‘VN
cần tiến bộ thêm về nhân quyền’
Cập nhật: 13:40 GMT - thứ ba, 17 tháng 12, 2013
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hiện cũng là Phó Thủ tướng Việt Nam.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói ông đã nêu và bàn thảo chủ đề nhân quyền
thẳng thắn và công khai tại Hà Nội.
Thông điệp của ông được đưa ra tại cuộc Bấm họp
báo chung với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
hôm 16/12.
Tại cuộc họp báo, phóng viên Lesley Wroughton từ hãng thông tấn
Reuters hỏi: “Khi ông rời Washington, 47 nhà lập pháp Hoa Kỳ gửi ông Bấm một bức thư yêu cầu ông liên kết hội
đàm TPP với Việt Nam với tiến bộ về nhân quyền.
“Vậy ông có nhận được cam kết nào [từ phía Việt Nam] cải thiện hồ
sơ nhân quyền hay không?”
Ngoại trưởng Kerry trả lời rằng “Về bức thư, tôi nắm rõ chủ đề
này. Chúng tôi đã thảo luận chủ đề này. Tôi đã nêu chủ đề này với ngoại trưởng
[Phạm Bình Minh]. Có một số tiến bộ đang được thực hiện, và chúng tôi đã động
viên có thêm tiến bộ nữa.
“Có một số điểm chúng tôi muốn thấy được thực hiện vì chưa thực
hiện được và chúng tôi đã nêu ra các điểm này. Tất nhiên đây là cuộc đối thoại
đang tiếp diễn. Tôi cũng nêu các vụ đơn lẻ đối với các cá nhân và những tình
huống và chúng tôi đã trao đổi rất thẳng thắn và lành mạnh về các trường hợp
này.
"Tôi nói rõ rằng TPP, thỏa thuận 123 [hạt nhân
dân sự], tư thế sẵn sàng của quốc hội Hoa Kỳ để triển khai bất kỳ sáng kiến nào
sẽ, rõ ràng là, chịu ảnh hưởng của mức độ nhận thức xem những tiến bộ đó đạt
được ở chừng mực nào."
Ngoại trưởng John Kerry
“Nhu cầu của chúng ta là thấy được tiến bộ về chủ đề này, và tôi
nói rõ rằng TPP, thỏa thuận 123 [hạt nhân dân sự], tư thế sẵn sàng của quốc hội
Hoa Kỳ để triển khai bất kỳ sáng kiến nào sẽ, rõ ràng là, chịu ảnh hưởng của
mức độ nhận thức xem những tiến bộ đó đạt được ở chừng mực nào.”
Trước đó, ông Kerry nói ông và ngoại trưởng Việt Nam đã trao đổi
công khai và thẳng thắn rằng để hai nước thực hiện đầy đủ tiềm năng hợp tác và
trao đổi đổi mậu dịch với nhau theo khuôn khổ TPP, “Việt Nam cần chứng tỏ tiếp
tục có những tiến bộ về nhân quyền và tự do, bao gồm cả tự do tôn giáo, tự do
biểu đạt, và tự do lập hội".
“Tôi đã nói rõ điểm này với Phó Thủ tướng Minh, cũng như là tôi đã
từng thảo luận trước đây với các quan chức Việt Nam."
Thông điệp cải cách kinh tế
"Việt Nam sẽ thậm chí năng động hơn
về kinh tế, cạnh tranh hơn và mạnh hơn nếu Việt Nam bắt đầu chuyển một số doanh
nghiệp nhà nước sang khu vực tư nhân và tiếp tục cạnh tranh trong khu vực tư
nhân theo cách mà hầu hết các nước đang thực hiện"
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh về nhu cầu tư nhân hóa doanh
nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
“Một điểm tôi có nêu với ngoại trưởng [Phạm Bình Minh] là chúng
tôi tin Việt Nam sẽ thậm chí năng động hơn về kinh tế, cạnh tranh hơn và mạnh
hơn nếu Việt Nam bắt đầu chuyển một số doanh nghiệp nhà nước sang khu vực tư
nhân và tiếp tục cạnh tranh trong khu vực tư nhân theo cách mà hầu hết các nước
đang thực hiện.
“Chúng tôi tin rằng điều đó sẽ cho mang lại sự khác biệt, nhưng rõ
ràng là Việt Nam cần tự đưa ra quyết định về thời gian biểu hoặc các ý định của
mình. Nhưng chúng tôi tin rằng TPP có thể mang lại mức tăng trưởng kinh tế mạnh
và chúng tôi hy vọng các nước sẽ nhanh chóng tiến gần tới thỏa thuận và thực
hiện thỏa thuận này,” ông Kerry nói.
Nói với các phóng viên tại cuộc họp báo chung, ông Kerry đã nêu
lĩnh vực giáo dục đầu tiên trong bốn lĩnh vực hợp tác chính hai nước.
"Ngày nay có hơn 16 ngàn học sinh và sinh viên Việt Nam đang
học tại Hoa Kỳ, nhiều hơn hầu hết bất kỳ nước nào trên thế giới.
"Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã có dịp gặp, nói chuyện và
nghe một số gương mặt trẻ từng học trong chương trình Fulbright có tới 4000
người đã và đang theo học tại Việt Nam, là chương trình mà nay lớn thứ hai trên
thế giới.
“Đây là chương trình thành công đặc biệt và chúng tôi mong dựa vào
thành công này để làm việc với Chính phủ Việt Nam nhằm tạo một truờng Đại học
Fulbright toàn diện tại Việt Nam trong tương lai gần,” Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền