Chính
Quyền Việt Nam Chi 180 Nghìn USD Để Tiếp Tục Đàn Áp Nhân Quyền
Mạch Sống, ngày 26 tháng
5, 2014
Việt Nam đã ký hợp đồng
mướn một tổ chức Hoa Kỳ đối phó với cuộc quốc tế vận của người Việt ở hải ngoại.
Tháng 12 năm ngoái, Toà
Đại Sứ Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn chi 180 nghìn USD, trả trong 6 tháng, cho
Podesta Group, Inc. Đây là một trong hai tổ hợp hàng đầu ở Hoa Kỳ chuyên vận
động hành lang với Quốc Hội.
(Xem bản hợp đồng:http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2014/01/vn-embassy-lobbying-contract-with-podesta-group.pdf)
Theo Ts. Nguyễn Đình
Thắng, Giám Đốc BPSOS, diều này cho thấy cuộc tổng vận động của người Việt ở
Hoa Kỳ đang làm cho chính quyền Việt Nam lo lắng và chính quyền Việt Nam sẵn
sàng tung tiền để đối phó.
Hiện nay, hai quan tâm
lớn của chính quyền Việt Nam là Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Hợp Tác Xuyên
Thái Bình Dương (TPP).
Luật Nhân Quyền Cho Việt
Nam đã thông qua Hạ Viện với đa số áp đảo và đã được chuyển sang Uỷ Ban Đối
Ngoại của Thượng Viện. Trong khi đó, triển vọng Việt Nam được vào TPP ngày càng
xuống thấp do bị phần lớn các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chống đối.
Tháng 6 năm ngoái, 800
người Mỹ gốc Việt từ các thành phố Hoa Kỳ đã đổ về Quốc Hội để vận động cho
luật về nhân quyền cho Việt Nam và ngay sau đó Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự
luật này. Tháng 3 năm nay, một cuộc tổng vận động tương tự đã quy tụ trên 800
nhà tranh đấu đến từ 30 thành phố Hoa Kỳ, và kể cả Canada, Đức và Áo.
Cuộc tổng vận động này
nhằm thúc đẩy Thượng Viện thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam song song với
việc cài các điều kiện nhân quyền vào TPP đối với Việt Nam.
“Chúng tôi tin
rằng xác suất thành công trong việc đẩy lùi TPP lên đến 90%,” Ts. Nguyễn Đình
Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích. “Ngay cả tuyệt đại đa số các dân biểu và
thượng nghị sĩ cùng đảng với TT Obama cũng không ủng hộ cho TPP.”
Theo Ts. Thắng, sự việc
giàn khoan HD 981 đang tạo thuận lợi cho người Việt ở Hoa Kỳ trong việc vận
động nhân quyền cho đồng bào ở trong nước. Do ảnh hưởng xấu của các biến động
do giàn khoan HD 981 gây ra, Việt Nam đang rất muốn sớm tham gia TPP để cứu vãn
nền kinh tế tuột dốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ không còn cần phải lôi kéo Việt Nam
ra khỏi quỹ đạo củaTrung Quốc như trước đây nên không có nhu cầu phải đưa Viêt
Nam vào TPP sớm.
Tuy nhiên, theo Ts.
Thắng, cộng đồng người Mỹ gốc Việt không nên chủ quan hay bất cẩn vì tổ hợp
Podesta Group có thể làm thay đổi tình thế: “Họ vận động Quốc Hội một cách
thường xuyên và đều đặn trong khi chúng ta chỉ mỗi năm một lần đến Hoa Thịnh
Đốn.”
Ông nghĩ rằng Việt Nam
sẽ gia hạn hợp đồng với tổ hợp Podesta khi hợp đồng này chấm dứt vào đầu tháng
6.
“Sáu tháng tới đây sẽ là
thời kỳ quyết liệt giữa chúng ta, những người tranh đấu cho nhân quyền và dân
chủ, và chế độ độc tài,” Ts. Thắng nói. “Họ sẵn sàng tung tiền để che mắt quốc
tế ngõ hầu tiếp tục đàn áp nhân quyền một cách vô tội vạ.”
Ông cho biết là cuộc
tranh đấu nhân quyền và dân chủ chính là tiền đề cho công cuộc bảo vệ đất nước
trước hoạ ngoại xâm: “Phải xoá bỏ độc tài trước đã, rồi mới có thể đoàn kết toàn
dân và tranh thủ sự yểm trợ quốc tế để chống ngoại xâm.”
BPSOS, tổ chức đã phối
hợp Ngày Vận Động Cho Việt Nam từ 2012 đến nay, đang liên lạc với Quốc Hội để
chuẩn bị một cuộc tổng vận động lần 2 trong năm nay, dự trù sẽ diễn ra vào giữa
tháng 7 này.
“Vì tình hình hết sức
nghiêm trọng cho sự toàn vẹn của quê cha đất tổ, và vì đây là cơ hội rất thuận
lợi cho cuộc vận động nhân quyền và dân chủ, chúng tôi cầu mong đồng hương sẽ
dốc lòng tham gia đông đảo cuộc tổng vận động quan trọng này”, Ts. Thắng kêu gọi.
BPSOS sẽ phổ biến thông tin về cuộc tổng vận động ngay khi có được
sự trả lời từ Quốc Hội.
Thời Điểm Thuận Lợi Cho
Nhân Quyền
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 21 tháng 5, 2014
Đây là lúc phải đẩy mạnh
hơn nữa những đòi hỏi nhân quyền, một trọng tâm có phần bị lu mờ trong thời
gian gần đây khi người Việt ở trong và ngoài nước dồn mọi quan tâm vào việc đòi
Trung Quốc rút giàn khoan.
Việc nhà nước bắt bớ
hàng loạt những người biểu tình chống Trung Quốc, dù chỉ biểu tình ôn hoà,
khẳng định sự cần thiết của nhân quyền, cho những người thể hiện lòng yêu nước
và cho toàn dân.
Nhìn sâu hơn, nhân quyền
là căn bản để người dân từng bước giành lại quyền làm chủ đất nước và đòi hỏi
chế độ cắt bỏ sự thống thuộc Trung Quốc, hai yếu tố tiên quyết để bảo vệ giang
sơn trước hoạ ngoại xâm.
Từ giờ đến cuối năm là
cơ hội như chưa từng có để đẩy mạnh công cuộc tranh đấu nhân quyền. Chúng ta
không thể để lỡ cơ hội này.
Tại sao nhân quyền?
Tự do ngôn luận, tự do
hội họp ôn hoà, và tự do lập hội, tổng hợp lại, chính là khắc tinh của độc tài.
Khi người dân có quyền phát biểu những quan điểm trái chiều với chế độ, cùng
nhau biểu lộ quan điểm ấy, và kết hợp thành tổ chức để vận động cho quan điểm
của mình, tất cả trong sự ôn hoà, thì đó là nền tảng cho dân chủ.
Đó là lý do dẫn đến các
cuộc bắt bớ, đánh đập, khống chế diễn ra ở khắp nước đối với những cuộc biểu
tình chống Trung Quốc, ôn hoà nhưng độc lập với nhà nước. Chống Trung Quốc
không là vấn đề, mà sự biểu hiện các quyền tự do kể trên là nỗi lo sợ của chế
độ độc tài.
Sự việc giàn khoan HD
981 đang tạo cho người Việt ở hải ngoại, đặc biệt ở Hoa Kỳ, cơ hội thuận lợi để
tranh đấu cho các quyền tự do phát biểu, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội
cho đồng bào ở trong nước.
Chính quyền Việt Nam đã
mất thế đu dây
Trong những tuần gần
đây, thái độ của chính phủ Hoa Kỳ đã trở nên cứng rắn hơn vã rõ ràng hơn đối
với Việt nam về nhân quyền.
Trước đây, giới làm
chính sách Hoa Kỳ có hai quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ nhất lấy nhân
quyền làm trọng tâm cho chính sách đối ngoại với Việt Nam. Quan điểm này luôn
là thiểu số và yếu thế. Quan điểm thứ hai là không nên quá mạnh tay về nhân
quyền vì e rằng sẽ xô đẩy Việt Nam lún sâu thêm vào quỹ đạo của Trung Quốc.
Quan điểm này được số đông ủng hộ và luôn thắng thế.
Việt Nam hiểu rõ điều
này nên đã khéo đu dây: khi muốn quyền lợi từ Hoa Kỳ, họ tỏ vẻ thân thiện với
Trung Quốc. Cứ vậy, Hoa Kỳ đi từ nhượng bộ này sang nhượng bộ khác trong thời
gian dài và chế độ cộng sản Việt Nam thì cứ leo thang đàn áp nhân quyền một
cách vô tội vạ.
Giàn khoan HD 981 hoàn
toàn thay đổi cục diện. Dây đã đứt, Việt Nam không còn gì để đu. Quan điểm phải
nhân nhượng với Việt Nam không còn cơ sở.
Điều này được thể hiện
rất rõ tại buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam vừa rồi, được tiến hành ở Hoa
Thịnh Đốn trong hai ngày 12 và 13 tháng 5. Buổi đối thoại diễn ra chỉ vài ngày
sau khi Trung Quốc cắm giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam. Phái đoàn Hoa Kỳ,
với sự xuất hiện bất ngờ của Ngoại Trưởng John Kerry, thể hiện lập trường nhất
quán và dứt khoát: Việt Nam phải thực tâm cải thiện nhân quyền bằng cách trả tự
do cho mọi tù nhân lương tâm; tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn
hoà và lập hội; xoá bỏ các công cụ đàn áp (Nghị Định 72 về Internet, Nghị Định
92 về tôn giáo và tín ngưỡng, và các Điều 88, 258 và 79 trong Bộ Luật Hình Sự);
thi hành Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn.
Nghĩa là, cả Hành Pháp
và Lập Pháp Hoa Kỳ trong giai đoạn này đang cùng quan điểm với chúng ta về thái
độ đối với chính quyền Việt Nam về nhân quyền.
Chết về kinh tế
Các bất ổn xã hội và sự
căng thẳng chính trị do giàn khoan HD 981 gây ra đang ảnh hưởng xấu đến nền
kinh tế Việt Nam, vốn đã rất chênh vênh. Hàng nghìn công ty ngoại quốc ngưng
hoạt động, nhiều trăm nghìn công nhân mất việc, và nhiều doanh nhân ngoại quốc
đang tìm nơi khác để đầu tư. Chưa kể nhiều du khách nay đã huỷ các chuyến bay
vào Việt Nam.
Trong tình thế túng bấn,
Việt Nam càng xem thương ước mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là
chiếc phao cứu mạng. Nhưng lúc này Việt Nam lại ít hy vọng hơn bao giờ hết để
được tham gia TPP.
Hoa Kỳ kéo Việt Nam vào
TPP không phải vì lý do mậu dịch. Việt Nam hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn để
ngồi vào bàn thương thảo với 11 quốc gia còn lại: không kinh tế thị trường,
không thể chế pháp trị, không tổ chức công đoàn tự do và độc lập, không tôn
trọng tác quyền, không minh bạch. Sự tham dự của Việt Nam chỉ tạo thêm khó
khăn, phức tạp và làm trì trệ cuộc thương thảo vì tình trạng tiêu chuẩn nước
đôi: phải ngoại lệ cho Việt Nam được hưởng tiêu chuẩn thấp hơn các quốc gia còn
lại. Tình trạng áp dụng tiêu chuẩn thấp cho Việt Nam đã gây nên cả một phong
trảo phản đối từ các tổ chức nhân quyền, các doanh nghiệp, các tổ chức công
đoàn, các dân biểu và thượng nghị sĩ…
Lý do thực để Hoa Kỳ kéo
Việt Nam vào TPP là địa chính trị: kéo Việt Nam thoát quỹ đạo Trung Quốc. Nhu
cầu này nay không còn nữa, hậu quả của giàn khoan HD 981. Hoa Kỳ không còn lý
do để tiếp tục bị phiền toái trong thế nước đôi như trước đây. Để bớt sự phản
đối của quần chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ, rất có thể Việt Nam sẽ được mời ra rìa
cho đến khi hội đủ tiêu chuẩn thì hẵng quay lại.
Công việc của chúng ta
Từ giờ đến cuối năm,
người Việt ở khắp Hoa Kỳ cần mở cuộc vận động ồ ạt ở cấp quốc gia và trải rộng
đến các địa phương. Trọng tâm sẽ là:
- Một
mặt vận động chính phủ Hoa Kỳ tỏ thái độ và có hành động cụ thể trước chính
sách bành trướng của Trung Quốc;
- Mặt
kia vận động cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp Hoa Kỳ cứng rắn và dứt khoát đối với chế
độ cộng sản Việt Nam, đòi hỏi những nhượng bộ đáng kể về nhân quyền, gồm có:
o Trả
tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm;
o Tôn
trọng quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hoà và lập hội kể cả lập các công đoàn
độc lập;
o Xoá
bỏ các công cụ đàn áp như Nghị Định 72 về Internet, Nghị Định 92 về tôn giáo và
tín ngưỡng, và các Điều 88, 258 và 79 Bộ Luật Hình Sự; và
o Thực
thi Công Ước LHQ về chống tra tấn.
Nếu Việt Nam không nhanh
chóng thoả đáng những điều này thì nhất thiết Quốc Hội phải thông qua các luật
chế tài Việt Nam về vi phạm nhân quyền và giữ Việt Nam ở ngoài TPP. Đây chính
là chủ điểm của kế hoạch hai năm (2013-2014) vận động cho nhân quyền mà chúng
tôi đã đề ra từ đầu năm ngoái.
Khác một điều: nay chúng
ta có thuận lợi hơn hẳn cách đây chỉ 3 tuần.
Bài liên quan:
Kế Hoạch Tổng Vận Động
Cho Nhân Quyền 2013-2014
Bảo Vệ Đội Ngũ Tiên
Phong Của Nền Dân Chủ Tương Lai
Hai Yếu Tố Tiên Quyết Để
Bảo Vệ Tổ Quốc
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền