Saturday, May 10, 2014

Các tổ chức XHDS yêu cầu tôn trọng quyền tự do lập hội

Các tổ chức XHDS yêu cầu tôn trọng quyền tự do lập hội

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-05-08

 

 

Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014

Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014

Courtesy Defend the Defenders •Human Rights

 Nghe bài này

Hôm Chúa Nhật 4 tháng Năm vừa qua, hơn mười tổ chức Xã Hội Dân Sự đã cùng Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm ký tên vào bản tuyên bố chung phản đối nhà cầm quyền đàn áp các Xã Hội dân Sự, yêu cầu nhà nước nghiêm túc tôn trọng quyền tự do lập hội.

13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cùng lên tiếng

Có thể nói đây là lần đầu tiên kể từ khi Xã Hội Dân Sự hình thành ở Việt Nam, các tổ chức dân sự độc lập đồng lòng ký vào bản tuyên bố chung nhằm bày tỏ phản ứng trước những bó buộc có tính cách đàn áp và vi phạm quyền tự do lập hội của các tổ chức Xã Hội Dân Sự.

Ông Phạm Bá Hải, điều phối viên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, cũng là người sáng lập Bạch Đằng Giang Foundation, cho biết bản tuyên bố chung được đưa ra sau khi bản thân ông nhiều lần bị công an kêu đi làm việc trong ngày 24 tháng Tư và ngày 29 tháng Tư với yêu cầu giải tán Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm:

Nếu nhìn vào bản tuyên bố vừa rồi thí quí vị có thể nhìn thấy tổng cộng 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cùng lên tiếng trong vấn đề chung, tức là yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do lập hội. Khi đi vào chi tiết thì rõ ràng là những nội dung chính đều mang tính cách rất chung mà hội đoàn nào, Xã Hội Dân Sự nào ở Việt Nam, nếu đã từng tuyên bố họat động trước kia hay đang vận động để thành lập, đều thấy rằng nguy cơ xảy ra đối với họ rất cao. Cho nên đó là lý do họ ngồi cùng với nhau để là lên tiếng trong vấn đề này.

Vẫn theo lời ông Phạm Bá Hải, ngoài Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, những tổ chức Xã Hội Dân Sự khác đã ký vào bản tuyên bố chung gồm có:

Cùng đồng hành ký tên đòi quyền lập hội và các quyền căn bản khác có Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Anh Em Dân Chủ, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế, Cao Trào Nhân Bản, Bô Xít Việt Nam, Khối 8406, Hiệp Hội Dân Oan.

Số mười là Hội Bầu Bí Tương Thân, mười một là Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo. Mười hai là đặc biệt một nhóm đang vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, đại diện là nhà văn Nguyên Ngọc, và cuối cùng là Bạch Đằng Giang Foundation là hội mà tôi đã đăng ký tham gia.

Tổng cộng 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cùng lên tiếng trong vấn đề chung, tức là yêu cầu chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do lập hội

Bản tuyên bố chung của 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự trình bày nội dung buổi làm việc giữa công an với ông Phạm Bá Hải, qua đó phía công an khẳng định rằng Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật bị nhà nước xử lý hình sự:

Một trong những điểm chính họ yêu cầu là Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm phải chấm dứt họat động bởi vì không được phép của chính quyền Việt Nam. Rõ ràng là chúng tôi cũng không hề bước qua bất cứ một thủ tục nào của luật pháp Việt Nam, cho nên họ yêu cầu phải chấm dứt.

Nhà nước Việt Nam tạo ra những luật lệ chỉ nhằm đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và nhằm bảo vệ chế độ của họ. Chúng tôi không vi phạm pháp luật, không xâm phạm bất cứ nguyên tắc đạo đức nào mà thực sự những cái chúng tôi làm là vận động cho quyền con người, yêu cầu Việt Nam thay đổi luật pháp và tôn trọng các quyền đó. Nếu trường hợp Việt Nam thay đổi luật pháp, xóa bỏ Điều 79, Điều 88 hay Điều 258 thì những trường hợp như chúng tôi không thể nào gọi là vi phạm pháp luật được, nếu xóa bỏ nó thì phải phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm.

Cùng quan điểm này với ông Phạm Bá Hải là ông Nguyễn Xuân Ngữ, Hiệp Hội Dân Oan, một trong 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự đã ký tên vào bản tuyên bố chung:

Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm thì có giới hạn ở mức độ và số lượng người, còn Hiệp Hội Dân Oan của chúng tôi rất lớn, chúng tôi cũng làm theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam tức là mọi công dân đều có quyền như trong hiến pháp qui định và luật nhân quyền quốc tế cũng đã qui định. Chúng tôi làm theo thế và chúng tôi cứ làm. Thực tế chúng tôi chỉ đòi quyền lợi của chúng tôi chứ chúng tôi không đấu đá ai, cũng không xâm phạm lợi ích quốc gia hay làm tổn hại gì đến lợi ích của nhân dân của đất nước cả.

Ông Phạm Bá Hải trong chuyến đi miền Tây thăm các cựu tù nhân lương tâm (Từ trái Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Thơ, Phạm Bá Hải) blog danlambao

Ông Phạm Bá Hải trong chuyến đi miền Tây thăm các cựu tù nhân lương tâm (Từ trái Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Thơ, Phạm Bá Hải) blog danlambao

 

Nếu nhà nước bảo chúng tôi giải tán thì nhà nước cứ giải quyết đầy đủ quyền lợi của chúng tôi thì chúng tôi giải tán ngay thôi.

Quan điểm và lập luận của các tổ chức XHDS

Trong tuyên bố chung, các tổ chức Xã Hội Dân Sự chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam là không chỉ sách nhiễu, đe dọa, bắt bớ và giam tù những người tranh đấu ôn hòa mà còn sử dụng biện pháp khủng bố răn đe thân nhân của họ như một cách tạo áp lực để người tranh đấu nhụt chí trong hoạt động đòi hỏi và bảo vệ nhân quyền . Vẫn lời ông Phạm Bá Hải:

Chính quyền Việt Nam nói họ có quyền tiếp cận với thân nhân gia đình. Điều này rõ ràng bản thân tôi là một thí dụ. Sau khi tôi tham gia với vai trò điều phối viên các công việc của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm là chính quyền tiếp cận với thân nhân gia đình tôi, đe dọa tác động gia đình để yêu cầu tôi chấm dứt các họat động họ nói là tình nghi có vi phạm pháp luật Việt Nam mà ba tôi và anh tôi không hề có liên can. Việc tiếp xúc , tác động như vậy là hình thức của sự quấy nhiễu, vi phạm quyền tự do, cái không gian họat động của những người bảo vệ nhân quyền. Nếu bảo Việt Nam có quyền tiếp cận như vậy thì chúng tôi phản đối.

Chính quyền VN nói họ có quyền tiếp cận với thân nhân gia đình. Điều này rõ ràng bản thân tôi là một thí dụ. Sau khi tôi tham gia với vai trò điều phối viên ác công việc của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm là chính quyền tiếp cận với hân nhân gia đình tôi, đe dọa tác động gia đình để yêu cầu tôi chấm dứt các họat động

ông Phạm Bá Hải

Bên cạnh đó, trong những buổi làm việc với ông Phạm Bá Hải, công an còn tuyên bố là người bị thẩm vấn không được công bố nội dung hay chi tiết của buổi làm việc. Bản tuyên bố chung của 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cho rằng đây là một hình thức bịt miệng có tính cách vi phạm quyền công dân:

Chính quyền Việt Nam yêu cầu rằng các nội dung làm việc với chúng tôi không được đưa lên truyền thông. Đây là điểm chúng tôi không đồng ý bởi vì trong công việc vận động cho nhân quyền mọi sự đều công khai và minh bạch. Do đó khi làm việc với chính quyền Việt Nam trong vấn đề vận động nhân quyền chúng tôi có quyền nêu nội dung làm việc cho công chúng biết nếu nội dung đó không nằm trong phạm vi bí mật an ninh quốc gia.

Quan điểm của chúng tôi là vẫn tiếp tục sử dụng quyền được biết của người dân bằng cách thông tin nội dung làm việc của chính quyền, tiếp tục tác động nhà nước Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Cũng trong phiên làm việc lần hai ngày 29 tháng Tư công an ra lệnh cho Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm phải chấm dứt họat động vì không có giấy phép của nhà nước. Theo quan điểm của 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cùng ký tên trong bản tuyên bố chung, quyền lập hội và quyền hội họp được qui định rõ trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như trong Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Quyền Chính Trị. Mặt khác, hiến pháp Việt Nam mới được viết lại năm 2013 cũng công nhận quyền lập hội và quyền hội họp.

Ông Phạm Bá Hải, điều phối viên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, khẳng định đây là những qui định tất yếu cho sự hình thành các Xã Hội Dân Sự:

Ngôn từ và sự hiểu biết có sức mạnh gấp ngàn lần sức mạnh cơ bắp hay dùi cui hay súng đạn. Cho nên hoạt động của các tổ chức XHDS, việc người dân lên tiếng, việc người dân biết được quyền của mình và tìm cách thuyết phục những người chưa hiểu biết kỹ như những người đang cầm quyền là một điều hết sức quan trọng

Trong cái hệ thống cơ cấu pháp luật trong cái thể chế ở Việt Nam thì mọi sự đều dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, các hội đoàn đều do đảng cộng sản thành lập, cho phép họat động và kiểm soát nhằm phục vụ cho chế độ và đảng cộng sản. Thành ra trong xã hội có một số người không nằm trong hệ thống đảng thấy rằng họ cần phải có một không gian riêng, phải có hội đoàn riêng để sinh họat để bảo vệ quyền lợi cho họ. Đó là cái nhìn tự nhiên của các tổ chức Xã Hội Dân Sự mà trong thời gian gần đây ta có thể thấy ở Việt Nam một số tổ chức đã tuyên bố công khai ra đời.

Chính quyền có cấm thì người ta cũng sẽ họat động, đây là việc tất yếu. Vì vậy, chính quyền Việt Nam cần thiết phải thừa nhận sự tồn tại của tổ chức Xã Hội Dân Sự bởi vì tổ chức Xã Hội Dân Sự gần gũi hơn, đáp ứng được những nguyện vọng cần thiết hơn mà một tổ chức rộng lớn, chính thức của nhà nước không thể đáp ứng được. Cho dù bất hợp pháp hay nhà nước không cho phép, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm vẫn tiếp tục họat động . Đây là điểm rất đặc thù bởi vì luật pháp Việt Nam khó có thể chấp nhận một hội như Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm được phép họat động tại Việt Nam.

Do đó mà chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải tạo ra một cơ chế luật pháp thông thoáng cho các tổ chức Xã Hội Dân Sự trong đó có Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm được hoạt động.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức Xã Hội Dân Sự được đăng ký hoạt động cũng là quan điểm trước đây của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, tổ chức đã ký tên vào bản tuyên bố chung. Tiến sĩ Nguyễn Quang A của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, nói rằng những tổ chức Xã Hội Dân Sự như ở đây đều hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp:

Trong bốn khẩu hiệu của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự thì khẩu hiệu đầu tiên rất quan trọng là thực thi dân quyền, dân cứ thế mà thực thi, không đợi bất cứ ai cho phép bởi không ai có quyền cho phép cả, đấy là quyền tự nhiên của người ta và người ta cứ thực thi.

Họ chưa có đăng ký thì đấy là lỗi của nhà nước, không phải lỗi của họ. Nghĩa vụ của nhà nước là phải tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi để cho họ được đăng ký, để cho họ được hoạt động trong một khuôn khổ văn minh. Đáng tiếc cái đấy thì nhà nước chưa làm đủ trách nhiệm của mình.

Sau cùng, bản tuyên bố chung của 13 tổ chức Xã Hội Dân Sự cũng nói rõ là trong trường hợp bị cơ quan an ninh tiếp tục sách nhiễu gây sức ép thì các thành viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có quyền từ chối giấy mời đi làm việc của công an, đồng thời có thể xem xét và chuẩn bị thủ tục khiếu nại nhằm tố cáo những hành động vi phạm nhân quyền vừa nói lên các cấp thẩm quyền trong nước và ra quốc tế.

Dưới mắt tiến sĩ Nguyễn Quang A của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, quan điểm và lập luận sắc bén của các tổ chức Xã Hội Dân Sự phản ảnh rõ nét kiến thức cũng như sự hiểu biết của người dân mà nhà nước cần nghiêm túc lắng nghe chứ không phải trấn áp:

Ngôn từ và sự hiểu biết có sức mạnh gấp ngàn lần sức mạnh cơ bắp hay dùi cui hay súng đạn. Cho nên hoạt động của các tổ chức Xã Hội Dân Sự, việc người dân lên tiếng, việc người dân biết được quyền của mình và tìm cách thuyết phục những người chưa hiểu biết kỹ như những người đang cầm quyền là một điều hết sức quan trọng.

