Thursday, May 1, 2014

RSF vinh danh Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất và Lê Ngọc Thanh là "anh hùng thông tin"


RSF vinh danh Phm Chí Dũng, Trương Duy Nht và Lê Ngc Thanh là "anh hùng thông tin"

Việt Nam 39 năm nhìn lại

Thụy My

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm nay 29/04/2014 công bố danh sách « 100 anh hùng thông tin » nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5 năm 2014. Trong danh sách này có ba nhà báo, blogger Việt Nam là Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất và linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh. Đây là lần đầu tiên Phóng viên Không biên giới đưa ra danh sách « 100 anh hùng thông tin ».

Theo RSF, với lòng can đảm mẫu mực, « 100 người hùng » này bằng công việc hay cuộc chiến đấu của mình đã đóng góp vào việc xúc tiến tự do báo chí được ghi trong điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, « tìm kiếm, tiếp nhận và lan truyền mà không quan tâm đến biên giới, các thông tin và ý tưởng do dù bằng phương tiện biểu hiện nào ».

Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF trong thông cáo báo chí tuyên bố : « Ngày T do Báo chí Thế gii, t sáng kiến ca RSF, là dp đ vinh danh lòng can đm ca các nhà báo và blogger, hàng ngày đã hy sinh s an toàn và đôi khi c mng sng cho thiên chc ca mình. Các anh hùng thông tin là ngun cm hng cho mi người nam cũng như n có khát vng t do. Không có quyết tâm ca h và nhng người như h, thì hoàn toàn không th nào m rng được t do ».

Danh sách này gồm các nhà báo và blogger từ 25 đến 75 tuổi thuộc 65 quốc tịch khác nhau. Người trẻ tuổi nhất là phóng viên ảnh Oudom Tat của Cam Bốt, và người lớn tuổi nhất là nhà báo Pakistan Muhammed Ziauddin. Châu Á- Thái Bình Dương có 25 nhà báo được vinh danh, trong khi châu Âu chỉ có 8 người. Các quốc gia có từ ba « anh hùng thông tin » trở lên là Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Iran, Azerbaijan, Mêhicô và Eritrea.

Tại Việt Nam, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã từ bỏ đảng để dành tâm trí cho những bài viết phản biện với chính quyền. Từng là sĩ quan quân đội, Phạm Chí Dũng có thời gian làm trợ lý cho ông Trương Tấn Sang – người đến năm 2011 trở thành Chủ tịch nước. Nhà báo Phạm Chí Dũng có các công trình nghiên cứu về chính sách an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế và tôn giáo.

Các bài báo tố cáo tham nhũng và yếu kém của chính quyền khiến ông bị bắt vào tháng 7/2012 vì các tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền » và « tuyên truyền chống nhà nước ». Được đình chỉ điều tra, ông ra tù 7 tháng sau đó. Nhưng bằng tiến sĩ kinh tế, 11 tác phẩm đã xuất bản cùng với vô số bài viết trên các đài phát thanh quốc tế trong đó có RFI của ông vẫn không ngăn trở được việc ông bị tịch thu hộ chiếu vào tháng 2/2014 lúc chuẩn bị đi Genève tham dự một hội nghị về nhân quyền với vai trò diễn giả.

Bên cạnh đó là blogger Trương Duy Nhất, đã bỏ nghề báo để viết blog « Một góc nhìn khác ». Trong ba năm, ông đã đăng trên 1.000 bài trên mạng, trong đó có những bài do chính ông viết. Sau bốn lần được lệnh đóng blog, tháng 5/2013 Trương Duy Nhất bị bắt và bị kết án hai năm tù vì 12 bài báo.

Người thứ ba là linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, làm việc cho Truyền thông Chúa Cứu Thế từ thập niên 90. Năm 2012 ông bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ khi đi Bạc Liêu dự đám giỗ 49 ngày bà Đặng Thị Kim Liêng - mẹ blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu phản đối bản án dành cho con bà. Năm 2013 ông lại bị câu lưu lần nữa trong một cuộc biểu tình ủng hộ blogger Đinh Nhật Uy, và hiện vẫn đang bị công an theo dõi thường xuyên.

Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngay sau khi được biết tin, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết cảm tưởng :
Nhà báo Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh

29/04/2014
by Thụy My

More


« Tôi thy vui lm ! Ti vì khi tôi được đình ch điu tra mt năm trước đây, lúc đó tôi tr li viết và viết phn bin. Tôi nghĩ rng cn phi đóng góp mt cái gì đó cho xã hi, và không th không viết. Tóm li, đã không biết viết thì thôi, trước hin tình xã hi hin nay, nếu biết viết mà không viết thì cm thy có li rt ln. Thành th tôi ráng viết, và tôi nghĩ ti mt lúc nào đó, nhng bài viết ca tôi có th có mt hiu ng nào đó đi vi xã hi. Đóng góp mt phn nho nh cho công cuc ci to, dân ch xã hi, làm cho công bng và tt đp hơn.

Vi Phóng viên Không biên gii là t chc đã lên tiếng ngay t đu khi tôi b bt, tôi cho là tôi có duyên vi h. Đây cũng là s tưởng thưởng nói chung cho gii báo chí Vit Nam – nhng người được coi là dn thân, đang đu tranh cho mt nn báo chí đc lp Vit Nam. Tôi vui v điu đó và tôi nghĩ rng nhng thế h cùng vi tôi cũng như nhng thế h sau tôi còn có th được nhn nhng nim vui ln hơn, nếu h dn thân đu tranh nhiu hơn ».

Xin mời quý thính giả theo dõi bài phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng trên RFI Việt ngữ ngày mai.



Linh Mục Lê Ngọc Thanh được vinh danh "Anh hùng thông tin"

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-04-29


viettan.org-305.jpg
Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh
Courtesy of viettan.org

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hôm 29 tháng Tư công bố danh sách 100 người được vinh danh là 'anh hùng thông tin'.

Trong danh sách này có ba người Việt Nam là tiến sĩ Phạm Chí Dũng, blogger Trương Duy Nhất đang bị ở tù, và linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, phụ trách Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Gia Minh hỏi chuyện Linh mục Lê Ngọc Thanh về một số thông tin liên quan. Trước hết ông nhắc lại một số hoạt động thực hiện được:
Những việc mà chúng tôi làm thật ra xuất phát từ nhu cầu của bản thân mình: chính mình cần có thông tin và những người chung quanh mình họ cũng không có thông tin và nếu họ có những thông tin đó thì chuyện đời của họ cũng sẽ tốt hơn.

Tôi nghĩ rằng một mình tôi thì không đủ sức nên tôi mới qui tụ những bạn trẻ lại để cùng làm những hoạt động truyền thông nho nhỏ từ những ‘newsletters’ cho đến những ‘websites’.

Đến năm 2009, nhà Dòng chính thức tái lập lại ban Truyền thông thì đặt tôi làm người điều hành. Lúc đó, với trách nhiệm chính thức, tôi mở những khóa huấn luyện để huấn luyện cho rất nhiều người từ Bắc chí Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. 

Lúc đó tôi ước ao rất đơn giản là làm sao mỗi người có thể nói lên nguyện ước và điều đó có thể giúp cho cộng đồng. Đôi khi việc xây dựng cộng đồng có thể làm cho người này hay người kia buồn lòng vì làm cho bát cơm của họ bị đổ đi, có thể làm cho địa vị của họ không còn chính danh nữa vì họ đã lạm danh, lạm quyền. Nhưng đó là sự thật.

Tôi cũng có buồn một chút bởi vì có rất nhiều học trò của tôi sau khi được học và đi làm truyền thông đã bị nhà cầm quyền bắt cầm tù. Tôi không thể làm gì cho họ.
- Linh Mục Lê Ngọc Thanh

Tôi cũng có buồn một chút bởi vì có rất nhiều học trò của tôi sau khi được học và đi làm truyền thông đã bị nhà cầm quyền bắt cầm tù. Tôi không thể làm gì cho họ. Tôi nghĩ nếu mình có năng lực nào đó để có thể bảo đảm hơn cái quyền cho  những người trẻ, những người dân được quyền thông tin và được quyền làm thông tin cho người khác.

Gia Minh: Trước những khó khăn, cản trở như vậy từ phía cơ quan chức năng của nhà cầm quyền và là người cũng đã dấn thân thì sắp tới linh mục có thể cho biết mọi người cần phải làm gì để tiếp tục công việc đã được nêu ra như thế ạ?

Linh Mục Lê Ngọc Thanh: Về cá nhân tôi, anh em biết tôi là một linh mục nên đời sống của tôi là đời sống theo sứ vụ. Nếu Bề Trên giao cho tôi thì tôi nhận đó là Chúa giao cho tôi và tôi sẽ sống tiếp với sứ vụ đó cho đến khi nào Bề Trên cất cái công việc đó đi. Đối với cộng đồng và truyền thông thì tôi biết rằng là vấn đề vẫn còn khó với mọi người nhưng không phải là không làm được.

Một trong những điều mà tôi đang suy nghĩ đó là làm sao cho nhiều người biết sử dụng các mạng xã hội để họ có thể truyền tin cho nhau một cách nhanh hơn vì bây giờ có quá nhiều oan sai, có quá nhiều vấn đề bất công ở khắp mọi nơi, họ không nói lên được nên nhà cầm quyền ở nơi này nơi kia coi như là có thể che giấu được và cứ tiếp tục làm.

Nếu mọi người, dù là một anh nông dân hay một cô, cậu sinh viên đều có thể đưa ngay một cái tin của mình từ một điện thoại thông minh lên facebook thì nhà cầm quyền sẽ phải điều chỉnh lại chính sách, hành động của họ cho đúng hơn. Và tiếp nữa, nếu được thì được nhiều người hỗ trợ để giúp chuyển những bản tin từ tiếng Việt sang tiếng Anh để làm sao các hãng truyền thông nước ngoài có thể tiếp cận được nguồn tin về Việt Nam khác với nguồn tin do thông tấn xã Việt Nam cung cấp.

Hiện nay, dù muốn dù không thì các hãng truyền thông quốc tế phải theo nguồn tin của thông tấn xã Việt Nam, còn phóng có thể tác nghiệp được thì rất là ít. Do vậy, nếu anh em làm báo “lề trái”, viết blog mà có khả năng đó thì nên viết bằng tiếng Anh, hoặc những người không có khả năng viết báo nhưng có khả năng dịch thuật thì hãy cộng tác để giúp chuyển những bản tin từ tiếng Việt sang tiếng Anh được nhiều hơn.

Điều đó sẽ giúp cho tình trạng Việt Nam bớt bất công, những người nghèo bớt đi những phần thiệt thòi của mình hơn bởi vì các tổ chức quốc tế, các quốc gia văn minh họ sẽ biết và họ sẽ lên tiếng khi Việt Nam làm việc với họ. Lúc đó buộc nhà nước Việt Nam phải thay đổi chính sách. Như vậy lúc đó truyền thông đã đóng vai trò tác động của mình lên sự thay đổi đó.

Một trong những điều mà tôi đang suy nghĩ là làm sao cho nhiều người biết sử dụng các mạng xã hội để họ có thể truyền tin cho nhau một cách nhanh hơn vì bây giờ có quá nhiều oan sai...
- Linh mục Lê Ngọc Thanh
Gia Minh: Vâng, ngày 3 tháng 5 là ngày Tự do báo chí quốc tế, vậy đối với những người làm truyền thông như linh mục nói là thuộc “lề trái” như linh mục,  có những sinh hoạt nào có thể chia sẻ với mọi người không ạ?

Linh mục Lê Ngọc Thanh: Chúng tôi đã qui tụ với nhau. Hiện nay đã có 80 thành viên đăng ký ghi danh để tham dự hội thảo với chủ đề “Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng của Giáo hội công giáo mà chúng tôi sẽ tổ chức từ 3 giờ chiều đến 6 giờ chiều ngày 1 tháng 5 tới đây, trong đó gồm truyền thông Chúa Cứu Thế, các anh chị em nghiên cứu về xã hội công giáo, các bloggers tự do.

Trong chương trình này thì phần đầu sẽ có những thuyết trình của những người có một chút nghiên cứu và sau đó là phần thảo luận và phần đúc kết. Về phần thuyết trình thì đầu tiên tôi sẽ đóng góp đề tài “ Những người truyền thông được nhìn như thế nào dưới góc độ của Gíao hội Công giáo và Gíao hội đòi hỏi  giáo dân của mình khi dấn thân vào truyền thông thì phải làm như thế nào.”

Đây cũng như là định hướng chính của buổi hội thảo. Sau đó nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ trình bày vấn đề về thực trạng của tự do truyền thông ở Việt Nam. 

Tiếp nữa là một tham luận đặc biệt của luật sư Lê Công Định.

Tất nhiên do bị đang quản thúc không thể đến trực tiếp được, luật sư Lê Công Định đã gởi tham luận đến và tôi sẽ cử một người thay mặt ông để đọc tham luận đó. Tham luận này nói về vấn đề tự do báo chí dưới góc nhìn của pháp luật và pháp luật Việt Nam so sánh với Hiến pháp và so sánh với Công ước quốc tế về nhân quyền liên quan đến điều 19 hay là quyền tự do báo chí.

Anh Phạm Minh Hoàng cũng đang trong tình trạng bị quản thúc nên anh đã gởi một video clip về những phát biểu của anh về vấn đề tự do thông tin, tự do báo chí. Như vậy tạm gọi phần nghiên cứu nho nhỏ thì chừng một tiếng và sau đó những người tham dự được chia làm 10 tổ để cùng thảo luận với nhau trong vòng nửa tiếng và sau đó mỗi tổ sẽ có vài phút để đúc kết; Và rồi những vị khác đặc biệt của chúng tôi sẽ nhận định về hội thảo. Đó là chương trình dự kiến của chúng tôi.
Gia Minh: Chân thành cảm ơn linh mục Lê Ngọc Thanh.





No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List