Tù nhân lương
tâm Tạ Phong Tần bị quản giáo ức hiếp
Khủng bố người tị nạn về Việt Nam tại phi
trường Tân Sơn Nhất
VRNs (23.12.2013) – Thanh Hóa – Cô Tạ Minh Tú cho VRNs biết: “Tôi gởi đồ
vào cho chị Tần, cán bộ không cho nhận”. Đó là những quyển sách tự điển và Kinh
Thánh, cô Tú vừa mang đến trại số 5, Yên Định, Thanh Hóa theo yêu cầu của cô Tạ
Phong Tần, là chị hai của cô Tú.
Cố Tú còn cho biết, lần
trước khi cô gởi quần thun thể thao dài và áo dài tay vào, nhưng cán bộ quản
giáo lại tráo đồ và chỉ đưa cho cô Tạ Phong Tần chiếc quần thun ngắn và mỏng
như quần đùi của nam giới. Còn chiếu tre, nhằm cách mặt đất gởi vào, cô Tần
cũng không được nhận.
Theo cô Tú, cô Tạ Phong
Tần cho biết tại trại giam số 5 này, các nữ tù nhân bị nhốt chung rất đông
trong một phòng. Khi đi tắm, phải tắm lộ thiên, không nhà tắm giữa mùa Đông
lạnh rét của Miền Bắc. Do đó, tình trạng viêm họng và ho của cô Tần càng ngày
càng trầm trọng.
Theo định của pháp luật
hiện hành, một tù nhân chỉ bị hạn chế một số quyền chứ không bị tước đoạt toàn
bộ quyền. Thông thường, người tù không được tự do thăm gặp, đi lại, không được
ứng cử hay bầu cử, nhưng chắc chắn được học hỏi và được theo dõi tin tức xã
hội. Tuy nhiên, hiện nay các nhà tù Việt Nam đã bị công an lạm quyền, xâm phạm
hết mọi quyền của người đang bị nhốt tù.
Cô Tạ Phong Tần chụp
hình trong Khóa huấn luyện kỹ năng truyền thông Công giáo do VRNs tổ chức,
tháng 08.2010
Trương Quốc Huy trả lời RFA
từ trại giam ở Bangkok
Thanh Trúc (RFA) - Ba người Việt tị nạn
chính trị tại Thái Lan, Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang và đặc biệt là Đặng Chí
Hùng, mà cảnh sát Thái Lan bắt giữ hôm 12 theo yêu cầu của anh ninh Việt Nam,
hiện vẫn bị giam tại IDC Trung Tâm Giam Giữ Quốc Tế ở Bangkok.
An ninh Việt Nam tra hỏi
Qua vài phút có thể nói chuyện với Thanh Trúc từ
Trung Tâm Giam Giữ Quốc Tế ở Bangkok, Trương Quốc Huy cho biết anh và Lê Văn
Quang không bị nhốt chung với Đặng Chí Hùng. Nội vụ dẫn đến chuyện bị bắt và
quá trình hỏi cung được anh thuật lại như sau:
Trương Quốc Huy: Tình trạng của anh Hùng và anh Quang là
đang trong thời gian chờ đợi qui chế chính thức của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp
Quốc, còn như Huy thì Huy đã có được quí chế tị nạn chính thức của Cao Ủy Liên
Hiệp Quốc rồi. Đại đa số người tị nạn giống như Huy, anh Lê Văn Quang rồi những
người khác thường là hộ chiếu hoặc những giấy tờ tùy thân thường là hết hạn ở
Thái, chỉ có mỗi giấy của UNHCR họ cấp cho mình thôi.
Cảnh sát Thái đầu tiên thì họ nói vì lý do mình
không trình được giấy tờ hợp lệ thành ra buộc họ phải còng tay mình họ đưa về
trung tâm của IDC ở Bangkok. Đến trung tâm rồi thì mới biết được là có sự xuất
hiện của đại diện Lãnh Sự Quán Việt Nam và cảnh sát Việt Nam. Họ đem theo cái
lệnh để bắt người này tên là Đặng Chí Hùng và còn nhiều tên khác nữa. An ninh
Việt Nam và nhân viên của Đại Sứ Quán vào đây là cần hợp tác để đi tìm người
này, họ đưa cái hình và hỏi tôi biết người này hay không. Tôi nói là trước đây
tôi không biết anh này làm gì bên Thái cả, chỉ biết anh ta ở gần nhà tôi thôi.
Thì cảnh sát Việt Nam, trong đó có một người
từng bắt em cách đây 6 năm, anh ta gọi em là “Trương Quốc Huy khỏe không, yêu
cầu hợp tác trình báo” . Em nói ở đây là đất nước Thái và tôi không có vi phạm
pháp luật gì ở nước này cả, tôi chỉ có đăng ký với UN để tôi được định cư nước
thứ ba thôi. Họ hỏi có biết anh Hùng ở đâu không, họ yêu cầu được kiểm tra các
số phone trên điện thoại. Cảnh sát Thái kiểm tra số điện thoại, kiểm tra hình
ảnh coi có hình của anh Hùng trong đó hay không, nhưng mà có sự chứng kiến của
hai người bị bắt là em và anh Lê Văn Quang.
Sau đó thì cơ quan an ninh Việt Nam cũng nói là
có khả năng dẫn mấy người này về Việt Nam. Họ nói chuyện với nhau cho mình nghe
thấy như vậy.
Thanh Trúc: Khi nghe như thế thì cảm giác của Trương Quốc
Huy lúc đó thế nào?
Trương Quốc Huy: Bên phía Thái Lan thì họ chỉ nói cái này là làm
theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Còn bên phía an ninh Việt Nam thì họ nói
theo kiểu hăm dọa, nói dù ở bên này họ vẫn có thể dẫn mình về Việt Nam được. Em
cũng có cãi lại, em nói tôi có làm gì đâu mà các anh phải dẫn tôi về Việt Nam, tôi
không phải là tội phạm. Lúc đó thật ra thì cái cảm giác cũng lo sợ mặc dù không
nói ra, không biết là nó như thế nào.
Thanh Trúc: Rồi sau đó bằng cách nào mà Trương Quốc
Huy biết Đặng Chí Hùng đã bị bắt?
Trương Quốc Huy: Đến buổi chiều cảnh sát Thái đưa em và anh
Lê Văn Quang vào phòng tạm giữ. Đến sáng hôm sau, 3 nhân viên an ninh của Việt
Nam đi vào trong trại giam. Khi mở cửa ra thì đầu tiên nhất là thấy anh Hùng
xuất hiện ngoài sân tại trước đây có gặp mặt anh rồi. Họ đưa anh qua một cái
bàn làm việc riêng tức một cái chỗ thăm gặp bình thường trong Trung Tâm Tạm Giữ
Người Nước Ngoài. Sau đó, họ đưa Huy với anh Lê Văn Quang ra, cảnh sát Thái nói
là có nhân viên của Việt Nam muốn nói chuyện với các anh về các vấn đề liên
quan. Ra ngoài bàn thì mới nhìn thấy và mới biết anh Hùng cũng bị bắt vào buổi
chiều ngày hôm đó.
Khi làm việc, nhân viên an ninh của Việt Nam để
một tờ gi61y và một cây viết lên bàn, nói là chính phủ Việt Nam dư sức đưa các
anh về Việt Nam, thì chiều này các anh ra tòa để xử cái tội cư trú bất hợp pháp
tại Thái Lan mà nếu các anh có nguyện vọng muốn về Việt Nam hoặc muốn ở đây để
chờ đi nước thứ ba thì các anh phải viết tờ giấy này cho tụi tôi và nếu có gì
tụi tôi giúp đỡ cho các anh đóng tiền phạt.
Họ yêu cầu viết ở trên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam, Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc, Đơn Thỉnh Nguyện. Họ bắt Huy với anh
Quang hai người ra hai góc khác nhau, kêu là viết đi. Huy từ chối không viết,
bởi việc đưa tôi về hay giữ tôi ở đây là chuyện của UN Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp
Quốc, tôi không cần phải viết cái này. Nếu tôi viết thì tôi yêu cầu gặp luật
sư, và các anh làm việc theo theo trình tự nào phải báo cho tôi biết.Buổi làm
việc hôm any là buổi các anh thăm chúng tôi hay các anh thẩm cung, mà nếu thẩm
cung thì không phải chỗ này tại vì chỗ này là chỗ thăm gặp.
Sau khi tôi từ chối không viết thì anh ta nói
cái này tùy các anh thôi, tụi tôi muốn giúp đỡ các anh. Thế là họ cất tờ giấy
và cây viết đi.
Thanh Trúc: Đó là phần Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang, còn
anh Đặng Chí Hùng thì như thế nào?
Trương Quốc Huy: Anh Đặng Chí Hùng thì họ đưa giấy ra, nói
đây là cái lệnh truy nã đỏ, nói có thể dẫn độ Đặng Chí Hùng về Việt Nam. Đó là
lời anh Hùng kể lại cho tụi tôi, tức là khi anh làm việc với nhân viên an ninh
từ Việt Nam sang đó.
Thanh Trúc: Sau khi mà Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang
từ chối không viết đơn thỉnh nguyện thì phía an ninh Việt Nam giải quyết như
thế nào?
Trương Quốc Huy: Đến buổi chiều ngày hôm đó thì phía Thái
Lan thông báo với em là Trương Quốc Huy, anh Lê Văn Quang và anh Đặng Chí Hùng,
tức là 3 người phải chịu ra tòa, phải chịu phạt hành chính về cài lỗi đã định
cư bất hợp pháp tại Thái Lan. Họ cho 3 người đi chung ra ngoài tòa, họ xử phạt
và yêu cầu mỗi người đóng 6.000 baht, tương đương 200 đô la, thế cho việc phải
ở tù 48 ngày.
Thanh Trúc: Ngay lúc đang nói chuyện với Thanh Trúc
đây thì tình trạng của Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang, Đặng Chí Hùng như thế
nào?
Trương Quốc Huy: Hiện tại thì anh Lê Văn Quang với tôi ở
chung phòng dành cho những người nước ngoài mà chờ đợi bị trục xuất về nước
hoặc đi nước thứ ba hay là cái gì đó thì họ tạm giữ ở trung tâm này. Anh Hùng
thì ở một phòng khác nhưng tất cả 3 vẫn còn trong Trung Tâm Giam Giữ Người Nước
Ngoài của Thái Lan tức IDC.
Thanh Trúc: Theo Trương Quốc Huy thì Đặng Chí Hùng bị truy
nã về tội gì?
Trương Quốc Huy: Theo người cảnh sát Thái thuật lại thì với
công hàm của bên Đại Sứ Quán Việt Nam và nhân viên an ninh Việt Nam thì anh
Đặng Chí Hùng bị truy nã vì có liên quan đến các gian lận tài chính. Nhưng mà
không biết bên phía Việt Nam họ gọi là gì bởi vì tôi không được đọc tờ giấy đó,
tôi chỉ có được nhìn cái hình thôi.
Thanh Trúc: Thực Tế, theo Trương Quốc Huy, vấn đề Đặng Chí
Hùng gian lận tài chính có xác thực không?
Trương Quốc Huy: Theo quan điểm của tôi, đây là họ muốn hạn
chế những người bất đồng chính kiến của Việt Nam ở bên này, họ cho là những
người này chống phá thành ra họ muốn có một việc gì đó để họ giam giữ tất cả
mọi người lại.
Thanh Trúc: Trương Quốc Huy có biết ở bên ngoài những
tổ chức nào hoặc cá nhân nào mà tìm cách giúp đỡ can thiệp cho trường hợp của
Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang và Đặng Chí Hùng hay không?
Trương Quốc Huy: Ở trong IDC có đầy đủ các văn phòng của các tổ
chức, chẳng hạn văn phòng JRS, một đối tác của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại
Thái. Họ cũng tiến hành giúp đỡ về vấn đề pháp lý, về vấn đề định cư nước thứ
ba hoặc tình trạng giam giữ trong IDC này như thế nào. Rồi có cả văn phòng của
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở trong này thì họ cũng phỏng vấn và những việc
tiến hành về hồ sơ cũng đi theo đúng trình tự.
Thanh Trúc: Riêng cá nhân anh Đặng Chí Hùng thì có
giống trường hợp Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang không?
Trương Quốc Huy: Vì chưa có gặp được anh Hùng trực tiếp để
nói chuyện thành ra cũng chưa biết được.
Thanh Trúc: Xin cám on thời giờ của anh, cầu chúc Trương
Quốc Huy, Lê Văn Quang, Đặng Chí Hùng mọi điều tốt lành.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền