Sunday, January 25, 2015

Tòa án từ chối cho gia đình gặp tử tù


Tòa án từ chối cho gia đình gặp tử tù

Human Rights Abuses against Women in Vietnam



image





Preview by Yahoo




Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ anh Hồ Duy Hải và em gái


VRNs (22.01.2015) – Sài Gòn – Tòa án tỉnh Long An tiếp tục từ chối cho gia đình tử tù Hồ Duy Hải và các Luật sư tham gia bào chữa và hỗ trợ pháp lý được thăm gặp trong giai đoạn chờ thi hành án.

Lý do Tòa án Long An đưa ra dựa trên “căn cứ theo Điều 20 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì việc cho phép thân nhân của người bị kết án thăm gặp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.

Tuy nhiên, theo Điều 20 Luật thi hành án hình sự cho phép Tòa có quyền hạn ‘ra quyết định thi hành án’ tử hình, nhưng Tòa án Long An lại từ chối nghĩa vụ không cho gia đình Hồ Duy Hải được thăm gặp là ‘không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án’.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án được quy định tại Điều 20 Luật thi hành án hình sự như sau: “Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo. Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình…”

Chính vì thế, vào ngày 25.11.2014, Chánh án Tòa án tỉnh Long An đã gặp gia đình Hồ Duy Hải thông báo, ‘ra quyết định thi hành án’ tử hình đối với anh Hải vào ngày 05.12.2014 – đang thụ án tại trại giam tỉnh Long An. Sau đó, ông P. Chánh án Tòa án tỉnh Long An đã thẳng thừng hỏi bà Loan – mẹ anh Hải rằng, “bà có đồng ý tiêm thuốc độc cho con trai bà và mang xác con trai bà về nhà hay không?”, nghĩa là Tòa đang thực hiện nghĩa vụ ‘xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình’. 

Ngay lập tức, bà Loan đã kêu cứu đến các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước cũng như công luận, điều này đã tạo ra một làm sóng dư luận yêu cầu nhà cầm quyền ngưng thi hành án tử đối với Hồ Duy Hải bởi vì Tòa án chưa xem xét, điều tra làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án như, các dấu vân tay thu được ở hiện trường không trùng với dấu vân tay trên 10 ngón tay của anh Hải… mà chỉ dựa trên ‘các lời khai nhận tội của bị cáo Hải’ để buộc tội Hồ Duy Hải phạm tội giết người. Trước sự giám sát gắt gao của công luận trong vụ án này khiến Tòa án Long An ‘ra quyết định hoãn’ thi hành án tử Hồ Duy Hải với dòng chữ viết tay “Lãnh đạo Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đồng ý theo yêu cầu của gia đình bị án Hồ Duy Hải hoãn thi hành án…”. Các dẫn chứng trên cho thấy, Tòa án tỉnh Long An đã thực thi đúng trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án theo Luật định, nhưng lại chối bỏ nghĩa vụ trước yêu cầu của gia đình và các luật sư tham gia bào chữa và hỗ trợ pháp lý được thăm gặp bị cáo Hồ Duy Hải.

Theo Luật, gia đình và các Luật sư tham gia bào chữa và hỗ trợ – pháp lý có quyền được thăm gặp Hồ Duy Hải theo Điều 57 Luật thi hành án hình sự: “Chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận thư, nhận đồ vật, tiền mặt, gặp thân nhân, chăm sóc y tế đối với người bị kết án tử hình trong thời gian chờ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giam.”; Theo khoản 2 Điều 22 Qui chế tạm giữ- tạm giam (ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐCP của Chính phủ) thì “Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. 

Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam…”. Chưa kể khoản 1 Điều 259 BLTTHS qui định rõ: “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm (tức là Tòa án Long An) ra Quyết định thi hành án, lập Hội đồng thi hành án…” tức đây là cơ quan đang “quản lý, thụ lý vụ án”, có quyền hạn cho gia đình, luật sư được thăm gặp bị cáo.

Vụ án hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi- Tỉnh Long An bị sát hại được phát hiện vào sáng ngày 14.01.2008. Ngay sau đó, cơ quan CSĐT CA tỉnh Long An đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khởi tố vụ án. Cơ quan CSĐT đã triệu tập nhiều người, được báo Tuổi Trẻ gọi là “nghi can”. Sau hơn hai tháng, Hồ Duy Hải bị triệu tập do có dấu hiệu vi phạm “đánh bạc”, trong vụ án “cá độ bóng đá” và ngày 21.03.2008 bị bắt tạm giam, khởi tố về hành vi “giết người, cướp tài sản” vì cho là hung thủ sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi.

Hồ Duy Hải bị Tòa án tỉnh Long An kết án tử hình trong phiên Tòa sơ thẩm ngày 1.12.2008. Và y án tử hình trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 29.04.2009.

Trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh “không đủ căn cứ kết tội” Hồ Duy Hải phạm tội giết người nhưng Tòa án Nhân dân các cấp vẫn tuyên Hồ Duy Hải phạm tội giết cô Vân và cô Hồng – là hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi, Tỉnh Long An.

Tòa án là nơi thực thi công lý, đem lại sự công bằng cho người dân VN mà còn vi phạm, chà đạp lên pháp luật, thì đến bao giờ người dân mới thực sự an tâm, an nhiên sống trên quê hương VN?





Bé gái 11 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ


Em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước


Trà Mi (VOA) - Một cô bé 11 tuổi tại một vùng quê nghèo của Việt Nam bị rơi vào cảnh tứ cố vô thân, không nơi nương tựa, gia đình bị mất sạch tài sản, bố mẹ bị đẩy vào vòng lao lý, một mình em kiên trì lặn lội khắp nơi để đi tìm ánh sáng công lý cho song thân. 

Đó là câu chuyện thương tâm của em Ngô Thị Cẩm Hiếu, học sinh lớp 6B trường trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ở tỉnh Bình Phước.

Tai ương ập đến khi Hiếu vừa lên 10. Ở độ tuổi ‘ăn chưa no lo chưa tới’, em đã phải chứng kiến cảnh gia đình tan nát, toàn bộ tài sản và cũng là phương kế sinh nhai của gia đình em là mảnh đất khoảng 3 ha bị cưỡng chế cho chủ nợ và bố mẹ em bị kết án mỗi người 5 năm rưỡi tù giam về tội danh “cố ý gây thương tích.”

Bản án ngày 25/2/2014 trong phiên tòa không có luật sư là kết cục của vụ tranh chấp dân sự giữa ông bà Ngô Văn Huynh-Nguyễn Thị Tâm (bố mẹ của Hiếu) tại thôn 2, xã Đường 10, huyện Bù Đăng (Bình Phước) với ông Nguyễn Bá Tuyên, chủ nợ, người có anh ruột là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đường Mười.

Bố mẹ Hiếu lâu nay đi khiếu kiện kêu oan về việc bị chủ nợ, có sự cấu kết của cán bộ địa phương, chiếm giữ-phá hoại tài sản, nhưng chưa được xử lý thỏa đáng thì bị cơ quan thi hành án tiến hành kê biên đất, bán đấu giá cho chủ nợ trong lúc vắng mặt và không có chữ ký của ông bà.

Kể từ khi bố mẹ lần lượt bị bắt hồi tháng 7, tháng 8/2013 tới nay, bé Hiếu sống nhờ tình thương và sự cưu mang của một gia đình hàng xóm tốt bụng, một mình bước tiếp con đường đi đòi công lý với sự hỗ trợ của Phòng Công lý Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, nơi giúp đỡ miễn phí cho dân nghèo về mặt pháp lý và truyền thông.

Ngoài những chuyến thăm nuôi bố mẹ, cô bé nhà quê đen đúa gầy gò, hơn năm nay, đã đi gõ cửa khắp mọi nơi để cầu cứu, kêu oan cho cha mẹ mình.

Linh mục Đinh Hữu Thoại, Trưởng Phòng Công lý và Hòa bình, cho biết:

“Tôi nhớ lần đầu tiếp xúc với Hiếu là khi ông bố bị bắt, hai mẹ con lặn lội từ Bù Đăng xuống Sài Gòn, đến văn phòng gặp chúng tôi nhờ tôi đưa tin. Ít lâu 2 tháng sau thì tới lượt bà mẹ bị bắt. Cháu Hiếu có gọi điện thoại cho tôi xin kêu oan giúp gia đình cháu, nói rằng ba mẹ bị oan do phía bên kia có người nhà là cán bộ cấp xã, cấp huyện toa rập với nhau chèn ép ba mẹ Hiếu. Cộng tác viên của chúng tôi có đến tận nơi để tìm hiểu hoàn cảnh và trợ giúp cho em chút đỉnh, mới biết em sống với nhà hàng xóm tốt bụng. Ông này là cựu chiến binh lớn tuổi, thấy hoàn cảnh Hiếu như vậy thì cưu mang cháu, cho cháu ở luôn trong nhà. Cộng tác viên của chúng tôi lên tận nơi thăm và đưa tận xuống Sài Gòn để đi ký các giấy tờ pháp lý vì cháu là người thân duy nhất của ông bà. Tuy mới 11 tuổi và sống ở vùng quê rất nghèo nhưng có ý chí và một trí khôn rất sắc sảo.”

Người láng giềng hảo tâm đang nuôi dưỡng em Hiếu không muốn nêu tên khi phát biểu với chúng tôi nói về cô bé bất hạnh:

“Gia đình thấy cháu một mình tội nghiệp nên giúp, giờ nó bé quá có một mình ai nuôi nó, tiền bạc không có, bố mẹ bị bắt, nên chúng tôi làm phước nuôi cháu. Cháu học rất giỏi. Tôi cũng đề nghị ủy ban xã cho cháu xin miễn học phí được hai năm nay. Các thầy cô giáo thỉnh thoảng cũng cho cháu được mấy chục ký gạo. Năm nay sắp tới đây cháu sắp được học bổng. Chúng tôi nuôi cháu nó ăn học. Sách vở vì cháu học giỏi nên năm nào cũng được trường cho. Lúc nhận cháu về nuôi tôi cũng đang công tác trên xã, tôi đề nghị ủy ban quan tâm đến cháu tí. Các ông ấy bảo anh làm phúc thì anh cứ nuôi, chúng tôi có nói gì đâu. Tôi đề nghị ủy ban xã giúp đỡ cháu vì hoàn cảnh cháu vậy, nhưng chẳng thấy họ giúp đỡ gì cũng chịu. Tôi xin xã với các thầy cô quan tâm cháu tí, nhưng cuối cùng chỉ có các thầy cô quan tâm thôi chứ trên ủy ban thì cũng chỉ biết vậy thôi.”

Trái với hình ảnh một cô bé ốm yếu 11 tuổi, trò chuyện với chúng tôi là một Cẩm Hiếu thông minh, ăn nói chững chạc, chín chắn rất nhiều so với độ tuổi vô tư, thơ dại của em.

Hiếu kể về nghịch cảnh gia đình mình:

“Ba mẹ con có vay tiền của ông Tuyên. Lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, tới ngày hẹn ông Tuyên vào đòi, nhà con chưa trả được. Ông dẫn theo mười mấy người vào nhà con xiết đất. Từ đó mẹ con mới đi thưa kiện, rồi mẹ con bị bên thi hành án đấu giá bán đất của nhà con trong khi nhà con không có mặt ở nhà. Bên thi hành án đấu giá đất nhà con là 90 triệu/ha mà giá đúng tới 350 triệu/ha lận. Họ đấu như vậy là không đúng giá. Hơn nữa khi đấu giá không có mặt gia đình con ở đó, cũng không có chữ ký của ba mẹ con. Ba mẹ con không chịu nên tiếp tục thưa kiện. 

Hôm đó, ông Tuyên tới và giữa ông với mẹ con xảy ra xung đột và nhà con đánh nhau với ông ấy. Nhà con không có tiền, còn ông Tuyên có thế lực nên đã đẩy gia đình con vào tù. Tòa chỉ xử mỗi việc nhà con đánh ông Tuyên. Còn việc ông Tuyên lấy đất nhà con sai pháp luật thì tòa không xử. Khi ba mẹ con bị bắt rồi, có lúc con tự bắt xe đò lên Văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế để cầu cứu cha Thoại. Con cũng có điện tới Phòng Tiếp Dân của công an tỉnh nhưng họ bảo họ không biết việc này, chỉ có công an huyện mới biết thôi. Mỗi lần đi thăm nuôi ba mẹ con cũng có lên công an huyện và lâu lâu con cũng có ghé bên Viện Kiểm sát. 

Họ không tiếp. Con có lên Tòa án để gặp thẩm phán và sang bên công an huyện để nộp đơn xin tại ngoại cho ba mẹ con. Họ nói sẽ trả lời mà nay hơn 1 tháng rồi vẫn chưa thấy trả lời con. Khi ba mẹ con bị bắt, con cũng có gọi điện thoại lên công an tỉnh và tòa án tỉnh để hỏi, nhưng họ bảo họ không biết. Có nhiều lần con điện cho chú trực tiếp điều tra ba mẹ con, nhưng chú nói việc này do cấp trên chỉ đạo chú thôi. Rồi nhiều lần sau con điện chú không nghe máy nữa. Nhà ông Tuyên có những người quen trên đó nên họ sẽ không bao giờ quan tâm đến gia đình con. Mẹ con lúc trước từ năm 2009 cũng đã có gửi nhiều đơn lên đó lắm mà họ cũng không trả lời. Vì ba mẹ con, con làm, nếu con cố gắng nhất định con sẽ kêu oan được cho ba mẹ của con. Chỉ cần mình đủ can đảm và niềm tin, mình sẽ làm được. Gia đình con bị oan, yêu cầu tòa xem lại tất cả mọi việc và đưa ra xét xử đúng với luật pháp công lý.”

Khi được hỏi cảm nghĩ của em về công lý, cô bé lớp 6 không ngần ngại nhận xét:

“Có quyền lực và có tiền thì sẽ mua được những thứ đó và họ bắt buộc những người nghèo phải chịu thiệt thòi. Cho nên mình cần phải dũng cảm, kiên cường để chống chọi lại những áp lực mà những người giàu đã gây ra cho mình.”

Chưa biết hành trình đi tìm công lý của cô bé hiếu thảo này kết cục sẽ ra sao và đúng-sai được phân minh thế nào, dù trong phiên phúc thẩm hồi tháng 10 năm ngoái, Tòa án Nhân dân huyện Bù Đăng đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.

Theo linh mục Thoại, tuy đây là một tín hiệu đáng mừng hiếm thấy nhưng những diễn tiến sau đó không hứa hẹn một điều khả quan:

“Vấn đề của Hiếu liên quan đến tố tụng và chèn ép giữa những người có chức quyền đối với những người thấp cổ bé miệng. Tòa án của tỉnh Bình Phước đã tráo trở bằng cách tại tòa thì họ tuyên khác, nhưng sau đó ra văn bản thì họ lại ra văn bản hoàn toàn khác với nội dung tuyên ở tòa, bất lợi cho ba mẹ bé Hiếu. Sự khác biệt đó cho thấy nó đã được chỉ đạo sau phiên tòa phúc thẩm. Tuy là hủy án sơ thẩm nhưng họ vẫn tiếp tục giam ông bà, không cho tại ngoại điều tra trong khi hoàn cảnh của ông bà đủ điều kiện để tại ngoại điều tra, không cần thiết phải dùng biện pháp ngăn chặn mạnh như tạm giam vì ông bà không có nguy cơ bỏ trốn. 

Chúng tôi đã gửi văn thư đề nghị cho ông bà được tại ngoại điều tra nhưng họ phớt lờ, làm cho trại tạm giam có điều kiện tiếp tục dùng nhục hình, bức cung, ép cung. Dù hủy án, điều tra lại nhưng tôi nghĩ kết quả cũng không khả quan lắm, do sự chỉ đạo của một cấp nào đó đối với bản án của phiên tòa phúc thẩm. Tình trạng tư pháp ở Việt Nam rất tệ. Luật sư cũng chẳng có vai trò gì so với hệ thống tòa án, Viện Kiểm sát, và cơ quan điều tra. Ba nơi này mà họ cấu kết với nhau, toa rập với nhau với án bỏ túi thì, như rất nhiều trường hợp khác, mình chỉ làm được động tác là lên tiếng cho người ta thấy được sự oan ức của những trường hợp này mà thôi. Chúng tôi hỗ trợ cho cháu từ đầu tới giờ. Bây giờ thì hy vọng sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông về trường hợp này để vụ án không bị bức cung, ép cung một lần nữa.”

Cẩm Hiếu tin rằng có ý chí quyết tâm theo đuổi tới cùng thì mơ ước sẽ trở thành hiện thực. Mong sao em sớm toại thành ước mơ sum họp gia đình và tìm thấy công lý để nụ cười hồn nhiên được trở lại trên gương mặt ngây thơ trĩu nặng ưu phiền của em.


Trà Mi
http://www.voatiengviet.com/content/be-gai-11-tuoi-di-tim-cong-ly-cho-ba-me/2611287.html



No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List