội rừng, băng suối
bằng chưn nên bôn tập nhanh cực khổ mà vẫn chậm. Ngày nay, nghĩa quân “bất tuân
dân sự” dùng mọi phương tiện cơ giới, xe ca, tàu hỏa, xe lam, xe máy kể cả xe
đạp thì việc bôn tập chắc chắn là nhanh. Có điều, cũng giống như ngày xưa, khi
bôn tập có thể bị địch quân phục kích lẻ tẻ thì nay trong khi di chuyển cũng có
thể bị côn an làm nút chặn tra xét. Cho nên các nhóm điều hợp cũng cần dự phòng
kế hoạch thoát qua các nút chặn côn an.
3. Tấn công, giải quyết chiến trường nhanh
Để cho dễ hiểu lại lấy thí dụ cụ thể: Bên Thái
Lan, quân áo vàng tiến chiếm mục tiêu thật ngoạn mục. Ban đầu là các cơ quan
Bộ, Phủ. Cuối cùng là Phủ Thủ tướng gọn bân. Ở nước xã nghĩa dã man, muốn được
như vậy cần chuẩn bị lực lượng thật lớn lao: Tập trung tổng lực tất cả các
phong trào toàn quốc đã vận động tổ chức được như nói trong phần tổ chức lực
lượng.
4. Rút lui nhanh
Trong quân sự, sau khi chiếm mục tiêu, giải
quyết chiến trường, rút lui thật nhanh để khỏi bị địch tổ chức phản công.
Trong đấu tranh dân sự, cũng vậy, sau khi càn
quét xong mục tiêu cũng rút lui, phân tán nhanh để bảo toàn lực lượng.
Trên đây là thử phác họa vài nét hết sức sơ lược
về vận động tổ chức đưa phong trào bất tuân dân sự vào giai đoạn kết thúc: Toàn
quốc Tổng bất tuân Dân sự hay Toàn Quốc Phản Kháng hay Toàn Quốc Nổi dậy tùy
trường hợp.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền