Hien DoVan
To
Today at 5:52 PM
Ngoài
đường , dân phòng đánh hàng rong, trong lớp, "cô giáo" đánh các
bé.
Hiền
NKT
Đày đọa trẻ mầm non
TT - Bóp cổ, gí đầu xuống đất,
lấy khăn bịt mũi, tát bôm bốp vào mặt... là những “phương pháp sư phạm” mà
các “cô giáo” ở Trường mầm non tư thục Phương Anh (18 đường Hiệp Bình, P.Hiệp
Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM) dùng để “dạy” các bé mầm non.
Trường mầm non tư thục Phương Anh nằm ở mặt tiền đường Hiệp Bình,
xung quanh được bao bọc bởi các bức tường, phía sau tiếp giáp với bãi đất trống
cây cỏ mọc um tùm. Quản lý trường mầm non là bà Lê Thị Đông Phương, nhân viên
giúp việc ngoài Nguyễn Thị Điều còn có một cấp dưỡng.
Bà Lê Thị Đông Phương
bóp cổ một bé trai sáng 11-12 - Ảnh trích từ video clip
Những bữa ăn đẫm nước mắt
7g ngày 12-12, cánh cửa Trường mầm non tư thục Phương Anh hé mở,
nhiều phụ huynh hối hả chở con tới gửi rồi lật đật lao vào cuộc mưu sinh. Rời
tay cha mẹ, nhiều bé hoảng hốt bật khóc, cố bấu víu đòi về. 9g30, Điều “lùa”
nhóm trẻ từ trong nhà ra sân ximăng rộng khoảng 20m2 ở phía sau
cho ăn giữa buổi. Tại đây, một số bé lớn bị Điều chỉ tay vào mặt quát tháo bắt
tự bưng bát xúc ăn. Số trẻ không tự ăn Điều túm cổ đặt lên ghế rồi đưa muỗng
thức ăn liên tục vào miệng.
Vừa ăn được vài muỗng, một bé trai có dấu hiệu nôn ra ngoài và
khóc. Điều trợn mắt đặt bát cháo xuống bàn, tay trái bóp mạnh vào đỉnh đầu ghì
toàn thân bé xuống sát đất, tay phải đập mạnh mười cái trên sống lưng, đầu và
mông. Bé trai giãy giụa khóc thét lên. Khoảng một phút sau, Điều tiếp tục bặm
môi, vạch hai bàn tay của bé trai này đánh sáu cái vì nuốt cháo chậm.
Cứ vậy, bé trai càng khóc càng nuốt cháo chậm, Điều lại giở các
miếng “võ tay” đánh đập khắp người. Mỗi lần bị đánh, thức ăn từ miệng bé lại
phun xuống nền đất, nước mắt nước mũi tuôn chảy. Trong quá trình cho ăn, Điều
cũng liên tục giơ tay lên đầu hoặc chỉ trỏ ngón tay vào mặt bé để hù dọa.
Trước đó sáng 9-12, Điều đặt một bé trai gương mặt kháu khỉnh
ngồi lên ghế cho uống sữa. Vừa cho muỗng sữa đầu tiên vào miệng, bé này nhăn
mặt ói òng ọc ra chén. Mặc cho bé khóc lóc, Điều vô tư đổ nhiều muỗng sữa vào
miệng làm bé ho sặc sụa. Lúc sau, Điều quay qua xúc cơm trắng trộn nước cho một
bé gái ăn. Trước sự hung dữ của Điều, bé gái chỉ dám đứng chôn chân một chỗ, há
hốc miệng nhận cơm và nuốt chứ không kịp nhai. Vừa nuốt, nước mắt nước mũi bé
chảy dài theo gò má xuống tận khóe miệng.
Cứ như thế, muỗng cơm này ăn chưa xong muỗng khác lại được Điều
đưa dồn dập khiến miệng bé gái căng phồng rồi phun ra ngoài. Điều ném bát cơm
sang một bên, xách hai tay xốc ngược bé gái lên cao rồi nắm tóc cho chúi đầu
vào trong thùng phuy đựng nước cao 1,5m bên cạnh mặc cho bé gái la hét, hai tay
bấu víu lấy chân van xin tuyệt vọng. Trong quá trình dìm đầu bé gái vào thùng
phuy, Điều luôn miệng quát tháo: “Thấy không? Sợ chưa? Sợ chưa?”.
Nửa phút sau, Điều xách bé gái này thả phịch xuống đất và tiếp tục đút cơm như chọc muỗng vào miệng.
Nửa phút sau, Điều xách bé gái này thả phịch xuống đất và tiếp tục đút cơm như chọc muỗng vào miệng.
Sau màn đón tiếp niềm nở là vô số kiểu hành hạ mà 'bảo mẫu' Điều, Phương dành cho các trẻ mầm non - Ảnh trích từ …
Sau màn đón tiếp niềm nở là vô số kiểu hành hạ mà 'bảo mẫu' Điều, Phương dành cho các trẻ mầm non - Ảnh trích từ …
Ăn vì... sợ
Tại Trường mầm non tư thục Phương Anh, hầu hết các bé sợ bà
Phương một phép vì mỗi lần cho ăn, bà ta thường giở các “ngón nghề” hành hạ dã
man như lấy khăn bịt mũi, bóp cổ, túm đầu các bé lắc như... búp bê. Khoảng
10g40 ngày 10-12, tại khu cho trẻ ăn, một bé gái 10 tháng tuổi gầy gò, xanh xao
gào khóc thất thanh vì bị bà Phương dùng chân kẹp người, kê đầu lên mặt bàn rồi
dùng tay đè đầu, bịt mũi cho uống sữa. Bé gái càng giãy giụa, bà Phương lại
càng đè đùi lên người đổ sữa vào miệng.
Lúc sau, bé gái khóc càng dữ dội, miệng trào sữa liên tục, bà Phương luôn miệng chửi rủa, rồi dùng khăn bịt kín miệng, mũi rồi nắm đầu bé gái lắc mạnh hàng chục lần. Khi mới cho ăn, bà Phương còn dùng muỗng nhưng sau đó thì đổ thẳng cốc sữa vào miệng. Trong vòng 30 phút, bà Phương đã thực hiện màn bóp cổ, bịt mũi và lắc đầu... bé gái hàng chục lần. Kết thúc bữa ăn đầy nước mắt, bé gái lả người ngồi ngơ ngác trên ghế, đầu tóc bù xù, miệng vẫn không thôi khóc ré lên vì sợ hãi.
Lúc sau, bé gái khóc càng dữ dội, miệng trào sữa liên tục, bà Phương luôn miệng chửi rủa, rồi dùng khăn bịt kín miệng, mũi rồi nắm đầu bé gái lắc mạnh hàng chục lần. Khi mới cho ăn, bà Phương còn dùng muỗng nhưng sau đó thì đổ thẳng cốc sữa vào miệng. Trong vòng 30 phút, bà Phương đã thực hiện màn bóp cổ, bịt mũi và lắc đầu... bé gái hàng chục lần. Kết thúc bữa ăn đầy nước mắt, bé gái lả người ngồi ngơ ngác trên ghế, đầu tóc bù xù, miệng vẫn không thôi khóc ré lên vì sợ hãi.
Ngày 11-12, bà Phương tiếp tục cho ba trẻ ăn và giở lại những
“miếng” đánh tàn bạo. Bà Phương ngồi tại ghế và bắt bé trai đứng để đút cháo.
Sợ bị đánh nên bé trai này chỉ biết dán mắt vào bát cháo trước mặt và nuốt.
Nhiều lần bé trai muốn ói thì ngay tức khắc bà Phương dùng roi nhựa đánh vào
chân, và dùng tay nhúi mạnh vào trán làm bé trai ngã ngửa ra sau. Ngồi ăn cạnh
bên, nhiều bé khác do Điều cho ăn cũng nước mắt ngắn dài vì bị đánh đập.
Sau khi cho bé trai này ăn xong, bà Phương tiếp tục xách bé gái 10
tháng tuổi ghì nằm ngửa xuống bàn đổ cháo vào miệng. Cũng giống như những lần trước,
lần này bà Phương cũng dùng chân kẹp, đè lên người bé gái rồi bẻ ngửa mặt ra
phía sau bịt mũi đổ cháo. Thậm chí có lúc cháu bé nôn cháo ra chén, bà Phương
đổ ngược thức ăn vừa nôn cho cháu bé ăn lại.
Trong sáng 11-12, khi vừa dứt tay hành hạ bé gái 10 tháng tuổi, bà
Phương lao vào kéo bé trai gương mặt kháu khỉnh tát bôm bốp vào mặt, sau đó
dùng hai tay bóp cổ cháu bé như muốn ăn tươi nuốt sống. Bé trai bị bà Phương xô
văng ra khoảng 1m, đưa tay dụi mắt bật khóc nức nở. Thấy vậy, bà Phương chỉ
ngón tay vào mặt bé quát tháo, rồi nắm cổ áo đánh thẳng vào mặt, lưng.
Không dừng lại ở đó, bà Phương kéo, xô đẩy và khóa chặt hai tay bé trai này đánh đấm túi bụi. Chỉ trong vòng khoảng 1 phút, bà Phương đã nắm tay, giật cổ áo tát 28 cái vào mặt và lưng đứa bé, miệng không ngớt tiếng chửi rủa.
Không dừng lại ở đó, bà Phương kéo, xô đẩy và khóa chặt hai tay bé trai này đánh đấm túi bụi. Chỉ trong vòng khoảng 1 phút, bà Phương đã nắm tay, giật cổ áo tát 28 cái vào mặt và lưng đứa bé, miệng không ngớt tiếng chửi rủa.
Và cứ thế, với những đứa trẻ vô tội, chuỗi ngày ở trường mầm non
trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi những trận đòn tàn bạo của các “cô giáo”.
Sau màn đón tiếp niềm nở là vô số kiểu hành hạ mà 'bảo mẫu' Điều, Phương dành cho các trẻ mầm non - Ảnh trích từ …
Sau màn đón tiếp
niềm nở là vô số kiểu hành hạ mà 'bảo mẫu' Điều, Phương dành cho
các trẻ mầm non - Ảnh trích từ …
Sau màn đón tiếp
niềm nở là vô số kiểu hành hạ mà 'bảo mẫu' Điều, Phương dành cho
các trẻ mầm non - Ảnh trích từ …
ĐỨC PHÚ - HOÀNG LỘC
Công an mời lên
làm việc
Trường mầm non tư
thục Phương Anh do bà Lê Thị Đông Phương quản lý hoạt động khoảng một năm
nay. Trước khi mở trường, bà Phương từng có thời gian bảy năm làm cô giáo dạy
trẻ tại một trường mầm non ở Q.1. Địa điểm mở trường mầm non bà Phương
thuê lại của một người dân, đây cũng là nơi sinh sống của cả gia
đình bà. Ngoài việc nhận giữ trẻ từ 10 tháng tuổi đến 4 tuổi, bà Phương còn
nhận dạy đàn và dạy chữ cho các bé sắp vào lớp 1.
Hiện tại, “quân số”
của trường mầm non là 22 bé, chủ yếu là con của viên chức và công nhân.
Lúc cao điểm, trường có thể nhận giữ tới 40 trẻ. Chi phí giữ trẻ từ 1-1,2 triệu đồng/tháng/bé (tùy thuộc độ tuổi) và giữ từ thứ hai đến thứ bảy. Một số người dân ở gần trường cho biết các bé đã bị bà Phương và Điều hành hạ một thời gian dài nhưng phụ huynh không hề hay biết. Gần đây, từ phản ảnh của nhiều người dân, Công an P.Hiệp Bình Phước có mời “cô giáo” Nguyễn Thị Điều lên làm việc. |
Ảnh hưởng rất lớn
đến tinh thần, tâm lý của trẻ
Chiều 16-12, trao
đổi với Tuổi Trẻ về việc trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý thế nào nếu thường xuyên
bị cô giáo đánh đập, chửi bới, đối xử thô bạo khi ăn, cử nhân tâm lý Trần Thị
Uyên Phượng - giảng viên bộ môn tâm thần và tâm lý y khoa Trường đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM - cho biết khi bị đối xử như trên, trẻ có biểu
hiện tâm lý thường gặp là có những dấu hiệu giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm;
lo âu, sợ hãi và căng thẳng: đêm ngủ không yên, dễ giật mình, có ác mộng,
nghiến răng, cắn móng tay...; sợ ăn, lười ăn, tránh né các bữa ăn... Về tâm
thể, trẻ có những biểu hiện dễ nôn ói khi ăn, đau đầu, đau bụng, thở nhanh và
hồi hộp, toát mồ hôi... khi nhắc đến những việc liên quan đến vấn đề đi học.
Ngoài ra, trẻ còn
không tự tin, có thể sẽ gặp khó khăn về học tập sau này.
Đặc biệt việc bạo hành đã tạo ra nơi tâm lý trẻ có hai xu hướng là tấn công: ngang bướng, dễ gây hấn, dễ gây gổ, dễ cáu gắt và có thể đánh đập người khác khi thấy không vừa ý kể cả người lớn; xu hướng phòng vệ: lầm lì ít nói, nhút nhát, thiếu tự tin và không dám đưa ra ý kiến, không dám nói kể cả việc mình thích gì, thích chơi một mình... Cảm giác không an toàn, thường hay khép nép và luôn bám víu cha mẹ, sợ khi ở một mình...
Tâm lý của trẻ có
thể bị ảnh hưởng đến cả tuổi trưởng thành, có thể sẽ ảnh hưởng đến vấn đề học
tập và các mối quan hệ sau này. Không những trẻ bị bạo hành mà cả những trẻ
phải chứng kiến cảnh ấy cũng bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
L.TH.H. ghi
Xin hỏi "Độc Lập - Tự Do
- Hạnh Phúc" ở đâu?
---------- Forwarded message ----------
From: Phanwilliam Date: 2013/12/9 Subject: Thiên Đườngg Xã Hội Chủ Nghiã To: Hình ảnh cô gái trẻ đang vá săm xe máy trong đêm tối đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo chia sẻ của tác giả bức ảnh, nhân vật trong ảnh đang là một sinh viên, từ quê lên Đà Nẵng theo học. Ban ngày cô gái đi học còn tối đến đi vá săm xe máy để kiếm thêm thu nhập... Rất nhiều thành viên mạng sau khi nghe được câu chuyện này đã bày tỏ sự khâm phục trước ý chí và nghị lực của cô gái trẻ. Bức ảnh chụp một cô bé Việt Nam lấm lem bùn đất được chia sẻ trên mạng xã hội, kèm theo dòng status "Mong sao cho đủ bữa ăn chiều". Sau khi đăng tải, bức ảnh đã nhận hơn 3.000 lượt like, cùng nhiều lời bình luận. Tuy cuộc sống có khó khăn vất vả, nhưng những nụ cười hồn nhiên vẫn luôn rạng rỡ trên môi các em nhỏ. Bức ảnh người phụ nữ bán rong được chia sẻ kèm theo dòng thơ đầy cảm động: "Mưa rơi trên đường vội vã Dáng mẹ hao gầy tất tả đường trơn Chiếc áo nâu chỉ rách vai sờn Lưng mẹ còng nay trùng hơn một chút Đôi chân trần bao lần ngã hụt Dành tặng cho con giây phút yên bình". "Mẹ là tần tảo gió sương Mẹ là bến đợi cuối đường con đi Bão giông...cay đắng mọi bề Ngả vào lòng Mẹ...con về bình yên!". Hình ảnh hai bé vùng cao Việt Nam hiện lên chân thực dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn đã thu hút được hơn 4.000 nghìn lượt like, hàng trăm lượt chia sẻ, cùng hàng nghìn bình luận cảm động từ phía cộng đồng mạng. "Một mái ấm... cũng chỉ là ước mơ". Ảnh đã nhận được hơn 6 nghìn lượt like, hơn 100 lượt chia sẻ, cùng nhiều bình luận thương xót từ phía cộng đồng mạng: "Cuộc sống là vậy mà! Thật bất công, tội nghiệp các em quá" Bức ảnh "Một cụ già ăn bát mì tôm, ở nơi tránh bão" khiến cư dân mạng vô cùng xúc động, mong cho bà và những người dân chịu ảnh hưởng bởi cơn bão vừa qua sớm ổn định cuộc sống. "Cuộc sống là vậy, có người giàu - người nghèo, kẻ này - kẻ khác. Xã hội còn nhiều mảnh đời bất hạnh lắm, nhiều người cảm thấy bất lực khi không thể giúp được họ..., vậy nên bạn hãy cố gắng trân trọng lấy những gì bản thân mình đang có". Bức ảnh nhận được sự đồng cảm của 7 nghìn người xem, gần 200 lượt chia sẻ. "Trẻ cậy cha, già cậy con". Nhưng người phụ nữ này biết cậy vào ai đây? "Chào cháu, chụp chú làm gì? Chú vất vả lắm đang kiếm thêm đồng nào để cho con chú ăn học thôi mà!". Bố luôn là người tuyệt vời, bố luôn hy sinh tất cả vì tương lai tốt đẹp của chúng con. Cảm ơn những người bố". Bức ảnh sau khi đăng tải đã nhanh chóng nhận gần 18.000 lượt like và hàng nghìn bình luận từ phía cư dân mạng. Nhiều thành viên mạng ngậm ngùi khi xem bức ảnh. "Nụ cười hạnh phúc" khi được nhận hàng cứu trợ. "Người phụ nữ này là mẹ của liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Quần đảo Trường Sa Việt Nam". "Họ chỉ cần chợp mắt để quên đi cái mệt/Khoảnh khắc đây, làm trái tim tôi như thắt lại" "Mẹ" Bức ảnh muốn nói đến sự vất vả, lam lũ của những người mẹ. Cho dù cuộc sống có khó khăn thế nào đi chăng nữa thì đôi vai gầy của mẹ vẫn luôn làm việc, mong đem hạnh phúc về cho con. "Rồi mai này đây, cuộc sống của em sẽ ra sao?"
"Tuổi nhỏ, nhưng làm việc không
nhỏ". Bức ảnh đã làm hơn 34 nghìn người trên cộng đồng mạng phải suy
nghĩ.
10 năm mưa sinh, làm đủ nghề, sống chui lủi trong cống bên vỉa hè để kiếm tiền nuôi con ăn học. Tấm lòng bác Nguyễn Định bố của thủ khoa ĐH Y Nguyễn Hữu Tiến khiến trái tim hàng nghìn người lay động. "Vì ai mẹ phải mưu sinh Vì ai mẹ phải dầm mình dưới mưa Vì ai mẹ nhịn cơm trưa Vì ai mẹ phải cày bừa sớm hôm". Mẹ luôn hy sinh bản thân mình để xây dựng tương lai cho các con. "Xao xác đêm đông buồn vắng vẻ Còn mình mẹ lê bước hè dài Biết đi đâu khi nhà không có Tối ngủ đâu cô độc thân già" "Con đi chẳng chút băn khoăn Mỗi ngày mỗi nhớ cứ tăng từng ngày Nuôi con bao tháng, bao ngày Đủ lông, đủ cánh con bay phương nào Còn đây tình mẹ dạt dào Trải bao sương gió không sao phai tàn". "Thương hai em bé mồ côi Áo không đủ ấm...lặng ngồi co ro Thương em chị vẫn chở che Em ơi ngoan nhé...chị cho ân tình. Tôi nhìn chỉ biết lặng thinh Cầu mong hạnh phúc...yên bình cho em". Bức ảnh đã nhận được hơn 40.000 lượt like, gần 600 lượt chia sẻ, cùng với những bình luận bày tỏ sự cảm thông, đau xót cho số phận của hai em nhỏ. Trong ảnh là những người dân Nam Định đang ân cần chăm sóc một người đàn ông nhặt ve chai bị ngất dọc đường. Giữa cái nắng oi bức, vì đói vì mệt người đàn ông này đã lả đi, nhưng nhờ có bàn tay giúp đỡ của những người qua đường nên đã tỉnh lại. Hành động đẹp ấy thực sự làm xúc động lòng người. + "Không cần biết thời tiết nắng gió hay mưa bão, chỉ cần mỗi tối sau giờ tan chợ, người dân ở khu chợ Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) lại quen thuộc với hình ảnh một cụ bà dáng gầy gò, nhỏ bé, tóc trắng đầu đi lang thang dọc theo lề đường để nhặt rác của các cửa hàng vứt ra. Cụ cần mẫn nhặt nhạnh những mẩu giấy vụn, những tấm bìa carton hay thậm chí đó... là những bao đựng rác..." "Mẹ ăn cơm trắng muối mặn Cơm ngon canh ngọt mẹ dành cho con..." |
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền