Những người bất đồng chính kiến Việt Nam
gặp Phó Thủ tưởng Đức
Huỳnh Thục Vy
Suy tư về kiến nghị nhóm thư ngỏ 61
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Download at 4shared
|
|||||||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Được sự giới thiệu của ông tham tán chính trị
Đại sứ quán Đức tại Hà Nội là Felix Schwarz, tối 21/11/2014 tại khách sạn
Sheraton Sài Gòn, những người bất đồng chính kiến Việt Nam có cuộc gặp gỡ thân
mật với Phó thủ tưởng kiêm Tổng trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức Sigmar
Gabriel và các Quốc vụ khanh trong chính phủ Đức.
Những người được mời là: anh Phạm Bá Hải,
Huỳnh Trọng Hiếu, Lê Quốc Quyết, Nguyễn Trí Dũng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và
Huỳnh Thục Vy đã đến điểm hẹn an toàn và không gặp sự ngăn chặn từ an ninh Sài
Gòn vì cuộc gặp được sắp xếp rất bí mật và chu đáo.
Chuyến công du Việt Nam lần này của Phó Thủ
tướng Đức đặt trọng tâm vào quan hệ kinh tế Việt-Đức. Nhưng chính Sigmar
Gabriel cũng chia sẻ rằng: “Nếu thăm Việt Nam mà chỉ bàn về Kinh tế, bỏ qua hồ
sơ Nhân quyền thì thật không đúng đắn và tử tế”.
Chúng tôi đã trao đổi khá nhiều về quan điểm đấu
tranh, các thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt Nam và mối liên hệ giữa kinh tế và
chính trị trong bối cảnh Việt Nam. Ông thủ tưởng Đức cũng bước đầu tiếp nhận
những thông tin vi phạm nhân quyền ở Việt Nam từ chúng tôi.
Ông Sigmar Gabriel là giới chức cao cấp nhất của
Đức từng tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Và động
thái này cho thấy Đức từng bước quan tâm đến vấn đề Chính trị và Nhân quyền
trong mối quan hệ đối ngoại với Việt Nam. Tuy nhiên đây chỉ là khởi đầu cho
thấy sự tử tế của cá nhân ông Felix, đại sứ quán Đức và chính phủ Đức; chứ chưa
có dấu hiệu mở ra một khả năng lớn nào khác có thể tiên liệu được.
Dù sao, đây cũng là một cơ hội để chúng tôi,
những người đang dấn thân cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam hiểu rõ
hơn về cách suy nghĩ, cách làm việc của chính giới quốc tế. Từ đó có những hành
động phù hợp và tích cực.
Điều tiên quyết và quan trọng nhất mà những
người đấu tranh tại Việt Nam hay phong trào Dân chủ nói chung cần vận động là
lòng dân, hay nói rõ hơn là sự nhận thức và hợp tác của các cộng đồng dân chúng
tại quốc nội.
Nhưng những cuộc gặp gỡ như thế này với chính giới
phương Tây cũng là dịp để chúng tôi thiết lập những kênh đối thoại trực tiếp
với bên ngoài trong hoàn cảnh bị nhà cầm quyền cộng sản phong tỏa và ngăn chặn
thường xuyên.
H.T.V.
Sài Gòn 22/11/2014
Tác giả gửi BVN
Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc
Lãnh sự quán Hoa Kỳ thúc đẩy chương trình Chúng Tôi Muốn Biết
Chiều ngày 21.11.2014 tại Sài Gòn, các thành
viên MLBVN gồm blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Mẹ Nấm và facebooker Dương Lâm
đã có buổi gặp gỡ với đại diện LSQ Mỹ ông Charles Sellers – trưởng phòng chính
trị, ông Garrett Harkins, bà Betsy Allens để tiếp tục chiến dịch CTMB (We Want
To Know).
Đây là một trong những nỗ lực tiếp theo của
MLBVN để thúc đẩy chiến dịch CTMB sau khi văn phòng Quốc hội, ban Dân nguyện
tại HN và văn phòng Quốc Hội phía Nam vào ngày 15/10/2014 đã từ chối nhận bản
Yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô 1990.
Đại diện MLBVN trình bày mục tiêu của chiến dịch
là bày tỏ quyền được biết và yêu cầu sự minh bạch trong các vấn đề liên quan
đến lợi ích quốc gia của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên thay vì trả lời công dân
thì cơ quan chức năng đã sử dụng bạo lực và đóng cửa văn phòng Quốc hội phía
Nam.
MLBVN cũng bày tỏ rằng bên cạnh những nỗ lực
tranh đấu của người Việt Nam là chính, sự hỗ trợ quốc tế – đặc biệt là từ phía
chính phủ các nước – cũng rất cần thiết. Nhân dịp này, các đại diện MLBVN cũng
đã chia sẻ với các đại diện của Lãnh sự quán Hoa Kỳ về việc nghiên cứu cách thức
trao yêu cầu cho Quốc hội Việt Nam qua con đường ngoại giao.
Các thành viên
của MLBVN trao bản yêu cầu bạch hoá Mật nghị Thành Đô để LSQ tham khảo
Đại diện LSQ, ông Charles chia sẻ rằng việc quan
tâm và ủng hộ việc thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền bằng các hình thức ôn hòa
như bày tỏ quyền tự do ngôn luận, quyền được biết nằm trong những mối quan tâm
của Mỹ. Phía Sứ quán hy vọng những nỗ lực thúc đẩy sự cải thiện tình hình nhân
quyền tại Việt Nam sẽ sớm có những kết quả tốt đẹp.
Bên cạnh đó, ba đại diện Lãnh sự quán cũng bày
tỏ sự quan tâm tới tình trạng an toàn của các nhà hoạt động sau khi nghe các
thành viên MLBVN trình bày về những cách thức khác nhau đã được sử dụng để đàn
áp người dân tại Việt Nam, tình trạng bị trấn áp của những người tranh đấu cho
nhân quyền, dân chủ, cũng như toàn bộ câu chuyện bị đối xử bạo lực của blogger
Nguyễn Hoàng Vi.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền