Báo
cáo Nhân quyền Việt Nam năm 2013
Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-04-30
Luật
sư Lê Quốc Quân tại Tòa án nhân dân Hà Nội hôm 18/2/2014
AFP photo
Mạng
lưới Nhân quyền Việt Nam, The Vietnam Human Rights Network vừa công bố phúc
trình thường niên về tình hình nhân quyền ở VN trong năm 2013. Chủ tịch Điều
hành-TS Nguyễn Bá Tùng có cuộc trao đổi với Hòa Ái về bản báo cáo này. Trước
tiên, ông Nguyễn Bá Tùng cho biết những ghi nhận đáng chú ý trong năm qua:
Công
tác làm báo cáo nhân quyền hằng năm của mạng lưới nhân quyền đã được thực hiện
trong 5 năm vừa qua. Mỗi năm chúng tôi ghi nhận sắc thái đặc biệt của năm đó.
Năm vừa rồi chúng tôi nói đến quyền tự do chính trị và hình như sau đó thì báo
cáo của bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói đến vấn đề đó.
Năm
nay chúng tôi nói đến vấn đề công bằng xã hội và quyền an sinh của người dân.
Tất cả có 8 chương. Chúng tôi đã dành 3 chương cuối để nói đến vấn đề đó. Nhà
nước Việt Nam đã gia nhập vào các công ước quốc tế về những quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa từ năm 1982, như vậy là đã 32 năm rồi.
Năm
nay sở dĩ chúng tôi nói đến vấn đề đó là vì muốn chứng minh rằng ngay cả những
điều mà họ rêu rao là họ đã thực hiện được cũng không thực hiện được. Họ đã vi
phạm trầm trọng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân
Việt Nam. Đó là điểm chính của bản báo cáo năm này, thưa cô.
Họ đã vi phạm trầm trọng những quyền về kinh
tế, xã hội và văn hóa đối với người dân Việt Nam. Đó là điểm chính của bản báo
cáo năm này.
- TS Nguyễn Bá Tùng
Hòa Ái: Thưa ông, như vậy
trong năm qua có những ghi nhận nào cho thấy Nhà nước VN có những thay đổi gọi
là tích cực trong vấn đề nhân quyền ở VN hay không?
TS Nguyễn Bá Tùng: Thật ra thì có mà
không. Có thì đó là họ đã được thâu nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc, đã gia nhập vào Công ước về chống tra tấn; rồi trong bản hiến pháp đã sửa
đổi vào cuối năm 2013 thì họ cũng đã xen vào ý niệm về nhân quyền trong bản
hiến pháp đó. Đó là những điểm mà tôi cho là tích cực. Tuy nhiên, trong thực
tế, đối với những người dân, vấn đề tôn trọng nhân quyền không được cải thiện
chút nào cả và càng ngày càng tồi tệ hơn; nhiều người bị bắt bớ hơn; nhiều
người bị kết án hơn; ruộng đất của người dân cũng bị nhà nước chiếm đoạt nhiều
hơn.
Blogger
Trương Duy Nhất tại tòa án Đà Nẵng hôm 04/3/2014. AFP photo
Hòa Ái: Trong bản cáo này,
con số những tù nhân lương tâm được ghi nhận lên đến 237 người. Con số này có
phản ảnh thực trạng ở VN càng ngày tình hình vi phạm nhân quyền càng tệ hay nói
ngược lại là người dân càng ngày họ càng bị đè nén, bị áp bức nhiều quá cho nên
họ phải đấu tranh cho quyền làm người trong đời sống hằng ngày của họ?
TS Nguyễn Bá Tùng: Bản danh sách tù nhân
đó chúng tôi cập nhật mới đây. Tuy nhiên, trước khi chúng tôi cho phát hành báo
cáo của năm 2013 thì có một số người trong danh sách đó được thả về nên chỉ nằm
trong danh sách bị quản thúc chứ không bị ở tù nữa. Trở lại vấn đề cô nói là số
lượng đó nói lên cái gì, tôi hoàn toàn đồng ý nói lên cả hai. Thứ nhất là vấn
đề nhà nước càng ngày càng bắt bớ nhiều hơn vì người dân càng ngày càng đòi hỏi
nhiều hơn. Năm vừa rồi rõ ràng số lượng người bị bắt bớ nhiều hơn như trong bản
báo cáo chúng tôi cho thấy, có đến 60 trường hợp bị bắt, truy tố. Trong số đó
có đến 52 (nếu tôi nhớ không lầm) là đã có án, 8 người còn đang bị truy tố và
chưa có án. Đó là con số kể đến tháng 12 năm 2013.
Thật sự ra chúng tôi với tư cách là những
người đấu tranh cho nhân quyền và bản báo cáo nhân quyền này được hoàn thành
nhờ sự cộng tác của anh em đấu tranh ở trong nước nữa.
- TS Nguyễn Bá Tùng
Hòa Ái: Qua các bản báo cáo thường
niên liên tục trong suốt 5 năm qua của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, ông có
thể đưa ra nhận xét nào về xu hướng tranh đấu cho nhân quyền của người dân sẽ
chuyển biến ra sao, thưa ông?
TS Nguyễn Bá Tùng: Một điều đáng mừng,
nhờ vào những phương tiện thông tin hiện đại như internet này nọ, người dân
biết nhiều hơn về những điều họ có quyền hưởng với tư cách là con người, với tư
cách là người dân. Nói tóm lại là khái niệm về nhân quyền được được phổ cập hơn
ở Việt Nam. Nhờ đó mà người ta tranh đấu hơn và vì vậy mà nhà nước một mặt muốn
giữ độc quyền cho mình nên đã bắt bớ nhiều hơn.
Hòa Ái: Trong bản báo cáo
Nhân quyền VN năm nay, ở mục kiến nghị với Nhà nước VN, kiến nghị nào thật sự
quan trọng mà chính quyền Hà Nội cần phải cân nhắc?
TS Nguyễn Bá Tùng: Tôi nghĩ là quyền chính trị
vì tất cả sự vi phạm nhân quyền phát xuất từ tham vọng độc quyền lãnh đạo chính
trị của nhà nước Việt Nam đã gây ra những hệ lụy khác cho nên cái vấn đề bỏ
điều 4 của hiến pháp ra khỏi hiến pháp có thể là mấu chốt. Trong bản báo cáo
chúng tôi cũng đã nêu lên kiến nghị đó và đó là kiến nghị căn bản nhất.
Hòa Ái: Với vị trí VN đã là
thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ và chuẩn bị tham gia ký kết Hiệp định
Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, cũng như xu thế đấu tranh của
người dân ngày càng mạnh mẽ, ông có nghĩ rằng Chính phủ VN sẽ lắng nghe các
kiến nghị trong bản phúc trình này?
TS Nguyễn Bá Tùng: Thật sự ra chúng tôi
với tư cách là những người đấu tranh cho nhân quyền và bản báo cáo nhân quyền
này được hoàn thành nhờ sự cộng tác của anh em đấu tranh ở trong nước nữa. Do
vậy đây là tiếng nói không chỉ những người ở hải ngoại mà còn là của anh em ở
trong nước, những người đã bỏ máu xương để đấu tranh cho quyền làm người của
người dân Việt Nam. Còn chuyện nhà nước có nghe hay không là quyền của họ
và thái độ khôn khéo của họ. Tôi nghĩ, dĩ nhiên nếu nhà nước khôn ngoan thì nhà
nước nên lắng nghe người dân. Còn bằng không họ cứ một mực bảo vệ cái quyền
lãnh đạo độc tôn của họ, tôi nghĩ rằng, không sớm thì muộn cái chế độ độc tài
nào rồi cũng sẽ qua. Sự ngoan cố sẽ làm cho sự sụp đổ càng nhanh hơn.
Hòa Ái: Chân thành cảm ơn TS
Nguyễn Bá Tùng dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Dân chủ, hòa giải,
giải phóng
Tiến sĩ Jonathan London
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hong Kong
Cập nhật: 13:22 GMT - thứ tư, 30 tháng 4, 2014
Lịch sử xã hội không bao giờ mất đi sự quan
trọng của nó mà lại không mất đi sự phức tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã
hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã
hội đó đã đi từ trước đến nay. Muốn đối phó với những thách thức lớn của hôm
nay phải hiểu một cách sâu hơn về nguồn gốc của những thách thức đó.
Mặt khác, năng lực của chúng ta để đề cập những thách thức của
hôm nay luôn luôn tồn tại trong vòng những hạn chế về thể chế và những cách suy
nghĩ do chính lịch sử xã hội tạo ra. Hơn nữa, trong bất cứ xã hội nào luôn luôn
có những thành phần muốn giữ hiện trạng của hôm nay chính vì họ được hưởng
quyền lợi của hiện trạng đó.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trong dịp ngày 30 tháng 4 năm 2014 tôi xin trân trọng đề nghị để
hòa giải dân tộc, nhân dân Việt Nam ở hai bên phải đối mặt lịch sử theo một cách
mới. Phải có đủ dũng cảm để thực hiện những bước đi cho đến nay vẫn chưa thực
hiện được. Phải nhận ra rằng giải phóng thực sự cho toàn quốc Việt Nam sẽ chỉ
có nếu toàn dân Việt Nam thực sự thống nhất về một số nguyên tắc thiết yếu do
chính người dân Việt Nam và mọi người dân Việt Nam quyết định hay có sự ưng
thuận thực sự của họ.
Trong 39 năm qua, đặc biệt là từ đầu thập kỷ 90, người dân Việt
Nam ở khắp nơi (kể cả ở ngoài nước) đã thấy những thay đổi sâu sắc trong xã hội
của đất nước mình. Từ một mô hình kế hoạch tập trung Việt Nam đã chuyển sang
một mô hình dựa vào kinh tế thị trường. Từ một nước đói nghèo, Việt Nam đã lên
đường công nghiệp hóa.
Rõ ràng sự phát triển của đất nước có nhiều yếu tố rất hứa hẹn
bên cạnh những thách thức rõ nét. Vấn đề hòa giải là một trong những thách thức
lớn đó. Cách trả lời câu hỏi này hoàn toàn phù thuộc vào quan điểm của mọi
người đối với một câu hỏi lớn hơn nữa: Chúng ta muốn có một Việt Nam như thế
nào?
Những lý do để ủng hộ một quá trình hòa giải ở Việt Nam được nói
đến nhiều nhất chính là để mở rộng điều kiện của mọi người tham gia một cách
tích cực vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên sự thực rằng chúng ta vẫn
đang bàn, tranh cãi, và suy ngẫm về hòa giải ở Việt Nam sau gần 40 năm kể từ
ngày 30/4/1975 chứng tỏ rằng cách tiếp cận vấn đề hòa giải đến nay vẫn còn nông
cạn và hoàn toàn chưa được.
Muốn có một quá trình hòa giải thực sự phải cam kết nỗ lực để
đầy mạnh một “xã hội mở,” một “xã hội bao gồm” mà trong đó ai cũng đều có cơ
hội để tham gia và không có việc bị loại trừ vì tư duy hay những tin tưởng của
mình. Phải có những thể chế và hành vi dân chủ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
nêu trong thông điệp đầu năm.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vấn đề hòa giải chưa bao giờ là một
chuyện đơn giản và không thể diễn ra theo hướng một chiều. Muốn hòa giải phải
có đủ dũng cảm chính trị để tưởng tượng và đấu tranh cho một tương lai khác hẳn
với hiện nay.
Có ai dám tưởng tượng rằng chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản
sẽ gửi lời xin lỗi chính thức tới hàng triệu người ở bên thua cuộc bị xúc phạm
hay phân biệt đối xử trong nhiều năm trong thời hậu chiến? (Có người bảo tôi
chuyện đó không bao giờ có! Chưa chắc! Có ai dám tưởng tượng Ủy Ban Sự Thật và
Hòa Giải ở Nam Phi? )
Có ai dám tưởng tượng rằng chính phủ Việt Nam sẽ công nhận những
bà mẹ (hay bà má) mất con cái trong chiến tranh ở bên thua cuộc cũng là những
bà má anh hùng (nếu nghĩ về quá khứ vì nhiều thập kỷ chiến tranh của Việt Nam
là một bi kịch lớn cho cả nước, cả dân tộc), và sẽ chu cấp cho họ một khoản
tiền hàng tháng để công nhận cuộc chiến tranh của ngày xưa là một bi kịch cho
toàn dân? (Trước khi loại trừ khả năng xin cho biết đã và đang có những nỗ lực
ở một số cộng đồng ở miền nam Việt Nam để đề cập chính vấn đề này).
Có ai ở bên thua cuộc chấp nhận dành thời gian để chia sẻ những bước
đầu họ cần làm trong một quá trình hòa giải? Tham gia những bàn tròn trên TV về
hòa giải? (YouTube còn hoàn toàn miễn phí.)
Có ai ở cả hai bên thành lập một tạp chí do người đại diện cho
các bên cùng biên soạn để đề cập những vấn đề phải đề cập? (Lập một trang blog
có gì phức tạp đâu!)
Bao giờ hết hình ảnh người Việt ở Mỹ phản đối chính quyền ở Việt
Nam?
Có ai dám thành lập một quỹ chu cấp hòa giải hàng tháng? (Có quỹ
Hoàng Sa rồi và nỗ lực đó có vẻ khá thành công)
Có ai dám tưởng tượng sẽ có một lá cờ hòa giải mà những người
ủng hộ hòa giải đều có thể treo trước nhà trong những năm tới để bày tỏ tình
yêu nước và người anh chị em Việt Nam? (Có bao nhiêu người Việt Nam thật có tài
về nghệ thuật, cần chờ gì nữa?)
Có ai trong Đảng Cộng sản Việt Nam dám nghĩ đến một cách công
khai những cải cách chính trị mà có thể mang lại dân chủ thực sự ở Việt Nam?
(Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rất hay rồi, dù chưa thấy bước quyết định
nào. Vì sao?)
Nếu câu trả lời là không và những đề nghị này là hoàn toàn vô lý
và không khả thi thì chúng ta không nên nói về hòa giải nữa. Hãy để cho những
vết thương cứ mãi mãi không lành, duy trì một Việt Nam bất hòa muôn năm. Một
kết quả đáng buồn và đáng tiếc.
Tôi hiểu rằng đã qua một năm mà Quốc Hội Việt Nam (tức Đảng Cộng
Sản Việt Nam) vẫn quyết định giữ nguyên hiện trạng và vì thế tâm trạng trong và
ngoài nước đối với vấn đề hòa giải thì rõ ràng điều này là không được tốt lắm.
Thậm chí có người đã khuyên tôi đừng nói đến hòa giải nữa vì đau quá.
Thuyết định mệnh không bao giờ là một con đường hứa hẹn. Mới hôm
qua có một cựu bộ trưởng tuyên bố xã hội dân sự phải được chấp nhận và bảo vệ.
Đó là một bước đầu hết sức hứa hẹn. Vì không có xã hội dân sự thì không thể nào
có một quá trình hòa giải thực sự. Phải hiểu rằng xã hội dân sự của Việt Nam là
phức tạp. Nó không chỉ bao gồm những người ngoài bộ máy, mà còn có nhiều người
có chân trong và ngoài bộ máy. Những người mà có đầu mà chưa thấy miệng vì
những hạn chế và rủi ro cụ thể của họ.
Lịch sử không bao giờ quyết định tương lai. Nhưng những điều
kiện của hôm nay – từ vật chất và thể chế cho đến cách suy nghĩ của chúng ta
đều là sản phẩm của những quá trình lịch sử. ”Hội chứng chấn thương tâm lý”
(PTSD) không chỉ xảy ra với bên thua cuộc mà là ở cả hai bên, từ những người
dân thường đến những lãnh đạo các cấp.
Đó là một sự thật nước Việt Nam đã phải chịu đựng gần 40 năm
trời nhưng vẫn chưa được công nhận. Những dấu hiệu của hội chứng này không chỉ
xuất hiện ở khía cạnh tâm lý cá nhân mà về cả hành vi chính trị. Nhưng, khác so
với rối loạn stress sau sang chấn thường loại, trường hợp của Việt Nam bao gồm
cả xã hội, điều này đã và đang vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của
đất nước.
Đã gần 40 năm rồi. Người dân Việt Nam muốn tạo điều kiện để mọi
người tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của đất nước, người Việt Nam
phải nỗ lực để thực hiện một quá trình hòa giải cụ thể, không chỉ nói từ hòa
giải.
"Tôi nghĩ rằng
muốn hòa giải thì phải có dân chủ, dù dân chủ đó phải do chính người dân tạo
ra. Tôi nghĩ rằng xã hội dân sự đang phát triển ở Việt Nam là lực lượng cần
thiết để đạt được một quá trình hòa giải thực sự. "
Khác với đất nước Triều Tiên, Việt Nam không còn bị chia cắt
nữa. Nhưng cũng khác so với Hàn Quốc hay Đài Loan, toàn dân Việt Nam thực sự
chưa được thống nhất đối với những giá trị chính trị và dân sự thiết yếu. Chỉ
khi mọi người dân Việt Nam từ mọi phía và mọi quan điểm chính trị đều thống
nhất, như thế thì mới có giải phóng thực sự ở Việt Nam.
Có không ít người bảo tôi đặt quá nhiều niềm tin vào Đảng Cộng
sản một cách thái quá. Họ bảo: “Khi mà những cuộc biểu tình ôn hòa về vấn đề
cướp đất của nông dân, vẫn bị trấn áp một cách thô bạo. Những người bất đồng
chính kiến vẫn bị bỏ tù, thì làm sao có hòa giải được?” Vâng, ai đã đọc những
bài blog của tôi đều biết tôi đồng ý.
Thực sự tôi nghĩ gì về hòa giải ở Việt Nam? Tôi nghĩ rằng muốn
hòa giải thì phải có dân chủ, dù dân chủ đó phải do chính người dân tạo ra. Tôi
nghĩ rằng xã hội dân sự đang phát triển ở Việt Nam là lực lượng cần thiết để
đạt được một quá trình hòa giải thực sự. Vì muốn hòa giải thì sẽ phải có sự
tham gia của mọi người ở đủ các bên. Và tất nhiên, nếu muốn hòa giải thì nhân
quyền sẽ phải được bảo vệ và thúc đẩy từ mọi phía. Đó chỉ là những ý kiến cá
nhân của tôi.Sau cùng, để có một quá trình hòa giải và hòa hợp người dân Việt
Nam sẽ cần phải có những hành động cụ thể.
Các bạn thân mến, khi viết những bài blog, một khó khăn tôi luôn
luôn phải đối phó xuất phát từ việc phải viết cho nhiều đối tượng độc giả và
nhiều người trong số họ có khả năng sẽ không đồng ý với nhau. Một dân tộc còn
nhiều bất hòa chưa được giải quyết. Tôi biết khi viết về chính trị mình sẽ phải
“khéo léo” một chút. Về mặt đó chắc là tôi chưa hoàn thiện. Tôi muốn tiếp tục
làm việc ở Việt Nam và đóng một vai trò có tính xây dựng thông qua nghiên cứu
và phân tích chính sách. Những bài viết như thế này cũng có chủ định xây dựng
mà thôi….
Tôi không muốn mình sẽ phải viết một bài như thế này nữa vào năm
sau, đúng dịp 40 năm. 40 năm là đã quá lâu rồi, đúng không ạ? Chỉ khi có hòa
giải thực sự Việt Nam mới được giải phóng, các bạn có đồng ý với tôi không?
Tác giả là giáo sư người Mỹ đang dạy ở Đại học Thành Thị Hong
Kong. Ông đã nghiên cứu về Việt Nam từ đầu thập niên 1990 về những vấn đề chính
trị xã hội và kinh tế, và đặc biệt quan tâm những lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo
trợ xã hội. Tác giả cho biết đây là bản "dài hơn và có nội dung tranh cãi
hơn" bản được đăng ở báo Lao Động tại Việt Nam hôm 29/4.
Ba người Việt là 'Anh
hùng Thông tin'
Cập nhật: 10:47 GMT - thứ tư, 30 tháng 4, 2014
Ba 'anh
hùng thông tin' Phạm Chí Dũng (trái), Trương Duy Nhất (giữa) và Lê Ngọc Thanh
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới công bố danh sách 100 'Anh
hùng Thông tin' nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới trong đó có ba người Việt Nam.
Các bài liên quan
Đó là các ông Lê Ngọc Thanh, Phạm Chí Dũng và Trương Duy Nhất.
Phóng viên Không Biên giới (RSF) nói những 'anh hùng' này là
"nguồn cảm hứng cho tất cả những ai khao khát tự do" và nhận xét:
"Nếu không có sự quyết tâm của họ và sự quyết tâm của những
người như họ ranh giới của tự do sẽ không thể được mở rộng."
Ông Lê Ngọc Thanh được giới thiệu là linh mục và cũng là nhà báo
của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
Theo RSF, ông Thanh từng bị công an giữ hai lần, một lần khi ông
về Bạc liêu sau vụ mẹ blogger Tạ Phong Tần tự thiêu hồi năm 2012 và một lần khi
ông tham gia biểu tình ủng hộ nhà hoạt động Đinh Nhật Uy hồi năm 2013.
Ông cũng được cho là thường xuyên bị công an theo dõi và bị cấm
đưa tin về những vi phạm nhân quyền mà ông chứng kiến.
'Thu hộ chiếu'
Ông
Trương Duy Nhất đang chịu án hai năm tù giam
Blogger
Trương Duy Nhất, cựu phóng viên của báo Đại Đoàn Kết, bị bắt hồi tháng Năm năm
2013 sau khi bị không chịu đóng blog dù đã được lệnh phải làm vậy bốn lần, theo
RSF.
RSF cũng dẫn lời ông Nhất kêu gọi nhà nước không dùng bạo lực để
đáp trả những người "hy sinh quyền lợi của họ để viết những blog mạnh bạo
nhằm giúp thay đổi đảng và người dân."
'Anh hùng thông tin' thứ ba của Việt Nam trong danh sách là Tiến
sỹ Phạm Chí Dũng.
Ông Dũng bị bắt hồi tháng Bảy năm 2012 vì cáo buộc "tuyên
truyền chống nhà nước" và "âm mưu lật đổ chính quyền" và bị giam
giữ trong bảy tháng trước khi được trả tự do.
RSF nói ông Dũng có bằng tiến sỹ kinh tế và là tác giả của 11
cuốn sách và nhiều bài báo trên BBC, RFI và Đài Á châu Tự do.
Họ cũng nhắc lại ông Dũng bị tịch thu hộ chiếu khi chuẩn bị lên
máy bay tới Geneva hồi tháng Hai để tham dự hội thảo về tự do và nhân quyền ở
Việt Nam.
On Thursday, 1 May 2014 12:55 AM, Tran Ho <TranHo1@yahoo.com> wrote:
Hốt hoảng trước thời cuộc, Bộ trưởng công an kêu gọi toàn ngành
phải trung thành
Trong một động thái cho
thấy Hà Nội đang hết sức lo ngại tình hình chính trị đang ngày càng mất ổn
định, Bộ trưởng Công an CSVN Trần Đại Quang vừa triệu tập một hội nghị khẩn
cấp, yêu cầu các lực lượng công an cần thống nhất nhận thức bảo vệ an ninh quốc
gia trong tình hình mới, tiềm ẩn nhiều biến động rất phức tạp.
Nói một cách đơn giản hơn, tướng Quang đang hối thúc các ngành
công an phải bảy tỏ thái độ trung thành với Đảng Cộng Sản VN, giữa lúc tình
hình dân chúng ngày càng phẫn nộ và căm ghét chính quyền, biểu tình, phản kháng
khắp nơi.
Các cuộc diễn tập chống bạo loạn, lật đổ của ngành công an cũng
đang được lên lịch, ráo riết luyện tập ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước.
Sáng 23/4, tại Hà Nội, nói ở “Hội nghị nghiên cứu, quán triệt,
thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
khóa XI có tên gọi là “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Bộ
trưởng Công an Trần Đại Quang báo động cho biết trong hơn 10 năm qua, tình hình
quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, các thế lực thù địch tăng
cường các hoạt động chống phá Việt Nam.
Dù ca ngợi ngành công an đã giúp giữ vững chế độ trong nhiều năm
qua, nhưng tướng Quang cũng kêu gọi các quan chức ngành công an phải thực hiện
việc cho các đơn vị tuyên thệ trung thành với Đảng CSVN, vì tướng Quang tin
rằng không ít công an, mật vụ đang hết sức lung lay tinh thần, trước những diễn
biến mới.
Tuy nhiên, ở hội nghị này, Tướng Quang cũng đang đánh tráo khái
niệm bảo vệ tổ quốc với Đảng Cộng sản VN. Quang yêu cầu các đơn vị công an phải
trung thành và sẳn sàng bảo vệ tổ quốc.
Có rất nhiều lý do để
giải thích cho việc Hà Nội hối thúc lòng trung thành của ngành công an. Từ đầu
năm đến nay, đã có ít nhất 5 cuộc biểu tình lớn, chống lại chế độ độc tài CSVN,
được cả nước và quốc tế biết đến. Việc dân chúng vùng lên và phản kháng, đánh bị
thương các công an viên tham gia trấn áp đã khiến xã hội Việt Nam đang thay đổi
từng ngày.
Nhiều tin tức về chuyện
các công an viên ác ôn, chỉ huy ngành công an bị chận đường tấn công, bị tấn
công ngay tại nhà..v.v. vẫn diễn ra hàng ngày trên báo chí. Chưa bao giờ lực
lượng lá chắn của chế độ đang gặp một sức phản kháng mạnh mẽ như vậy.
Bên cạnh đó, tình hình
bất ổn ở Trung Quốc cũng đang là Hà Nội lo sợ. Tin tức về những cuộc biểu tình,
bạo loạn với đám đông hàng ngàn người ở Chiết Giang đang làm rúng động các bộ
máy CS. Ban tuyên giáo CSVN cũng vừa ra lệnh tất cả báo chí trong nước phải
ngừng đưa tin về cuộc bạo loạn này, vốn có nguyên nhân là dân chúng Trung Quốc
bất mãn với bạo quyền của chế độ.
Dân News ghi
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền