Quốc
tế đòi tự do cho Nguyễn Tiến Trung
Cập nhật: 16:15 GMT - thứ sáu, 13 tháng 12, 2013
Ân xá Quốc tế chiếu hình Nguyễn Tiến Trung lên ĐSQ VN ở
Paris
Ân xá Quốc tế tại Pháp mở cuộc vận động nhân quyền 10
ngày đòi trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung trong
lúc giới ngoại giao quốc tế tiếp tục chú ý đến nhà hoạt động trẻ
tuổi hiện bị tù ở Việt Nam.
Theo bà Dominique Curis, từ Ân xá Quốc tế từ Paris thì
“nước Pháp là nơi cam kết vì dân chủ và nhân quyền của Tiến Trung
bắt đầu khi anh sang du học vài năm trước”.
Vì thế, phân bộ Pháp của Ân xá Quốc tế (Amnesty
International France) muốn "cho dư luận nước Pháp thấy chúng tôi
cần đáp trả Tiến Trung bằng cách nêu quan điểm và tỏ thái độ vì tự
do cho Trung cũng như cho mọi tù nhân lương tâm ở Việt Naam”.
Tổ chức này cũng muốn nêu lên vấn đề vì năm 2013 là Năm
quan hệ Pháp – Việt.
“Pháp và Việt Nam đưa ra sáng kiến hồi tháng 7/2013 gọi
đó là ‘Năm quan hệ Pháp – Việt’ và chúng tôi hy vọng đây không chỉ là
một năm của sự kết nối ngoại giao, kinh tế và văn hóa mà quyền con
người cũng sẽ là một phần quan trọng của nó”.
Trả lời câu hỏi từ BBC rằng nếu chính quyền Việt Nam vẫn
không có phản ứng và không làm gì thì sao, bà Dominique Curis nói:
“Chúng tôi sẽ tạo ra sức ép để họ cảm thấy quyết định
tốt nhất cần có là gì.”
Kể từ khi đưa ra cuộc vấn động hôm 10/12, Ân Xá Quốc tế
cho hay đã có 21 nghìn 500 người ký tên qua cách gửi tin nhắn vào
trangwww.10jourspoursigner.org.
Gửi lên Thủ tướng
Dũng
"Chính quyền Việt Nam không dung thứ cho bất
cứ sự chỉ trích nào"
Nhà văn Pháp Marc Levy
Ân xá Quốc tế cho biết các yêu cầu này sẽ chuyển cho Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam nhằm kêu gọi ông có hành động
giúp Nguyễn Tiến Trung được thả.
Theo nhà văn Pháp ông Marc Levy, một số trong nhân sỹ, trí
thức Pháp ký tên thì khi bị đưa ra tòa xử, “Nguyễn Tiến Trung thừa
nhận đã kêu gọi dân chủ nhưng bác bỏ ý kiến rằng anh tìm cách lật
đổ chính quyền”.
Ông Levy ca ngợi hoạt động lập ra nhóm thanh niên Việt Nam
đấu tranh vì dân chủ trong khi du học tại Pháp.
Ông cũng nói qua một thông điệp video rằng “vụ bắt Nguyễn
Tiến Trung là một phần của đợt trấn áp nhằm vào giới viết blog và
các nhà hoạt động bất đồng chính kiến ở Việt Nam năm 2009”.
“Chính quyền Việt Nam không dung thứ cho bất cứ sự chỉ
trích nào. Nước này không có hội đoàn độc lập, nghiệp đoàn, NGO hay
đảng phái chính trị nào được cho phép hoạt động và truyền thông
hoàn toàn do nhà nước kiểm soát.”
Tuy vậy, theo nhà văn Marc Levy, “việc dùng các blog để bàn
thảo những vấn đề bị coi là tế nhị lại đang diễn ra mạnh mẽ và
tăng lên nhiều”.
Các thông điệp mà Ân Xá Quốc tế đưa ra trong đợt vận động
10 ngày cho Nguyễn Tiến Trung cũng nói chi tiết về phiê tòa hôm
20/01/2010 khi Nguyễn Tiến Trung và ba nhà vận động khác bị xử tù vì
điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Kể từ đó, hiện đã có hai người là Luật sư Lê Công Định
và kỹ sư Lê Thăng Long được thả, còn doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức và
thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung vẫn bị giam.
Nhưng trong thời gian bị giam giữ, Nguyễn Tiến Trung (sinh
năm 1983) tiếp tục là tâm điểm của sự quan tâm từ giới ngoại giao và
giới chức nước ngoài.
Nguyễn Tiến Trung từng được thủ tướng Canada đón tiếp
Kể từ khi Trung đi bộ đội và sau đó bị bắt và chịu án
tù 7 năm tại Trại giam số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh,
gia đình Nguyễn Tiến Trung ở TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhiều khách quốc
tế.
Từ 5/3/2008 đến 7/7/2009, bà Katia Bennett, cán bộ chính trị,
Lãnh sự quán Hoa Kỳ và bà Marie- Louise Thaning, Counsellor, Trưởng ban
Chính trị và Thương mại Đại sứ quán Thuỵ Điển đã đến nhà thăm gia
đình.
Theo nguồn tin từ gia đình công bố ra dư luận, sau khi
Nguyễn Tiếng Trung bị bắt, ngày 28/10/2009, bà Katia Bennett, lại đại diện
cho Hoa Kỳ đến thăm gia đình.
Sau khi Nguyễn Tiến Trung bị xử tù, Phó trợ lý ngoại trưởng
Hoa kỳ về Đông Á - Thái Bình Dương, Đại sứ Hoa Kỳ ở Asean, ông Scot Marciel
và các quan chức lãnh sự Mỹ, ông Kenneth Fairfax và bà Katia Bennett có
mời gia đình đến gặp tại Lãnh sự quán Hoa kỳ ở TP HCM tháng 2/2010.
Sau đó, giới chức Hoa Kỳ như Sarah Olivia Takats, và Canada
như ông Deepak Obhrai, dân biểu cho vùng Calgary East cũng đến gia đình vào
tháng 11/2011.
Gần đây nhất, bản thân Nguyễn Tiến Trung đã tiếp khách
quốc tế trong tù: ngày 2 tháng 7 năm nay, Đại sứ, trưởng phái đoàn châu Âu
tại Việt Nam, Franz Jessen đã vào nhà tù thăm Nguyễn Tiến Trung và sau đó đã
gửi tặng cuốn sách: “How Asia work?”
Truyền thông nhà nước Việt Nam luôn bác bỏ các chỉ trích
về vi phạm nhân quyền và nói Việt Nam không có tù nhân lương tâm, chỉ
có những người vi phạm pháp luật.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền