Huỳnh
Trọng Hiếu, Nhân Chứng Và Nạn Nhân Chính Sách Bạo Hành Của Nhà Cầm Quyền VN
Mật vụ CS ném vỡ kính xe chở người viếng đám
tam LS Trần Lâm
Preview by Yahoo
|
|||||||
Hưởng ứng cuộc vận động Phản đối Bạo
hành và Tra tấn tại Việt Nam, Huỳnh Trọng Hiếu làm video clip này.
Xin
quý vị phổ biến giúp video clip dưới đây như là cách cung cấp một bằng chứng
sống động cho công luận về tình trạng đàn áp những người bất đồng chính kiến
tại VN.
Xin
trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của quý vị.
Kính
Huỳnh Thục Vy
Cell phone: 0905 154 708
Skype: vyhoang.jane
Facebook: www.facebook.com/ huynhthucvy
Video Huỳnh Thục Vy: Vận Động Chống Chính Sách CSVN Sử Dụng
Bạo Lực và Tra Tấn
Vận Động Chống Chính Sách CSVN
Sử Dụng Bạo Lực và Tra Tấn
Sử Dụng Bạo Lực và Tra Tấn
Stop Torture and Violence in Vietnam
Hội cựu tù nhân lương tâm đã kêu gọi cộng đồng trong và
ngoài nước ủng hộ Phong trào vận động chống chính sách sử dụng Bạo lực và Tra
tấn đối với những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam của nhà cầm quyền cộng
sản.
Huỳnh Thục Vy đã thực hiện video clip này để kêu gọi sự chú
ý và ủng hộ cho Phong trào này. Và mong muốn quốc tế sẽ biết đến tình hình Việt
Nam nhiều hơn.
Đây là lần đầu tiên Thục Vy làm việc này nên không tránh
khỏi thiếu sót và tất nhiên tiếng Anh của tôi cũng chưa đủ tốt để diễn đạt một
cách hiệu quả. Nhưng xin quý bằng hữu ủng hộ và phổ biến rộng rãi giúp, vì vấn
đề bạo hành của công an cộng sản Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn.
Bản tiếng Việt:
Tôi là Huỳnh Thục Vy, một blogger bất đồng chính kiến, một
người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Trong khi tôi đang chia sẻ với bạn những lời này, tra tấn
và bạo lực chống lại người dân, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến vẫn
còn tiếp tục và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các nguyên tắc phổ quát: Tự do, Dân chủ và Nhân quyền là
những thứ xa xỉ đối với người dân của chúng tôi. Nông dân bị di dời khỏi vùng
đất của họ. Công nhân bị bóc lột trong các nhà máy. Những người biểu tình bị
đánh đập tàn nhẫn do sự tụ tập để bày tỏ lòng yêu nước ôn hòa.
Chúng tôi thực sự muốn có dân chủ. Chúng tôi thực sự muốn
được tự do. Chúng tôi thực sự muốn có nhân quyền. Những giá trị này được bảo vệ
và phát huy ở đất nước các bạn, nhưng ở đất nước chúng tôi, chúng tôi phải trả
một giá cao cho những điều đó. Chúng tôi có thể bị bỏ tù vì thực hiện
quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Các nhà chức trách không chỉ sử dụng công cụ pháp lý để bịt
miệng những người bất đồng chính kiến, mà còn sử dụng bạo lực và tra tấn đối
với họ. Qua các năm, số nạn nhân bạo lực của chính quyền tăng lên nhanh chóng.
Chúng tôi thường xuyên bị tấn công bạo lực bởi những tên
côn đồ được hỗ trợ bởi công an và thậm chí cả công an mặc đồng phục trong đồn
cảnh sát.
Tương lai của đất nước chúng tôi sẽ ra sao với bạo lực của
chính quyền? Làm thế nào trẻ em của chúng tôi sẽ lớn lên khi họ thường nhìn
thấy cha mẹ của chúng bị đánh đập.
Chúng tôi không được hưởng cuộc sống yên bình và không thể
góp phần xây dựng đất nước của chúng tôi bởi vì các cơ quan thực thi pháp luật
không ngần ngại vi phạm nhân quyền một cách thô bạo.
Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng chúng tôi chỉ thực sự
muốn thực hiện các quyền cơ bản của chúng tôi. Các bạn sẽ giúp
chúng tôi? Chia sẻ video này và có những hành động để nói với các nhà chức
trách Việt Nam:
§ Trả
lại đất cho dân oan nghèo khổ!
§ Trả
lại quyền tự do của công đoàn cho người lao động.
§ Trả lại quyền tự do ngôn luận cho người
dân của chúng tôi!
§ Trả lại chùa và nhà thờ cho các tôn giáo!
§ Trả tự do cho các tù nhân lương tâm!
Với video này, tôi có
thể yêu cầu các bạn hãy giúp chúng tôi: Ngăn chặn bạo lực! Ngăn chặn tra tấn tại
Việt Nam!
Vietnamese Communists
must render FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS to the people before a
political defeat would cost them their livelihood and even their lives.
Huỳnh Thục Vy
Stop Torture and Violence
in Vietnam
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền VN Kỷ Niệm Một Năm Thành Lập
Huỳnh Thục Vy
--- Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam
November 25, 2014
November 25, 2014
Sáng ngày 25/11/2014, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam chúng tôi
tổ chức lễ Kỷ niệm một năm thành lập tại Nhà thờ Kỳ Đồng, Dòng Chúa Cứu Thế Sài
Gòn.
Chị em chúng tôi rất vui mừng được đón tiếp Đại diện các
tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự đến chia sẻ niềm vui ngày họp mặt của chị
em chúng tôi.
Sự tham dự của quý vị sau đây là niềm vinh dự lớn cho chị
em chúng tôi: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Hòa thượng Thích Không Tánh, Thượng tọa Thích
Thiện Minh, Mục sư Huỳnh Thúc Khải, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Mục sự Nguyễn Mạnh
Hùng, Thạc sĩ Phạm Bá Hải, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Ký giả Trương Minh Đức… cùng
nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo từ miền Tây.
Nhiều thành viên Hội PNNQVN từ khắp ba miền đã đến họp mặt,
trong đó có những người khách mời phụ nữ, mà đối với chúng tôi, rất đặc biệt
như vợ và con gái mục sư Nguyễn Công Chính từ Gia Lai, cô Trần Thị Thu mẹ em Đỗ
Văn Bình (em Bình bị công an Hòa Vang đến chết đầu năm nay) từ Quảng Nam, dân
oan Lê Thị Kim Thu từ Đồng Nai…
Đây cũng là dịp để các đại diện tổ chức xã hội dân sự họp
mặt để chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh và bước đầu phác thảo chương trình hành
động cho năm 2015.
Chúng tôi rất vui mừng nhận được lời cổ cũ của bác sĩ
Nguyễn Đan Quế, Hòa thượng Thích Không Tánh, Thượng tọa Thích Thiện Minh, mục
sư Huỳnh Thúc Khải và đại diện Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Sóc từ Vĩnh Long.
Xin chân thành cám ơn quý bằng hữu đã có mặt để ngày kỷ
niệm của chị em chúng tôi tràn đầy niềm vui.
Nhân dịp này, xin chia sẻ với quý vị Hành trình một năm
nhìn lại của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam trong năm 2014
Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam : Một năm nhìn lại
Ngày 25 tháng 11 hằng năm được Liên Hiệp quốc chọn làm ngày
Quốc tế chống bạo hành phụ nữ. Đúng ngày đó năm 2013, một tổ chức xã hội dân sự
mới ra đời tại Việt Nam: Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đó có thể là một ngày
bình thường với rất nhiều người, nhưng là một ngày đặc biệt với chị em chúng
tôi – những người phụ nữ bảo vệ Nhân quyền đã tham gia sáng lập hội này.
Thưa
quý vị, mặc
dù chúng tôi
có một khởi
đầu vô cùng
khó khăn cả
về nhân sự
lãnh đạo, tài
chính, kỹ thuật
tổ chức lẫn
sự đàn áp
liên tục của
chính quyền, nhưng
từ ngày hôm
ấy, chúng tôi
có thể tự
hào là Hội
phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam lấy việc bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm làm tôn chỉ
hoạt động của mình.
Sống trong xã hội độc tài nơi không có xã hội dân sự thực
sự và nền luật pháp chỉ là đồ chơi trong tay giới cầm quyền và là cái còng số 8
trên cổ tay những người bất đồng chính kiến, chúng tôi không được dạy về xã hội
dân sự, không có điều kiện để trải nghiệm môi trường của sự hợp tác tự do và tự
nguyện. Chúng tôi, những người nữ bất đồng chính kiến, nữ blogger, vợ hoặc con
gái của những tù nhân lương tâm… hoàn toàn không được trang bị những kiến thức
và kinh nghiệm cơ bản để ngồi cùng nhau trong một tổ chức xã hội công dân bảo
vệ Nhân quyền.
Chúng tôi chẳng có ưu thắng gì ngoài một tấm lòng dành cho những
nạn nhân bị chà đạp phẩm giá và tự do, những người yếu thế và dễ bị tổn thương
trong xã hội, đặc biệt là những tù nhân lương tâm và gia đình họ.
Một năm là thời gian đủ dài để một tổ chức xã hội công dân
nhiều kinh nghiệm đạt được những thành quả đáng chú ý, nhưng là quá ngắn để một
tổ chức vừa mới ra đời, trong hoàn cảnh trù dập của chính quyền cộng sản Việt
Nam, để lại một dấu ấn nào đó nổi bật. Khắp Việt Nam đầy rẫy tiếng oán than của
những con người yếu đuối bị chà đạp, đầy rẫy những vụ án oan ức, đầy rẫy những
tình cảnh bi thương của những người phụ nữ và trẻ em không có nổi một bữa cơm
no. Và quả tình, chúng tôi cảm thấy xấu hổ vì một năm qua chúng tôi đã làm được
rất ít, rất ít cho đồng bào của mình.
Khắp sáu tỉnh miền Tây, nơi nào cũng có những người Phật
giáo Hòa Hảo bị chính quyền đàn áp quyền tự do tôn giáo. Họ không có nổi chút
tự do làm những điều rất đỗi bình thường: tổ chức lễ giỗ cho người khai sáng
nền đạo của họ. Có biết bao nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị kết án nặng nề vì
sự dũng cảm kháng cự bất bạo động với nhà cầm quyền độc tài để giữ lấy cơ hội
tự do thờ phượng cho bản thân và gia đình.
Nhiều người trong số họ bị giam giữ
hơn cả thập niên mà không có bản án cụ thể. Và thậm chí, khi họ được trả tự do
khỏi nhà tù cũng không thể có được một tờ giấy ra trại như những tù nhân bình
thường khác. Chúng tôi đã đến với vài người trong số họ, chỉ vài người thôi. Và
còn biết bao nhiêu người khác phải chịu cảnh đánh đập, bắt giam thường xuyên mà
không ai biết tới.
Chúng tôi đã đến với gia đình bà Nguyễn Thị Thu tự thiêu năm
2001 và gia đình tu sĩ Út Hòa Lạc tự thiêu năm 2005 và gần chục gia đình khác…
Nhưng vẫn còn bao nhiêu người khác nữa…
Chúng tôi đã theo dõi ngay từ đầu vụ án “gây rối trật tự
công cộng” của hai dân oan Cần Thơ là bà Nguyễn Thị Tuyền và Nguyễn Thị Ánh
Nguyệt; sát cánh cùng gia đình họ trong những ngày khó khăn nhất. Chúng tôi đã
gặp gỡ và chia sẻ với dân oan Dương Nội và dân oan khắp ba miền Bắc Trung Nam.
Những gì chúng tôi làm cũng không có gì hơn ngoài sự chia sẻ miếng cơm và cốc
nước trong những ngày tháng dài bà con dân oan đi khiếu kiện chính quyền đã
cướp đất của nông dân cả nước.
Chúng tôi đã tìm đến những làng xã xa xôi ở tỉnh Phú Yên,
có những nơi nằm trong hóc núi, để thăm viếng gia đình các tù nhân tôn giáo
trong vụ án Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn, một nhóm tôn giáo có hơn hai
mươi người bị kết án nặng nề, người lãnh đạo là ông Phan Văn Thu bị kết án
chung thân trong trong sự thờ ơ của công luận.
Chúng tôi chia sẻ sự đồng cảm
với nỗi oan ức thấu trời của họ: bị tịch thu tiền bạc do đạo hữu quyên góp,
bị mất cơ sở du lịch Đá Bia mà họ phải mất nhiều thời gian, mồ hôi
và nước mắt để xây dưng, và mất tất cả kinh sách trong đó có tác phẩm
triết tôn giáo tự nghiên cứu dựa trên nền tảng Phật lý; không những thế, họ còn
phải chịu các bản án tù hầu hết là trên mười năm.
Chúng tôi đã viết báo cáo đưa
trường hợp này đến bà Katherine Lawson, viên chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đặc
trách tôn giáo, trong chuyến thăm Việt Nam của bà. Chúng tôi đã đến thăm tận
nhà bà Võ Thị Thanh Thúy vợ của ông Phan Văn Thu để tìm hiểu tình hình. Nhưng cho
đến lúc này, chúng tôi chỉ có thể làm được đến thế.
Chúng tôi đã đến thăm vợ và con nhỏ của mục sư Nguyễn Công
Chính. Mục sư Chính là một trong người nhà hoạt động cho tự do tôn giáo và nhân
quyền lâu năm trong cộng đồng những người theo các hệ phái Tin Lành tại gia,
đặc biệt là những người sắc tộc thiểu số ở Gia Lai và Kon Tum. Ông từng bị trù
dập nhiều năm trước khi bị bỏ tù và bị kết án 11 năm tù giam. Ở vùng xa xôi của
Cao nguyên Trung phần này, người sắc tộc không được tổ chức ngay cả một lễ
Giáng sinh đơn giản nhất, điều mà đối với nhiều người Kinh và người ở thành phố
là chuyện bình thường.
Họ bị theo dõi, xua đuổi, đánh đập, bắt bớ và bỏ
tù trong sự thiếu thông tin hoàn toàn của công luận. Chúng tôi đã đến thăm nhà
và tặng quà gia đình ông Rơ Châm Hm Rek, một thầy truyền đạo Tin Lành,
người từng bị bắt cóc và bỏ tù trong chín năm mà gia đình không có tin
tức; khi người ta thả ông về thì ông đã bị liệt nửa người, nói không thành
tiếng; dù trước đây ông thông thạo cả tiếng mẹ đẻ của mình và tiếng Việt.
Nhưng chúng tôi chưa làm được gì nhiều hơn thế.
Nhân quyền là giá trị phổ quát của nhân loại nhưng
vẫn còn quá nhiều nơi trên thế giới, nó bị từ chối và chủ thể nắm giữ nó trở
thành nạn nhân của sự sỉ nhục, dùi cui và ngục tù. Bởi vậy, mặc dầu con người
đã văn minh và tiến bộ đến độ có thể lên vũ trụ để thám hiểm không gian và
những hành tinh xa xôi, nhưng chính trên mặt đất này, con người vẫn còn dùng đủ
mọi thủ đoạn để chà đạp nhau.
Chừng nào con người còn rên rỉ vì đau khổ do
những tập đoàn cai trị, những phe nhóm phiến quân, những hành xử tàn ác của gia
tộc… mang lại; những tổ chức xã hội công dân bảo vệ nhân quyền vẫn tiếp tục
nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm của mình. Và Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam
chúng tôi hy vọng góp một tay trong sứ mạng toàn cầu này.
Con đường xây dựng xã hội dân sự và dân chủ cho đất nước là
một con đường dài ở phía trước và tổ chức chúng tôi vẫn đang trong những ngày
tháng chập chững làm việc và trưởng thành. Chúng tôi mong mỏi nhận được
sự trợ giúp của quý bằng hữu người Việt khắp nơi trên thế giới và được cộng
đồng đón nhận với thiện chí và sự tin tưởng. Một năm khó khăn đã trôi qua.
Nhưng với tình hình đàn áp và bạo hành của nhà cầm quyền đối với các nhà hoạt
động xã hội dân sự hiện nay tại Việt Nam, chúng tôi không muốn đưa ra bất cứ dự
đoán nào về sự an toàn của các thành viên Hội chúng tôi, đặc biệt là các thành
viên Ban điều hành Hội. Chúng tôi chỉ có thể tiếp tục nỗ lực trong tâm tình yêu
thương dành cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội Việt Nam, đặc
biệt là phụ nữ và các nhà hoạt động nữ của chúng ta.
Ban điều hành Hội PNNQVN
Huỳnh Thục Vy
Cell phone: 0905 154 708
Skype: vyhoang.jane
Facebook: www.facebook.com/huynhthucvy
Blog: http://huynhthucvy.blogspot.com
Bàn Về Dân Trí
Từ đầu thế kỷ trước, Phan
Chu Trinh đã nói đến công cuộc “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” cho
Việt Nam.
Đến hôm nay và có thể là một thời gian dài sau này, riêng chuyện
dân trí chắc sẽ còn tốn nhiều thời gian và giấy mực của chúng ta.
Không ít lần, bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng
sản rêu rao rằng: Việt Nam dân trí chưa cao để có thể có dân chủ; vì vậy, đảng
và nhà nước cộng sản cần cai trị thêm, chờ khi nào dân trí đủ cao thì họ sẽ tự
động thay đổi hệ thống chính trị và dân chủ hóa.
Thời gian chờ đợi này có thể là năm mươi năm hoặc một trăm
năm? Đây chắc chắn không phải chỉ là lời chống chế cho sự cầm quyền bất xứng,
không chính đáng và dai dẳng của đảng cộng sản lên hơn chín chục triệu dân Việt
Nam; mà nó có thể còn là suy nghĩ chân thành và thiện chí của nhiều người có
học Việt Nam. Chưa có dân trí cao thì chưa thể có dân chủ?!!
Và với nền giáo dục ngăn cản tự do, sáng tạo và đang ngày
càng lụn bại như tại Việt Nam thì còn lâu trình độ tri thức của người dân Việt
Nam mới có thể sánh kịp các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, thậm chí là Thái
Lan…Vậy thì đảng cộng sản sẽ tiếp tục ở đây, ngay trên đầu chúng ta trong một
vòng định mệnh lẩn quẩn: độc tài -> dân trí thấp, dân trí thấp -> độc
tài?!
Tất nhiên, tri thức là điều kiện không thể thiếu để phát
triển đất nước một cách toàn diện và vững chắc. Chính tri thức cũng là yếu tố
củng cố nền dân chủ. Tri thức giúp người dân tiếp cận thông tin nhanh chóng, am
hiểu luật pháp và có những phản ứng hữu hiệu cho các chính sách quốc gia hoặc
những thực hành chính trị của nhà cầm quyền.
Tri thức và sự sáng tạo cũng là
yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, sự hòa nhập của quốc gia vào cộng đồng
quốc tế trong mọi lĩnh vực để người dân được sống ngày một thịnh vượng và có uy
tín trên trường quốc tế hơn. Không ai có thể phủ nhận vai trò của trình độ tri
thức đối với tiền đồ một quốc gia.
Nhưng chúng ta đang nói đến dân trí. Dân trí phải chăng đơn
giản chỉ là trình độ tri thức của người dân, là chỉ số có thể đo lường được
thông qua con số người có bằng cấp cao, tốt nghiệp những đại học danh tiếng?
Chúng ta hãy cùng nhau dành thời gian để suy nghĩ về mệnh đề: “Dân thấp thấp
thì chưa thể có Dân chủ”. Ấn Độ năm 1947 khi giành được độc lập, dân trí có cao
hơn Việt Nam bây giờ không? Miến Điện hay Cambodia đã bắt đầu con đường dân chủ
hóa có dân trí cao hơn Việt Nam không? Nếu các bạn lưỡng lự, thì chúng ta có
thể cần nhiều thời gian hơn nữa trước khi đưa ra bất cứ khẳng định một cách
khoa học nào về chuyện Dân trí – Dân chủ.
Theo thiển ý của người viết bài này, dân trí không chết
cứng trong cái nội hàm “tri thức”. Dân trí là một tập hợp những điều kiện thuộc
về não trạng và văn hóa nhiều hơn là tri thức. Dân trí cao không phải là tỷ lệ
cao những người có học và có bằng cấp cao mà là các yếu tố thuộc về nhận thức (chứ
không phải tri thức) có thể chi phối hành động và phản ứng của người dân trong
mối quan hệ của họ với nhau và của họ với chính quyền.
Ví dụ, những người có học hành nhiều chưa chắc là những
người có hành xử văn hóa. Trong cách dùng thông dụng do những người cộng sản
hiện nay áp đặt, người có bằng cấp cao thì được gọi là người có trình độ văn
hóa cao. Nhưng thực tế, những hành xử văn hóa không phụ thuộc nhiều vào việc
người ta có học nhiều hay không, mà phụ thuộc vào nền tảng đạo đức từ môi
trường gia đình – xã hội, những quy tắc hành xử phổ biến trong xã hội và nhận
thức của chính người đó về các giá trị công bằng, bác ái, tự do và công lý; để
rồi từ đó có nhận thức đạo đức cơ bản và hành xử luân lý tương ứng.
Một người đàn anh đáng kính của tôi từng chia sẻ: Dân trí
là chỉ số để đo (và luôn tỷ lệ nghịch với) mức độ thờ phụng quyền lực các loại.
Người dân thờ phượng quyền lực chính trị, trí thức thờ phượng một trí thức tên
tuổi khác… Người viết tạm thời đưa ra vài đặc điểm dưới dây mà tôi xem như là
biểu hiện của một nền dân trí cao:
- Người dân và đặc biệt là giới trí thức không/ ít sợ hãi
và tôn sùng quyền lực, dù đó là quyền lực chính trị, kinh tế, học thuật hay tôn
giáo. Người dân không xem những người cầm quyền chính trị là những người có vị
thế ưu thắng tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Đối với họ, các vị trí lãnh đạo
quốc gia là có thể thay đổi được, dựa trên ý chí của chính người dân; và các
vấn đề to lớn của quốc gia không phải là sân chơi riêng của những người ở “tầng
lớn trên”.
- Giới trí thức không/ ít khao khát quyền lực chính trị. Họ
không xem việc nắm quyền chính trị hoặc hưởng lợi nhờ quyền lực chính trị là
mục tiêu hoặc là biểu hiện thành công của sự nghiệp mình. Tất nhiên tham chính
và lãnh đạo quốc gia không phải là điều xấu nhưng đó không phải là cách duy
nhất khiến một người có được vinh quang, sự khen ngợi và công ích xứng đáng.
Trí thức đặt mình vào một vị thế còn quan trọng hơn, đó là giám sát chính trị,
đề nghị chính sách quốc gia và phục vụ người dân.
- Người dân có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến
cuộc sống hằng ngày và các mối quan hệ với cộng đồng thông qua các hoạt động tự
lập và tự quản, không viện đến sự xử lý của chính quyền nếu chưa cần thiết.
Những sự phụ thuộc nhỏ lẻ vào chính quyền cho thấy ở họ tâm lý lệ thuộc thực
chất còn lớn hơn nhiều.
- Người dân có xu hướng tôn trọng hạnh phúc và tự do của
từng cá nhân con người; đề cao tự do và phẩm giá con người với tư cách từng cá
nhân cụ thể; dù trân quý những hy sinh của cá nhân cho cộng đồng nhưng không
coi sự hy sinh của cá nhân cho tập thể là giá trị luân lý bắt buộc.
- Người dân có xu hướng giải quyết vấn đề bằng phương pháp
hòa bình và tinh thần khoan dung, không đề cao vũ lực và không/ít bị kích động
bởi khuynh hướng bạo lực. Và họ có khả năng đề kháng tương đối đối với những hô
hào mị dân về chủ nghĩ dân tộc cực đoan.
- Người dân có ý thức về lợi ích của sự hợp tác và có khả
năng xây dựng đồng thuận một cách lành mạnh và tuân thủ luật pháp để hợp tác
với nhau trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng và quốc gia. Nếu mệnh lệnh
tùy tiện và độc đoán là đặc trưng của những xã hội bán khai từ thời xa xưa của
nhân loại thì khả năng tạo đồng thuận và hợp tác là kỹ thuật đặc biệt của những
cộng đồng văn minh của thế giới hôm nay.
- Người dân giữ được sự bình tĩnh tương đối, khả năng hành
động tương hỗ và sự thượng tôn luật pháp khi cộng đồng hoặc quốc gia lâm vào
những tình huống khẩn cấp như thiên tai, chiến tranh, tội phạm. Họ có khả năng
ứng phó một cách khoa học, lý tính trong những trượng hợp đó.
- Người dân có khả năng tư duy và phán đoán độc lập, không/
ít tôn sùng biểu tượng, không đeo bám cứng nhắc những giáo điều hay chủ thuyết
nhất định. Bởi theo logic tâm lý, khi người dân quá tôn sùng biểu tượng thì
trong tâm lý của họ không có điều gì khác hơn ngoài việc người ta cũng muốn trở
thành biểu tượng nếu có cơ hội. Tâm lý tôn sùng biểu tượng càng mạnh thì sự
hãnh tiến khi nắm được địa vị ưu thắng càng lớn. Đây cũng có thể được xem là
một khía cạnh của sự thờ phượng quyền lực.
Sau khi xem xét xong những điều trên đây, chúng ta gần như
có thể trả lời được câu hỏi: Vì sao ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam đi du
học nước ngoài nhưng hầu như có rất ít người trong số những con người bằng cấp
đầy mình ấy có đủ can đảm để dấn thân cho dân chủ và đóng góp cho cộng đồng xã
hội.Những người kiến thức sâu rộng ấy cũng vô cùng sợ hãi và thiếu trách nhiêm
giống như bao người thất học khác, vì kiến thức không giúp họ trở nên can đảm,
bớt lệ thuộc quyền lực và sốt sắng nhận lãnh trách nhiệm cộng đồng.
Bởi vậy nhiều con cái các gia đình cán bộ cộng sản cấp địa
phương cũng như cấp quốc gia du học và trở về, nhưng cái họ đang và sẽ trở
thành không phải là điều gì khác hơn ngoài những “ông bà độc tài con”. Vấn đề
là ở chỗ nhận thức về chính trị – xã hội và kỹ thuật tổ chức cuộc sống chung
trong một cộng đồng văn minh chứ không phải là việc có nhiều bằng cấp hay không.
Như tôi đã từng chia sẻ giải thể một chế độ độc tài để
bắt đầu con đường dân chủ hóa tuy khó nhưng còn dễ hơn rất nhiều so với công
cuộc xây dựng dân chủ hậu độc tài. Và tri thức, khi đó sẽ đóng vài trò rất quan
trọng; nhưng nếu chúng ta không thể bắt đầu ngay bây giờ thì ngày mai chẳng có
gì xảy ra cả.
Ngay chính trình độ tri thức của người dân cũng ngày càng thoái
hóa dưới chế độ độc tài chứ chưa nói là nó có cơ hội để đóng góp xây dựng dân
chủ hay không. Bởi vì chính dân chủ và sự tự do hiến định trong một nền dân chủ
xứng đáng cũng góp phần quyết định nâng cao trình độ tri thức của người dân.
Trong một buổi nói
chuyện dành riêng cho Hội PNNQVN, ông Ngô Nhân Dụng đã chia sẻ: Bạn không thể
nói tôi không biết bơi vì vậy tôi không dám xuống nước. Vì nếu bạn không xuống
nước, bạn sẽ không bao giờ biết bơi cả. Và cũng xin dùng lời hữu lý trên để kết
thúc bài viết này trong tâm tình mong muốn tiếp thu nhiều chia sẻ hữu ích hơn
từ các bạn trẻ Việt Nam.
Huỳnh Thục Vy
Buôn
Hồ, 7/11/2014
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền