Saturday, January 17, 2015

Bản tin về Chùa Liên Trì – chuyến viếng thăm của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đầu năm 2015 [1 Attachment]

 

CSVN đang thi hành kế hoặch TIÊU ZIỆT PHẬT ZÁO
bằng kách ép buộc Chùa KHÔNG TRÌ (kũa Thượng Toạ Thích Không Tánh)
zi chuyễn đến một điễm xa xôi, hẽo lánh bất thuận tiện cho hoạt động thờ fượng ..

<<<>>> 

Khối 8406
Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006




*************************
Kính xin quý thân hữu cùng các bậc trưởng bối cho phổ biến bản tin về chùa Liên Trì để công luận tường tận.

Con xin chân thành biết ơn

Huỳnh Trọng Hiếu



BẢN TIN VỀ CHÙA LIÊN TRÌ
– CHUYẾN VIẾNG THĂM CỦA LÃNH SỰ QUÁN HOA KỲ  ĐẦU NĂM 2015.


Hôm nay ngày 14/1/2014, Đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ là Ông Garett Harkins, tùy viên Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ có chuyến viếng thăm chùa Liên Trì lần thứ 2 trong nổ lực điều tra về các vi phạm quyền Tự do tôn giáo đối với một trong các văn phòng đại diện của Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Sài Gòn

Không lâu trước đó, phái đoàn lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đã thực hiện chuyến viếng thăm chùa để tìm hiểu về việc giải tỏa di dời đối với cơ sở tôn giáo này vào ngày 18/11/2014.

Hai bên đã có buổi trao đổi rất cởi mở để cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ có được những ghi nhận đầy đủ và chi tiết về thực trạng tôn giáo tại Việt NamHòa Thượng Thích Không Tánh chia sẻ những vấn đề xoay quanh sự việc chính quyền địa phương tiếp tục gây áp lực với chùa Liên Trì ép buộc các nhà sư phải tuân thủ lệnh giải tỏa di dời Chùa.
Trong thời gian qua, chính quyền đã không từ bỏ âm mưu tiêu diệt cơ sở tôn giáo này bất chấp sự phản đối của Tăng Đoàn GHPGVNTN và dư luận quốc nội và hải ngoại.

Qua trao đổi hòa thượng cho biết những sự việc xảy ra gần đây:  Trước đây Chùa Liên Trì nhận được quyết định giải tỏa của UBND Quận 2 mà không đề cập gì đến việc đền bù hay tái định cư”.

Qua thư phản đối của Chùa và bản lên tiếng của Tăng Đoàn GHPGVNTN cùng sự hỗ trợ của các đoàn thể tôn giáo, các tổ chức Xã hội dân sự và sự quan tâm của các cơ quan Nhân quyền và đại sứ quán Hoa Kỳ thì chùa chưa bị buộc cưỡng chế theo như Quyết định ban đầu”.

Nhưng gần đây, ngày 23/12/2014 Chùa nhận được Quyết định với phương án bồi thường số tiền là 700 triệu đồng và kèm theo bản đồ quy hoạch đưa Chùa về  một khu đất hẻo lánh với diện tích 600 mét vuông ở Cát Lái giáp tỉnh Đồng Nai. Một nơi xa xôi hẻo lánh, rất bất tiện cho việc đi lại thờ cúng của đồng bào phật tử Thủ Thiêm - An Khánh”.

Hòa thượng còn cho biết“nhà cầm quyền muốn xóa sổ Chùa Liên Trì không thành nên tìm cách di chuyển Chùa về nơi hoang sơ xa cách thành phố, cô lập để quản thúc ChùaPhật tử và chư tăng Chùa Liên Trì hoàn toàn không đồng ý với quyết định này”.

Được hỏi đã có sự sách nhiễu nào gần đây đối với nhà Chùa hay không ?  hòa thượng cho biết:

Sau khi tống đạt quyết định bồi thường theo phương án di dời đến bến Cát Lái - Đồng Nai và ép nhận số tiền 700 triệu cùng 600 mét vuông đất cho Chùa, chính quyền tiếp  tục cho nhân sự đến chùa yêu cầu đại diện Chùa đến trụ sở Phường làm việc về yêu cầu này , nếu không họ sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn để di dời chùa”.

Cùng với sự sách nhiễu này thì Nhà Thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá cũng bị tương tự.

Hòa thượng cùng các chư tăng cho hay: Chùa Liên Trì là cơ sở Phật giáo chung của địa phương, phục vụ cho quần chúng Phật tử Thủ Thiêm và các vùng phụ cận Sài Gòn, Thị Nghè….Hòa thượng cùng các vị chư tăng tuyệt đối không có thẩm quyền trao đổi di dời đi nơi khác”.

“Nếu nhà cầm quyền cương quyết triệt hạ chùa thì hòa thượng cùng với chư Tăng nguyện xả thân để bảo vệ Chùa tồn tại hầu báo đáp thâm ân Tam bảo và đồng bào Phật tử địa phương đã bao đời kiến tạo, bồi đắp nên”.

Trả lời câu hỏi của Ông  Garett Harkins về việc nếu chính quyền đền bù thỏa đáng cho việc xây dựng lại Chùa ở một nơi khác liệu Chùa có chấp thuận?

Hòa thượng cho hay: nếu công trình quy hoạch lại khu đô thị mới có gì cấn kẹt đất chùa liên trì thì có thể đưa ra bản đồ quy hoạch để Chùa và cơ quan phụ trách thảo luận, nếu cần Chùa sẽ xê dịch đến một vị trí khác để tránh công trình phúc lợi công cộng  - nhưng phải được xây dựng lại trong địa phương phường An Khánh  để phục vụ đời sống tâm linh của Phật tử địa phương và vùng phụ cận theo đúng trách nhiệm được giao phó, không thể di dời đến địa phương khác được”.

Được hỏi về việc Chùa Liên Trì có được tu sửa hay không – Thầy cho hay:
“Sau khi đi tù 10 năm  từ 1977-1987, thầy về lại chùa Liên Trì và có tu sửa một vài nơi trong thất, đến thời kỳ  1993-1998 thầy bị bắt lần thứ 2 thì nhà nước đã tự ý thay đổi bảng hiệu Chùa:  từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”.
Sau khi ra tù, tôi nhiều lần xin phép chính quyền xây dựng lại chùa nhưng họ không cấp phép, nhưng vì chùa xuống cấp nên phải sửa sang lại chút ít để Tăng chúng có chổ tu học

Qua đây hòa thượng cho hay ý đồ triệt hạ tất cả các cơ sở Phật giáo thuộc giáo hội PGVN Thống Nhất của chính quyền Tp.

Kết thúc buổi nói chuyện ông Garett Harkins bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đối với Chùa Liên Trì trong vấn đề giải tỏa này.
Hòa thượng Không Tánh xin chân thành kính gửi lời cảm ơn đến phái đoàn LSQ Hoa Kỳ đã có lòng quan tâm đến tình cảnh áp chế chùa Liên Trì.

Sài gòn, ngày 14/01/2015
Huỳnh Phương Ngọc


VRNs (17.01.2015) – Hôm nay ngày 14/1/2014, Đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ là Ông Garett Harkins, tùy viên Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ có chuyến viếng thăm chùa Liên Trì lần thứ 2 trong nỗ lực điều tra về các vi phạm quyền Tự do tôn giáo đối với một trong các văn phòng đại diện của Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Sài Gòn.

Không lâu trước đó, phái đoàn lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đã thực hiện chuyến viếng thăm chùa để tìm hiểu về việc giải tỏa di dời đối với cơ sở tôn giáo này vào ngày 18/11/2014.

Hai bên đã có buổi trao đổi rất cởi mở để cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ có được những ghi nhận đầy đủ và chi tiết về thực trạng tôn giáo tại Việt Nam. Hòa Thượng Thích Không Tánh chia sẻ những vấn đề xoay quanh sự việc chính quyền địa phương tiếp tục gây áp lực với chùa Liên Trì ép buộc các nhà sư phải tuân thủ lệnh giải tỏa di dời Chùa.

Trong thời gian qua, chính quyền đã không từ bỏ âm mưu tiêu diệt cơ sở tôn giáo này bất chấp sự phản đối của Tăng Đoàn GHPGVNTN và dư luận quốc nội và hải ngoại.

Qua trao đổi hòa thượng cho biết những sự việc xảy ra gần đây: “Trước đây Chùa Liên Trì nhận được quyết định giải tỏa của UBND Quận 2 mà không đề cập gì đến việc đền bù hay tái định cư”.

Qua thư phản đối của Chùa và bản lên tiếng của Tăng Đoàn GHPGVNTN cùng sự hỗ trợ của các đoàn thể tôn giáo, các tổ chức Xã hội dân sự và sự quan tâm của các cơ quan Nhân quyền và đại sứ quán Hoa Kỳ thì chùa chưa bị buộc cưỡng chế theo như Quyết định ban đầu”.

Nhưng gần đây, ngày 23/12/2014 Chùa nhận được Quyết định với phương án bồi thường số tiền là 700 triệu đồng và kèm theo bản đồ quy hoạch đưa Chùa về một khu đất hẻo lánh với diện tích 600 mét vuông ở Cát Lái giáp tỉnh Đồng Nai. Một nơi xa xôi hẻo lánh, rất bất tiện cho việc đi lại thờ cúng của đồng bào phật tử Thủ Thiêm – An Khánh”.
Hòa thượng còn cho biết: “Nhà cầm quyền muốn xóa sổ Chùa Liên Trì không thành nên tìm cách di chuyển Chùa về nơi hoang sơ xa cách thành phố, cô lập để quản thúc Chùa. Phật tử và chư tăng Chùa Liên Trì hoàn toàn không đồng ý với quyết định này”.

Được hỏi đã có sự sách nhiễu nào gần đây đối với nhà Chùa hay không, Hòa Thượng cho biết:
Sau khi tống đạt quyết định bồi thường theo phương án di dời đến bến Cát Lái – Đồng Nai và ép nhận số tiền 700 triệu cùng 600 mét vuông đất cho Chùa, chính quyền tiếp tục cho nhân sự đến chùa yêu cầu đại diện Chùa đến trụ sở Phường làm việc về yêu cầu này, nếu không họ sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn để di dời chùa”.

Cùng với sự sách nhiễu này thì Nhà Thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá cũng bị tương tự.
Hòa thượng cùng các chư tăng cho hay: “Chùa Liên Trì là cơ sở Phật giáo chung của địa phương, phục vụ cho quần chúng Phật tử Thủ Thiêm và các vùng phụ cận Sài Gòn, Thị Nghè… Hòa thượng cùng các vị chư tăng tuyệt đối không có thẩm quyền trao đổi di dời đi nơi khác”.

“Nếu nhà cầm quyền cương quyết triệt hạ chùa thì hòa thượng cùng với chư Tăng nguyện xả thân để bảo vệ Chùa tồn tại hầu báo đáp thâm ân Tam bảo và đồng bào Phật tử địa phương đã bao đời kiến tạo, bồi đắp nên”.
Trả lời câu hỏi của Ông Garett Harkins về việc nếu chính quyền đền bù thỏa đáng cho việc xây dựng lại Chùa ở một nơi khác liệu Chùa có chấp thuận?

Hòa thượng cho hay: “nếu công trình quy hoạch lại khu đô thị mới có gì cấn kẹt đất Chùa Liên Trì thì có thể đưa ra bản đồ quy hoạch để Chùa và cơ quan phụ trách thảo luận, nếu cần Chùa sẽ xê dịch đến một vị trí khác để tránh công trình phúc lợi công cộng – nhưng phải được xây dựng lại trong địa phương phường An Khánh để phục vụ đời sống tâm linh của Phật tử địa phương và vùng phụ cận theo đúng trách nhiệm được giao phó, không thể di dời đến địa phương khác được”.

Được hỏi về việc Chùa Liên Trì có được tu sửa hay không – Thầy cho hay:
“Sau khi đi tù 10 năm từ 1977-1987, thầy về lại chùa Liên Trì và có tu sửa một vài nơi trong thất, đến thời kỳ 1993-1998 thầy bị bắt lần thứ 2 thì nhà nước đã tự ý thay đổi bảng hiệu Chùa: từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”.

Sau khi ra tù, tôi nhiều lần xin phép chính quyền xây dựng lại chùa nhưng họ không cấp phép, nhưng vì chùa xuống cấp nên phải sửa sang lại chút ít để Tăng chúng có chỗ tu học
Qua đây hòa thượng cho hay ý đồ triệt hạ tất cả các cơ sở Phật giáo thuộc giáo hội PGVN Thống Nhất của chính quyền Tp.

Kết thúc buổi nói chuyện ông Garett Harkins bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đối với Chùa Liên Trì trong vấn đề giải tỏa này.

Hòa thượng Không Tánh xin chân thành kính gửi lời cảm ơn đến phái đoàn LSQ Hoa Kỳ đã có lòng quan tâm đến tình cảnh áp chế chùa Liên Trì.

 IMG_1233
Sài gòn, ngày 14/01/2015
Huỳnh Phương Ngọc




n2VRNs (17.01.2015)Sài gòn- Nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum xâm phạm quyền tự do tôn giáo và hạn chế các hoạt động tôn giáo của người dân tại giáo xứ Đăk Jâk thuộc giáo phận Kotum.

Nhà cầm quyền nói rằng, giáo xứ Đăk Jâk không phải là cơ sở tôn giáo. Chính vì thế, họ không cho linh mục dâng lễ và cư trú tại đây, và không cho giáo dân xây dựng nhà thờ.
Lược lại quá trình lịch sử, giáo xứ Đăk Jâk hình thành từ những năm 1957 do vị Chủ chăn tiên khởi là cha Léo Dujon.

Sau đó, từ những năm 1975 cho đến 1988, giáo dân xứ Đăk Jâk bị bắt bớ rất gắt gao, giáo xứ không có linh mục, không có nhà thờ, bà con tự giữ Đạo, tự đọc kinh…
Vào khoảng 1984 – 1988, Hội Yao Phu Đăk Jâk được hình thành, nhằm mục đích cộng tác với các linh mục trong nhiệm vụ tông đồ truyền giáo, nhưng nhà cầm quyền lại bắt bớ và bỏ tù các Yao phu.

Về sau, vào tháng 11.2011, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh – Giám mục Giáo phận Kotum bổ nhiệm Cha Đaminh Trần Văn Vũ làm chính xứ Đăk Jâk. Cha Vũ là cha xứ đầu tiên ở cùng với dân cho dù không được nhà cầm quyền công nhận.

Tuy đời sống đạo của giáo dân gặp nhiều nguy nan và gian truân nhưng đời sống Đức tin của bà con không chùn bước mà còn phát triển mạnh mẽ hơn. Cho đến nay, giáo xứ đã có hơn 5000 giáo dân gồm người Kinh, Sêđăng, Hơlăng và Jeh.

Mặc dù giáo xứ được hình thành từ khá lâu và số giáo dân càng ngày càng gia tăng nhưng nhà cầm quyền nhất quyết không cho giáo xứ xây dựng nhà thờ, ngăn cản các hoạt động tôn giáo của các Chức sắc và Tín đồ.

Không cho linh mục thực hiện lễ nghi Tôn giáo trong phạm vi phụ trách và giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở Tôn giáo.

Nhân sự kiện này, chúng tôi thấy, nhà cầm quyền đang nhầm lẫn các hoạt động tôn giáo của các Chức sắc, Nhà tù hành với các hoạt động tôn giáo của Tín đồ. Trong khi đó, Pháp lệnh về Tín ngưỡng – Tôn giáo quy định hai hoạt động này hoàn toàn khác biệt nhau. Cũng vậy, hoạt động tôn giáo của các Chức sắc gồm việc “thực hiện lễ nghi Tôn giáo” và việc “giảng đạo, truyền đạo” cũng được quy định hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng, ít nhiều cán bộ nhà nước hoặc ngay chính các vị Chức sắc, Nhà tu hành có lẽ chưa xem xét kỹ những nội dung của Pháp lệnh, dẫn đến việc tự mình làm khó hoặc lạm dụng để làm khó, xâm phạm quyền tự do Tôn giáo.

Trước hết, căn bản của Hiến pháp và pháp luật nhắm đến “tôn trọng, bảo đảm quyền tự do Tôn Giáo” được quy định tại Điều 24 Hiến pháp; tại Điều 1 Pháp lệnh về Tín ngưỡng- Tôn giáo; tại Điều 2 Nghị định 92/2012/NĐ-CP. Do vậy, Pháp lệnh về Tín ngưỡng- Tôn giáo quy định tại khoản 1 Điều 9: “Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo.”. 

Và khoản 1 Điều 11 cũng quy định “Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.”. Như vậy tín đồ không bị ràng buộc việc thực hiện các hoạt động Tôn giáo ở cơ sở Tôn giáo, nghĩa là việc thực hành các lễ nghi, cầu nguyện… là bất kỳ ở đâu. Còn các nhà chức sắc, nhà tu hành bị ràng buộc “thực hiện lễ nghi Tôn giáo” trong phạm vi phụ trách và “giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở Tôn giáo”. 

Ví dụ, Đức Giám Mục có quyền thực hiện lễ nghi Tôn giáo ở bất kỳ nơi nào trong giáo phận của Ngài phụ trách, còn việc ‘giảng đạo, truyền đạo” thì Ngài phải giảng dạy tại các cơ sơ Tôn giáo. Chính vì lẽ đó mà tại Quyết định số 1119/QĐ-BNV ngày 10/10/2013 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tín ngưỡng Tôn giáo (“Quyết định số 1119/QĐ-BNV”) chỉ có thủ tục “chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo”.

Xin nhấn mạnh, khoản 4 Điều 5 Luật đất đai 2013 qui định, cơ sở Tôn giáo “gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo”. Cha Đa Minh Trần Văn Vũ được Đức Giám mục -trong phạm vi phụ trách Giáo phận- bổ nhiệm phụ trách khu vực Giáo xứ Đăk Jâk; và ngôi nhà tạm mà Giáo dân cât lên để thực hành các Lễ nghi Tôn giáo, sinh hoạt… phải được xem là “cơ sở khác của Tôn giáo”.

Do đó, nhà cầm quyền xã Đăk Môn ngăn cấm không cho cha Đa Minh Trần Văn Vũ “thực hiện lễ nghi Tôn giáo” trong phạm vi phụ trách và “giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở Tôn giáo” là vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Luật pháp hiện hành.
Ngăn cản giáo dân xây dựng mới công trình Tôn giáo

Từ khi giáo xứ Đăk Jâk thành lập từ năm 1957 cho đến nay, giáo xứ chưa có nhà thờ nên giáo dân liên tục làm đơn xin phép Nhà nước nhưng nhà cầm quyền không cho. Do đó, vào tháng 4.2013, giáo dân quyết định dựng một “nhà thờ tạm” bằng cột tròn, lợp tôn, không thưng vách, thô sơ, với diện tích khoảng 1000 m2, để che nắng che mưa khi linh mục thực hiện lễ nghi Tôn giáo cho giáo dân, để họ tham dự một cách trang nghiêm hơn.
Chưa đầy một tháng sau đó tức vào tháng 5.2013, nhà cầm quyền quyết định tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm này, nhưng giáo dân kiên quyết phản đối và họ chỉ đồng tình cho tháo dỡ với điều kiện nhà cầm quyền phải cho họ xây dựng mới ngôi nhà thờ.

Được biết, Tòa Giám mục Kontum và Giáo xứ đã nhiều lần làm việc với nhà cầm quyền huyện Đăk Glei và tỉnh Kontum. Trong quá trình thương thảo, Tòa Giám mục đồng ý tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm khi Huyện Đăk Glei có văn thư quyết định cho giáo xứ xây dựng nhà thờ với diện tích 200 mét vuông trên đất của Giáo xứ. Cả 2 bên đều thống nhất giải pháp này vào ngày 22.08.2014. Thế nhưng, nhà cầm quyền nói mà không làm, khiến lòng dân mất niềm tin vào Nhà nước nên phản ứng của họ càng gay gắt hơn.

Không những vậy, việc ngăn cản của nhà cầm quyền không cho giáo dân xây dựng mới công trình Tôn giáo trên khu đất của giáo xứ là vi phạm pháp luật. Cụ thể:
Theo qui định tại khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh về Tín ngưỡng- Tôn giáo và khoản 4 Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì việc xây dựng mới các công trình Tôn giáo là theo qui định của pháp luật về xây dựng.

Công trình Tôn giáo, theo Nghị định 92/2012/NĐ-CP là “… những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo”.

Như vậy – trong trường hợp xây dựng Nhà thờ là công trình Tôn giáo – phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bao gồm việc có đất xây dựng và có giấy phép xây dựng.

Về đất xây dựng công trình Tôn giáo thì Luật đất đai 2003 và Luật đất đai 2013 qui định rõ, “trường hợp đất do cơ sở Tôn giáo đang sử dụng” với “trường hợp được giao đất”.

Đối với trường hợp của Giáo xứ Đắk Jâk nếu đất có ngôi nhà thờ tạm được cất lên thuộc các trường hợp qui định tại khoản 4 Điều 51 Luật đất đai 2003, và khoản 4 Điều 102 Luật đất đai 2013 thì ‘cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: thứ nhất, được Nhà nước cho phép hoạt động; thứ hai, không có tranh chấp; thứ ba, không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004” thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cần nhấn mạnh Luật đất đai mới 2013 đã bỏ cái điều kiện “có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở Tôn giáo”. Điều mà hiện nay, nhà cầm quyền Đăk Môn nói riêng và nhiều nơi khác nói chung thường nại ra để từ chối giao đất, cấp phép xây dựng Nhà Thờ là “người dân không có nhu cầu…”

Về giấy phép xây dựng công trình Tôn giáo, đáng chú ý là Nghị định 64/2012/NĐ-CP và Thông tư 10/2012/TT-BXD qui định, “đối với công trình Tôn giáo phải có văn bản chấp thuận của Ban Tôn giáo cấp có thẩm quyền”. 

Thế nhưng, tại Quyết định số 1119/2012/QĐ-BNV lại không có thủ tục “chấp thuận cho xây dựng công trình Tôn giáo.” Tuy nhiên, pháp luật về Tín ngưỡng Tôn giáo, về đất đai, về xây dựng, … không có qui định nào để hạn chế hay không cho phép công nhận quyền sử đất đang sử dụng cho cơ sở Tôn giáo hoặc cấp giấy phép xây dựng cho cơ sở Tôn giáo. Xét về pháp lý, Giáo xứ Đăk Jâk- có đất đang sử dụng cất Nhà Thờ tạm, có lượng Giáo dân đông đảo, có nhu cầu thực hành và trên thực tế đã và đang thực hành các hoạt động Tôn giáo… thì không có lý gì lại không được giải quyết xây mới Nhà Thờ.

Việc ngăn cản, buộc tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm tại một Giáo xứ đã có từ năm 1957, với số lượng giáo dân hơn 5000 người như Giáo xứ Đắk Jấk, và không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã và đang sử dụng, không cấp phép xây dựng công trình Tôn giáo cho Giáo xứ Đắk Jấk là xâm phạm quyền tự do Tôn giáo, hạn chế hoạt động Tôn giáo. Điều mà Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn Giáo khẳng định: “Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.”




n3VRNs (17.01.2015)Sài Gòn- Những ngọn nến đã được thắp lên trong đêm tối như minh chứng cho đức tin của giáo dân trong giáo xứ luôn bùng cháy mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh.






Trước sức ép của nhà cầm quyền tỉnh Kontum, cũng như huyện Đăk Glei đòi dỡ nhà thờ và đuổi cha xứ đi khỏi địa phương, thì tối hôm qua vào lúc 19h30’ ngày 13/01/2013 khoảng hơn 3000 giáo dân đã tập trung về ngôi thánh đường hiệp ý với cha quản xứ Đaminh Trần Văn Vũ để tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện và chầu thánh thể một cách trọng thể để xin ơn bình an cho giáo xứ Đắk Jak một giáo xứ còn non trẻ mới được thánh lập 20 năm nay, đa số giáo dân là những anh em dân tộc thiểu số, cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn.


n1



Trong buổi chầu thánh thể và cầu nguyện thì cha quản xứ đã gợi ý cho bà con giáo dân, hãy tin tưởng nơi tình yêu quan phòng của Thiên Chúa, cầu nguyện cho công lý sự thật được thực thi trên quê hương Việt Nam nói chung và trên giáo xứ nói riêng, cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn thông minh sáng suốt để lãnh đạo đất nước một cách tốt đẹp hơn, biết tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân. Cha cũng nhắc nhở giáo dân sống cho sự thật và làm chứng cho sự thật thì bà con không được phép sợ và cha không cho phép bà con sợ sự thật.

Những ngọn nến đã được thắp lên trong đêm tối như minh chứng cho đức tin của giáo xứ luôn bùng cháy mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh.

Trong sáng hôm nay ngày 14/01/2015 có hơn 200 em học sinh thờ đã tự nguyện nghỉ học để dọn tổng vệ sinh trong khuôn viên cũng như xung quanh khu vực nhà thờ và để bảo vệ nhà thờ. Một số người còn giả dạng phóng viên đến quay phim chụp hình nhưng bị giáo dân phát giác giữ lại hỏi chất vấn hành vi mờ ám của mình.

n4
Chính quyền tỉnh Kon Tum, cũng như huyện Đăk Glei đang làm trái lại hiến pháp của nước Việt Nam cũng như tuyên ngôn nhân quyền quốc tế. Tại hiến pháp 1992 điều 70 chương V quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. 

Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Tại điều 18 tuyên ngôn quốc tế nhân quyền “mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và
áp dụng các nghi thức đạo giáo”.


n6






VRNs (14.01.2015) – Hà Nội – Qua bốn báo cáo của bốn quý trong năm 2014 do Hội bảo vệ quyền tự do tôn giáo thực hiện cho thấy các cơ quan thuộc hệ thống chính phủ Việt Nam, nhất là công an, đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của công dân, theo Hiến Pháp 2013.
—-

Việt Nam đang vi phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo Tín Ngưỡng

Báo cáo tổng hợp của Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo

Phần 1: Tóm tắt
Việt Nam chính thức là thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc ngày 12/11/2013. Sự kiện được đánh giá là bước ngoặt, là cơ hội cho Việt Nam, nhưng cũng là thách thức đối với một quốc gia độc tài. Kể từ khi là thành viên của Hội đồng Nhân Quyền LHQ trong một số lĩnh vực tuy có sự cải thiện về Nhân quyền nhưng bên cạnh đó cũng còn những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Đã có rất nhiều các báo cáo nhân quyền cho thấy sự vi phạm Nhân quyền của Chính phủ Việt Nam đối với người dân của mình. Đó là các báo cáo của các tổ chức xã hội dân sự mang tiếng nói độc lập, những tổ chức này luôn bị chính phủ coi là tổ chức đối kháng với nhà nước.

Nhưng một sự kiện đáng chú ý trong năm 2014 vừa qua là chuyến thăm của vị báo cáo viên đặc biệt ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên hợp quốc trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Việt Nam từ ngày 21 – 31/7. 

Trong bản báo cáo sơ bộ (chưa chính thức) của mình ông cho biết: “Tôi nhận được những thông tin đang tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của chúng tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào.”

Đánh giá sơ bộ ông Heiner cho rằng: “đã có sự cải thiện hơn so với trước đây, các cộng đồng tôn giáo đã có không gian sinh hoạt nhưng một số vùng nông thông vẫn còn bị hạn chế về cơ sở thờ tự và không gian sinh hoạt tôn giáo chưa được tạo điều kiện đầy đủ.”

Trong những năm qua đã có 6 BCV Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam nhưng ông Bielefeldt là BCV đầu tiên về quyền dân sự và chính trị đến Việt Nam trong 16 năm qua. Đây là một điểm mới đáng khích lệ. Bản báo cáo sơ khởi của ông Bielefeldt đã cho thấy một vài vấn đề cơ bản cần phải sửa đổi liên quan đến quan niệm về quyền tự do tôn giáo và các thức đối xử của nhà nước Việt Nam đối với những người có tôn giáo.

Theo báo cáo của tổ chức theo dõi Nhân Quyền thế giới  Việt Nam đã vượt Miến Điện về con số tù nhân chính trị và có thể đã đứng đầu khu vực Đông Nam Á về phương diện này, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW) cho biết trong một cuộc họp báo.

Cũng trong báo cáo của tổ chức này chỉ ra: Chính phủ cũng tăng cường kiểm soát tôn giáo, phúc trình cho biết, bằng cách dùng bạo lực trấn áp các nhóm tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ các giáo hội của Nhà nước như các nhóm Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Công giáo ở Tây Nguyên, Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Trước những sức ép rất lớn từ cộng đồng quốc tế một số vấn đề tự do tôn giáo được nhà nước Việt Nam cố gắng cải thiện. Một số hoạt động tôn giáo như mừng lễ Phật đản, dịp lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh hay những sinh hoạt tôn giáo mang tính chất cộng đồng được ủng hộ và trợ giúp nhất định về địa điểm tổ chức, an ninh trật tự…

Phần 2: Bối cảnh chính trị và Pháp lý
2.1 Bối cảnh chính trị: 
Với thể chế độc đảng Việt Nam có xu hướng phát triển chậm hơn so với một số quốc gia trong khối ASEAN. Vai trò của đảng cộng sản ngày càng bị đẩy xuống, mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng trước những chính sách hạn chế của các cơ quan nhà nước. Những vấn đề về bất bình đẳng xã hội gia tăng, sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt, quyền con người không được quan tâm đầy đủ, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng theo Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết khi chính thức là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Sự quản lý yếu kém của các lãnh đạo, nạn tham nhũng là vấn nạn hiện nay của Việt Nam khiến đất nước đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, ngoài các yếu tố về trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong nước thì  sự tác động ngày càng tăng của những xu thế biến đổi trên thế giới, trong đó có toàn cầu hóa.
Sự tác động này tác động này đã thay đổi rất nhiều về tình hình chính trị cũng như xã hội ở Việt Nam.  Xu thế toàn cầu hóa đưa lại những thời cơ, cơ hội để Việt Nam tích cực đổi mới tư duy chính trị, hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế, vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội thế giới. Người dân cũng hiểu rõ hơn quyền của mình.

Những tác động của toàn cầu hóa đến đổi mới chính trị ở Việt Nam đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề như vị thế kinh tế của Việt Nam còn thấp kém hơn nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới; những thách thức trong “luật chơi” của các tổ chức khu vực và thế giới như ASEAN, WTO…; sức ép cạnh tranh của quốc tế; âm mưu bành trướng của Trung Quốc… Việt Nam đang đứng giữa cuộc chiến về ý thức hệ và nhu cầu chính yếu của đại đa số của người dân về một sự thay đổi toàn vẹn.

2.2 Pháp lý: Hạn chế Nhân quyền bằng khung pháp lý
Trong rất nhiều lần sửa đổi điều luật Việt Nam cũng đã đưa ra những điều luật tưởng như nhằm bảo hộ quyền lợi của người dân, nhưng những điều luật này đến khi thực thi lại không được áp dụng đúng như quy định. Có nhiều báo cáo và đánh giá cho thấy Việt Nam tiếp tục thông qua nền Pháp lý để hạn chế Nhân quyền, bất chấp những nghĩa vụ quốc tế của mình và sử dụng luật pháp như công cụ để hạn chế quyền căn bản của người dân.
Điều 4 Hiến pháp được sử dụng triệt để đề cao vai trò của Đảng cộng sản, nó trở thành rào cản cho sự phát triển nhân quyền ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự với hàng loạt các điều có thể khiến người dân vào tù bất kỳ lúc nào nếu nhà cầm quyền muốn bởi các điều luật như:

Điều 79 hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,
Điều 80 gián điệp,
Điều 87 phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo.
Điều 88 tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam
Điều 91 trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm chống lại chính quyền nhân dân.
Điều 258 Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức công dân.

Riêng với tôn giáo
Tại Điều 24, Chương II quy định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam kìm hãm sự phát triển tôn giáo bằng các Nghị định, các văn bản hành chính Nghị định 92  này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 là nghị định vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng. Nghị định này kìm hãm gần như toàn bộ những vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo tín ngưỡng như việc phải đăng kí đi tu, hay đăng ký sinh hoạt tôn giáo, phải xin giấy phép mới được tu sửa cơ sở tôn giáo…

Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam đổ lỗi cho lịch sử cưỡng chiếm nhiều cơ sở tôn giáo và theo 4 bản báo cáo của 4 quý trong năm 2014 chính quyền Việt Nam có nhiều hành vi, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của người dân.

Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo đã thống kê hầu hết các vụ vi phạm về quyền tự do tôn giáo của nhà nước Việt Nam. Và trong chuyến thăm và khảo sát về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, vị báo cáo viên đặc biệt đã có những đánh giá rất khách quan về tình hình tôn giáo tại Việt Nam.

Ông nhận định: đã có sự cải thiện hơn so với trước đây, các cộng đồng tôn giáo đã có không gian sinh hoạt nhưng một số vùng nông thông vẫn còn bị hạn chế về cơ sở thờ tự và không gian sinh hoạt tôn giáo chưa được tạo điều kiện đầy đủ.
Ông cũng cho biết: ông biết Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và hầu hết các tôn giáo này đều tồn tại một cách hòa bình, không có sự mâu thuẫn đáng kể nào và hầu hết dưới sự quản lý của chính phủ.

Cần nhấn mạnh hơn về các tổ chức tôn giáo độc lập không nằm trong các tôn giáo được công nhận của chính phủ như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hỏa hay Phật giáo thống nhất.
Về hạ tầng pháp lý: Ông chỉ ra một số trích dẫn đã ghi rõ trong thông cáo trong đó có điều 24 Pháp lệnh của chính phủ Việt Nam về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, điều 24 này còn nhiều hạn chế rộng. Văn bản hành chính này làm nhòe đi ranh giới của quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. Quyết định từ trung ương xuống địa phương chưa được phổ biến triệt để nên còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc báo cáo không rõ ràng, còn mơ hồ. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là quy định pháp lý về tôn giáo vẫn bị giới hạn.

Phần 3: Tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam

3.1:  Tiến bộ trong việc phát triển tự do tôn giáo
Trong thời gian vừa qua, việc thay đổi chính sách đối với tôn giáo được một số địa phương áp dụng, tôn trọng những hoạt động tôn giáo hơn, ủng hộ một số hoạt động tôn giáo và có những hỗ trợ nhất định. Chúng tôi đã cố gắng tổng hợp những thông tin về những điều tích cực này từ phía chính quyền cũng như mong muốn họ duy trì được những điều tốt đẹp và phát huy hơn nữa quyền tự do tôn giáo của người dân. Một số những việc làm tiến bộ mà chúng tôi ghi nhận được:

Một là: Tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo xây dựng trường mầm non: Theo thống kê của Bộ giáo dục cho biết các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã thành lập 269 trường, 905 nhóm, lớp mầm non. Các cở sở này hàng năm đã giải quyết nhu cầu học tập cho hơn 125.000 trẻ (không phân biệt tôn giáo), chiếm tỷ lệ hơn 3% so với tổng số trẻ đến trường mầm non trên toàn quốc. Có những cá nhân, tổ chức tôn giáo đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp.

Hai là: Công nhận thêm một số tôn giáo hoạt động (điều này đi ngược lại với một số điều trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền xong cũng là một điểm sáng mới) Ban Tôn giáo Chính phủ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 13 tổ chức tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo mới.

Ba là: Việc in kinh sách phục vụ các tôn giáo cũng được tạo điều kiện. Theo thống kê của Nhà xuất bản Tôn giáo đã xuất bản 620 đầu sách của các tổ chức tôn giáo trong đó có 30.000 cuốn kinh thánh bằng các tiếng Bana, Êđê, Giarai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của tín đồ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Việc in Kinh thánh bằng tiếng H’Mông cũng đang được nghiên cứu.

Bốn là: Đến nay, khoảng 70% các cơ sở tôn giáo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các sinh hoạt tôn giáo như thực hiện lễ nghi, lễ hội tôn giáo, đặc biệt, những ngày lễ trọng như: Phật đản, Giáng sinh, Phục sinh… đều được tổ chức trọng thể.

3.2 Vi phạm quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng
Trong 4 bản báo cáo chúng tôi đã đưa ra trong 4 quý vừa qua bao gồm:
Quý 1 (từ ngày 1/1 đến ngày 31/3) có ít nhất 7 vụ các cơ quan thuộc hệ thống Chính phủ Việt Nam đã xâm phạm quyền tự do tôn giáo của các công dân Việt Nam với tư cách cá nhân cũng như tập thể tôn giáo.
Quý 2 (từ ngày 1/4 đến ngày 30/6) chúng tôi tiếp nhận thông tin có ít nhất 6 thông tin vi phạm quyền tự do tôn giáo của các công dân Việt Nam với tư cách cá nhân cũng như tập thể tôn giáo.

Quý 3 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9) chúng tôi tổng hợp và tiếp nhận thông tin có 11 vụ vị phạm quyền tự do tôn giáo của các công dân Việt Nam với tư cách cá nhân cũng như tập thể tôn giáo.
Quý 4 (từ ngày 1/10 đến ngày 31/12) với 14 vụ việc vi phạm quyền tự do tôn giáo của các công dân Việt Nam với tư cách cá nhân cũng như tập thể tôn giáo
Các vụ vi phạm chính yếu thuộc về các nhóm tôn giáo nhỏ lẻ chưa được nhà nước công nhận như Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Hội Thánh Tin Lành Mennonite, nhóm dân tộc thiểu số như H’mông, khu vực Tây Nguyên v.v

Những nhóm và những tổ chức tôn giáo này thường xuyên bị chính quyền gây sức ép như không được thực thi các nghi lễ tôn giáo, không được gặp gỡ tổ chức câu nguyện, không được tập trung. Thậm chí, với Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Bến Cát – Bình Dương sự việc không dừng lại ở sách nhiễu thông thường mà còn đập phá cơ sở tôn giáo này hết sức nhẫn tâm. Gia đình mục sư Nguyễn Hồng Quang thường xuyên bị đe dọa nguy hiểm đến tính mạng…

Các tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo cũng không được tự do trong các hoạt động tôn giáo của mình, thường xuyên bị sách nhiễu mang tính chất cá nhân, đe dọa và gây sức ép với các tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo.

Bên cạnh đó, một số tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc như đạo Công giáo các linh mục thường xuyên bị quản lý chặt chẽ không được đến dâng lễ, thậm chí có những văn bản yêu cầu không được dâng lễ trong dịp Giáng Sinh.

Vấn đề đất đai của các cơ sở tôn giáo luôn gây nhức nhối: sự việc liên quan đến khu vực đất đai của chùa Liên Trì và đất Hồ Ba Giang thuộc quản lý của Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà lại một lần nữa gây rung động dư luận, bất chấp sự phản đối của các chức sắc tôn giáo, các tín đồ và dư luận trong nước và ngoài nước những mảnh đất tôn giáo này vẫn bị chiếm dụng và vi phạm nghiêm trọng. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với văn bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Các cơ sở tôn giáo được nhà nước bảo hộ”

Đặc biệt trong tháng 10 năm 2014 Hội Bảo vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo ra thông cáo báo chí về Dự án Quyền Tôn Giáo cho Quân nhân. Sau khi gửi thư cho tất cả các cơ quan, các văn phòng trực thuộc trung ương, văn phòng Quốc hội, Bộ Quốc Phòng, Ban Tuyên giáo và các đơn vị quân đội trên toàn đất nước Việt Nam yêu cầu cho các quân nhân đang theo một tôn giáo nào đó được thực thi nghi lễ tôn giáo của mình. Tuy nhiên, Hội Bảo vệ Quyền Tự do tôn giáo chưa nhận được bất kỳ sự hồi âm nào từ phía các cơ quan này.

Phần 4: Các khuyến nghị
Một là: Cần xóa bỏ ngay nghị định 92 kìm hãm sự phát triển của tự do tôn giáo.
Hai là: Trả lại đất đai cho các cơ sở tôn giáo cũng như phải tôn trọng và bảo vệ các nơi thờ tự theo những gì Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định.

Ba là: Tôn trọng quyền tự do tôn giáo tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân là công dân, quân nhân và cả tù nhân. Đặc biệt với các nhóm tôn giáo nhỏ, yêu cầu nhà chính quyền công nhận để những tôn giáo đó được sinh hoạt tôn giáo bình thường và tôn trọng tôn giáo đó và tín đồ của họ.

Bốn là: Yêu cầu trả lời văn thư về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng cho Quân nhân mà Hội Bảo Vệ Quyền Tự do Tôn giáo đã gửi đi trong tháng 10/2014 tới các cơ quan trực thuộc Chính Phủ, Văn Phòng Quốc Hội, Bộ Quốc Phòng, các Quân khu, Quân đoàn và các đơn vị quân đội…

Mọi ý kiến đóng góp và phản hồi: Xin vui lòng gởi đến chúng tôi qua điện thư: quyentongiao@gmail.com.
Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo





Hoi-nghi-Trung-uongVRNs ( 15.01.2015)Sài gònTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã coi thường người dân và đảng viên khi quyết định không công khai kết qủa bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại  kỳ họp Trung ương 10 (từ 05 – 12/01/2014).


Việc làm không trong sáng này của ông Trọng chỉ làm cho ông và Ban Chấp hành Trung ương mất đi niềm tin , vốn đã sa sút trong đảng và  nhân dân trước thềm Đại hội đảng XII đấu năm 2016.

Ai cũng biết uy tín và khả năng lãnh đạo của ông Trọng đã xuống thấp nhất từ sau hai Hội nghị Trung ương 6 (từ 01-10 đến ngày 15-10-2012) và 7 (từ 02-5 đến ngày 11-5-2013)
Tại Hội nghị 6,  ông Trọng đã thất bại trong nỗ lực kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã có những sai phạm trong lãnh đạo. Và tại Hội nghị 7, Trung ương đã  bác hai ứng viên vào Bộ Chính trị do ông Trọng cơ cấu là Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và ông Vương Đình Huệ, trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Vì vậy khi ông Trọng, người có lá phiếu quyết định trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị không công khai kết qủa thì sự  nghi ngờ “có vấn đề” trong cuộc bỏ phiếu ngày 11/01 càng lên cao trong dư luận.

Người  dân và đảng viên chỉ  được ông Trọng cho biết : “Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, xem xét, tiếp tục giới thiệu bổ sung Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư; bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội nghị,…”(Trích Diễn văn Bế mạc, 12/01/2015)

Nhưng tại sao lại phải giấu kết qủa bỏ phiếu và nhằm mục đích gì khi ông Trọng đã khoe trong Diễn văn bế mạc rằng : “ Với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, các đồng chí Uỷ viên Trung ương đã tiến hành các công việc này rất nghiêm túc, đúng với quy định của Đảng, đạt mục đích, yêu cầu đề ra, trong không khí thật sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất.”

Rồi  ông tự khen : “Với những kết quả nêu trên, chúng ta có cơ sở để khẳng định, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thành công tốt đẹp.”
Nếu đã nói “thật sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất”  và “thành công tốt đẹp” mà  vẫn cứ giấu kín việc kiểm điểm bản thân thì hành động khuất tất này phải có lý do không bình thường, nếu uy tín lãnh đạo trước đảng và dân  vẫn tốt.

Vậy có  phải vì cuộc bỏ phiếu ngày 11/1 (015) có dính đến ông Nguyễn Phú Trọng nên ông không muốn “vạch áo cho người xem lưng” , hay nhiều Ủy viên trong  tập thể lãnh đạo cao nhất  đã bị cho điểm xấu nên cần giấu nhẹm cho đỡ mất mặt ?

Trong 2 cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hay bổ nhiệm  được phổ biến công khai  trong hai năm 2013 và 2014 không có tên ông Nguyễn Phú Trọng vì ông không thuộc thẩm quyền của Quốc hội mà do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lên.
Ba chóp bu lãnh đạo gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

NHẠY CẢM VỚI AI ?

Vậy hai cách bỏ phiếu  khác nhau ở chỗ nào ?

Quốc hội là cơ quan Lập pháp do dân bầu ra, tuy vẫn do đảng cử các ứng cử viên để cho dân chọn  (cho có vẻ dân chủ) nên  Quốc hội có trách nhiệm với dân là trên hết, dù không bao giờ được vượt quyền điều khiển của Bộ Chính trị.

Ngược lại đảng CSVN không do dân chọn hay bầu mà là một tập thể tự lập và tự cho mình quyền lãnh đạo nên muốn làm gì tùy ý và tùy hứng theo Điều lệ đảng là chính dù Điều lệ đảng cũng quy định “ Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Do đó,  công khai hay giữ kín việc đảng làm là do Lãnh đạo đảng quyết định nên không ai ngạc nhiên khi thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  rào trước đón sau trong Diễn văn khai mạc Hội nghị 10 ngày 5/1/2015 : “ Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư – là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, lại được tiến hành lần đầu, cho nên rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng.

 Bộ Chính trị đề nghị các đồng chí Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm và xây dựng, nghiên cứu thật kỹ Quy định và Tờ trình của Bộ Chính trị, các báo cáo công tác của từng đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thể hiện chính xác chính kiến của mình qua mỗi lá phiếu, góp phần bảo đảm việc lấy phiếu thật sự dân chủ, khách quan, công tâm, xây dựng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá.”

Nhưng chính ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành đã mở cửa khuyết điểm cho mọi người thấy, không cần gì  “các thế lực xấu, thù địch”  phải vạch lá tìm sâu.

Bởi vì, theo ông Trọng nói thì  Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã “tiến hành kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2014 “ , rồi ông lại  tự khen : “Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ gìn phẩm chất đạo đức; kiên định, vững vàng, tận tuỵ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, làm việc có hiệu quả.”
Như vậy thì có phải ông đã đặt “cầy trước trâu” khiến cho 175 Ủy viên chính thức có quyền bỏ phiếu tín nhiệm phải đặt quyền lợi của đảng trên hết, dù có muốn quyết ngược lại cũng không được.

KINH TẾ LÙI MÃI

Chẳng hạn như ông tự bôi son trét phấn cho hai cơ cấu lãnh đạo tối cao của đảng trong diễn văn khai mạc: “ Năm 2014, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, đất nước ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của cả hệ thống chính trị, các lĩnh vực của đời sống xã hội và đạt được những kết quả quan trọng.”

Nhưng cũng từ  “khúc  nhạc dạo đầu” này,  Ông Trọng lại  mâu thuẫn  khi báo cáo  công lao của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong công tác điều hành nền  kinh tế.
Ông nói: “ Nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực hơn, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, kinh tế tăng trưởng cao hơn năm 2013; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm; cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra.”

Ngay sau đó ông lại lội ngược dòng : “ Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số lĩnh vực có mặt còn hạn chế. Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc; việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, bội chi ngân sách, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn.”

Những điều ông Trọng thừa nhận không mới mà chỉ lập lại chung chung như  đã xác nhận trong báo cáo tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, ngày 20/10/2014  của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Dũng nói : “ Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc. Bội chi ngân sách còn cao. Nợ công tăng nhanh. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%. Tổng cầu tăng chậm. 

Tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm. Nợ xấu còn cao, xử lý còn chậm.    Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc. Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá hiệu quả chưa cao.”

Tuy nhiên, ông Trọng lại không nói gì đến tình trạng, trong năm 2014, đã có nhiều Doanh nghiệp phải đóng cửa  và nạn 70% sinh viên có bằng Cử nhân không tìm được việc làm.
Theo báo cáo chính thức thì  trong năm 2014, cả nước: “Có tới 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số thuế doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Trong số này bao gồm 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước.

Có 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 46.599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.”  (Báo Dân Trí, 27/12/2014)


Đối với các Danh nghiệp Nhà nước (DNNN) thì sao ?

Hãy đọc tin của báo Pháp Luật TpHCM (Thành phố Hồ Chí Minh)  ngày 02/08/2014: “ Những DNNN càng kinh doanh càng lỗ “khủng” được Kiểm toán Nhà nước điểm mặt là: công ty mẹ Cienco 5 lỗ đầu tư tài chính 11,4 tỷ đồng; 5/50 công ty do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư thua lỗ 3.702 tỷ đồng và 11/31 công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư thua lỗ 6.342 tỷ đồng, Ngoài ra, 7/24 công ty do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đầu tư lỗ lũy kế 339,6 tỷ đồng; 6/57 công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lỗ 118,3 tỷ đồng; 3/8 công ty liên doanh, liên kết do Công ty mẹ Tổng Công ty Sông Đà đầu tư thua lỗ và 5/24 công ty liên doanh, liên kết do Tổng công ty ô tô đầu tư thua lỗ.

Tiếp sau là danh sách các công ty kinh doanh tới mức âm vốn chủ sở hữu như 3/10 công ty thuộc Cienco 5 (âm 53,7 tỷ đồng); công ty Thực phẩm Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Thuốc lá (âm 166,74 tỷ đồng). Tình trạng lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ/vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm hàng loạt các công ty liên doanh vốn Việt Nam và nước ngoài, thuộc ngành bất động sản, xây dựng và cả tài chính, với tỷ lệ lỗ gấp 1,3 đến 3 lần vốn chủ.”

Báo này cũng trích lời Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hải, Phó Trưởng khoa Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) nhận định: “Hiện DNNN bao gồm các tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế như: ngân hàng, năng lượng, cơ khí, hóa chất…, tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng được kỳ vọng…. DNNN hiện chiếm 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn nhà nước, 60% tín dụng, 79% tổng nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại và 70% vốn ODA, thế nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% tăng trưởng GDP. Đây là một con số vô cùng khiêm tốn, chúng ta cần suy ngẫm”.

BỎ PHIẾU HAY  BỎ BÙA ?

Như vậy thì khi bỏ phiếu, các Ủy viên Trung ương căn cứ vào đâu để quyết định và ai là người chịu trách nhiệm về nền kinh Kinh tế đang làm cho dân sống dở chết dở ?

Chẳng lẽ lại đổ hết lên đầu ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nội các vì ông Dũng chỉ là người thừa hành theo quyết định của tập thể lãnh đạo Bộ Chính trị 16 người và Ban Bí thư 11 người ?

(Ban Bí thư  có 4 người không đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị gồm :  Thượng tướng Ngô Xuân Lịch,Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội ; ông Trương Hòa Bình,Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao ; Bà Hà Thị Khiết,Trưởng Ban Dân vận Trung ương và ông Trần Quốc Vượng,Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao).
Vậy ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm gì không, hay lại bảo “những thiếu sót là do lỗi hệ thống” nên  không ai phải chịu trách nhiệm mà cả tập thể  xin nhận lỗi trước đảng và trước nhân dân để cho huề cả làng ?

Với tư duy lãnh đạo “cứ đổ rác ra cho dân hốt” như thế thì Quy định lấy phiếu tín nhiệm của đảng chỉ còn là tờ giấy rác.

Quy định 165-QĐ/TW ngày 18/02/2013 của Văn phòng Trung ương ấn định thủ tục “về việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội”  đã quy định “Việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm” theo kiểu “ đóng cửa nói cho nhau nghe”.
Điều 10  chứng minh:

10.1- Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đối với tập thể và cá nhân sau:
Thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm của hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp (cấp có thẩm quyền quản lý, quyết định đối với cán bộ).
Cá nhân cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm

10.2 Cách thức công khai kết quả phiếu tín nhiệm
-Việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm có thành phần ghi phiếu tín nhiệm nêu tại Điều 5 của Quy định này.”
Thành phần ghi phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại Hội nghị 10  ngày 11/01/2015 thuộc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư.
Và Hội nghị Trung ương 10 đã được nghe báo cáo kết qủa bỏ phiếu rồi thảo luận tại Tổ về kết qủa này, nhưng không một ai dám hé răng thì đủ biết tính “bù nhìn” của các Ùy viên Trung ương hiện ra như thế nào ?

(Điều 5. Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý
5.1- Các chức danh cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý
1.  Tổng Bí thư và đồng chí Thường trực Ban Bí thư:
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.)

Điều 10 cũng viết thêm rằng: “ Căn cứ vào tình hình cụ thể, cấp có thẩm quyền quyết định công khai tín nhiệm đối với cán bộ ở phạm vi, đối tượng khác.”
Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng và 174 Ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương  đã không cho dân và đảng viên biết kết qủa nên cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015 trở nên trơ trẽn, là trò chơi tháu cáy mạo danh dân chủ của đảng.

Vớ vẩn hơn, không giống như Quốc hội buộc các chức danh lấy phiếu tín nhiệm phải “kê khai tài sản” thì đảng lại “tha” cho những lãnh đạo không phải khai báo.

Quyết định “dân chủ gỉa tạo” này ghi trong Khỏan 1, Điều 7 : “
Nội dung lấy phiếu tín nhiệm: căn cứ vào các tiêu chí sau:
1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức.
Tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, công tâm, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc; khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và tự phê bình, phê bình.
Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật.
Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
2) Năng lực thực tiễn
- Kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công.
- Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách.
- Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.
- Kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc.
- Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.

Tuyệt nhiên, chuyện tài sản tư của mỗi Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư không được đụng chạm đến.

Ngòai ra cách thức thẩm định người được bỏ phiếu cũng làm theo cách của Quốc hội theo 3 mức độ : “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”  như ghi trong Khỏan 2, Điều 7 (Phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu tín nhiệm) nên cuối cùng, dù kết qủa không công khai thì ai cũng có thể đóan ra cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015 của Ban Chấp hành Trung ương không làm cho ai bị “sức môi, bể mũi”.

CÓ GÌ ĐÁNG NÓI ?
Ngoài những điểm nói to nhưng rỗng tuếch như trên, Hội nghị 8 ngày của Trung ương 10, tuy được ông Nguyễn Phú Trọng “mạ kền” là quan trọng vì đã thảo luận những Báo cáo  sẽ trình ra trước Đại hội đảng Khoá XII, nhưng tựu trung đảng vẫn loay hoay như con rối trước trận bão đòi dân chủ và chống đảng độc quyền lãnh đạo, đồng thời không che dấu được tình trạng rối loạn thần kinh trên con đường được gọi là “qúa độ lên xã hội chủ nghĩa” với mớ lý luận huyên thuyên.

Điều quan trọng nhất của Bài diễn văn bế mạc của ông Trọng đã tập trung vào việc phải duy trì quyền lực cho đảng và sự tồn tại của chế độ theo Chủ nghĩa Cộng sản.

Ông kêu gọi Ban Chấp hành: “ Phải nắm vững và khẳng định : đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta.”
Theo ông Trọng, đổi mới phải tập trung vào : “ Đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”

Tất cả những thứ phải “đôi mới” này xưa như trái đất vì đảng đã làm từ năm 1986 thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhưng không những  vẫn tồn tại như cũ mà còn lan rộng, ăn sâu trong đội ngũ cán bộ đảng viên tham nhũng đến nỗi nhân dân phải ta thán “càng cải cách càng hành dân”.
Nghị quyết Trung ương 4 phổ biến ngày 18/01/2012 đã chứng minh rằng: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…” 

Như thế đã thấy rõ, càng chậm chuyển hướng từ độc tài sang dân chủ, từ độc quyền báo chí, kiểm soát dư luận sang tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền đình công để bảo vệ quyền lợi cho dân thì đảng CSVN càng sa lầy, càng đẩy đất nước vào vòng khống chế của Trung Quốc.

Vì vậy mà, một lần nữa ông Trọng đã hô hào:”Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, nhất là tiếp tục thực hiện kiên trì, quyết liệt hơn Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức trong Đảng và trong xã hội; giữ vững, kiên định bản chất cách mạng và vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên…..”

Nhưng “suy thoái tư tưởng chính trị” để “tự diễn biến và “tự chuyển hoá” trong đảng không còn là nguy cơ nữa mà đã lan nhanh và ăn sâu trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên từ 4 năm qua.

Hiện tượng người dân, một bộ phận lớn trong quân đội và công an không còn tin vào báo chí và bộ máy tuyên truyền  của đảng đã khiến cho Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục Chính trị Quân đội bối rối.

Do đó không có gì ngạc nhiên khi Hội nghị Trung ương 10 phải thảo luận công tác tăng cường kiểm soát báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử, bao gồm cả các mạng báo tự do đang phát triển nhanh và đã vượt khỏi tầm tay kiểm soát của hai Bộ Công an và Thông tin và Truyền thông.

Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải nói công khai : “ Không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.”

Nhưng càng xiết chặt, càng định hướng và càng kiểm soát bao nhiêu thì sự kiên quyết thực hiện quyền tự do tư tưởng của dân càng lên cao như đã thấy từ năm 2011.
Rối ren trong đảng còn được chứng minh về  sự loay hoay bằng đường lối cố bám lấy Chủ nghĩa phá sản Cộng sản và chủ trương  nửa nạc nửa mỡ  làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”  và do nhà nước làm chủ.

Trung ương 10  đã thể hiện tình trạng hoang mang không biết xoay sở ra sao  với cụm từ “xã hội chủ nghĩa” trong Thông báo cuối Hội nghị:” Trung ương đã thảo luận, cơ bản nhất trí với nội dung của Dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới và đóng góp nhiều ý kiến nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo; tập trung đánh giá, phân tích thành tựu, hạn chế, nguyên nhân trên các mặt nhận thức, thực tiễn, tập trung ở 9 vấn đề : 

1) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 

(2) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; 
(3) Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; 
(4) Giải quyết các vấn đề xã hội;
 (5) Quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; (6) Đường lối và chính sách đối ngoại; hội nhập quốc tế; 

(7) Phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa; 
(8) Xây dựng Đảng;
 (9) Nhận thức và giải quyết 8 mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.”

Nhưng 9 vấn đề lý luận này cũng xưa như  những chuyện huyền thọai về hồ Gươm và con đê Yên Phụ. Càng kể chuyện thì hồ Gươm và ông thần Rùa càng thấy linh thiêng, dù thực tế dân gian chưa bao giờ thấy. Cũng như những bóng ma lững lờ trong màn sương Yên Phụ vào mỗi đêm Giao thừa có ai nhìn thấy  mặt người đâu, nhưng cũng cứ tin và đồn thổi càng đi xa.
Câu chuyện lý luận “tịt ngòi” chả thấy đâu là đường ra của “Xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam cũng thế. Có bao giờ đảng dám tranh luận  “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”  tốt hơn gấp vạn lần một “Nhà nước biết thượng tôn luật pháp”  của Chủ nghĩa Tư bản  ?
Hay một Nhà nước tự do, dân chủ và biết tôn trọng quyền làm chủ đất nước của dân luôn luôn chậm tiến và tụt hậu sau nhiều năm so với mức tiến như rùa bò của  Tổ quốc xã hội chủ nghĩa  Việt Nam ?

Sự lúng túng trong tư duy lãnh đạo  của đảng CSVN còn  là lực cản của dân và của nước khi Lãnh đạo cứ mãi ca bài con cá  nhàm tai “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” , nhưng dân thì cứ mãi trắng tay mà lãnh đạo thì giầu sang phú qúy hơn mọi thời đại.
Đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường, hay mặt trái của chế độ mà Hội nghị Trung ương 10 vẫn chưa nhận thấy khi khai mạc là con voi mà đến khi kết thúc thì cái đuôi cũng không còn của voi nữa thì là đuôi con gì ? -/-
Phạm Trần
(01/015)




VRNs (10.01.2015) – Sài Gòn – Sáng ngày 05.01.2015, tại trụ sở Trung ương Đảng CSVN ở Hà Nội, trong Hội nghị trung uơng 10, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc.

Mục đích Hội nghị
- thông qua các dự thảo văn kiện cho Đại hội XII
- cho ý kiến về một số báo cáo, đề án
- tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
- giới thiệu bổ sung quy hoạch cán bộ cấp chiến lược
- bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
- giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng
- và một số vấn đề khác


 150106009
Tóm lược bài diễn văn

Về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII: có những chủ trương, chính sách chậm hoặc chưa vào cuộc sống, chưa phát huy được tác dụng. Về nguyên nhân của nó, cần chú ý chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nhất là nguyên nhân thuộc về nhận thức, tư duy (có nghĩa là không nhìn vấn đề theo chỉ đạo của Đảng).

Về báo cáo kinh tế-xã hội: rút ra bài học về sự cần thiết phải nâng cao năng lực, chất lượng phân tích, dự báo tình hình… Bộ Chính trị nhận thấy cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Xử lý đúng đắn, kịp thời những diễn biến mới, phức tạp liên quan tới Biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ gìn phẩm chất đạo đức.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số lĩnh vực có mặt còn hạn chế. Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc; việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, bội chi ngân sách, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền có việc, có lúc chưa theo kịp những diễn biến phức tạp của tình hình. Một số vấn đề xã hội bức xúc kéo dài chưa được giải quyết có hiệu quả, dứt điểm. 

Đời sống nhân dân, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất chậm được cải thiện. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đáp ứng yêu cầu. Một số chủ trương của Đảng chậm được cụ thể hoá, chưa đi vào cuộc sống. Công tác xây dựng Đảng, nhất là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên kết quả chưa được như mong muốn. Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách tư pháp có mặt chưa tiến bộ rõ rệt.

Về Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: đến nay tổ chức bộ máy vẫn có xu hướng ngày càng phình to, biên chế tăng cao, cấp phó còn nhiều; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chậm được cải thiện… cần nêu cao hơn nữa quyết tâm chính trị trong việc hoàn thiện bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị phù hợp hơn với điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…

Về Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí: cần tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025… thu gọn đầu mối, điều chỉnh cơ quan chủ quản và tăng cường công tác quản lý báo chí trong tình hình mới.

Về việc lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư: đây là vấn đề mới và khó cho nên trong quá trình tiến hành chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm… việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư… được tiến hành lần đầu, cho nên rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng… không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá.

Về việc tiếp tục xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược: số lượng các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu mà Đề án nêu ra; chất lượng cũng còn phải tiếp tục được nâng cao… việc quy hoạch cần được định kỳ rà soát, bổ sung theo tinh thần “động” và “mở”… Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 31.1.2015, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương sẽ hoàn thành việc rà soát, bổ sung tổng thể quy hoạch cán bộ…

Nhận Định

Đảng CSVN đang bị lúng túng giữa những nghịch lý mà nguyên nhân cốt lõi là vì muốn duy trì chế độ độc tài độc đảng bằng mọi giá.

Nghịch lý giữa phát triển kinh tế-hội nhập quốc tế và định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ bản của phát triển kinh tế-hội nhập quốc tế là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, không có bàn tay lông lá của đảng thò vào, trong đó các quy luật của thị trường tự do được áp dụng, tư nhân đóng vai trò tối quan trọng, cạnh tranh bình đẳng… trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa cho phép đảng tiếp tục thao túng các công ty quốc doanh, hoạt động không quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế, luôn thua kém khi ra đấu trường quốc tế.

Nghịch lý giữa chế độ chính trị bảo đảm và bảo vệ sự tham nhũng và nguy cơ sụp đổ chế độ do sự bất mãn của quần chúng. Ông Trọng từng nói ném chuột coi chừng bể bình hoa, cho nên người muốn ném chuột như ông Nguyễn Bá Thanh phải chuốt lấy đại nạn. Ông nói ‘nhất là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên kết quả chưa được như mong muốn’. Điều này có nghĩa là đảng đang bị hai đại nạn cùng một lúc: đại nạn ‘tự diễn biến’ và đại nạn ‘các nhóm lợi ích’ và đảng đang bất lực.

Nghịch lý giữa hội nhập quốc tế và kiểm soát báo chí. Trong khi ông luôn nói điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiển, tức tự do thông tin, thì ông lại đòi ‘thu gọn đầu mối, điều chỉnh cơ quan chủ quản và tăng cường công tác quản lý báo chí’ và ‘quản lý báo chí đến năm 2025′.

Nghịch lý giữa việc đảng muốn chi phối mọi hoạt động xã hội và đảng muốn bộ máy chính quyền không được phình ra, ông than ‘đến nay tổ chức bộ máy vẫn có xu hướng ngày càng phình to’, nếu chủ trương can thiệp vào mọi sinh hoạt của dân chúng thì phình to là chuyện đương nhiên.

Nghịch lý giữa một đảng chính trị đồ sộ với trên ba triệu đảng viên và tình trạng không có nhân tài, ông nói ‘số lượng các đồng chí được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay còn ít so với chỉ tiêu mà Đề án nêu ra’, điều này chứng tỏ cán bộ đảng chẳng còn ai có lý tưởng mà vào đảng chính yếu là vì quyền lợi.
Nghịch lý giữa việc lấy phiếu tín nhiệm để thanh trừng nhau và sự run sợ là làm như vậy sẽ bể đảng, ông nói nó ‘rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng… không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá’. Nội bộ thanh toán nhau mà các phe trong đảng lại cứ đổ thừa cho thế lực thù địch.

Nghịch lý giữa điều ông nói ‘Xử lý đúng đắn, kịp thời những diễn biến mới, phức tạp liên quan tới Biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc’ và thực tế thực địa là TQ đang xây phi trường quân sự dài 2 cây số ở Đá Chữ Thập, Phi Luật Tân thất thanh báo động, nhưng CSVN bình chân như vại. Đã vậy, ngài Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng mà cũng là ứng viên tổng bí thư trong Đại Hội 12 sắp đến, ông Phùng Quang Thanh, còn tuyên bố hôm 29.12.2015 “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc… Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 08.01.2015 bổ nhiệm 3 trung tướng: Trung tướng Nguyễn Chí Thành giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Trung tướng Trần Bá Thiều giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân. Trung tướng Phan Văn Vĩnh giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. Một sự bổ nhiệm hơi lạ và không thấy nói có Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang đề nghị hay không.

Từ đây đến đại hội đảng, chỉ còn khoảng 12 tháng nữa, có thể có cuồng phong bão tố cho đảng CSVN, nhưng nếu không có động tính thì làm gì có thay đổi. Thay đổi không có nghĩa là nó đương nhiên sẽ tốt hơn, nhưng ít nhất là nó sẽ cho ra một cái gì mới. Và cái mới là cái mà đất nước Việt Nam hiện nay đang cần.

Lê Minh Nguyên


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List