Thực sự tương lai và sự phát triển của Việt Nam có tươi sáng hay không, ông Nguyễn Quang A kết luận, hoàn toàn tùy thuộc vào việc người dân hiểu biết những quyền căn bản như thế và tìm cách gây áp lực, tìm cách giải thích tìm cách thuyết phục để nhà cầm quyền hiểu biết và thay đổi.

 

TS Cù Huy Hà Vũ : Đấu tranh ôn hòa vì chế độ đa đảng tại Việt Nam

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trả lời họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ, 06/05/2014.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trả lời họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ, 06/05/2014.

Trọng Thành

Ngày 06/05/2014, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ, trong đó ông đưa ra một số đề nghị với chính phủ Mỹ để thúc đẩy việc cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, trong khuôn khổ các đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt. Đây là lần đầu tiên, ông Cù Huy Hà Vũ có tiếng nói chính thức, kể từ khi ông rời khỏi nhà tù Việt Nam sang Mỹ đầu tháng 4/2014.

Trả lời RFI, ông Cù Huy Hà Vũ cho biết những suy nghĩ của ông về con đường đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, cũng như thái độ của ông trước hành động « xâm lăng » mới đây của nhà cầm quyền Trung Quốc tại khu vực đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam.
RFI : Thưa Tiến sĩ, xin ông cho biết vì sao ông lại chọn việc « Hủy bỏ » các điều 88, 258, 79 trong Bộ luật hình sự Việt Nam (cũng có nghĩa là trả tự do cho các tù nhân lương tâm bị kết án theo các điều luật này) và « Luật hóa » Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn làm hai biện pháp chủ yếu cần thúc đẩy để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (Washington)

08/05/2014

More


TS Cù Huy Hà Vũ : Nói là tôi lựa chọn, thì tôi với tư cách là một người đấu tranh vì công lý – dân chủ - nhân quyền, tôi không có lựa chọn. Vấn đề nào cũng là quan trọng, và liên quan đến vấn đề nhân quyền, thì có rất, rất, rất nhiều việc phải tố cáo, phải lên án, thế nhưng, trong khuôn khổ của một khuyến nghị, thì tôi không thể nêu lên tất cả các vấn đề. Tôi thấy những vấn đề nào mang tính bức xúc nhất, những vấn đề cần phải giải quyết ngay, thì tôi mới nêu lên. Đó là lý do tôi lựa chọn hai vấn đề mà phóng viên vừa hỏi.
Như mọi người đã biết, chế độ của đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên việc xóa bỏ hay ngăn cản việc thực hiện những quyền cơ bản của con người. Mà theo tôi, những quyền cơ bản nhất của con người là quyền tự do ngôn luận. Bất cứ một chính quyền nào đó trên thế giới, kể cả là có ý định tốt nhất, cũng vấp phải những sai sót. Quyền tự do ngôn luận của người dân chính là cái lực cân bằng, điều chỉnh lại những hành vi sai, những hành vi có thể nói là tội ác. Tự do ngôn luận để cân bằng lại thái độ, cách hành xử của chính quyền, để phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân, cũng như lợi ích của quốc gia.

Tự do ngôn luận để cân bằng lại hành xử của chính quyền, để phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân, cũng như lợi ích của quốc gia.

Thế nhưng, ở Việt Nam, chính quyền cộng sản lại coi chuyện tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, lập hội, quyền biểu tình, thậm chí quyền tự do tôn giáo như là những lực lượng nhằm thủ tiêu chính quyền cộng sản Việt Nam. Tôi thấy rằng, việc một mặt ghi trong Hiến pháp những quyền cơ bản của con người, nhưng trên thực tế, chính quyền Việt Nam lại đàn áp những quyền cơ bản đó, thì tôi thấy không thể nào chấp nhận được. Việc đàn áp quyền tự do cơ bản hiện nay của chế độ độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam là mang tính ý thức.
Ví dụ một chính quyền độc tài không bao giờ nói đến quyền con người, thì tôi thấy cần phải đấu tranh để buộc chính quyền độc tài đó thừa nhận quyền con người. Một khi chính quyền độc tài đã phải thừa nhận những quyền cơ bản đó của con người và ghi trong Hiến pháp, nhưng trên thực tế lại tìm cách triệt tiêu, thì chuyện đấy là không thể, không thể chấp nhận được. Tức là việc đàn áp quyền con người hiện nay của đảng Cộng sản Việt Nam là mang tính có ý thức. Có một số chế độ độc tài đàn áp quyền con người, nhưng sau khi được giải thích, họ thừa nhận và dần dần họ tạo điều kiện, hoặc cùng với những người dân thực hiện, thì tôi thấy đó là tiến bộ. Nhưng vừa ghi vào Hiến pháp, nhưng lại dùng những công cụ về luật, và đàn áp trên thực tế, để dập những quyền ghi trong Hiến pháp, thì tôi thấy đấy là một sự, có thể nói là « nói một đằng, làm một nẻo », như người ta vẫn nói từ bấy lâu nay về chính quyền cộng sản.

một số chế độ độc tài đàn áp quyền con người, nhưng sau khi được giải thích, họ thừa nhận và dần dần họ tạo điều kiện, hoặc cùng với những người dân thực hiện, tôi thấy đó là tiến bộ.

Vấn đề bức xúc nhất của tôi tựu trung lại là vấn đề quyền tự do ngôn luận (Một mục tiêu chủ yếu của các điều 88, 258 và 79 của Bộ luật Hình sự Việt Nam là nhằm đàn áp quyền tự do ngôn luận – ndr).
Việc luật hóa Công ước chống tra tấn cần được thúc đẩy, là vì dùng tra tấn để ép người mà chính quyền coi là có tội phải nhận tội, đó là chuyện không thể dung tha được. Trong luật Việt Nam, cũng có những quy định chống tra tấn, nhưng việc một chính quyền độc tài, một mặt tạo ra một văn bản ghi nhận việc chống tra tấn, nhưng khi thấy cần phải dập bỏ quyền mình ghi, thì họ cũng rất dễ dàng đưa ra các điều luật chống lại những điều đã từng được ghi trong Hiến pháp. Dùng các văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an để dập lại những điều được ghi trong Hiến pháp. Tôi thấy, nếu chỉ đơn thuần kêu gọi thực hiện Hiến pháp Việt Nam, thì chuyện đấy là hầu như là không tưởng. Bởi vì, trong tay chính quyền, thì lúc họ ra văn bản này, lúc họ ra văn bản kia. Như vậy, cần phải có một sức ép quốc tế yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam phải luật hóa một cách khẩn trương Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn (mà Việt Nam vừa ký kết tham gia).
RFI : Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, trong thời gian hơn ba năm ông bị cầm tù, có nhiều biến chuyển tại Việt Nam. Xin ông cho biết nhận định của ông về thái độ của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền, so với trước khi ông bị bắt ?
TS Cù Huy Hà Vũ : Trước hết, tôi khẳng định, một chế độc tài, thì ở bất cứ đâu cũng tồn tại trên cơ sở xâm phạm các quyền cơ bản của con người, trên cơ sở xâm phạm nhân quyền. Cho nên (đối với Nhà nước Việt Nam – ndr) việc bằng lời nói, hoặc bằng văn bản bảo đảm quyền căn bản của con người theo yêu cầu của quốc tế là việc mang tính chất đối ngoại, hơn là về bản chất.
Trong thời gian vừa qua, khi tôi ở trong tù, tôi vẫn theo dõi diễn biến ở ngoài xã hội Việt Nam, bởi tôi luôn là con người tranh đấu. Với những thông tin tôi biết được, chứ không phải chỉ đợi đến khi sau tôi ra khỏi tù - dưới áp lực của nhân dân, cá nhân, tổ chức, cũng như các chính phủ trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ -, tôi thấy rằng việc chính quyền Việt Nam lấy ý kiến của người dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (trong năm 2013), trước hết phải khẳng định đấy là một sự tiến bộ, một sự tiến bộ về mặt hình thức của chính quyền Việt Nam. Tức là, lần đầu tiên công khai để cho tất cả mọi người dân có thể góp ý vào văn bản quan trọng nhất của một quốc gia. Tôi ủng hộ và tán thành việc ghi nhận những quyền cơ bản của con người và công dân vào Hiến pháp.
Cũng chính có sự công khai đưa ra lấy ý kiến của toàn dân như thế, cho nên tôi, với tư cách là tù nhân trong tù, cũng được trại giam đưa cho một bản dự thảo Hiến pháp năm 1992, và cũng đề nghị tôi góp ý. Tôi phải khẳng định rằng, việc lấy ý kiến của người dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là một chuyển biến đáng khích lệ.
Điều thứ hai là, mặc dù tôi vẫn tiếp tục đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, bởi từ trước đến nay, tôi cũng như mọi người khác khẳng định là nền dân chủ đích thực chỉ có thể có, khi có một sự cạnh tranh chính trị lành mạnh, hòa bình giữa các đảng phái, giữa các tổ chức. Ở trong một đất nước chỉ có một đảng không thôi, thì đó là một sự tự biên, tự diễn, và thường một người hay một đảng phái cũng vậy, ít khi thừa nhận cái lỗi lầm do bản thân mình gây ra. Bởi vì, thừa nhận đối với những người độc tài, thì không khác gì tự xóa bỏ mình, trong khi đó, độc tài là để nhằm dùng cái vị trí độc quyền cai trị của mình, để thực hiện những hành vi phạm pháp, như là cướp đoạt những tài sản của người dân, cho đến những tài sản của quốc gia, như chúng ta đã thấy trong thời gian vừa qua. Tôi vẫn hoan nghênh với việc Hiến pháp Việt Nam, có hiệu lực từ 1/1/2014, ghi nhận những quyền cơ bản của con người, của công dân.
Thế thì có một mâu thuẫn nào không ?
Vì một mặt, tôi phản đối sự độc quyền cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, một mặt ủng hộ, tán thành việc ghi những quyền cơ bản của con người vào Hiến pháp (mà trong Hiến pháp đó có điều 4 quy định đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội). Tôi khẳng định là không có gì là mâu thuẫn cả !

tôi phản đối độc quyền cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam (điều 4 Hiến pháp), mặt khác tán thành những quyền cơ bản của con người được ghi vào Hiến pháp. Không có gì mâu thuẫn cả !

Trong một cuộc đấu tranh một cách ôn hòa, tất cả những điều luật cho phép chính quyền thực hiện các hành vi phi pháp có thể không thể bị xóa bỏ trong một chốc, một lát. Do đó, điều quan trọng hơn vào lúc này, là phải làm thế nào để thực thi được những quy định về quyền con người, quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
Tiếp theo, tôi muốn nói rằng, trên thực tế, tôi quan sát, tôi thấy quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền hội họp, biểu tình… cho đến giờ không những không được cải thiện, mà còn bị đàn áp mạnh hơn. Một bằng chứng mới đây : ngày 5/5 vừa qua, Anh Ba Sàm tức Nguyễn Hữu Vinh đã bị cơ quan an ninh của Việt Nam bắt, cùng đồng sự của Anh Ba Sàm là cô Nguyễn Thị Minh Thúy. Điều đó cho thấy, chính quyền cộng sản Việt Nam không có một thái độ, có thể nói là, chân thành trong việc tôn trọng quyền con người.
RFI : Thưa Tiến sĩ, theo ông, các phong trào vì dân chủ, vì nhân quyền hiện nay có những gì khác so với thời gian trước khi ông bị bắt ?
TS Cù Huy Hà Vũ : Tôi thấy rất rõ là phong trào đấu tranh vì công lý - dân chủ - nhân quyền đã có những bứt phá ngoạn mục. Tất nhiên, đó trước hết phải nói là nhờ công nghệ thông tin, internet. Nói cách khác, internet đã mang dân chủ đến cho tất cả mọi người. Và trên cơ sở của internet, tiếng nói của những người đấu tranh vì công lý - dân chủ - nhân quyền ở Việt Nam, đã có điều kiện được phát ra, mà chính quyền cộng sản Việt Nam đã không thể bịt được hết, chặn được hết, vì đây là vấn đề công nghệ. Vì nếu đặt ra các tường lửa này, thì sẽ có cách thức khác để vượt.
Dựa vào internet, mà những tiếng nói chống lại những hành vi xâm phạm nhân quyền, chống lại những hành vi phản dân chủ của chính quyền, không những đã được cất lên, đã được nhiều người lắng nghe, mà nó còn có thể kết nối với nhau, mà chính những tiếng nói đó đã hình thành, có thể nói là cơ sở đầu tiên của một xã hội dân sự.
Xã hội dân sự là gì ?

xã hội dân sự là sự kết nối những tiếng nói của người dân cũng như của mọi người ở các vị trí khác, từ trong chính quyền cho đến trong các doanh nghiệp, tổ chức khác...

Có thể có nhiều định nghĩa khác nhau, tôi chọn một định nghĩa như sau : xã hội dân sự là sự kết nối những tiếng nói của người dân cũng như của mọi người ở các vị trí khác, từ trong chính quyền cho đến trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác, vì một mục tiêu chung là làm sao để mà bảo đảm tốt nhất những lợi ích của nhân dân, của từng con người ở trên đất nước Việt Nam, cũng như bảo đảm tốt nhất hay bảo vệ tốt nhất những lợi ích của quốc gia Việt Nam.
Cho nên, tôi rất mừng trong thời gian vừa qua, các trang thông tin điện tử cho thấy có nhiều tập hợp của những người tranh đấu vì công lý, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, và điều đó trong thời gian tới cần phải phát huy mạnh hơn nữa, vì đó là điều kiện tiên quyết để có được một xã hội thực sự vì quyền làm chủ của người dân.
RFI : Hiện nay có một vấn đề mà nhiều người đánh giá là « hết sức nóng bỏng », Trung Quốc đưa giàn khoan vào đặt tại vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, xin ông cho biết nhận định của ông ?
TS Cù Huy Hà Vũ : Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, ngay lập tức tôi coi đó là hành vi xâm lược. Và cùng mọi người kêu gọi tất cả những người yêu nước Việt Nam, bằng những khả năng của mình, lên tiếng một cách mạnh mẽ, để không chỉ phản đối hành vi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, mà còn để cho chính quyền Việt Nam phải có những biện pháp rất cụ thể, quyết liệt, để chống lại hành vi xâm lăng này.
Bởi vì một khi Trung Quốc đã đặt một giàn khoan ở một vùng nào đó trong vùng biển của Việt Nam, thì đã làm mất chủ quyền không chỉ tại điểm đó, mà mất luôn cả chủ quyền nói chung. Bởi vì, không loại trừ Trung Quốc tiếp tục đưa những giàn khoan khác, rải khắp Việt Nam, thì lúc đó Việt Nam hoàn toàn mất đi những tài sản quý báu được cha ông để lại, chứ không phải chỉ đơn thuần là những tài sản mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, ông có thêm chia sẻ nào nữa không ạ ?
TS Cù Huy Hà Vũ : Tôi luôn khẳng định, tôi đã đấu tranh, đang đấu tranh như mọi người đang thấy, và chắc chắn sẽ đấu tranh hết mình, vì lợi ích của toàn thể nhân dân Việt Nam, vì lợi ích của toàn thể và tất nhiên, vì lợi ích của quốc gia Việt Nam. Và trong khả năng của tôi, tôi sẽ cố gắng nêu được, từ quan điểm cho đến hành động thực tế, bằng những văn bản, đóng góp vào tiến trình ở Việt Nam.
Và tôi mong, tin thì đúng hơn, trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ được sống trong một chế độ hoàn toàn dân chủ, dựa trên những sự cạnh tranh lành mạnh và hoàn toàn hòa bình, giữa nhiều đảng, nhiều tổ chức chính trị. Bởi, chỉ trên cơ sở cạnh tranh phi bạo lực, của tất cả mọi người thuộc các tổ chức chính trị, do các đảng phái tổ chức thì người dân Việt Nam mới có sự lựa chọn tốt nhất cho mình, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, cũng như của Tổ Quốc.
Từ trong trái tim và khối óc tôi, tôi vẫn luôn khẳng định tôi là một công dân Việt Nam, hơn thế nữa, tôi là một người Việt Nam yêu nước. Cho nên phục vụ lợi ích của cộng đồng Việt Nam, phục vụ lợi ích của quốc gia Việt Nam, đó là nhiệm vụ thiêng liêng của tôi, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Tôi chúc tất cả mọi người dân Việt Nam có sức chiến đấu ngày càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, để cùng nhau đi đến thắng lợi cuối cùng, là thiết lập một chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam.
RFI xin cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.

Việt kiều Mở Tiệm, Đông Khách Bị Chủ Phố Cắt Điện Nước, Đuổi

06/05/201400:00:00(Xem: 1770)

SAIGON -- Chuyện xảy ra tại Sài Gòn: Lùm xùm vụ kiện "đất vàng" cho Việt kiều thuê... Báo Dân Trí kể rằng một Việt kiều về kinh doanh lớn, nhà hàng đang đông khách, bỗng nhiên bị chủ đất tới cắt điện nước...

Bản tin nói rằng, thuê mặt bằng 10 năm để kinh doanh nhà hàng, nữ Việt kiều bị chủ "đất vàng" đòi lại mặt bằng khi thời hạn còn đến 8 năm. Sự việc mở ra một vụ kiện chưa có hồi kết.

Bản tin Dân Trí kể làm vụ việc bắt đầu từ ngày 17/12/2010, khi Công ty TNHH Phố Xưa của bà Nguyễn Isabelle Ngọc Trâm (Việt kiều Mỹ, hiện đang ngụ tại P.Thảo Điền, Q.2, TPSG) ký hợp đồng thuê mặt bằng 10 năm với công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Bến Thành (viết tắt: BTL) có địa chỉ tại 172 - 174 đường Ký Con, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TPSG do ông Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc) đại diện.

Sau khi ký hợp đồng, Phố Xưa đã đầu tư vốn để cải tạo, trang trí kinh doanh nhà hàng, cà phê cao cấp và đến nay đã thanh toán tiền thuê 2 năm cho BTL.

Tuy nhiên, sau 2 năm, bà Trâm bất ngờ được BTL thông báo chấm dứt hợp đồng khi thời hạn thuê mặt bằng còn đến 8 năm. Sau một ngày ra thông báo, BTL cho nhân viên cắt điện nước khi nhà hàng đang đông khách. Từ đó đến nay, trước sự cương quyết của chủ mặt bằng, nhà hàng của nữ doanh nhân Việt kiều này đã phải đóng cửa.

Thế rồi quan tòa quyết định ra sao? Đơn giản, vì tiền đôla không kể.

Bản tin Dân Trí viết:

“Trước tình thế đó, Phố Xưa đã khởi kiện BTL ra TAND Q1 và đòi bồi thường 4,7 tỷ đồng. Tại phiên sở thẩm, tòa tuyên hợp đồng số 135/BTL-HĐKT-2010 mà Phố Xưa ký thuê mặt bằng với BTL bị vô hiệu, đồng nghĩa với việc Phố Xưa phải trả lại mặt bằng cho BTL, còn BTL chỉ bồi thường cho Phố Xưa số tiền 1,4 tỷ đồng.

Lý do mà TAND Q.1 tuyên như vậy là vì HĐXX cấp sơ thẩm cho rằng, hợp đồng số 135 giao dịch bằng tiền USD, không giao dịch trên sàn.

Theo giấy tờ, hóa đơn mà bà Trâm đã cung cấp cho PV Dân trí, trong 2 năm thuê mặt bằng, bà đã trả tiền cho BTL hoàn toàn bằng tiền Việt Nam, thông qua ngân hàng.”

Thê rồi, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại VN can thiệp, bênh Viêt kiều, nhưng cũng vô ích.

Báo Dân Trí kể:

“Theo những hồ sơ mà bà Trâm cung cấp cho PV Dân trí, vụ tranh chấp này đã được ông Lê Thành Ân, khi còn đương nhiệm chức Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM gửi thư cho Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu bảo vệ công dân Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam, giải quyết vụ tranh chấp một cách minh bạch, nhanh chóng.

Ông Mai Văn Bảy, nguyên Thường vụ Thành ủy TPHCM, người nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực lập pháp cũng gửi thư đến Lãnh đạo TPHCM, Sở Xây dựng và TAND Q.1, cho rằng vụ tranh chấp này nếu không xử lý minh bạch, nhanh chóng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương, uy tín của TPHCM cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách kêu gọi người nước ngoài về nước đầu tư, trong đó có Việt kiều.

Về phía BTL, ông Trần Hải Bình, Phó Tổng Giám đốc BTL, cho rằng: việc hợp đồng cho thuê mặt bằng phải qua sàn thì cả 2 bên đều không để ý. Còn việc thuê khoảng lùi, phía BTL có thông báo và bà Trâm đã biết điều này.”

Câu hỏi căn bản: có phải chủ phố chờ cho kinh doanh nhà hàng thành công, liền móc nối với Tòa án Sài Gòn để kiếm cớ sang đoạt?

Vụ kiện đánh đưa lên tòa cao hơn.




No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List