Chủ đề:
PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG
BẠO ĐỘNG
CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY
Bài 10:
CẦN
NHỮNG NHÀ THỜ
NGHĨ
ĐẾN SỐ PHẬN DÂN TỘC
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, NOEL 25.12.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Ngày 21.12.2013, chúng tôi
phổ biến trên các diễn đàn bài NHÀ THỜ DÒNG CHÚA CỨU THẾ SÀI GÒN:CẦU NGUYỆN VÀ
HỌC HỎI VỀ NHÂN QUYỀN.
Sau khi phổ biến, chúng tôi
nhận được phản hồi của một độc giả với những lời ao ước Việt Nam cần có những NHÀ
THỜ như NHÀ THỜ DÒNG CHÚA CỨU THẾ SÀI GÒN, đường Kỳ Đồng. Cùng với việc phổ biến
buổi cầu nguyện và học hỏi về nhân quyền tại Nhà Thờ DCCT Sài Gòn, chúng tôi
đính kèm bài HAI NHÀ THỜ ĐẠP ĐỔ BỨC TƯỜNG BÁ LINH đã viết cách đây 3 năm, ngày
11.11.2011, về hai Nhà Thờ tại Đông Bá Linh mà Bà Thủ Tướng Đức Angela MERKEL,
trong đại lễ ngày 09.11.2009, kỷ niệm 20 năm sụp đổ của bức Tường Bá Linh, đã
phải tỏ lòng biết ơn bằng mở đầu ngày Lễ Kỷ Niệm, bằng một Lễ Nghi Tôn Giáo cảm
ơn sự đóng góp của hai NHÀ THỜ vào sự sụp đổ của Bức Tường ô nhục này.
Vị độc giả phản hồi đối với
hai bài được phổ biến trên đây đã ký tên là VHT và viết nguyên văn như sau:
“Ước
chi VN có thêm nhiều nhà thờ như nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Các GM Khảm, Đọc ở
sài gòn đang làm gì ? Thi hành lệnh của Huỳnh công Minh chăng ?
Ở
Hải Ngoại cũng cần có vài nhà thờ & ca sĩ như ở Đông Đức trước đây vậy.
Xin
làm ơn chuyển tiếp đến mọi người.”
VHT
Cùng với ước ao của Vị Độc
giả mong mỏi có sự đóng góp của phía Tôn Giáo cho sự giải thoát Dân Tộc VN khỏi
số phận hiện nay, chúng tôi xin trình bầy trong bài này những điểm sau đây:
=>
NHÀ THỜ: NƠI CHE CHỞ THÂN XÁC VÀ PHÁT TRIỂN TINH THẦN
=>
NHÀ THỜ DÒNG CHÚA CỨU THẾ SÀI GÒN:CẦU NGUYỆN VÀ HỌC HỎI VỀ NHÂN QUYỀN
=>
HAI NHÀ THỜ ĐẠP ĐỔ BỨC TƯỜNG BÁ LINH
NHÀ
THỜ: NƠI CHE CHỞ THÂN XÁC
VÀ
PHÁT TRIỂN TINH THẦN
Gia đình chúng tôi ở Thanh Hóa,
thuộc chiến khu Tư thời chiến tranh Việt Minh-Phap. Hồi còn nhỏ, để tránh bom Pháp,
chúng tôi cùng với gia đình, hoặc là chạy ẩn nơi những hang núi, hoặc cùng dân
làng chạy đến Nhà Thờ.Việc này có nghĩa là dân chúng coi Nhà Thờ là nơi có thể
che chở cho thân xác của mình.
Ý nghĩ thân xác có thể được
che chở khi đến ẩn nơi NHÀ THỜ vẫn còn sống trong đầu tôi cho đến ngày nay. Thực
vậy, cách đây nhiều năm, khi Dân Oan Tiền Giang lên Sài Gòn biểu tình và
bị công an CSVN dùng bạo lực để đàn áp, chúng tôi đã viết những bài để nghị với
Dân Oan hãy chạy ẩn vào NHÀ THỜ hay chạy thẳng vào khuôn viên của Tòa Tổng Giám
Mục để lánh nạn. Theo tinh thần của Chúa Giêsu, các vị Lãnh đạo Tôn Giáo không
thể không "cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống" và không thể
ngoảnh mặt đi khi chứng kiến trước mắt mình những con chiên yếu đuối thế cô
đang bị đàn sói công an CSVN hung dữ cấu xé.
Nếu theo tinh thần của Đức Giáo
Hoàng PHANXICÔ hiện nay, những kẻ dùng quyền lực tạo nghèo khổ cho quần chúng,
thì đó chính là những quân khủng bố (terroristes).
Đứng về mặt phát triển Tinh thần, thì chúng tôi không cần phải viết dài vì
chính những Vị Lãnh đạo Tôn Giáo đều biết rằng đây là Sứ mệnh của mình: phát
triển Đức Tin, phát triển những Gía trị Tinh thần cá nhân và xã hôi. NHÀ THỜ là
nơi tụ họp chính yếu của quần chúng để những Vị Lãnh đạo Tôn Giáo thực thi Sứ
mệnh của mình.
NHÀ THỜ DÒNG CHÚA CỨU THẾ
SÀI GÒN đang làm nhiệm vụ của mình đối với số phận Dân Tộc VN ngày nay. Chúng
ta đồng ao ước rằng một số những NHÀ THỜ khác cùng can đảm đứng lên làm như NHÀ
THỜ DCCT SÀI GÒN cho Dân Tộc Việt Nam. Gương hai NHÀ THỜ tại Đông Bá Linh đã đóng
góp thực sự vào việc sụp đổ của Bức Tường ô nhuc.
NHÀ
THỜ DÒNG CHÚA CỨU THẾ SÀI GÒN:
CẦU
NGUYỆN VÀ HỌC HỎI VỀ NHÂN QUYỀN
11.12.2013 , TIN VIỆT NAM
VRNs (11.12.2013) – Sài Gòn – Hôm qua ngày 10/12, kỷ niệm 65 năm ngày
nhân quyền thế giới, tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng đã tổ chức
buổi cầu nguyện và tìm hiểu về nhân quyền vào lúc 19 giờ 30. Theo ghi nhận của
chúng tôi, có khoảng 1000 người, đủ mọi lứa tuổi tham dự buổi cầu nguyện này.
Mở đầu là phần khởi động
của các bạn trẻ trong nhóm Thánh Kinh cầu nguyện với những bài hát ca ngợi tình
yêu Thiên Chúa đã tạo nên bầu khí vui tươi, phấn khởi và thoải mái nơi
mỗi người tham dự, buổi cầu nguyện do Lm. Anton Lê Ngọc Thanh DCCT hướng dẫn và
giới thiệu các chức sắc, các tín đồ của các tôn giáo bạn như: Cao Đài, Phật
Giáo Hòa Hảo, ngoài ra còn có hòa thượng Thích Không Tánh nhưng vì có chuyện
đột xuất nên phải về chùa Liên Trì, Tin Lành có Mục Sư Hùng và Mục sư Hoa …về
phía DCCT có Lm Matthêu Vũ Khởi Phụng Bề trên DCCT Thái Hà, Hà Nội, Lm Giuse Hồ
Đắc Tâm, Bề trên chánh xứ ĐMHCG Sài Gòn , Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại và đặt biệt
có sự hiện diện của Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT cùng các tu
sĩ DCCT đang ngồi xen kẽ trong cộng đoàn cùng tham dự.
Cụ
Lê Quang Liêm,
Hội
trưởng Phật giáo Hòa hảo Thuần Túy, 95 tuổi
Sau phần giới thiệu của Cha
Antôn là phần cầu nguyện mở đầu của cha Giuse Hồ Đắc Tâm. Cha Tâm nói: “Lạy Chúa
con xin giới thiệu với Chúa các vị chức sắc các tôn giáo, bạn cùng nhiều ông bà
anh chị em của các tôn giáo khác. Chúng con qui tụ nơi đây để cầu nguyện cho
việc thực thi các quyền con người, như đã được ghi trong hiến chương nhân quyền
Liên Hiệp Quốc vào ngày 10/12/1948. Theo Kinh Thánh thì Thiên Chúa đã tạo dựng
con người theo hình ảnh của Thiên Chúa, hình ảnh đó là lý trí, tự do và khả
năng yêu thương. Nhưng hiện nay, rất nhiều nơi trên thế giới, đặt biệt là trên
quê hương đất nước của chúng con, lý trí đã bị lu mờ …quyền con người đã bị xâm
phạm. Chúng con qui tụ nơi đây để nguyện xin Chúa ban bình an cho chúng con…
Chúng con cầu xin Chúa thức tỉnh lương tri của các nhà cầm quyền, để họ biết
tôn trọng quyền con người khi họ đã ký vào hiến chương nhân quyền của LHQ”.
Chúng tôi đã gặp gỡ một vài
người tham dự thuộc các tôn giáo khác nhau, như Chánh trị sự Hứa Phi đạo Cao Đài.
Vị Chánh trị sự Hứa Phi cho biết: “Hôm nay là ngày nhân quyền thế giới và cho
nước Việt Nam trên tinh thần là mọi người mọi tôn giáo luôn bênh vực lẽ phải và
không bao giờ dung túng sự sai trái và phải đem lại sự hạnh phúc thực tế cho
nhân loại. Chúng tôi đến đây để cùng với các cha DCCT, với các chức sắc các tôn
giáo cầu nguyên Đấng quyền năng thiêng liêng, Đức Chúa, Đức Phật và tất cả chư
Thần thánh trên trời ban cho dân tộc Việt Nam sớm có được nhân quyền. Mặc dù
khi đến đây, chúng tôi cũng đã bị công an theo dõi và chặn đường, nhưng chúng
tôi đã cố tìm cách thoát đi để đến được nơi đây, cùng với các tôn giáo khác
cùng cầu nguyện cho nhân quyền Việt Nam.”
Anh Hoàng, 48 tuổi ở Phú Nhuận cho biết là anh nghe người bạn nói hôm nay tại
nhà Thờ Ký Đồng có buổi cầu nguyện và học hỏi về nhân quyền, nên anh đi cho
biết và cũng mong cho Việt Nam sớm thực thi nhân quyền mà LHQ đã qui định cho
người dân bớt khổ. Tuy nhiên, anh Hùng không nghĩ rằng, hôm nay khá đông các
tôn giáo bạn cùng tham dự.
Anh Phan Tấn Hòa, Phụ tá
Hội trung ương PGHH thuần túy ở Cần Thơ cho biết: “Anh chị em PGHH đi đến đây
để cùng hiệp thông với các tôn giáo khác và DCCT cũng gặp nhiều khó khăn từ
phía công an và nhà cầm quyền. Tuy nhiên, với lòng quyết tâm và tình yêu dân
tộc nên chúng tôi đều vượt qua. Khi đến ngay cổng nhà thờ Kỳ Đồng thì thấy an
ninh rình rập chụp hình quay phim chúng tôi. Về tinh thần của anh em PGHH thuần
túy thì trước sau như một, cùng chung vai sát cánh với các tôn giáo bạn, cùng
đồng nhất nói lên tiếng nói của mình để đấu tranh cho nhân quyền, nhất là tự do
tôn giáo, cho cả dân tộc Việt Nam nói chung, trong đó có PGHH. Vì vậy, nhận lời
mời của DCCT, chúng tôi sắp xếp để cùng các tôn giáo khác tham dự buổi cầu
nguyện. Chúng tôi rất vui vì đó là điều mà không riêng gì các tôn giáo, mà cả
dân tộc Việt Nam đều có niền vui chung là vì chúng ta cảm thấy được quyền lợi,
nhân quyền của người dânViệt Nam đã được hé lộ. Chúng tôi cũng mong rằng, trong
thời gian tới, nhân quyền trở thành hiện thực, để cho người dân và các tôn giáo
hết sợ nhà cầm quyền đàn áp, vì Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức
nhân quyền thế giới.”
Chị Mai 32 tuổi ở Q.4 thì
cho biết: “Em đọc được thông tin trên trang chuacuuthe.com nên đến đây để học hỏi, để biết
về nhân quyền, vì từ nhỏ đến giờ em chưa biết và không hiểu về nhân quyền là gì
mà chỉ nghe nói, năm nay VN tham gia vào tổ chức nhân quyền thế giới. Em nghĩ
là tại sao giờ chúng ta mới tham gia. Vậy là từ trước đến nay VN chúng ta chưa
có nhân quyền, và tổ chức đó qui định gì, quyền con người gồm những quyền gì.
Vì thế nên em đến đây để học hỏi cho biết về quyền con người là gì”
Chánh
trị sự Hứa Phi,
đạo
Cao Đài dâng lời cầu nguyện
Sau những phần trình bày về
quyền con người của cha Giuse Đinh Hữu Thoại là những lời cầu nguyện của các chức
sắc tôn giáo. Sau khi đại diện các chức sắc tôn giáo cầu nguyện thì cộng đoàn
tham dự cùng tiến ra núi đá Đức Mẹ. Đi đầu là Thánh Giá nến cao, cộng đoàn cùng
hát Kinh Hòa Bình.
Trước khi kết thúc, cha
Giám tỉnh Vinhsơn Phạm Trung Thành nói với mọi người: “Kính thưa các vị chức
sắc các tôn giáo, các bạn hữu, những người yêu chuộng công lý và hòa bình và
tha thiết với quyền làm người của con người. Ngày hôm nay, trong tinh thần yêu
thương và hợp nhất, chúng ta cùng gặp gỡ nhau, cùng nhau suy nghĩ và cùng nhau
dâng lên Thượng Đế, Đấng tạo nên muôn loài, trong đó có con người là đỉnh cao
của mọi tạo vật lời cầu nguyện. Ngài trao cho chúng ta quyền làm người, Ngài
trao cho chúng ta tất cả những nhân phẩm của con người và Ngài hằng theo dõi
bảo vệ, nâng đỡ chúng ta. Thưa quí vị, trong đạo Công giáo chúng tôi, thì chúng
tôi lại nhìn thấy trong gương mặt của Đức Maria là Mẹ của Chúa Giêsu một con
người hết sức là khiêm tốn, hết sức là yêu thương, nên chính Mẹ lại hiểu rõ hơn
hết về quyền của con người, hiểu hơn hết về nhân phẩm của con người và Mẹ đã
cộng tác với Thượng Đế, cộng tác với Thiên Chúa để gìn giữ và chính Mẹ đã cất
lên những lời nói về quyền con người, về sự giải thoát con người khỏi mọi áp
bức, khỏi mọi oan sai, khỏi mọi đói nghèo, khỏi mọi tù đày, khỏi mọi điều không
xứng hợp với nhân phẩm.”
Cuối cùng, mọi người cùng hát
bài kinh Magnificat, lời của Đức Maria ca tụng quyền con người. Sau đó mọi người
nhận phúc lành từ cha Vinhsơn và ra về.
Chương trình cầu nguyện và
học hỏi về nhân quyền đã kết thúc, nhưng chúng tôi thấy nhiều người còn nán lại
trao đổi với nhau. Hy vọng một tương lai cho nhân quyền tại Việt Nam, mong cho nhà
cầm quyền Việt Nam sớm thực thi như lời của bà Nga 72 tuổi ở Q.3 thuộc Gx. Vườn
Xoài đã chia sẻ với chúng tôi.
Cha Vinhsơn Phạm Trung
Thành chia sẻ và dâng lời cầu nguyện kết thúc
Giêrađô Trứ. VRNs
Dom. Lê Khắc Thoại đưa tin
HAI
NHÀ THỜ
ĐẠP
ĐỔ BỨC TƯỜNG BÁ LINH
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, 11.11.11. Cập nhật
18.09.2013
Đây là hai NHÀ THỜ, cũng là
hai Trung Tâm đấu tranh triền miên và định kỳ đã đi trước chúng ta. Những Tín hữu
đến đó gặp gỡ, cầu nguyện, luyên cho nhau cái Ý chí sắt đá đấu tranh cho SỰ THIỆN.
Hai NHÀ THỜ nằm tại Đông Bá Linh.
Hai Nhà Thờ này đã được
chính Nhà Nuớc Đức công khai biết ơn về tính bền bỉ đầu tranh để đưa đến sụp đổ
bức tướng Bá Linh. Thực vậy, mở đầu ngày KỶ NIỆM 20 NĂM BỨC TƯỜNG BÁ LINH SỤP
ĐỔ, buổi sáng sớm 09.11.2009, Bà Thủ tướng Angela MERKEL cùng các quan khách đã
đến Nhà Thờ GETHSEMANI để dự Lễ Nghi Tôn Giáo kỷ niệm. Việc khởi đầu Ngày Kỷ
Niệm bằng một LỄ NGHI TÔN GIÁO chứng tỏ tầm quan trọng đóng góp của Nhà Thờ này
vào sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh.
Nhà
Thờ GETHSEMANI
Nhà Thờ GETHSEMANI do Mục
sư Bernd ALBANI chủ trì. Tín hữu đến đây để thường xuyên và định kỳ cầu nguyện
cho Hòa Bình. Các buổi cầu nguyện luôn luôn được kết thúc bằng bài ca “DONNA NOBIS PACEM“ XIN CHO
CHÚNG TÔI HÒA BÌNH.
Gerhard SCHONE là một Ca sĩ rất được biết tới tại Đông Đức. Ong là người đã
thường xuyên đến hát tại Nhà Thờ GETHSEMANI trong những buổi họp cầu nguyện. Ngày
nay, hỏi lại Ong tại sao hồi ấy ông có dịp sang Tây Bá Linh mà ông vẫn ở lại.
Oâng trả lời rằng hồi ấy tôi cảm thấy những người đến Nhà Thờ tụ họp đấu tranh
cần tiếng hát của tôi để giữ vững tinh thần, nên tôi không ra đi trước được.
Nhà
Thờ ST.NICOLAS
Nhà Thờ ST.NICOLAS do Mục
sư Christian FUHRER chủ trì. Đến Nhà Thờ này, phần đông là giới trẻ mang tinh
thần đấu tranh sôi động hơn. Thường xuyên đến Nhà Thờ này là Nhạc sĩ Matthias
KREHER để chơi nhạc trong những cuộc hội họp. Theo Mục sư Christian FUHRER, thì
tại Nhà Thờ này đã có những cuộc họp định kỳ mỗi tuần ngày Thứ Hai từ năm 1982
để cầu nguyện đấu tranh cho những giá trị tinh thần. Năm 1989, tháng 10, từ Nhà
Thờ, giới Thanh niên đã căng Biểu Ngữ và tiến ra ngòai phạm vi Nhà Thờ để diễn hành.
Công an đã can thiệp bằng cách giật và xé Biểu Ngữ. Hành động này của Công an
đã được ghi hình và phổ biến trên Truyền Hình Tây Đức. Thế là cả Đông Đức và
Tây Đức, dân chúng biết đến việc đàn áp bằng bạo động của Công an. Chính Nhà
Nước đã làm tăng thêm Phong trào người dân đứng dậy, kéo càng đông đến Nhà Thờ.
Ý
kiến của STASI về hai NHÀ THỜ
Ngày nay, phỏng vấn những
nhân viên STASI về hai Nhà Thờ, họ đều công nhận đã được lệnh kiểm sóat, lấy
hình, thâu phim những nhóm đến hai Nhà Thờ GETHSEMANI và ST.NICOLAS. Điều làm
họ ngạc nhiên là họ hiểu Tín hữu biết rõ có việc kiểm sóat, thu hình của STASI,
nhưng những người đến hai Nhà Thờ dường như không sợ hãi gì và đến Nhà Thờ như
một nhu cầu để biết thông tin và truyền thông cho nhau tâm tình và ý chí đấu
tranh.
Lịch sử đấu tranh thành
công của hai Nhà Thờ cho thấy những điểm quan trọng sau đây:
*
Tính cách thường
xuyên và
định
kỳ tụ
họp lại của Giáo dân trong mục đích đấu tranh cho một tinh thần.
*
Việc tụ
họp thường xuyên và định kỳ cũng là dịp trao đổi và đào sâu quan điểm
đấu tranh. Đó là dịp để tăng cường thêm ý chí nhất thống cho nhau mà
không cần ai phải đúng đầu ra chỉ thị như một mệnh lệnh. Cái
chỉ thị và sự nhất thống đến từ Lương tâm mỗi người.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, NOEL 25.12.2013
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền