Tạ
Phong Tần, người phụ nữ phi thường
csgt
bắt tôi dừng xe cho an ninh mật vụ ăn cướp
csgt bắt tôi dừng xe cho an ninh mật vụ
ăn cướp
Preview by Yahoo
|
|||||||
Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) -
Tôi đã đọc ở đâu đó những ý tứ thế này: Nhân sinh hạnh phúc là nhân sinh bình
thường. Trái lại, nhân sinh vĩ đại nhất định là nhân sinh đau khổ. Nhà triết
học Đức Nietzsche cũng đã khẳng định: “Nghịch cảnh là môi trường tốt nhất tạo dựng thiên tài.”
Với tôi, Tạ Phong Tần không phải là một “thiên tài” hiểu theo
nghĩa có kiến thức của một bậc siêu nhiên làm thay đổi nhân loại. Nhưng khí
phách ấy, lòng quả cảm, tình yêu, trách nhiệm ấy đối với Tổ quốc là điều không
phải ai cũng có được. Những đau khổ, những nghịch cảnh mà Tạ Phong Tần phải đối
mặt và chiến thắng nằm ngoài sức chịu đựng và sự tưởng tưởng của một người bình
thường.
Khi nghĩ đến chức vụ “đại úy công an” và một đảng viên cộng sản trong
“tiểu sử gốc” của chị, không ít lần tôi hình dung có một Tạ Phong Tần hoàn toàn
khác.
Không còn điều kiện nào thuận lợi hơn để có một cuộc sống sung
túc, giàu sang khi là một nhân viên an ninh, một đảng viên cộng sản trong một
thể chế độc tài đảng trị, còn có một cách hiểu khác là chế độ công an trị.
Nếu thuận theo guồng máy của đảng, thì giờ này có lẽ Tạ Phong Tần
đang ngồi trong một căn biệt thự sang trọng đầy đủ tiện nghi với chồng con đề
huề, với kẻ ra người vào khúm núm, nịnh nọt để nhận được cái gật đầu của chị.
Và những phi vụ làm ăn siêu lợi nhuận trị giá hàng ngàn USD bỏ túi. Những cái
bắt tay, những cơ hội thăng tiến “lên sao lên gạch” trong đường dây kinh doanh
quyền lực. Và biết đâu đấy, chị cũng sẽ “lập công” trong những đợt đàn áp những
người đồng bào yêu nước.
Tạ Phong Tần đã lựa chọn cho mình một con đường hoàn toàn khác.
Con đường giải thoát quê hương khỏi ách độc tài cộng sản, con đường đến với
Công lý và Sự thật để rồi chấp nhận những gian khổ, hiểm nguy và nghịch cảnh
khác thường.
Có lẽ, Tạ Phong Tần đã “đạt kỷ lục” về số lần bị đánh đập, bắt cóc
hay bị “lôi cổ” lên trụ sở công an “làm việc”. Theo lời kể của bà Dương Thị
Tân, vợ blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì rất nhiều lần chị Tần trở về trong
tình trạng đau đớn, mệt mỏi, mặt mày người ngợm thâm tím. Nhiều hôm dời khỏi
nhà với xe cộ, quần áo, điện thoại, mũ nón tinh tươm vậy mà khi về thì thấy đi
chân đất, chỉ còn độc cái quần với cái áo lá trên người. Xe, điện thoại, túi
xách, áo ngoài, giầy dép, tiền bạc… bị thu (cướp) sạch. Thậm chí, có lần bọn
mật vụ xông vào tận toilet, rồi kéo lê Tạ Phong Tần ra cửa, tống lên xe đưa lên
đồn công an “làm việc”.
Chị là người chịu mức án nặng nề nhất trong số những nữ chiến sĩ
đấu tranh cho Tự do với 10 năm tù giam, 5 năm quản chế. Tạ Phong Tần bước chân
vào tù khi chị đã 43 tuổi, mười năm sau chị sẽ tròn 53 tuổi. Tính thêm 5 năm tù
tại nhà chị sẽ bước sang tuổi 58.
Dời khỏi nhà tù ở tuổi 53, Tạ Phong Tần không còn khả năng làm Mẹ.
Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian 5 năm chị bị quản chế? Nếu đất
nước này vẫn chưa thoát khỏi họa cộng sản, chắc chắn Tạ Phong Tần sẽ tiếp tục
chiến đấu, sẽ trung thành với lý tưởng của mình như lời chị nói với người em
gái Tạ Minh Tú trong một lần thăm nuôi ở trại 5 Thanh Hóa: “Chị vẫn trước sau như một, không có gì thay đổi”.
Trong năm năm quản chế ấy, có thể chị sẽ lại tiếp tục bị hành
hung, bị đánh đập. Rồi sẽ có những cuộc đột nhập vào nhà để “kiểm tra hộ khẩu”,
để thăm hỏi nhưng thực chất là thăm dò và khủng bố. Chị sẽ có một bộ sưu tập
giấy triệu tập, giấy phạt và không ít lần bị bắt giữa đường rồi đưa lên trụ sở
chính quyền địa phương để những viên công an mặt đằng đằng sát khí thẩm vấn, đe
nẹt hàng giờ đồng hồ với cái “tội”: tự ý dời khỏi địa phương. Như bao nhiêu
đồng đội khác, chị cũng sẽ là nạn nhân của một dạng người được xem là cuồng
loạn và bệnh hoạn nhất dưới tên gọi “dư luận viên”, “hồng vệ binh”. Hạng người
này chỉ có trong xã hội cộng sản và được nuôi dưỡng để phát huy năng khiếu chửi
bới với những ngôn từ bẩn thỉu và tởm lợm nhất. Chúng ăn lương của chế độ để
xuyên tạc, bôi nhọ, mạ lỵ, đe dọa thậm chí hô hào đánh giết những người bất
đồng chính kiến. Biết đâu đấy, năm năm quản chế của Tạ Phong Tần lại biến thành
một án tù nếu chị không chịu khuất phục.
Song nỗi đau khổ lớn nhất, điều kinh khủng nhất giáng xuống đầu Tạ
Phong Tần là cái chết đầy đau thương và uẩn khúc của người mẹ vô vàn yêu thương
của chị. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã tự thiêu trước trụ
sở cơ quan tỉnh Bạc Liêu để phản đối các cáo buộc đối với con gái của mình. Hai
tháng sau, ngày 4 tháng 10 năm 2012, Tạ Phong Tần đã bị tuyên án mười năm tù
giam.
Nói về sự kiện này, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã kể cho con
trai mình nghe câu chuyện khi anh và chị Tần còn trong thời gian tạm giam ở số
4 Phan Đăng Lưu. Trong không gian câm lặng, đày đọa đáng sợ của nhà tù, Blogger
Điếu Cày bỗng nghe có tiếng thét rất lớn và tiếng gào khóc ở cách đó vài buồng.
Linh tính mách bảo anh đó chính là tiếng khóc thống thiết đầy đau khổ của người
em, người đồng đội thủy chung Tạ Phong Tần. Cuộc nói chuyện với người thân
trong một lần thăm nuôi sau này, Blogger Điếu Cày mới biết đó là khi Tạ Phong
Tần nghe tin Mẹ mình tự thiêu.
Nếu ai từng bị đọa đày trong nhà tù cộng sản, hẳn sẽ thấm thía nỗi
nhớ nhà, nhớ người thân da diết. Nhưng nỗi nhớ thương người Mẹ bao giờ cũng
thế, thấm đến tận tim óc, len lỏi vào tận giấc ngủ và nhiều khi thất thần,
thảng thốt với những suy nghĩ mơ hồ. Có khi chỉ cần nhắc đến chữ Mẹ thôi, nước
mắt đã trực trào ra. Nỗi dày vò tinh thần ấy quả thực khó vượt qua hơn sự đói
rét, gông cùm và những đòn thù tra tấn.
Theo lời một số nhân chứng và một vài hình ảnh video clip ghi lại
thì chính quyền cộng sản đã chỉ thị cho côn đồ, mật vụ làm loạn trong tang lễ
bà Đặng Thị Kim
Liêng,.Rất nhiều người trong cả nước đã bị canh gác, ngăn cản để
không thể đến phúng viếng và tiễn đưa người mẹ vĩ đại của Blogger nổi tiếng Tạ
Phong Tần.
Khi bài viết này đến với người đọc thì Tạ Phong Tần vẫn đang bị
đày đọa trong phân trại số 4- trại 5– một nhà tù khét tiếng khắc nghiệt tại
Thanh Hóa. Không ít lần cai tù ngầm chỉ đạo để tù nhân hình sự đánh đập, xúc
phạm chị. Thậm chí họ còn ném cả di ảnh của người mẹ quá cố của chị xuống đất-
một kiểu lăng nhục hết sức mọi rợ. Bọn cai tù giở trò “cấm vận” đối với Tạ
Phong Tần bằng cách không cho chị nhận thuốc men và những vật dụng cần thiết.
Hàng tuần, chị đều bị ép buộc viết đơn xin nhận tội. Nhưng Tạ Phong Tần không
khuất phục. Nơi này hiện còn đang giam giữ những chiến sĩ Tự do khác là Võ Thị
Thu Thủy, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Đặng Minh Mẫn… Cũng là nơi từng giam giữ
luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, chị Trần Ngọc Anh và
tôi Phạm Thanh Nghiên.
Song cốt cách phi thường của Tạ Phong Tần không chỉ được thể hiện
bởi lòng quả cảm, sự can trường đối mặt với bạo quyền. Khi được em gái cho
biết chị được vinh danh là một trong mười “Phụ nữ Can Đảm của Thế giới”, Tạ Phong
Tần bày tỏ niềm vui bằng một thái độ rất bình thản và khiêm nhường
“Giải Phụ Nữ Can Trường
Thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một giải thường niên để vinh danh các phụ
nữ trên khắp thế giới đã chứng tỏ lòng can đảm ngoại hạng cũng như khả năng
lãnh đạo trong việc cổ vũ cho các quyền phụ nữ và trao quyền cho nữ giới, bất
chấp những gian nguy cho cá nhân mình”. (VOA)
Mới đi hết một phần ba chặng đường tù ngục, sẽ còn nhiều nữa,
nhiều nữa những gian khổ hiểm nguy, những thử thách khắc nghiệt. Nhưng chắc
chắn Tạ Phong Tần sẽ chiến thắng như chị từng chiến thắng.
Hải Phòng ngày 18 tháng
10 năm 2014.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền