Tuyên
ngôn Nhân Quyền cho Việt Nam
Suy tư về kiến nghị nhóm thư ngỏ 61
http://www.4shared.com/mp3/nilsYrlpce/Suy_t__v__ki_n_ngh__c_a_Nhm_61.html
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Năm
1986, khi nhận Giải Hòa Bình Nobel, nhà văn Elie Wiesel đã minh thị cam kết:
“Tôi thề sẽ không bao giờ im tiếng nếu ở đâu và khi nào con người còn bị đau
khổ và đầy đọa. Chúng ta phải nhập cuộc. Trung lập chỉ có lợi cho kẻ đàn áp. Im
lặng là khuyến khích kẻ áp bức. Do đó chúng ta phải can thiệp. Khi đời sống con
người bị đe dọa, phẩm giá con người bị chà đạp, các biên thùy quốc gia không
còn quan trọng nữa. Nơi nào con người bị hành hạ vì lý do tôn giáo, chính trị
hay chủng tộc, nơi đó lập tức trở thành trung tâm của vũ trụ”.
Từ
4 thập niên Việt Nam là địa bàn hoạt động mà cũng là môi trường sinh động của
những cuộc tranh luận và lên tiếng về nhân quyền. Ở đây nhân phẩm bị chà đạp,
đời sống của người dân bị đe dọa, con người bị đàn áp vì lý do tôn giáo, chính
trị, chủng tộc hay thành phần xã hội.
Đặc
biệt là, sau cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Đông Âu và Liên Xô, từ năm 1991 có hàng
trăm tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo đã bị bắt giữ, truy tố và kết án về
những tội danh giả tạo hay cưỡng ép như phản nghịch, gián điệp, phá hoại chính
sách đoàn kết quốc gia, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân
chủ v.v… Không tháng nào không thấy những vụ đàn áp khủng bố, hăm dọa sách
nhiễu, điều tra giam giữ hay kết án oan ức các công dân lương thiện có lòng với
đất nước và có dũng cảm đứng lên đòi Tự Do, Công Lý, Dân Chủ và Nhân Quyền.
Để
phản ứng lại, các Chính Phủ và Quốc Hội các nước dân chủ tiên tiến, Các Hội Bảo
Vệ Nhân Quyền trên thế giới, các Nghiệp Đoàn Ký Giả Không Biên Cương và các Tổ
Chức Văn Bút Quốc Tế đồng thanh cảnh giác nhà cầm quyền Hà Nội về những vi phạm
nhân quyền, đồng thời phản kháng và đòi nhà cầm quyền phải tôn trọng nhân quyền
bằng cách trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Nếu
nhân quyền có tính toàn cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau thì
sự can thiệp và nhập cuộc của nhân loại văn minh cũng có tính toàn cầu, thường
xuyên, tức thời và đồng bộ.
Ngày
nay, theo quan niệm nhà văn Elie Wiesel, Việt Nam đã làm thức tỉnh lương tâm
nhân loại và trở thành trung tâm của vũ trụ.
Trình
bầy về những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam nhằm đề xướng, phát huy, tôn trọng
và thực thi quyền con người tại Việt Nam. Đồng thời để góp phần vào việc tìm
kiếm các phương thức nhằm loại trừ hữu hiệu những vi phạm nhân quyền trên thế
giới. Đây là một công trình nặng về tình tự dân tộc và tình thương nhân loại.
Trong
chiều hướng đó, soạn thảo và công bố Tuyên Ngôn Nhân Quyền Cho Việt Nam không
phải chỉ để dành riêng cho người Việt, mà còn để thúc đẩy các dân tộc và các
quốc gia đang trên đường phát triển tại Á Phi và Châu Mỹ La Tinh hội nhập vào
trào lưu dân chủ hóa và toàn cầu hóa.
Có
như vậy nhân quyền mới được thực sự tôn trọng và thực thi đem lại tự do hạnh
phúc cho con người, hòa giải thân thiện cho các quốc gia, thông cảm bao dung
cho các dân tộc, tiến tới một Thế Giới Đại Hòa trong tinh thần bình đẳng, hợp
tác và hữu nghị.
Đây
là giấc mơ ngàn đời của nhân loại theo đó người trong bốn biển đều là anh chị
em.
Muốn
xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam đường lối hữu hiệu nhất là đấu tranh cho
nhân quyền. Vì nhân quyền là mục tiêu chung của những người Việt Nam yêu nước,
là mẫu số chung để kết hợp lòng người.
Mặt
Trận Nhân Quyền chủ trương truyền bá nhân quyền, đấu tranh đòi thực thi nhân
quyền và phản kháng những vi phạm nhân quyền.
Muốn
phát động phong trào phải nâng cao dân trí và chấn hưng dân khí.
Để
nâng cao dân trí trước kia chúng ta có Phong Trào Truyền Bá Quốc Ngữ. Ngày nay,
trong kỷ nguyên thông tin, để khai thông dân trí chúng ta có những phương tiện
truyền thông tân kỳ.
Muốn
chấn hưng dân khí chúng ta phát động Phong Trào Truyền Bá Nhân Quyền để phổ
biến những kiến thức nhân quyền cho quảng đại quần chúng nhất là giới học sinh
sinh viên là những người thiết tha với tiền đồ dân tộc. Có kiến thức nhân quyền
người dân sẽ có ý thức nhân quyền. Có ý thức nhân quyền người dân sẽ biết rõ họ
có quyền đòi nhà nước thực thi những quyền gì, và những quyền này đã bị tước
đoạt ra sao? Từ đó họ sẽ công phẫn và cảm thấy tủi hổ phải sống dưới một chế độ
phi nhân, độc tài, tham nhũng, bất công và bất lực. Từ chỗ phẫn tâm đó mới nẩy
ra ý chí đấu tranh.
Nhân
quyền từ đâu mà có?
Từ khi con người biết sống
hợp quần trong xã hội để thành lập quốc gia, giữa người dân và quốc gia có
những nghĩa vụ hỗ tương phát sinh từ một khế ước mặc nhiên mệnh danh là khế ước
xã hội. Chiếu khế ước này người dân có nghĩa vụ phải đóng thuế để nuôi dưỡng
quốc gia, phải đi lính để bảo vệ bờ cõi của quốc gia. Chiếu nguyên tắc quân
bình giữa quyền lợi và nghĩa vụ, để đáp lại những hy sinh về sinh mạng và tài
sản của người dân, quốc gia cũng có nghĩa vụ phải bảo đảm cho người dân những
quyền căn bản như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là
những dân quyền xuất phát từ tư cách công dân.
Nhân quyền bao quát hơn và có trước
dân quyền. Nhân quyền áp dụng cho tất cả mọi người, từ đứa trẻ hài nhi đến các
trú dân. Nhân quyền xuất phát từ nhân phẩm, từ giá trị bẩm sinh của con người.
Đây là những quyền của con người (human rights) như những quyền dân sự chính
trị, mà cũng là những nhu cầu của con người (human needs) như những quyền kinh
tế xã hội và văn hóa giáo dục. Những quyền này xuất phát từ tư cách con người
và tư cách công dân.
Các nước tự do dân chủ đặt
vấn đề nhân quyền toàn diện, gồm cả những quyền kinh tế xã hội (cơm ăn áo mặc,
y tế giáo dục) và những quyền dân sự chính trị (tự do nhân thân, tự do tinh
thần, tự do dân chủ).
Theo quan điểm của các nhà
lập quốc Hoa Kỳ những vấn đề kinh tế xã hội chỉ có thể được giải quyết thỏa
đáng trong chế độ tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh với sự trọng tài của một
chính quyền dân chủ do người dân tự do bầu lên. Vì nếu không có một chính phủ
dân chủ thì những lợi ích kinh tế đạt được rồi cũng sẽ bị phe cầm quyền tước
đoạt bằng tham nhũng và lạm quyền. Lịch sử đã chứng minh rằng những nước tự do
dân chủ đã giải quyết thỏa đáng hơn những nhu cầu kinh tế xã hội và văn hóa
giáo dục của người dân.
Từ thế kỷ 13 Anh Quốc ban
hành Đại Hiến Chương (Magna Carta), đề xướng và bảo vệ quyền
tự do nhân thân của người dân, không bị bắt bớ, giam giữ, lưu đầy hay
hành quyết nếu không có bản án hợp pháp của hội thẩm đoàn nhân dân xác nhận tội
trạng chiếu theo luật pháp quốc gia. Đại Hiến Chương không cho phép nhà nước
bắt giam phòng ngừa, quản thúc tại gia hay “quản chế hành chánh” những người
đối kháng có dũng cảm đứng lên đòi cải thiện đường lối và chính sách quốc gia.
Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ (1776) nhìn nhận quyền
bình đẳng của con người là một chân lý hiển nhiên, và đề xướng những
nhân quyền căn bản như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc. Đây là những quyền bẩm sinh, bất khả xâm phạm do Tạo Hóa ban cho con
người.
Tuyên Ngôn Nhân Quyền và
Dân Quyền Pháp (1789)
nêu lên 3 mục tiêu tự do, bình đẳng, bác ái, quan niệm nhân quyền là những
quyền tự nhiên, thiêng liêng, bất khả chuyển nhượng của con người. Tuyên Ngôn
cảnh giác nhân loại rằng: “Sự phủ nhận, khinh miệt hay lãng quên nhân quyền
là những nguyên nhân đem lại đại bất hạnh cho người dân và sa đọa cho chính
quyền. Mục đích của mọi tập hợp chính trị là để bảo toàn những quyền tự nhiên
và bất khả chuyển nhượng của con người như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền an ninh
và quyền đối kháng bạo quyền”.
Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ
và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng dành cho người dân quyền đối
kháng.
Lời Mở Đầu Tuyên Ngôn Quốc
Tế Nhân Quyền nhận định rằng: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được mộtchế
độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải nổi dậy
chống áp bức và bạo quyền”.
Theo Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa
Kỳ “khi chính quyền vi phạm nhân quyền, người dân có quyền lật đổ chính quyền
để thiết lập một chính quyền mới đặt căn bản trên những nguyên tắc và thể chế
thuận lợi nhất cho việc bảo đảm an ninh và hạnh phúc của con người. Lịch sử đã
chúng minh rằng nhân loại thường muốn chịu nhẫn nhục khổ cực hơn là muốn đứng
lên đấu tranh để giải trừ các chế độ đã thiết lập từ lâu. Tuy nhiên với thời
gian, nếu chính quyền vẫn ngoan cố tiếm đoạt và lạm quyền để siết chặt guồng
máy thống trị bạo tàn bằng chế độ chuyên chính tuyệt đối, người dân có quyền và
có nghĩa vụ đứng lên lật đổ chính quyền để giành lại những bảo đảm cho cuộc
sống tương lai. Trải qua bao nhiêu giai đoạn đàn áp chúng ta đã thỉnh cầu chính
quyền cải tổ bằng những lời lẽ nhu hòa nhất. Vậy mà bao nhiêu thỉnh cầu kế tiếp
của chúng ta chỉ được trả lời bằng những thóa mạ thường xuyên. Chính quyền này
đã biểu lộ cá tính của một bạo quyền. Nó không còn xứng đáng lãnh đạo một dân
tộc tự do”…
Tâm trạng và ý nguyện của
người dân Hoa Kỳ cách đây hơn 200 năm cũng là tâm trạng và ý nguyện của người
dân Việt Nam hôm nay.
Từ thế kỷ thứ tư trước Công
Nguyên một số Nho Gia tiến bộ cũng chủ trương người dân có quyền đứng lên lật
đổ bạo quyền: “Giết vua tàn bạo cũng như giết kẻ độc phu” (Tuân Tử); “Ta chỉ
nghe nói giết tên Trụ chứ không nghe nói giết vua” (Mạnh Tử). Đó là quan niệm
quý dân khinh vua (dân vi quý, quân vi khinh) mở đường cho chế độ dân chủ với
một “chính quyền bởi dân, của dân và vì dân” (Abraham Lincoln).
Năm 1941, tại diễn đàn Quốc
Hội Hoa Kỳ, Tổng Thống Franklin Roosevelt đề xướng 4 quyền tự do căn bản (The 4
Freedoms):
· Tự
do ngôn luận (freedom of speech).
· Tự
do tín ngưỡng (freedom of belief).
·
Quyền được giải thoát khỏi sự túng thiếu (freedom from want).
·
Quyền được giải thoát khỏi sự sợ hãi (freedom from fear), sợ hãi do nạn xâm
lược bên ngoài và chuyên chế bên trong.
Lời Mở Đầu Tuyên Ngôn Quốc
Tế Nhân Quyền cũng nhắc lại 4 quyền căn bản này: “Việc đạt tới một thế giới
trong đó mọi cá nhân đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, được giải
thoát khỏi sự sợ hãi và sự khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả
nhất của con người.”
Tuyên Ngôn Nhân Quyền và
Dân Quyền Pháp đề xướng những nguyên tắc về dân chủ pháp trị:
· Tự
do là quyền được làm mọi điều mà không gây thiệt hại cho người khác.
·
Điều gì luật pháp không cấm là cho phép.
·
Công dân được quyền bình đẳng tham gia công vụ.
·
Mọi người được suy đoán là vô tội.
·
Không ai có thể bị quấy phá vì những quan điểm về tư tưởng hay niềm tin về tôn
giáo. Quyền tự do phát biểu quan điểm là một quyền cao quý nhất của con người.
Công Ước Dân Sự Chính Trị
Liên Hiệp Quốc nêu lên 7 nhân quyền căn bản không thể bị đình chỉ dầu trong
tình trạng khẩn trương hay chiến tranh:
·
Quyền sống.
·
Quyền không bị tra tấn hành hạ.
·
Quyền không bị nô lệ hay nô dịch.
·
Quyền không bị câu thúc thân thể vì thiếu nợ.
·
Quyền không bị kết án về một tội hình sự do những hành động không cấu thành tội
hình sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế, luật pháp quốc tế là
những nguyên tắc hình luật tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia
(như Luật Quốc Tế Nhân Quyền).
·
Quyền được công nhận là con người có tư cách pháp nhân để được quyền bình đẳng
trước pháp luật.
·
Quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo (Điều 4)
Chiếu Hiến Chương Liên Hiệp
Quốc các quốc gia hội viên cam kết cộng tác với Liên Hiệp Quốc trong việctôn
trọng và thực thi nhân quyền trên toàn cầu. (Điều 55-56)
Vì nhân quyền có tính toàn
cầu, bất khả phân, liên lập và liên quan với nhau, quốc gia có trách nhiệm tiên
khởi và có nghĩa vụ phải thực sự thi hành đầy đủ và đồng đều nhân quyền và
những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu
da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc quốc gia, thành phần xã
hội, tài sản, dòng dõi, hay bất cứ thân trạng nào khác.
Với Hiến Chương Liên Hiệp
Quốc, vấn đề nhân quyền đã được quốc tế hóa. Từ nay các quốc
gia hội viên Liên Hiệp Quốc không thể chủ trương rằng việc họ thủ tiêu, tàn sát
hay đàn áp các công dân của họ chỉ là vấn đề nội bộ!
Để kỷ niệm ngày ban hành
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10 tháng 12 mỗi năm được gọi là Ngày Quốc
Tế Nhân Quyền.
Năm 1994, Lưỡng Viện Quốc
Hội Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Chung lấy ngày 11 tháng 5 mỗi năm là Ngày Nhân
Quyền cho Việt Nam. Nghị Quyết này đã
được Tổng Thống Hoa Kỳ phê
chuẩn và ban hành để trở thành Luật Công Pháp ngày 25-5-1994 (số 103. 258), với
nội dung chủ yếu như sau:
“Quốc Hội Hoa Kỳ yêu cầu
Chính Phủ Hà Nội:
·
Phóng thích tất cả các tù nhân chính trị.
·
Bảo đảm cho nhân dân Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt
tín ngưỡng, chính kiến, hay đoàn thể trong quá khứ.
·
Phục hồi các nhân quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do di
chuyển và tự do lập hội.
·
Bãi bỏ chế độ độc đảng.
·
Công bố một phương án và lịch trình tổ chức tổng tuyển cử tự do và công bằng
dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để nhân dân Việt Nam được hành sử quyền dân
tộc tự quyết”.
Lập trường chung thủy của
nhân dân và Quốc Hội Hoa Kỳ gây cảm hứng cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu
tranh đòi Tự Do, Công Lý, Dân Chủ và Nhân Quyền.
ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN
N.H.T.
Ngày 12 tháng 11 năm 2014
Kính gởi Linh Mục Phan Văn Lợi
Thành phố Huế, Việt Nam
V/v: Bản lên tiếng về
các vụ bạo hành tra tấn gần đây của công an Việt Nam
Kính
thưa Linh Mục,
Chúng tôi được biết gần đây đã xảy ra các vụ bạo hành tra tấn của công an Việt Nam. Họ đã hành hung tàn
bạo các cựu tù nhân lương tâm và các tín
đồ tôn giáo khiến dư luận hết sức hoang mang lo sợ và cực kỳ phẫn nộ.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người mà chính họ đã ký tên chấp nhận. Hành động nầy không thể tha thứ dù với bất cứ lý do gì.
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm của Hội Đồng Liên Tôn VN và
Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm qua bản lên tiếng về việc nầy.
Hành động tàn ác này của công an chỉ làm dày hồ sơ tội phạm và làm dài thêm
bản cáo trạng khi chế độ cộng sản cáo chung.
Là
một Thượng Nghị
Sĩ, tôi sẽ cố gắng
làm
những gì trong khả năng để
hỗ trợ cuộc
tranh đấu cho tự do, dân chủ,
nhân quyền cho đồng bào quê nhà.
Nguyện cầu Hồn Thiêng Sông Núi,
anh linh Tiền Nhân phù hộ cho cuộc tranh đấu sớm thành công.
Trân
trọng kính chào Linh
Mục,
Ngô Thanh Hải
Thượng Nghị Sĩ Canada
Nhà giáo Vũ Linh: Suy tư về kiến nghị của Nhóm
thư ngỏ 61
Trần Quang Thành thực hiện
Vừa
qua, 61 đảng viên đã gửi tới Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam một bức thư kiến
nghị với Đảng một sô vấn đề cần làm ngay với hy vọng Đảng lấy lại được niềm tin
trong nhân dân, vốn đang bị suy giảm nghiêm trọng,
Mấy
tháng đã trôi qua, thư gửi đi chìm sâu trong im lặng. Thay vào đó là những phản
ứng mang tính chất răn đe, khủng bố của các cấp ủy đảng đối với những người đã
ký tên vào thư ngỏ của 61 đảng viên. Mới đây là cuộc thăm viếng của đoàn đại
diện Thành ủy Hà Nội đối với cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, 99 tuổi đời, 75 tuổi đảng.
Ông ủy viên thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy chất vấn cụ Nguyễn
Trọng Vĩnh ai là người khởi thảo, nhắc nhở cụ ký tên như vậy là vi phạm vào 19
điều đảng viên không được làm và thuyết phục cụ rút tên. Nhưng cụ đã từ chối mọi
yêu cầu của Thành ủy Hà Nội. Còn tại Sài Gòn, báo Sài Gòn giải phóng có bài
viết đả kích những đảng viên đã ký tên vào thư ngỏ. Khi một nhóm người ký tên
đến chất vấn Ban biên tập thì họ từ chối tiếp chuyện.
Từ
Hà Nội, nhà giáo Vũ Linh, cựu giảng viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, môt
trong 61 người ký thư ngỏ đã nói những suy tư của mình khi ký tên vào thư ngỏ
qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành
Nội
dung như sau. Mời quí vị theo dõi
(Audio PV nhà giáo Vũ Linh)
Suy tư về kiến nghị nhóm thư ngỏ 61
Suy t_ v_ ki_n ngh_ c_a Nh¢m 61 th_ ng_
- Radio Chƒn Tr_i M_i
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Download at 4shared
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền