Đại
diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc Lãnh sự quán Hoa Kỳ thúc đẩy chương
trình Chúng Tôi Muốn Biết
Đặng Chí Hùng & những tuyên bố đanh thép
Preview by Yahoo
|
|||||||
MLBVN - Chiều ngày 21.11.2014 tại Sài Gòn, các thành viên MLBVN gồm blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Mẹ Nấm và facebooker Dương Lâm đã có buổi gặp gỡ với đại diện LSQ Mỹ ông Charles Sellers - trưởng phòng chính trị, ông Garrett Harkins, bà Betsy Allens để tiếp tục chiến dịch CTMB (We Want To Know).
Đây là một trong những nỗ lực tiếp theo của MLBVN để thúc đẩy
chiến dịch CTMB sau khi văn phòng Quốc hội, ban Dân nguyện tại HN và văn phòng
Quốc Hội phía Nam vào ngày 15/10/2014 đã từ chối nhận bản Yêu cầu bạch hóa Hội
nghị Thành Đô 1990.
Đại diện MLBVN trình bày mục tiêu của chiến dịch là bày tỏ quyền
được biết và yêu cầu sự minh bạch trong các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc
gia của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên thay vì trả lời công dân thì cơ quan chức
năng đã sử dụng bạo lực và đóng cửa văn phòng Quốc hội phía Nam.
MLBVN cũng bày tỏ rằng bên cạnh những nỗ lực tranh đấu của người
Việt Nam là chính, sự hỗ trợ quốc tế - đặc biệt là từ phía chính phủ các nước -
cũng rất cần thiết. Nhân dịp này, các đại diện MLBVN cũng đã cùng trao đổi,
thảo luận với các đại diện của Lãnh sự quán Hoa Kỳ về việc nghiên cứu cách thức
trao yêu cầu cho Quốc hội Việt Nam qua con đường ngoại giao.
Các thành viên của
MLBVN trao bản yêu cầu
bạch hoá Mật nghị
Thành Đô để LSQ tham khảo
Đại diện LSQ, ông Charles chia sẻ rằng việc quan tâm và ủng hộ
việc thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền bằng các hình thức ôn hòa như bày tỏ
quyền tự do ngôn luận, quyền được biết nằm trong những mối quan tâm của Mỹ.
Phía Sứ quán hy vọng những nỗ lực thúc đẩy sự cải thiện tình hình nhân quyền
tại Việt Nam sẽ sớm có những kết quả tốt đẹp.
Bên cạnh đó, ba đại diện Lãnh sự quán cũng bày tỏ sự quan tâm tới
tình trạng an toàn của các nhà hoạt động sau khi nghe các thành viên MLBVN
trình bày về những cách thức khác nhau đã được sử dụng để đàn áp người dân tại
Việt Nam, tình trạng bị trấn áp của những người tranh đấu cho nhân quyền, dân
chủ, cũng như toàn bộ câu chuyện bị đối xử bạo lực của blogger Nguyễn Hoàng Vi.
Nhà báo tự do
Trương Minh Đức gởi đơn tố cáo & yêu cầu Công An Bình Dương và Bộ Công an
sớm điều tra, trả lời vụ truy sát và cướp tài sản
Kính Gởi: Các cơ quan truyền thông trong, ngoài nước.
Các Tổ chức Nhân Quyền và tổ chức
phóng Viên không biên giới
Tôi Trương Minh Đức là một nhà báo Tự Do đã 3 lần bị bách hại,
truy sát và cướp tài sản chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng.
Lần tôi bị truy sát và bị cướp tài sản gần nhất vào ngày
02-11-2014, vào lúc 20 giờ 30 tối tại ngã ba Suối Giữa, phường Hiệp An, Tp Thủ
Dầu Một, Bình Dương, có đến 8 người mặc thường phục theo dõi tôi từ nhà của tôi
ở Phường Mỹ Phước - huyện Bến Cát - Bình Dương.
Khi đến còn cách trạm thu phí Suối Giữa khoảng 3 km thì họ tiến
hành tấn công, đánh đập tôi rất dã man! Sau đó họ cướp hết tài sản của tôi mang
theo (như trong đơn đã trình bày). Nhóm người này do trung tá có tên là Hòa
trực tiếp chỉ huy vụ truy sát và cướp mà tôi đã nhìn được tận mặt, bởi tên
trung tá Hòa này là người đã đánh tôi tại đồn công an phường Mỹ Phước - huyện
Bến Cát vào lúc nửa đêm 11 rạng sáng 12-09-2014. Lý do mà ông Hòa đánh tôi vào
đêm 12-09-2014, ông Hòa bắt tôi ký vào những bài báo copy từ trên mạng
internet, tôi không đồng ý ký nên ông Hòa đã đánh tôi 3 cái vào be sườn làm tôi
rất đau đớn! Trước đó vào ngày 08-09-2014 tôi đã bị nhóm "côn an" tại
Hà Nội đánh bị thương, vết thương chưa lành còn rất đau.
