Vận động cho TNLT: Những thành quả cụ thể
Con gái nhà báo Trương Minh
Đức bị sách nhiễu
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 7 tháng 11, 2014
Các cuộc tổng vận động nhân
quyền của người Việt chúng ta ở Hoa Kỳtrong 3 năm nay đã tạo được những thành quả đáng kể dù số dân tương đối nhỏ so với các cộng
đồng bạn. Dưới đây là một trường hợp cụ thể mà ai cũng có thể theo dõi
và tự kiểm chứng.
Cuối tháng 7 năm ngoái, BPSOS phát động chiến dịch Tự Do Cho Tù Nhân Lương
Tâm Việt Nam. Một mục tiêu của chiến dịch này là, trong 12 tháng, vận động các dân biểu Hoa Kỳ "đỡ
đầu" cho 10 tù nhân lương tâm.
Thành quả cụ thể
Mới đây, trang mạng của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos ở Hạ Viện Hoa Kỳ công
bố danh sách các tù nhân lương tâm được dân biểu "đỡ đầu"-- trong tổng số 32
người thì 13 là người Việt Nam. Để đối chiếu, có 6 tù nhân lương tâm người Hoa,
5 người Iran và còn lại thì chỉ 1, 2 người thuộc mỗi quốc gia. Xem:http://tlhrc.house.gov/dfp/adopted_prisoners_conscience.shtml
Như vậy là số tù nhân
lương tâm Việt Nam được vào danh sách nhiều hơn gấp đôi số người Hoa, là quốc
gia đứng hạng 2.
Đó là chưa kể số hồ sơ được vận động ở Thượng Viện. Chẳng hạn, TNS Richard
Durbin (Dân Chủ, Illinois) đã "đỡ đầu" cho Nguyễn Văn Hải, tức
Blogger Điếu Cày. Tuy nhiên ở Thượng Viện không có chương trình chính thức cho
việc "đỡ đầu".
Trong số 13 người tù lương tâm Việt Nam trong danh sách
của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, 3
đã được tự do: Ts. Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Tiến Trung. Và
Blogger Điếu Cày, do TNS Durbin miệt mài vận động, cũng vừa được tự do.
Thành quả này cho thấy khả năng vận động của chúng ta, như một tập thể, là
không nhỏ. Đó là vì chúng ta biết làm đúng cách.
Cách ấy là huy động phái đoàn ở từng địa phương để cùng tụ về Hoa Thịnh Đốn
trong Ngày Vận Động Cho Việt Nam. Các phái đoàn chia nhau hồ sơ tù nhân lương tâm để kêu gọi
dân biểu của mình "đỡ đầu". Tháng 7 năm ngoái khoảng 800 người tham
gia cuộc tổng vận động, tháng 3 năm nay 850 người, và
tháng 7 vừa rồi 450 người. Các phái
đoàn này đã tiếp xúc với khoảng tổng cộng 250 dân biểu hoặc nhân viên lập pháp
của họ. Đó là lý do số tù nhân lương tâm Việt Nam được "đỡ đầu" đã
vượt trội các quốc gia khác.
Chính con số vượt trội này giúp cho các vị dân biểu Hoa Kỳ nói
chungthấy tình trạng vi phạm nhân quyền cực kỳ tệ
hại ở Việt Nam, và nhắc nhở họ rằng can thiệp đòi tự do cho tất
cả tù nhân lương tâm Việt Nam
là điều chính đáng và cấp
bách.
Theo tôi biết, người Việt chúng ta là cộng đồng duy nhất ở Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tổng
vận động hàng năm với số tham dự lên đến gấn nghìn người.
Yếu tố thành công
Chiến dịch Tự Do Cho Tù
Nhân Lương Tâm Việt Nam cho phép rút ra một
số nguyên tắc sau đây về đo lường kết quả để biết việc làm hữu
hiệu đến đâu.
Trước khi hành động, chúng ta phải dự kiến thành
quả, báo trước thành quả dự kiến ấy cho những người cộng tác hay ủng hộ, và tạo điều
kiện để chính họ đánh giá thành quả.
Việc đánh giá chỉ có giá trị nếu là người khác, hoàn toàn độc lập với mình, đánh giá việc làm
của mình. Muốn vậy, chúng ta phải báo trước những thành quả sẽ đạt được để rồi
ai ai cũng có thể so sánh giữa thành quả thực và thành quả dự báo; mức sai biệt là căn bản để đánh giá mức hữu hiệu
của việc làm. Bằng không thì tình trạng "tự khen" là khó tránh khỏi.
Báo trước thành quả vẫn chưa đủ vì biết đâu thành quả có được chỉ do tình
cờ hoặc kỳ tình là do người khác làm, chứ không phải do mình mà có. Để tránh
“nhận lầm”, chúng ta không những phải báo trước thành quả mà còn phải trình bày
kế hoạch để đạt thành quả ấy. Và kế hoạch ấy cũng phải trình bày ra trước,
ít ra là những nét phác. Như
vậy, mọi người đều có thể theo dõi từng bước thực hiện kế
hoạch, đo lường tiến triển của
việc làm, và khi có thành quả
thì biết ngay do đâu mà có.
Chiến dịch Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm được thực hiện theo nguyên tắc trên. Bảng công bố mới đây của
Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos khẳng định mức hữu hiệu của kế
hoạch vận động Quốc Hội. Được vậy là do công sức và tâm huyết của hàng
nghìn người từ khắp miền đất nước Hoa Kỳ đã thay phiên nhau về thủ đô vận động. Không ít đồng hương kỳ vận động nào cũng hiện diện để góp
phần mình vào nỗ lực chung.
Hẹn Gặp Ở Phoenix
Ngay sau khi Trung Cộng kéo dàn khoan HD-981 vào Biển Đông, Liên Minh Cho
Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ được hình thành để thực hiện cuộc tổng vận động
vào tháng 7 vừa qua và những cuộc tổng vận động sau đó. Theo tôi biết, người
Việt chúng ta là cộng đồng duy nhất ở Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tổng vận động
hàng năm với số tham dự lên đến gấn nghìn người. Trong con mắt của các dân biểu
và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, nó đã trở thành một sắc thái đặc thù của cộng đồng
Mỹ-Việt.
Năm 2015 sẽ là năm quan trọng, với nhiều biến chuyển ở Việt Nam và trong
chính trường Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để thúc đẩy, qua quốc tế vận,
cho những thay đổi ở trong nước. Đó là đề tài mà tôi sẽ chia sẻ với đồng hương
ở nhiều thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ trong thời gian từ giờ đến cuối năm.
Ngày 16 tháng 11 tới đây, nhân dịp Liên Minh Cho Một Việt
Nam Tự Do Và Dân Chủ sẽ chính thức ra mắt đồng hương tại Phoenix, Arizona, tôi
sẽ có mặt để trình bày kế hoạch tổng vận động cho năm 2015.
Kết quả bầu cử Hoa Kỳ: Ý nghĩa đối với Việt Nam
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 5 tháng 11, 2014
Kết quả bầu cử ngày 4
tháng 11 báo hiệu sự thay đổi lớn trong chính trường Hoa Kỳ trong 2 năm tới
đây: Đảng Cộng Hoà sẽ kiểm soát lưỡng viện Quốc Hội. Như vậy, Hành Pháp của
Tổng Thống Obama, thuộc Đảng Dân Chủ, chắc chắn phải đối đầu với Quốc Hội trong
nhiều chính sách đối nội lẫn đối ngoại, trong đó có chính sách đối với Việt Nam.
Sự đối đầu này tạo nên
một số cơ hội để người Việt ở Hoa Kỳ vận động cho nhân quyền và dân chủ ở Việt
Nam.
Thành phần lãnh đạo
Thượng Viện Hoa Kỳ
Thành phần lãnh đạo
Thượng Viện trong nhiệm kỳ 2015-2016 sẽ gồm những người khá am tường về tình
hình vi phạm nhân quyền, nhất là tự do tôn giáo, ở Việt Nam. Đây là kết quả của
các đợt tổng vận động từ năm 2012 đến giờ.
Cô Tuyết Đinh thông dịch cho Bà Elaine Chao, phu nhân TNS
Mitch McConnell, tại buổi tiếp với cộng đồng Việt ở Louisville, ngày 29/10/2014
TNS John McCain và TNS
Jeff Flake tiếp xúc phái đoàn Việt trong cuộc tổng vận động, ngày 16/07/2014
TNS Mitch McConnell,
Tiểu Bang Kentucky, sẽ đứng đầu Thượng Viện. Từ hai năm nay, qua các cuộc tổng
vận động Quốc Hội do BPSOS và rồi Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ (Liên
Minh VNTDDC) tổ chức, TNS McConnell ngày càng am tường về tình trạng vi phạm
nhân quyền ở Việt Nam. Trong cuộc tranh cử vừa rồi, phu nhân của TNS
McConnell, cựu Bộ Trưởng Lao Động Elaine Chao, đã thay mặt chồng đến tiếp xúc
với cộng đồng Việt ở Louisville.
TNS John Cornyn, Tiểu
Bang Texas, sẽ là người đứng thứ hai trong Đảng Cộng Hoà ở Thượng Viện. Ông
chính là tác giả của Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam đưa vào Thượng
Viện năm 2013, là người phát biểu chính trong Ngày Vận Động Cho Việt Nam vào
tháng 3 năm nay, và là một trong 4 vị thượng nghị sĩ viết thư cho TT Obama cuối
tháng 10 vừa rồi để phản đối bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. TNS Cornyn
cũng đồng bảo trợ cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.
TNS Bob Corker, Tiểu
Bang Tennessee, được xem là vị chủ tịch sắp đến của Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng
Viện. TNS Corker rất quan tâm đến tình trạng vi phạm tự do tôn giáo và đã tiếp
xúc một số chức sắc Cao Đài và một thanh niên Công Giáo trong chuyến viếng thăm
Việt Nam đầu tháng 8 vừa qua.
TNS Marco Rubio, Tiểu
Bang Florida, có triển vọng sẽ là Chủ Tịch của Tiểu Ban Á Châu - Thái Bình
Dương thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại. TNS Rubio đồng bảo trợ cho cả Luật Nhân Quyền Cho
Việt Nam và Luật Chế Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam ở Thượng Viện. Ông chính
là tác giả của lá thư gửi TT Obama kể trên.
TNS John McCain, Tiểu
Bang Arizona, gần như chắc chắn sẽ là Chủ Tịch của Uỷ Ban Quốc Phòng. TNS
McCain cũng vừa đến Việt Nam tháng 8 vừa rồi. Tại đây Ông tuyên bố rằng Hoa Kỳ
sẵn sàng mở cửa hợp tác với Việt Nam nhưng mở đến đâu là tuỳ mức độ cải thiện
nhân quyền ở Việt Nam.
TNS McCain rất gần với cộng đồng người Việt ở Arizona và
thường xuyên đón tiếp các phái đoàn người Việt đến Quốc Hội vận động nhân quyền.
Ngoài ra, hai Thượng
Nghị Sĩ mới đắc cử cũng có thể là tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề Việt Nam. Thứ
nhất là đương kim Dân Biểu James Lankford, Tiểu Bang Oklahoma, tác giả văn thư
mới đây gửi Đại Sứ Michael Froman, Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, khẳng định không
chấp nhận cho Việt Nam vào TPP nếu không chấm dứt đàn áp tôn giáo và xoá bỏ các
điều luật vi phạm nhân quyền.
Người thứ hai là Ông
Thom Tillis vừa đắc cử Thượng Nghị Sĩ tiểu bang North Carolina. Trong thời gian
tranh cử, Ông Tillis đã tiếp xúc cử tri người Việt và được trình bày về tình
trạng nhân quyền ở Việt Nam. Đặc biệt tiểu bang North Carolina tập trung nhiều
công ty may dệt; họ cực lực chống đối Việt Nam tham gia TPP vì sự cạnh tranh
bất công của các công ty quốc doanh ở Việt Nam.
Trong cuộc bầu cử lần
này, cộng đồng Việt ở nhiều tiểu bang đã tham gia vận động tranh cử cho các ứng
cử viên Thượng Viện và Hạ Viện mà mình ủng hộ, từ Texas đến Oklahoma, từ North
Carolina đến Louisiana, từ Kentucky đến Michigan... Và điều này được ghi nhận bởi
hệ thống đảng ở cấp quốc gia của họ. Đây là một bước tiến quan trọng của tập
thể người Mỹ gốc Việt về hội nhập dòng chính để tạo thế đứng và ảnh hưởng chính
trị.
Cơ hội
Với thành phần lãnh đạo
ở Thượng Viện trong nhiệm kỳ Quốc Hội 2015-2016 như kể trên, chúng ta có cơ hội
hơn trước để vận động thành công cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế
Tài Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam. Đây sẽ là một trọng tâm trong kế hoạch vận
động của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ cho 2015-2016.
Chúng ta cũng sẽ có cơ
hội hơn để thúc đẩy thật mạnh vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Các dân biểu và
thượng nghị sĩ Cộng Hoà có khuynh hướng quan tâm đến tự do tôn giáo hơn là các
lĩnh vực nhân quyền khác như quyền lao động, quyền phụ nữ... Điều này ăn khớp
với kế hoạch của Liên Minh VNTDDC: Vận động đưa Việt Nam vào danh sách CPC
trong năm 2015 vì các vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng.
Một điều mà có thể ít ai
nghĩ đến là cơ hội đẩy lùi TPP cho Việt Nam. Đảng Cộng Hoà có khuynh hướng ủng
hộ các hoạt động doanh nghiệp và do đó nói chung ủng hộ các hiệp ước mậu dịch
quốc tế như TPP. Tuy nhiên, ủng hộ TPP không đồng nghĩa là ủng hộ cho Việt Nam
vào TPP. Việt Nam thiếu tất cả các yếu tố cần thiết cho mậu dịch tự do và công
bằng thì sẽ có hại cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ: không kinh tế thị trường, không
thể chế pháp trị, không tôn trọng tác quyền, không minh bạch và đầy tham
nhũng... Chính các công ty may dệt Hoa Kỳ, tập trung khá đông ở tiểu
bang North Carolina, đang chống đối Việt Nam tham gia TPP; đằng sau họ là các
dân biểu Cộng Hoà và nay có thể sẽ có thêm tân TNS Thom Tillis.
Mục đích của Liên Minh
VNTDDC không phải là ngăn chặn để vĩnh viễn Việt Nam không được tham gia TPP.
Mục đích của chúng tôi là đẩy lùi sự tham gia của Việt Nam cho đến khi chính
quyền của họ đáp ứng thoả đáng, không chỉ bằng lời hứa mà bằng hành
động cụ thể, các điều kiện nhân quyền căn bản.
Làm gì?
Để khai thác các cơ hội
trên, Liên Minh VNTDDC sẽ thực hiện các bước sau đây và cũng kêu gọi đồng hương
cùng hành động:
(1) Ngay lập tức gửi văn
thư chúc mừng đến các vị dân cử Liên Bang vừa đắc cử thuộc lưỡng đảng và qua đó
nhắc nhở họ về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
(2) Đầu năm 2015, ngay
khi Quốc Hội khai mạc nhiệm kỳ mới, cử phái đoàn chuyên thảo luận với các vị
dân biểu và thượng nghị sĩ có ảnh hưởng về lịch trình cùng lúc đưa 2 đạo luật
nhân quyền cho Việt Nam vào Hạ Viện và Thượng Viện. Sau đó Liên Minh VNTDDC sẽ
công bố kế hoạch vận động 2015-2016.
(3) Giữa tháng 6 năm
2015, thực hiện Ngày Vận Động Cho Việt Nam để thúc đẩy cho 2 đạo luật này, kêu
gọi đưa Việt Nam vào danh sách CPC, và tiếp tục đẩy lùi TPP cho Việt Nam. Lần
này chúng tôi sẽ cố gắng vận động trên nghìn đồng hương tham gia.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền