MỸ -
VIỆT -
Bài đăng : Thứ bảy 14 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ
bảy 14 Tháng Mười Hai 2013
Ngoại
trưởng Mỹ kêu gọi
Việt Nam bảo vệ
các quyền tự do cá nhân
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp ông Trương Tấn Sang nhân chuyến
viếng thăm của Chủ tịch nước Việt Nam 07/2013 - REUTERS
Thanh Phương
Hôm nay, 14/12/2013, Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry bắt đầu
chuyến viếng thăm Việt
Nam kéo dài 4 ngày, với
mục tiêu thắt chặt
quan hệ thương mại
và an ninh giữa hai nước. Ông Kerry cũng sẽ nêu những
quan ngại của Washington về
tình hình nhân quyền
ở Việt Nam.
Trong chuyến công du Việt Nam lần này, Ngoại trưởng Kerry sẽ lần lượt đi thăm Sài Gòn,
vùng đồng bằng sông Cửu Long và thủ đô Hà Nội. Ông Kerry đã viếng thăm Việt Nam tổng cộng 13 lần với tư cách thượng nghị sĩ và đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Tại Sài Gòn hôm nay,
ông Kerry, vốn là một tín đồ Công giáo nhiệt thành, đã dự thánh lễ tại Nhà thờ Đức Bà, một cử chỉ đáng chú ý trong một quốc gia thường bị chỉ trích vì những hạn chế tự do tôn giáo.
Tiếp đến, phát biểu trước các sinh viên, nhà
doanh nghiệp và nhà báo ở Sài Gòn, Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố : « Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một trong những đối tác kinh tế chủ chốt của Mỹ trong khu vực ». Nhưng ông Kerry cho rằng, một « xã hội cởi mở hơn » sẽ góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước, cho nên Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam « nắm lấy cơ hội này để bảo vệ các quyền tự do của cá nhân ».
Chuyến viếng thăm của ông Kerry diễn ra vào lúc Hoa Kỳ
đang thúc đẩy việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia châu Á-Thái
Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Nhưng các dân biểu Mỹ đã hối thúc Ngoại trưởng Kerry phải gắn liền đàm phán về TPP với tình hình nhân
quyền ở Việt Nam.
Trong tuần này, 47 dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ đã gởi thư cho ông Kerry bày
tỏ mối quan ngại về các vụ bắt giữ ngày càng nhiều blogger và các
nhà hoạt động khác ở Việt Nam. Theo hãng
tin Reuters, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là ông John Kerry
dự định nêu vấn đề nhân quyền trong các cuộc hội đàm với các lãnh đạo cao cấp của Hà Nội.
Quan chức nói trên nói với các phóng viên
tháp tùng Ngoại trưởng Kerry đến Việt Nam : « Hoa Kỳ sẵn sàng trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, nhưng đồng thời tin rằng những tiến bộ về nhân quyền và Nhà nước pháp quyền là những điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng và ổn định lâu dài, cũng như cho quan hệ song phương, theo như mong muốn của Việt Nam ».
Cũng theo hãng tin Reuters, trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần này, Ngoại trưởng Mỹ còn sẽ thảo luận về phương cách Hoa Kỳ có
thể giúp Việt Nam tăng cường an ninh hành hải trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Sau Việt Nam, ông John
Kerry sẽ viếng thăm Phillipines, quốc gia cũng đang có
tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh.
Ông Lê Hiếu Đằng
'trong cơn nguy kịch'
Cập nhật: 11:25 GMT - thứ bảy, 14 tháng 12,
2013
Ông Lê Hiếu Đằng đang được cấp cứu ở bệnh viện, theo nguồn tin
gia đình
Một quan chức thuộc
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người vừa tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12,
đang trong tình 'trạng sức khỏe nguy kịch' và được 'cấp cứu tích cực' ở bệnh
viện, theo nguồn tin từ gia đình.
Hôm 14/12/2013, người nhà của luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ
nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, xác nhận với BBC tin ông Lê Hiếu Đằng đang được cấp cứu ở một
bệnh viện tại Sài Gòn do bị 'hôn mê' và cần tới thiết y tế bị hỗ trợ hô hấp và
hồi sức tích cực.
Các bài liên quan
- Nhà nước sẽ
ứng xử ra sao với ông Đằng?Nghe10:13
- 'Từ nay
tôi là người tự do'Nghe06:19
- Phản ứng
việc ông Lê Hiếu Đằng bỏ Đảng
Chủ
đề liên quan
"Các bác sỹ vẫn đang cấp cứu, họ nói là bao giờ cấp cứu
xong thì sẽ báo," một người thuộc hàng con cái trong gia đình ông Đằng
không muốn công bố danh tính, cho biết.
"Ông nhập viện đã hai tuần và có tiền sử bệnh ung thư, hiện
người nhà vẫn chưa vào thăm được."
Cũng hôm thứ Bảy, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm
thường trực Văn phòng Quốc hội, cho hay ông Đằng đang trong tình trạng mà theo
ông là 'hấp hối' và 'rất nguy kịch'.
"Ông Lê Hiếu Đằng đang
ở trong tình trạng gọi là hấp hối, bệnh tình rất nguy kịch, tím tái hết và bị
hôn mê. Theo nhận định của anh em là đang ở những giờ phút cuối"
Luật sư Trần Quốc Thuận
Ông nói: "Ông Lê Hiếu Đằng đang ở trong tình trạng gọi là
hấp hối, bệnh tình rất nguy kịch, tím tái hết và bị hôn mê."
"Theo nhận định của anh em là đang ở những giờ phút
cuối," ông Thuận cho biết thêm.
Tuy nhiên, cùng này, ông Huỳnh Ngọc Chênh, một blogger đã tới
thăm ông Đằng tại Khoa Ưng thư, thuộc Bệnh viện 115, nơi nguyên phó Chủ tịch Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh đang được chăm sóc, cho BBC hay:
"Ông Đằng vẫn còn trong cơn nguy kịch, phải thở máy, tuy
sau khi được chăm sóc đã có biểu hiện khá hơn đôi chút, nhưng vẫn còn phải được
theo dõi, và chưa biết thế nào,
"Hiện bệnh viện chỉ cho duy nhất một người ở bên trong
phòng cấp cứu bên cạnh ông Đằng và vợ của ông đang ở trong đó, những người
khác, bạn bè, người thân chưa vô trong thăm được."
'Công an hiện diện?'
Trước đó, trên một trang blog của mình, blogger Huỳnh Ngọc
Chênh, nguyên Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên, cập nhật tình hình sức khỏe của
ông Đằng, thông báo viết:
"Nguồn tin từ bác sĩ: Bác Đằng, sau cấp cứu đã tỉnh lại và
có vẻ khỏe lên đôi chút."
Hôm 14/12, trang Diễn đàn Dân sự do nhóm của Tiến sỹ Nguyễn
Quang A điều hành nói vị luật gia đang được 'theo dõi đặc biệt' tại một phòng
Hồi sức cấp cứu, và cho biết 'một số bạn hữu' của ông Đằng đã có mặt bên cạnh
gia đình, trong đó có các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Kha
Lương Ngãi v.v...
Cùng ngày, khi được hỏi liệu có thực có việc một số đông an
ninh, công an đã xuất hiện ở bệnh viện nơi ông Đằng được cấp cứu hay không, như
có phản ánh trên mạng xã hội, người nhà ông Đằng đã không bác bỏ, cũng như
không xác nhận tin này.
"Dạ, cái đó tôi không biết," nguồn này nói.
Khi được hỏi tiếp liệu có ai thuộc cơ quan Mặt trận, đảng hoặc
chính quyền ở bất kỳ cấp nào tới thăm viếng ông Đằng hay không, người nhà của
ông trả lời:
"Dạ cái đó là công việc của ông, tôi cũng không biết ạ, tôi
chỉ biết là bây giờ quan tâm, chăm sóc ông mà thôi."
Thư được cho là của ông Lê Hiếu Đằng gửi Quốc hội Việt Nam
Tuy nhiên, luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng hiện tượng này cũng
có thể là 'bình thường', nếu công an, an ninh có mặt. Ông nói:
"Câu chuyện công an họ có mặt ở chỗ này, chỗ kia ở Việt Nam
thì theo tôi là câu chuyện cũng bình thường, nếu họ không làm việc gì động chạm
nhất là đến ông Đằng và các anh em khác, thì tôi cho là cũng không có vấn đề
gì."
'Chất vấn Quốc hội'
Hôm thứ Bảy, trang BấmDiễn đàn Xã hội Dân sựcông
bố hai văn bản viết tay được cho là của luật gia Lê Hiếu Đằng với chữ ký của
ông.
Một trong hai văn bản đề ngày 10/12 nêu quan điểm của ông liên
quan quyền lập tổ chức chính trị, xã hội của công dân.
Văn bản đề gửi tới Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ của cơ
quan lập pháp này viết:
"Tôi là Lê Hiếu Đằng, công dân, cử tri TP Hồ Chí Minh, trân
trọng đề nghị các vị trả lời công khai, minh bạch văn bản đề ngày 22-08-2013
của LS Trần Vũ Hải về việc luật pháp có cấm công dân tổ chức các tổ chức chính
trị, xã hội. Nếu các vị không công khai trả lời thì đương nhiên công dân có
quyền này.
"Trong thời gian luật định nếu các vị không công khai trả
lời thì công dân có quyền thực hiện quyền này."
"Trong thời gian luật
định nếu các vị không công khai trả lời thì công dân có quyền thực hiện quyền
này"
Bức thư được cho của ông Lê Hiếu Đằng
Hôm 14/2, một nguồn quen biết với ông Đằng nói với BBC nếu chỉ
căn cứ riêng trên nét chữ, chữ ký và văn phong trong văn bản nói trên, thì đây
đúng là 'thủ bút' và 'văn phong' của vị luật gia.
Còn luật sư Trần Quốc Thuận khẳng định với BBC tinh thần văn bản
này 'phản ánh đúng quan điểm' của ông Lê Hiếu Đằng, người đã kêu gọi lập một
chính đảng mới là Đảng Dân chủ Xã hội trong một khoảng thời gian khá lâu trước
khi ông tuyên bố ly khai Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Lê Hiếu Đằng, người có hơn 45 năm là đảng viên Đảng Cộng
sản, mới đây đã có hai văn bản gây chú ý dư luận, trong đó hôm 4/12/2013, ông
công bố công khai ly khai khỏi chính đảng duy nhất đang cầm quyền ở Việt Nam.
Trong một văn bản khác hôm 8/12, ông lên tiếng phản đối việc
trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã buộc một nữ sinh, cô Nguyễn
Phương Uyên, người đang chịu án một bản án tù treo 3 năm với 52 tháng thử thách
do bị Tòa án khép vào tội "tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam",
phải thôi học.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền