Thursday, May 1, 2014

Cuộc vận động cho nền Báo Chí Độc Lập tại Việt Nam


RadioCTM

Buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ bắt đâu

Vào lúc 11giờ sáng ngày 29/4/2014, cuộc điều trần của phái đoàn Việt Nam về tình trạng Tự Do Báo Chí tại Việt Nam đã bắt đầu.
Khai mạc buổi này là lời phát biểu của Dân Biểu Loretta Sanchez, Dân Biểu Zoe Lofgren, và Dân Biểu Alan Lowenthal đón mừng phái đoàn và công bố chủ đích của buổi điều trần.
JPEG - 30.8 kb
Sau đó Blogger Tô Oanh và Nhà báo Nguyễn Tường Thụy trình bày tổng quát về tình trạng kiểm duyệt báo chí, hiện tượng phát triển mạnh của mạng xã hội, mức độ sách nhiễu của nhà cầm quyền đối với giới bloggers và nhu cầu phải có báo chí độc lập tại Việt Nam
JPEG - 25 kb
Tiếp nối là phần trình bày của các nhân chứng:
  • Ký giả Lê Thanh Tùng kể lại các kinh nghiệm bị trấn áp của chính mình và các bloggers khác.
  • Nghệ sĩ Kim Chi chứng minh giới văn nghệ sĩ tại Việt Nam không có quyền tự do sáng tác. Ngay bản thân bà cũng đã bị liệt vào loại "phản động".
  • Blogger Nguyễn Đình Hà dẫn chứng Nghị Quyết 72 của nhà cầm quyền để trói chặt báo chí độc lập, trong đó có điều cấm tổng hợp tin tức.
  • Nhà báo Ngô Nhật Đăng dẫn đến kết luận rất cần Tự Do Báo Chí tại Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ có thể góp phần tạo áp lực để dẫn đến mục tiêu đó.
JPEG - 51.2 kb
Chúng tôi sẽ liên tục tường trình các hoạt động của phái đoàn Việt Nam trong chuyến vận động này cho nền Báo Chí Độc Lập tại Việt Nam. Kính mời quí thính giả/độc giả theo dõi.
Huy Nhân tường thuật,
12 giờ trưa ngày 29/4/2014 (giờ Washington DC)

Tin Nhanh Số 2 — Cuộc vận động cho nền Báo Chí Độc Lập tại Việt Nam

RadioCTM

Blogger Nguyễn Lân Thắng và Phóng viên độc lập Huyền Trang góp tiếng cùng phái đoàn Việt Nam

Vì bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn cản không cho xuất cảnh, Blogger Nguyễn Lân Thắng và Phóng viên độc lập Anna Huyền Trang đã gởi đến buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm nay đoạn video sau đây:
JPEG - 77.3 kb

Huy Nhân, Thuận Quyên tường thuật
2 giờ trưa ngày 29/4/2014 (giờ Washington DC)


Ðiều trần tại Quốc Hội Mỹ về tự do báo chí tại Việt Nam 

Trần Ðông Ðức/Người Việt (tường trình từ Washington, DC)

29.04.2014 WASHINGTON, DC (NV) - Cuộc điều trần về tự do báo chí cho Việt Nam, do hai dân biểu Loretta Sanchez và Zoe Lofgren chủ trì, diễn ra tại Hạ Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Ba trong sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông Việt Nam.

Ðây là lần đầu tiên, một văn phòng một dân biểu Hoa Kỳ bảo trợ chín nhân vật có danh tiếng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam đến Quốc Hội Hoa Kỳ trình bày những quan tâm của họ về chính sách kiểm soát báo chí và truyền thông ở Việt Nam.


Dân Biểu Loretta Sanchez (giữa) và các nhà báo tham dự buổi điều trần. (Hình: Trần Ðông Ðức/Người Việt)

Thông tin tuyên truyền phía nhà cầm quyền bắt đầu tấn công tư cách nhà báo của những thành viên tham dự điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã thành công trong việc ngăn chặn được ba vị khách mời, các ông Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng và cô Anna Huyền Trang trên đường đến Hoa Kỳ.

Nhưng sự hiện diện của những người có mặt tại Hoa Kỳ và chương trình trình chiếu video clip của những người không có mặt cho thấy rằng quyền tự do báo chí của giới cầm bút Việt Nam thực sự bị đánh mất.

Nữ diễn viên Nguyễn Thị Kim Chi, vốn là một đảng viên cộng sản, đã trở nạn nhân của sự phỉ báng và thóa mạ dữ dội đến từ đội ngũ dư luận viên khi bà lên tiếng cự tuyệt cơ chế xin cho trong việc khen thưởng nghệ sĩ trong nước.

Với nhiều tâm huyết trong nghiệp viết báo, ông Ngô Nhật Ðăng, cũng là một cộng tác viên của đài BBC, người đã từng tìm tòi khám phá những chủ đề quan trọng liên quan đến cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, nhưng hiện nay, ông lại không thể nào có vị trí trong nền báo chí ở Việt Nam.

Trong phần điều trần của mình, ông Ngô Nhật Ðăng đã kiến nghị Quốc Hội Hoa Kỳ cần phải có biện pháp chế tài gắn liền quyền tự do báo chí với quyền lợi kinh tế của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam khi họ muốn tham dự vào Hiệp Ðịnh Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tất cả sáu thành viên đến từ Việt Nam đều ngạc nhiên đến bất ngờ cách vận hành của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ. Với cách phối hợp và sắp đặt của Văn Phòng Dân Biểu Loretta Sanchez, những người khách đến từ Việt Nam có vinh dự ngồi vào hàng ghế chủ tọa mà trước đây chỉ thường dành cho chính khách quan trọng.

Khách mời Việt Nam có những trải nghiệm khó quên trong những ngày tháng lưu lại Hoa Kỳ.

Khi được hỏi anh có lo ngại gì khi về nước, ông Ngô Nhật Ðăng trả lời: “Chuyện gì cũng có giá của nó.” Với tư cách là một cựu chiến binh trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung, anh cho rằng niềm tin vào chế độ Cộng Sản mà anh từng phục vụ hiện nay đã phá sản.

Sự việc những người từng bỏ hết tuổi trẻ và tâm huyết bảo vệ nay phải quay mặt với nhà cầm quyền Cộng Sản để kiến nghị với cơ quan lập pháp Hoa Kỳ là những hành động quyết tâm gây xúc động lòng người.

Ông Nguyễn Tường Thụy, một nhà báo, nhà thơ, cảm thấy cảm thương cho dân tộc Việt Nam trước nền dân chủ quá vĩ đại của Hoa Kỳ.


Dân Biểu Ed Royce (bìa phải) và ông Ðỗ Hoàng Ðiềm (chủ tịch đảng Việt Tân, thứ hai từ phải) tiếp các nhà báo tham dự điều trần. (Hình: Trần Ðông Ðức/Người Việt)
Khác với dự đoán của những bạn bè và những người trước đây khác chiến tuyến, các vị khách mời, phần lớn trưởng thành từ miền Bắc cảm thấy tình đồng bào ấm áp ở hải ngoại, không hề có sự ngăn ngại nào.

Ðảng Việt Tân và Ðài Á Châu Tự Do

Tuy nhiên, chương trình điều trần này cũng tạo nên sự tranh cãi về vị trí truyền thông của hai tổ chức tham dự. Có người cho rằng Ðài Á Châu Tự Do vì sao liên hệ với một đảng phái chính trị như Việt Tân?

Trả lời về vấn đề “Việt Tân và RFA,” bà Libby Liu, tổng giám đốc của đài, cho biết, đài RFA cần phương tiện kết nối với độc giả ở Việt Nam và tổ chức Việt Tân đã làm điều này quá tốt cho nên Việt Tân và RFA trở thành đối tác kết nối. Bà cũng cho biết uy tín của RFA rất cao và luôn có phóng viên ở các địa điểm nguy hiểm như Bắc Hàn khiến nhiều cơ quan truyền thông có uy tín như BBC sử dụng. Bà khẳng định RFA liên kết với Việt Tân vì đó là phương tiện để đến với độc giả Việt Nam chứ không phải là một liên minh chính trị.

Ðồng ý tưởng với bà Libby Liu, cô Hồng Thuận, một thành viên của đảng Việt Tân và là một trong những quản trị viên của mạng xã hội, cho rằng vì hiểu rõ tâm lý của người lên mạng ở Việt Nam mà Việt Tân có ảnh hưởng lớn trong thế giới truyền thông mới “Social Network.”

Việt Tân chú trọng mảng Facebook cho tiếng Việt và Twitter cho tiếng Anh do đó thông tin về Việt Nam hiện nay trở thành nguồn tin thu thập. Ngoài ra, về phương diện truyền thông, Việt Tân còn làm chủ đài phát thanh Chân Trời Mới cổ xúy về tự do báo chí do đó tư cách truyền thông của Việt Tân hoàn toàn hợp lý.

Cuộc điều trần xảy ra trong vòng một tiếng và có lúc bị ngắt quãng do Quốc Hội có cuộc bỏ phiếu đột xuất mà bà Loretta Sanchez là thành viên của hai ủy ban Quốc Phòng và Nội An.

Bà Sanchez hứa sẽ đưa những kiến nghị này tới nghị trình Quốc Hội để tạo sức ép kinh tế với nhà cầm quyền Việt Nam.

Toàn bộ cuộc điều trần này đều được lưu lại vào kho dữ liệu Quốc Hội Hoa Kỳ.



Lời nhắn gửi của blogger Điếu Cày nhân ngày Tự do Báo chí

Việt Nam 39 năm nhìn lại

Điếu Cày vẫn đầy lạc quan và kiên cường trong nhà tù CS 
Danlambao - Ngày 27/4/2014, con trai blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải là Nguyễn Trí Dũng cùng một số nhà hoạt động đã đến trại giam số 6 (Thanh Chương – Nghệ An) để làm thủ tục thăm nuôi định kỳ hàng tháng.


Năm nay bước sang tuổi 62, với thời gian ngồi tù tổng cộng 6 năm nghiệt ngã, blogger Điếu Cày vẫn cho thấy bản lĩnh của một tù nhân lương tâm đầy kiên cường và bất khuất.

Ở trong tù, anh vẫn tiếp tục đấu tranh và gửi đơn thư phản đối bản án bất công mà nhà cầm quyền CSVN đã cố tình áp đặt. Cho đến nay, Điếu Cày vẫn chưa nhận được bản an phúc thẩm và quyết định thi hành án. Theo anh, điểm mấu chốt là phía CA đã sử dụng những bằng chứng không đúng sự thật để kết tội anh cùng các thành viên CLB Nhà báo Tự Do, đặc biệt là trong phiên xử kín tất cả quyền của bị can - bị cáo đã bị tước bỏ.

Điếu Cày liệt kê tổng cộng anh đã gửi 12 lá đơn từ lúc chuyển sang trại 6 Nghệ An. Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có hồi âm. Một vài lần, VKSND Nghệ An và VKSND Tối Cao đã cho người xuống hứa hẹn nhưng đây cũng chỉ là hình thức câu giờ nhằm tránh thời điểm 'nhạy cảm'.

Anh nhắn nhủ gia đình và bạn bè bên ngoài tiếp tục thực hiện các thủ tục kháng nghị, tố cáo những vi phạm nghiêm trọng trong vụ án các blogger CLB Nhà Báo Tự Do.
Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải là người sáng lập CLB Nhà Báo Tự Do, bị kết án 12 năm tù giam với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước'. Hiện anh đang bị giam tại trại giam số 6 - Nghệ An.

Về đời sống trong tù, Điếu Cày cho biết hiện tại anh vẫn đang bị biệt giam, bị cách ly và cô lập hoàn toàn. Cán bộ trại giam số 6 đã tước đoạt hoàn toàn các quyền được học tập và sinh hoạt văn hóa của anh.

Trong tù, Điếu Cày chỉ được đọc duy nhất tờ báo Nhân Dân, sau khi nội dung tờ báo của đảng này đã được qua một khâu kiểm duyệt gắt gao của cán bộ trại giam. Nhiều tài liệu, sách vở về pháp luật do gia đình gửi vào cũng bị phía trại giam từ chối không nhận.

Về bệnh tật, do điều kiện giam giữ khắc nghiệt và không được chăm sóc y tế đúng mức, bệnh tật của Điếu Cày đã chuyển biến nặng hơn, đặc biệt là đối với chứng bệnh zona thần kinh (bệnh giời leo).
Tinh thần lạc quan
Tại buổi thăm gặp, Nguyễn Trí Dũng đã cập nhật cho bố một số thông tin về các hoạt động đấu tranh bên ngoài, trong đó có việc EU đề nghị chính phủ VN được vào thăm gặp blogger Điếu Cày nhưng liên tiếp đều bị từ chối.

Điếu Cày tỏ ra rất vui khi biết có nhiều nhà hoạt động đã đi cùng Nguyễn Trí Dũng vào tận trại 6 - Nghệ An để ủng hộ tinh thần. Anh gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người về các nỗ lực đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền trong thời gian qua.  

Tại buổi thăm gặp, Nguyễn Trí Dũng đã đọc cho bố nghe bức thư của bà Dana gửi đến Điếu Cày. Mặc dù bức thư bị CA giật lấy ngay sau đó với lý do 'thư chưa kiểm duyệt', nhưng Điếu Cày vẫn có thể nghe và hiểu được sự quan tâm của dư luận quốc tế.

Điếu Cày gửi lời hỏi thăm và cảm ơn đến tất cả mọi người, các cơ quan, tổ chức ở trong và ngoài nước. Nhân dịp này, Điếu Cày cũng chuyển lời cảm ơn Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã có nhiều nỗ lực nhằm vận động trả tự do cho anh.
Tháng 11/2013, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (The Committee to Protect Journalists, gọi tắt là CPJ) đã trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế lần thứ 23 cho Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Đây là một giải thưởng danh giá nhằm vinh danh những người đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ các quyền tự do ngôn luận trên thế giới.

Lời nhắn gửi nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới

Cũng tại buổi thăm gặp, Điếu Cày nhắn nhủ gia đình và bạn bè bên ngoài cần làm các thủ tục kháng nghị bản án bất công, đặc biệt là vận dụng các cơ chế Nhân Quyền của Liên Minh Châu Âu và Liên Hiệp Quốc để tiếp tục gây áp lực.

Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thê Giới 5/3 sắp tới, Điếu Cày tiếp tục kêu gọi các nỗ lực đấu tranh đòi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.

Điếu Cày cho biết, điều anh hết sức quan tâm hiện nay không phải là luật hay hiến pháp 2013 mà Việt Nam trưng ra, mà chính là những thông tư nghị định do chính phủ ban hành.

"Theo thông lệ thì khi một văn bản thấp hơn mà lại có nội dung trái lại với văn bản cấp cao hơn thì cán bộ nhà nước phải thực hiện theo văn bản cấp cao hơn. Nhưng tại Việt Nam thì những thông tư, nghị định, chỉ thị là thứ duy nhất được thực hiện triệt để và đa số chúng đều vi hiến và vi phạm pháp luật..."

"Hiến pháp và pháp luật là do 500 đại biểu Quốc hội bầu ra phê duyệt, nhưng thông tư nghị định và chỉ thị lại chỉ do một người trong nhà nước ký duyệt, vì vậy mà việc ban hành và thi hành thông tư nghị định đó đã hoàn toàn vứt bỏ tất cả những lá phiếu của nhân dân vào sọt rác"
, blogger hiện đang bị kết án 12 năm tù giam phân tích.

Về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam, trong tư cách là một người sáng lập CLB Nhà Báo Tự Do, Điếu Cày khẳng định: "Hơn 700 tờ báo tại VN chỉ ưu tiên định hướng dư luận theo ý nhà nước chứ không phải là đưa những thông tin xác thực đến với người dân."

'Tạm xong nhiệm vụ'
Lúc 15:45, buổi thăm nuôi kết thúc sau 30 phút ngắn ngủi. Khi chia tay, Nguyễn Trí Dũng cố gắng chạy đến chỗ cổng ra vào để ôm bố.

Trong lúc hai bố con ôm nhau, Điếu Cày vẫn tỏ ra đầy lạc quan và mạnh mẽ. Anh vui vẻ nói với con: "Mọi người cố gắng lên, tinh thần bố rất tốt. Không có gì đâu. Bố bây giờ như người đã tạm làm xong nhiệm vụ, xem như bố tạm nghỉ ngơi thôi mà, có gì đâu mà". 

Sau nụ cười dí dỏm, anh liền ngẫu hứng xuất khẩu một câu thơ 'con cóc': "Sài Gòn là chốn biểu tình - Trại 6 là chỗ chúng mình nghỉ ngơi" - "Con nhớ chưa? Thơ cho dễ nhớ...[cười]"

Khi bố bị đưa đi mất dạng, Nguyễn Trí Dũng bị CA giữ lại khoảng nửa tiếng để lập biên bản và gửi trả một số đồ đạc mà trại giám không cho nhận như: sách nhạc, bản đồ thế giới, sách pháp luật...
Chia sẻ cảm nghĩ sau cùng về buổi thăm gặp bố, Nguyễn Trí Dũng cho biết: "Trong suốt buổi gặp, bố tôi cười rất nhiều. Bố còn nói "Bố bây giờ như người tạm làm xong nhiệm vụ", có thể nói là ông đang cảm thấy rất thư thái. Tất cả đều nhờ vào sức mạnh của công luận quốc tế, và tất nhiên bố lúc nào cũng biết bạn bè ở ngoài cũng đang nỗ lực rất nhiều"


Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"

Từ Thức (Danlambao) - Ba người Việt được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vinh danh trong "100 ANH HÙNG THÔNG TIN" (100 Héros de l'Information) trên thế giới: Linh mục Lê Ngọc Thanh, ông Phạm Chí Dũng và ông Trương Duy Nhất

Nhân ngày Báo Chí Thế Giới 2014, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières), trụ sở đặt tại Paris vừa công bố danh trên, để cám ơn và vinh danh, không những 100 người nói trên, nhưng tất cả các nhà báo, chuyên nghiệp hay không, đã soi sáng thế giới và tường trình sự thực dưới mọi khía canh. Theo Phóng viên Không Biên Giới, cuộc tranh đấu cho tự do ngôn luận thể hiện qua sự ủng hộ tích cực những nhà báo bị đàn áp và vinh danh những khuôn mặt có thể làm gương mẫu. Những "anh hùng thông tin" là nguồn khích lệ cho tất cả những người khao khát tự do. Không có sự can đảm của họ, sẽ không có tự do, trong đó có tự do ngôn luận.

Thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới cho biết Linh mục Lê Ngọc Thanh, với những bài viết trong bản tin Dòng Chúa Cứu Thế đã khiến ông bị nhà nước làm khó dễ từ 1990. Năm 2012, linh mục bị bắt khi ông tới Bạc Liêu chứng kiến vụ bà mẹ của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu để phản đối phiên tòa xử con gái bà. Năm 2013, ông lại bị bắt khi tham dự cuộc biểu tình ủng hộ Đinh Nhật Uy. Linh mục Thanh bị công an theo dõi thường trực, bị cấm tường trình những vi phạm quyền làm người mà ông là nhân chứng. 

Phạm Chí Dũng, theo thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới, cũng như một số đảng viên đã thấy tận mắt những nhũng lạm của giới lãnh đạo, đã trả thẻ đảng để viết báo chỉ trích chính quyền. Ông đã từng làm việc bên cạnh Trương Tấn Sang, người trở thành chủ tịch nước từ năm 2011. Những bài báo tố cáo tham nhũng đã khiến ông bị bắt tháng Bảy 2012 về tội "âm mưu lật đổ chính quyền" và "tuyên truyền chống nhà nước". Sau 7 tháng tù, ông được phóng thích, nhưng tháng Hai 2014, ông bị tịch thu thông hành khi không chuẩn bị lên đường tới Genève dự một hội nghị về nhân quyền và tự do ở VN. 

Ông Trương Duy Nhất, vẫn theo thông cáo, đã từng là ký giả của báo công an, đã từ chức để viết blog độc lập. Trong ba năm, ông đã cho ra mắt 1000 bài báo, đa số ông là tác giả. Sau 4 lần cảnh cáo đòi ngưng blog, tháng Năm 2013 ông bị bắt và bị kết án 2 năm tù. 

Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders) là một tổ chức độc lập tranh đấu cho tự do báo chí trên thế giới, có văn phòng ở 10 nước và đại diện tại 130 quốc gia. Phóng Viên Không Biên Giới xếp VN là một trong năm quốc gia trong đó quyền tự do ngôn luận bị chà đạp nhất thế giới. 

Paris



30 tháng 4 và những dối trá, oan khiên

Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu tâm tình ngàỳ 30/4

Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu nói về ngày 30-04 và hát tặng cựu Thương phế binh QLVNCH tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn

Trương Minh Đức (Danlambao) - Ngày 30 - 04 - 1975 là ngày khó quên trong ký ức của người dân Việt Nam với cảnh tượng loạn ly chết chóc bao trùm các tỉnh thành miền nam Việt Nam. Nhưng cũng có những người "thắng cuộc" hả hê trên nước mắt và máu của đồng loại! Đâu đâu cũng có tiếng hò hét hòa bình... hòa bình... bên thắng cuộc trên tay lăm lăm súng đạn, người dân tìm đường chạy loạn ra hướng biển khơi. Trên các loa ngày ngày ra rả "giải phóng rồi... quân ta đã giải phóng!" nhưng đa số người dân thì lại tìm đường vượt biển sẵn sàng chết trên biển để tìm tự do.

Hàng thập kỷ trôi qua dưới lòng biển khơi vẫn vọng lên oan hồn dân Việt. Trại tù mọc khắp nơi để dành cho những ai đã gọi là "ngụy". Nhiều bản án tử hình dành cho bên thua cuộc hoặc là bị nghi ngờ chống đảng trên khắp miền Nam Việt Nam. Bên "thắng cuộc" choáng ngợp với nhà cao cửa rộng của dân miền Nam - những người bị thua cuộc và những người "được" giải phóng. Sắc lệnh cải tạo công thương nghiệp được ban hành... vơ vét sạch của cải những ai có cái tội giàu và bị quy chụp cho là tư sản hút máu dân. 

Nửa đêm lệnh giới nghiêm trong cái gọi là Hòa Bình, đánh tư sản từng khu phố đến tận hẻm cùng... một người hai bộ đồ về kinh tế mới, còn tài sản đã tạo dựng bao đời thì để lại cho đội quân của cháu "Bác" quản lý... cháu "Bác" chỉ có đôi dép râu, cái ba lô và cây súng AK mà giờ đây cháu "Bác" đều trở thành những ông trùm tư bản đỏ...

30 - 04 ngày không bao giờ quên của những nạn nhân CSVN. Đã 39 năm trôi qua thế giới nhiều thay đổi... nhưng khoảng cách giữa bên "thắng cuộc" và lòng người dân vẫn còn quá xa lạ... và gay gắt hơn trong xã hội Việt Nam hiện nay. 




No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

My Blog List