Lần truy sát sau cùng là hôm 02-11-2014, sau đó là 6 ngày nằm trong bệnh viện và 8 ngày dưỡng thương tại Sài Gòn tôi cũng chưa lành hẳn vì vết thương quá nặng! Đến ngày 14-11-2014 tôi có nhận được điện thoại của công an hình sự tỉnh Bình Dương mời lên làm việc và làm các thủ tục lấy chiếc xe Honda của tôi còn để lại ở quán cafe Hoa Lá (nơi đã xảy ra vụ cướp), Người làm việc trực tiếp với tôi là thiếu úy công an hình sự Thủ Dầu Một tên là Cương.
Trong buổi làm việc này tôi có trình bày vụ việc xảy ra trong đêm
02-11-2014 là tôi bị một nhóm cướp 08 người (như trong đơn đã tố cáo), tôi
khẳng định người chỉ huy trong vụ cướp và truy sát tôi là trung tá công an tên
Hòa (hình trái - lúc cướp mặc đồ thường phục) chỉ huy, tôi có yêu cầu công an
tỉnh Bình Dương sớm làm sáng tỏ để ông Hòa đối chất với tôi.
Nhưng nay đã trải qua thời gian là hơn 07 ngày (14.11.2014 -
21.11.2014) mà công an hình sự tỉnh Bình Dương vẫn chưa triệu tập hay bắt giữ
ông Hòa.
Tôi kính mong các cơ quan truyền thông và các tổ chức Nhân Quyền
trong, ngoài nước lên tiếng giúp đỡ bảo vệ quyền lợi cho tôi, đồng thời yêu cầu
bộ công an của Việt Nam phải trả lời sớm nhất hành vi truy sát và cuớp tài sản
do ông trung tá Hòa công an huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương. là ngừơi cầm đầu.
Thủ tướng CSVN
NTD gọi LS Lê Công Định là 'địch'
Lê
Công Định - Xin chép lại status của anh Vương Quế
Phương khi anh ấy đọc cảm nghĩ của tôi về thầy Võ Phúc Tùng đêm qua. Những gì
anh Phương viết trùng hợp với một số thông tin về lý do thật sự vì sao tôi bị
bắt năm 2009, mà vào một lúc thuận tiện tôi sẽ kể ra để hầu chuyện các bạn.
Status
của bạn Vương Quế Phương:
"Tuyệt!
Hãy
để các nhà làm luật xhcn được trau dồi thêm. Không phải đơn giản mà rất nhiều
đại biểu Quốc hội có trình độ luật học đã thể hiện sự ngưỡng mộ cá nhân đối với
anh Lê Công Định ngay cả khi nghe tin anh bị công an bắt năm 2009.
Tôi
vẫn nhớ năm ấy đến Quốc hội báo cáo các thông tin liên quan đến việc đón một
đoàn Liên minh Châu Âu, các đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp ở đó có cả Phó Chủ
tich Quốc hội Uông Chu Lưu đã quan tâm hỏi về việc vì sao bắt anh Lê Công Định.
Cán
bộ phụ trách khu vực của Bộ Ngoại giao là anh Nguyễn Hoàng Long, nay là Đại sứ
Việt Nam tại Ý nói:
-
Thủ tướng gọi nha Định là... địch rồi.
Anh
Định có quyền tự hào vì ngay cả Thủ tướng đương nhiệm còn xem anh là đối thủ.
Xưa ông ấy có thể bỏ tù người đời như vậy. Nay liệu có thể tiếp tục làm điều
tương tự?
Sau
này Đại sứ nhiều nước, nhiều đoàn ngoại giao hỏi phía Việt Nam về việc vì sao
lạ vậy? Thường ở các nước, việc ra lệnh bắt phải do nhánh tư pháp, hoặc Tòa án
hoặc Viện Kiểm sát ra lệnh, không như ở Việt Nam, Thủ tướng, người đứng đầu
ngành hành pháp làm việc này. Đúng ra ông ấy không có quyền mới phải.
Lúc
đó tôi không biết nhiều về anh Định, chính sự quan tâm của chính quyền và các
đại sứ, tôi đã để tâm. Thật may mắn vì tên của tôi đang nằm trong friendlist
của anh.
Trong
tất cả các nhân vật của thế giới tự do, anh Định là người được nhiều chính
khách trong ngoài nước tây ta mến mộ nhất và cá nhân tôi đã trở thành một người
hâm mộ, những mong anh có ngày là đại biểu Quốc hội của nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa và tôi có dịp đến tiếp xúc trong công việc."
Vương
Quế Phương
Hà
Nội 21/11/2014
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền