HRW: Tình hình
nhân quyền Việt Nam trong năm 2014 vẫn tồi tệ
01/27/2015 - BÌNH LUẬN TIN TỨC: Phải huỷ bỏ
kinh tế quốc doanh
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
·
·
·
Tin liên hệ
Phúc trình Tự Do Trên Thế Giới 2015: Việt Nam
‘không có tự do’
Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là 'không có tự do' trong phúc trình
về Tự do trên thế giới 2015 vừa được tổ chức Freedom House công bố hôm nay
29.01.2015
Thành tích nhân quyền của Việt Nam trong các lĩnh vực chủ yếu vẫn
rất yếu kém, theo phúc trình về Tình hình Nhân quyền Toàn cầu năm 2015, do Tổ
chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch công bố hôm nay.
Human Rights Watch nói Việt Nam vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ
những người ủng hộ dân chủ, hay chỉ trích chính quyền trong năm 2014.
Tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế này nói Hà Nội trấn áp hầu hết
mọi hình thức bất đồng chính kiến. Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tụ
họp ở nơi công cộng bị theo dõi chặt chẽ.
Giới hoạt động tôn giáo, các blogger, những người bảo vệ nhân
quyền, các nhà hoạt động bênh vực quyền người lao động và đất đai, cũng như các
nhà vận động cho dân chủbị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và bắt bớ.
Vẫn theo Human Rights Watch, các trại viên trong các trung tâm cai
nghiện của nhà nước bị bóc lột sức lao động thông qua các chương trình cưỡng ép
lao động để làm sản phẩm bán ra thị trường nội địa và để xuất khẩu.
Hệ thống tư pháp của Việt Nam bị HRW đánh giá là thiếu tính độc
lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà nước và đảng CSVN.
Trong năm qua, Việt Nam đã phóng thích một số tù nhân chính trị
nhưng lại bắt giam nhiều người hơn nữa, mà phần lớn là những nhà hoạt động ôn
hòa. Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của HRW nói những vụ thả tù là có mục
đích. Ông nói:
“Nhiều vụ phóng thích được thực hiện vì những lợi ích ngoại giao,
nhưng thực tế là số người bị kết án còn cao hơn gấp đôi số người được phóng
thích, khiến cho nỗ lực của Việt Nam trình làng một bộ mặt cải cách bị tác động
nghiêm trọng.”
Bản phúc trình toàn cầu dài 65 trang là phúc trình thứ 25 của HRW,
tổng kết tình hình nhân quyền tại hơn 90 quốc gia. Phúc trình này nói trong năm
2014, chính quyền Việt Nam đã đưa ít nhất 29 nhà hoạt động và bất đồng chính
kiến ra xét xử, kết án họ tổng cộng 129 năm tù giam.
Phúc trình nêu trường hợp các blogger được nhiều người biết tiếng
như Trương Duy Nhất và Bùi Thị Minh Hằng. Ít nhất 13 nhà hoạt động nhân quyền
khác đang chờ điều tra hoặc xét xử, trong đó có các ông Nguyễn Hữu Vinh (tức
blogger Anh Ba Sàm), Hồng Lê Thọ (tức blogger Người Lót Gạch) và Nguyễn Quang
Lập (tức blogger Bọ Lập).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng liệt kê các hình thức sách nhiễu
đối với một số nhà hoạt động khác, kể cả các cựu tù nhân chính trị như: Huỳnh
Ngọc Tuấn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Hoàng
Vi, mà HRW nói thường xuyên là mục tiêu bị côn đồ tấn công và hành hung. Những
vụ hành hung đã trở nên trầm trọng hơn trong năm 2014, theo HRW, trong khi
không có bất cứ ai bị truy tố về những hành động này.
Phúc trình của HRW còn nêu các trường hợp công an cản trở sự đi
lại để ngăn không cho người dân tham gia các sự kiện liên quan đến nhân quyền
và tiếp tục theo dõi các nhóm tôn giáo không được công nhận, như đạo Cao Đài,
Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ Tin lành và các nhóm Mennonite thờ phượng tại
gia, cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Ông Adams nói “Tự do tôn giáo không có nghĩa là tự do thờ cúng
theo cách được chính quyền phê chuẩn, mà Việt Nam phải chấm dứt việc theo dõi
và can thiệp vào cách người dân thực hành tín ngưỡng theo sự chọn lựa của họ.”
Tình trạng công an bạo hành, kể cả gây chết người trong khi bị
giam giữ, đã đến mức gần như tràn lan, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Trong bức tranh u ám đó, Human Rights Watch nêu ra môt điểm sáng
duy nhất, là việc thông qua Công ước Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc (CUCTT)
hồi tháng 11.