Monday, December 23, 2013

Việt Nam cho phép công an bắn người chống lực lượng thi hành công vụ


Tin tức / Việt Nam

Việt Nam cho phép công an bắn người chống lực lượng thi hành công vụ

Nguyễn Công Thủ ở Cà Mau tố cáo bị Phó công an xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) đánh đập ngay đồn công an hôm 18/12 khiến anh phải khâu 7 mũi trên mặt
Nguyễn Công Thủ ở Cà Mau tố cáo bị Phó công an xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) đánh đập ngay đồn công an hôm 18/12 khiến anh phải khâu 7 mũi trên mặt
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Video

2013: Năm đàn áp khốc liệt đối với ký giả, blogger tại VN

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 19/12/2013

CỠ CHỮ 
20.12.2013
Tôi muốn mọi người cùng biết người làm việc cho pháp luật nhà nước Việt Nam mà lại hành hung dân, để mọi người giúp tôi đòi lại một chút công bằng
nguyễn công thủ
Chính phủ Việt Nam ngày 17/12 ban hành nghị định cho phép công an bắn người chống lực lượng thi hành công vụ bất chấp những tranh cãi về nạn bạo hành trong ngành an ninh, với các trường hợp bị hành hung, bị thiệt mạng dưới tay công an không ngừng gia tăng.

Nghị định 208/2013 bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 2 năm sau nói ‘tùy theo tính chất, mức độ vi phạm’, ‘người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực’ hoặc ‘nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ’ những ai có hành vi chống đối.

Nghị định ra đời giữa lúc ngày càng có nhiều vụ bị công an hành hung hay bị tử vong trong lúc bị công an câu lưu được phơi bày ra công luận qua các phương tiện truyền thông xã hội, khiến nhiều người lo ngại về khả năng leo thang bạo lực và đàn áp của lực lượng công quyền.

Bộ Công an nói thời gian qua, số vụ chống người thi hành công vụ không ngừng gia tăng.

Trong khi đó, nạn công an tra tấn, nhục hình, gây chết người vẫn tiếp tục bôi đen thành tích nhân quyền của Việt Nam.

Một ví dụ điển hình, ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được tuyên bố vô tội sau 10 năm tù, tố cáo bị hành hạ-bức cung dẫn tới bản án oan chung thân về tội danh ‘giết người’.

Mới đây tờ Trí Việt 24h đăng tải hình ảnh một thanh niên tên Dương Văn Cao bị công an Thanh Trì (Hà Nội) đánh đập toàn thân tím tái, phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch sau khi được công an phóng thích vì không đủ bằng chứng buộc tội.

Tại phía Nam, một nạn nhân khác tên Nguyễn Công Thủ ở Cà Mau đưa lên các trang mạng xã hội hình ảnh, băng ghi âm, và hóa đơn bệnh viện, tố cáo bị Phó công an xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) đánh đập ngay đồn công an hôm 18/12 khiến anh phải khâu 7 mũi trên mặt.

Anh Thủ cho biết vụ hành hung xảy ra sau khi anh từ chối đóng phạt hành chính 500 ngàn đồng vì công an không chịu ghi biên nhận.
Bấm vào để nghe bài tường trình
Anh Nguyễn Công Thủ nói với VOA Việt ngữ:

“Tôi muốn mọi người cùng biết người làm việc cho pháp luật nhà nước Việt Nam mà lại hành hung dân, để mọi người giúp tôi đòi lại một chút công bằng.”

Trả lời chúng tôi, Phó công an xã tên Tâm phủ nhận việc hành hung, nhưng nói rằng thương tích của anh Thủ là điều ‘ngoài ý muốn’:

“Cái tư cách nó không muốn hợp tác. Không, hành hung là không có. Nó không nộp phạt, nó bỏ về. Đằng này có xô nó vô, trúng vô cái cửa, chứ không có ai đánh nó hết. Xô vô chắc có thể trúng cái cửa hay gì đó, chứ đánh thì vụ đó không..không biết. Người trong cuộc, tôi thừa nhận tôi không có làm chuyện đó thành ra tôi không..không biết. Chuyện xảy ra có những cái ngoài ý muốn, rồi có những cái nó bị ràng buộc hoặc gì đó..Muốn thì xuống xác minh cho rõ, chứ bây giờ nói sao biết đường nói?” 

Sau khi Việt Nam ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn hôm 7/11, tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT đã kêu gọi Hà Nội chứng tỏ trách nhiệm và thiện chí bảo vệ nhân quyền bằng hành động cụ thể hơn là những lời tuyên bố khoa trương.

Tổng Thư ký OMCT, ông Gerald Staberock, phát biểu với VOA Việt ngữ:

Đáng quan ngại là nạn tra tấn ở Việt Nam thường được bưng kín và rất khó đưa ra ánh sáng. Quan ngại của chúng tôi đối với tình trạng tra tấn ở Việt Nam là nếu không có một xã hội dân sự độc lập có thể vào những nơi giam giữ để theo dõi, lập hồ sơ báo cáo thì chúng ta không bao giờ biết hết được bức tranh toàn cảnh thật sự như thế nào.”

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài VOA, luật sư Đặng Trọng Dũng thuộc Luật Sư Đoàn TPHCM nói Việt Nam tham gia rất nhiều công ước quốc tế nhưng thực tế vẫn ‘nói một đằng làm một nẻo’.


'Bị chống lại bằng tay không, CA vẫn bắn?'

Cập nhật: 12:21 GMT - thứ sáu, 20 tháng 12, 2013
Cảnh sát Việt Nam thường xuyên bị tố cáo là hành xử thô bạo
Chính phủ Việt Nam vừa ra nghị định trong đó cho phép lực lượng an ninh được dùng vũ lực hoặc nổ súng đối với những trường hợp 'chống cán bộ thi hành công vụ'.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Nghị định 208/2013/ND-CP được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành vào ngày 17/12 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng Hai năm sau.
Nội dung nghị định viết "trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí ... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực ... hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ”.
Hành vi 'chống người thi hành công vụ' trong nghị định này được xác định là "hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực" đối với người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, việc "không chấp hành hiệu lệnh," "có hành vi nhằm cản trở người thi hành công vụ hoàn thành nhiệm vụ" cũng bị quy là "chống người thi hành công vụ".

Vượt giới hạn phòng vệ?

Trả lời BBC ngày 20/12, luật sư Nguyễn Văn Miếng, từ văn phòng luật sư Hồng Đức, cho rằng nghị định này đã "vượt quá giới hạn phòng vệ".
"Trong Bộ luật hình sự có điều khoản nói về việc phòng vệ chính đáng, trong đó quy định hai bên phải dùng vũ khí tương đương," ông nói.
"Người ta chống cự mình như thế nào thì mình chỉ được chống lại theo một cách tương đương, chứ không thể vượt quá giới hạn chính đáng được."
"Nếu người ta chống bằng tay không mà anh lại nổ súng, thì đó là sai rõ ràng."
"Cái cơ bản là quy trình tác nghiệp của người thi hành công vụ. Phải đặt ra dấu hỏi là nổ súng vào ai, chứ không phải ai vi phạm cũng nổ súng"
Luật sư Hoàng Văn Hướng
Trong khi đó, luật sư Hoàng Văn Hướng, thuộc văn phòng luật sư Hoàng Hưng, nói cần phải có quy định cụ thể trong trường hợp nào thì được phép nổ súng.
"Cái cơ bản là quy trình tác nghiệp của người thi hành công vụ. Phải đặt ra dấu hỏi là nổ súng vào ai, chứ không phải ai vi phạm cũng nổ súng," ông Hướng nói.
"Thứ nhất, đó là loại súng gì? Súng gây sát thương hay chỉ mang tính chất đe dọa?"
"Thứ hai, mức độ vi phạm là như thế nào? Phải quy định chắc chắn trong văn bản hướng dẫn là người thi hành công vụ chỉ nổ súng vào người vi phạm khi người đó vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm cho người thi hành công vụ."
"Nếu như trong trường hợp người ta vi phạm chưa đến mức độ phải nổ súng gây sát thương thì việc nổ súng là một hành động vượt quá thẩm quyền công vụ".
"Trong trường hợp đó, nếu xác định được thiệt hại của người bị vi phạm về mặt tài sản và tính mạng thì phải áp dụng Bộ Luật hình sự đối với những người thi hành công vụ đó."
"Nếu xác định có thiệt hại về vật chất do người thi hành công vụ lạm quyền thì qua xét xử bằng bản án hình sự hoặc trách nhiệm dân sự, hành chính có thể xác định được mức thiệt hại để yêu cầu người thi hành công vụ phải đền bù," ông Hướng nói.

Vụ Tiên Lãng và khái niệm 'công vụ'

Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng bị phán quyết là trái pháp luật
Khi được hỏi liệu vụ cưỡng chế trái phép ở Tiên Lãng có cho thấy khái niệm 'công vụ' chưa được quy định đúng đắn tại Việt Nam hay không, và nếu những trường hợp tương tự xảy ra, liệu người dân có bị nguy hiểm đến tính mạng nếu chống đối hay không, luật sư Hướng trả lời:
"Thực ra nhìn về góc độ pháp luật thì hành vi công vụ đã được phân định rõ ràng rồi, nhưng ở đây thì có nhiều góc độ khác nhau."
"Nếu nhìn về vấn đề Tiên Lãng thì đó không phải là trách nhiệm của một người mà là trách nhiệm của cơ quan chủ thể, ở đây là UBND huyện Tiên Lãng."
"Đây cũng là hành vi công vụ, nhưng không phải của riêng một viên công an nào mà là của một tổ chức chính quyền và trong trường hợp đó người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm."
"Nhưng ví dụ như một cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ mà lại có hành động vượt quá giới hạn thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."
Ông Hướng cho rằng nếu người dân chỉ chống đối cưỡng chế bằng cách "đứng hô hào mà không làm ảnh hưởng đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiến hành cưỡng chế" thì việc nổ súng là trái pháp luật.
"Nhưng nếu những người cản trở bằng các hành vi như dùng bạo lực hoặc hung khí" thì "việc nổ súng để trấn áp hoặc bảo vệ tính mạng của người thi hành công vụ là hợp pháp," ông nói.
"Tuy nhiên tôi cho rằng việc nổ súng diễn ra rất là ít chứ không phải chỗ nào cũng nổ súng được. Chắc chắn là thủ trưởng các cơ quan đấy phải chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và siết lại về trách nhiệm của người thi hành công vụ chứ không tùy tiện được."
"Phải xác định rõ trong trường hợp nào người thi hành công vụ mới được nổ súng, chứ nếu chỉ tham gia cưỡng chế mà nổ súng thì không thể chấp nhận được," ông Hướng nói.

__.
SALUT .



            *****  Flamenco Guitar  *****

 *****  Flamenco on the streets of Madrid   *****



BONNE FIN  DE  SEMAINE .
_,_.___

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List