Wednesday, October 29, 2014

TNLT Trần Hữu Đức sẽ mãn hạn tù vào cuối tuần này



Bố TNLT Trần Hữu Đức: hãnh diện làm tiệc đón con ra tù
VRNs – Sài Gòn
TNLT Trần Hữu Đức
TNLT Trần Hữu Đức sẽ mãn hạn tù vào cuối tuần này
Gia đình Tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Hữu Đức cho biết, anh Đức sẽ mãn hạn tù vào ngày 02.11 sắp tới.

Ngày trở về chính là “ngày đánh dấu sự trưởng thành hơn của con [tôi], sau 39 tháng lao tù bất công mà nhà cầm quyền Việt Nam đã chụp lên đầu con [tôi] từ ngày 02.08.2011 – 02.11.2014”. Ông Trần Đức Trường – bố của TNLT Trần Hữu Đức bày tỏ niềm vui và nỗi nhớ nhung về người con trai.

Ông Trường và gia đình tự hào những gì anh Đức đã làm trước khi anh bị giam cầm: “Trong Chúa, cha vui và luôn tự hào về con! Cha vui, vì con đã can đảm nói và làm những việc mà đa số người dân Việt Nam đều biết, nhưng vì lí do nào đó mà họ đành nín lặng, hoặc có một số ít đã phải trả giá rất đắt. Đó là việc tố cáo chỉ ra trò lừa mị của nhà cầm quyền Việt Nam trong cái gọi là BẦU CỬ.”

Niềm tự hào ấy sẽ tiếp tục được gia đình anh Đức truyền lửa và hun đúc để vững bước hơn trên lý tưởng mà anh đã và đang chọn, qua sự ủng hộ và đồng hành của bố anh.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây giữa VRNs với cô Hoài Tô –em gái TNLT Trần Hữu Đức, cô cũng rất hãnh diện về người anh: “Anh Đức là người không chấp nhận sự sai trái, bất công. Anh rất khó chịu mỗi khi cha xứ đang dâng lễ mà mấy cái loa sắt trong xã cứ ra rả tuyên truyền những điều dối trá. Anh Đức nỗ lực giúp cho các bạn trẻ tinh thần can đảm, không sợ hãi. Vì biết mình đang sống trong một xã hội không có dân chủ nên anh Đức đã từng nói trước với cha xứ và gia đình rằng có thể một ngày nào đó anh sẽ bị bắt. Anh còn trấn an cha xứ và gia đình đừng lo lắng nhiều vì anh không làm gì sai trái cả. Anh chỉ mong sẽ cố gắng hết sức để có thể giúp cho Giáo hội và bản thân mình có cơ hội làm chứng cho Chúa.”

Để niềm vui này được trọn vẹn, gia đình TNLT Trần Hữu Đức mời cơm Quý ân nhân, bạn hữu gần xa và và những người yêu mến công lý và sự thật. Ông Trường cho biết: “gia đình chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những mâm cơm đạm bạc với những thực phẩm do bàn tay lao động của gia đình làm ra như gạo, rau xanh, bầu, bí, cà, ngô, khoai… để đón mời quí vị đến chung vui cùng gia đình chúng tôi vào ngày mồng 2 và mồng 3 tháng 11 năm 2014 sắp tới. Niềm vui của gia đình chúng tôi sẽ được nhân lên gấp bội nếu có sự hiện diện của quí Ân nhân, bạn hữu và những người yêu mến công lý và sự thật.”

Lược lại, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An được trích nguồn từ báo điện tử SGGP, đăng vào ngày 25.05.2012, cho biết, TNLT Trần Hữu Đức cùng với hai Cựu TNLT Đậu Văn Dương và Chu Mạnh Sơn đã rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và HĐND 3 cấp tại Nghệ An, theo gợi ý của cha Nguyễn Văn Lý.

Tuy nhiên, theo Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội tại Điều 50 và Điều 51 chỉ đề cập đến những tổ chức có trách nhiệm tuyên truyền và vận động tranh cử, mà không hề đưa ra một giới hạn hay ngăn cản nào về người có thể tham gia vận động cho cuộc bầu cử:

“Điều 50: Hội đồng bầu cử chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Uỷ ban bầu cử chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử tại địa phương.

Điều 51: Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thông tin báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền về cuộc bầu cử”.

Do đó, ngoài những tổ chức có trách nhiệm vận động bầu cử thì mọi công dân đều có thể tham gia. Lưu ý luật bầu cử không hề cấm vận động tẩy chay cuộc bầu cử. Do vậy tự thân cuộc vận động tẩy chay bầu cử Quốc hội mà các anh Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, và Chu Mạnh Sơn, nếu có, thì cũng không có gì là vi phạm pháp luật.

Thế nhưng, nhà cầm quyền Nghệ An vẫn kết án TNLT Trần Hữu Đức 39 tháng tù giam theo Điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN”, vào ngày 24.05.2012. Anh bị bắt vào ngày 02.08.2011, tại Nghệ An.
*
Nội dung của bức thư của ông Trần Đức Trường viết cho cho con trai là TNLT Trần Hữu Đức và bạn hữu gần xa để chuẩn bị đón con ra tù về.với gia đình:
Thư gửi con trai 
và những người yêu chuộng tự do, dân chủ.
Con yêu quí của cha!
Như vậy, con đã sắp thoát khỏi nhà tù nhỏ để trở về nhà tù lớn cùng với gần 90 triệu đồng bào Việt Nam yêu dấu sau 39 tháng lao tù bất công mà nhà cầm quyền Việt Nam đã chụp lên đầu con (2/8/2011 - 2/11/2014).
Con biết không, ngày 2 tháng 11 sắp tới là ngày rất vui đối với cha!
Cha vui không đơn thuần chỉ vì con đã thoát ra khỏi chốn ngục tù. Nhưng có niềm vui lớn hơn đối với cha, đây là ngày đánh dấu sự trưởng thành hơn của con!
Trong Chúa, cha vui và luôn tự hào về con!
Cha vui, vì con đã can đảm nói và làm những việc mà đa số người dân Việt Nam đều biết nhưng vì lý do nào đó mà họ đành nín lặng hoặc có một số ít đã phải trả giá rất đắt. Đó là việc tố cáo chỉ ra trò lừa mị của nhà cầm quyền Việt Nam trong cái gọi là BẦU CỬ.
Con yêu quí!
Cha biết con sẽ đọc được những dòng này sau khi ra khỏi chốn lao tù. Và cha muốn đây là một món quà tinh thần cũng như sự ủng hộ và đồng hành của cha, để con tiếp tục vững bước hơn trên lý tưởng mà con đã và đang chọn.
Kính thưa quí ân nhân, bạn hữu gần xa của con trai tôi là sinh viên Trần Hữu Đức, cùng những người yêu mến công lý và sự thật!
Để niềm vui này được trọn vẹn, gia đình chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những mâm cơm đạm bạc với những thực phẩm do bàn tay lao động của gia đình làm ra như gạo, rau xanh, bầu, bí, cà, ngô, khoai, thịt lợn, thịt gà... để đón mời quí vị đến chung vui cùng gia đình chúng tôi vào hai ngày 2, 3 tháng 11 năm 2014 sắp tới.
Địa chỉ: Ông Trần Đức Trường, 
xóm 4, xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, Nghệ An.
Niềm vui của gia đình chúng tôi sẽ được nhân lên gấp bội nếu có sự hiện diện của quí ân, bạn hữu và những người yêu mến công lý và sự thật.
Vạn Lộc, ngày 26/10/2014

Cha của con,
Jos. Phêrô Trần Đức Trường.




nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/10

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ gặp cựu tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa



Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ gặp cựu tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa
Gia Minh - RFA, Bangkok 

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách dân chủ-
nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski trong buổi
họp báo tại Hà Nội ngày 26 tháng 10, 2014 - AFP
Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách dân chủ- nhân quyền và lao động, Tom Malinowski, trong chuyến làm việc tại Việt Nam từ ngày 22 đến 26 tháng 10 vừa qua có gặp một số cựu tù nhân chính trị trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa mãn án tù vào cuối tháng 9 vừa qua.

Cuộc gặp diễn ra tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 10 và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chia sẻ một số nội dung chính của cuộc gặp qua cuộc nói chuyện với Gia Minh sau đây. Trước hết ông trình bày:

Ông Tom Malinowski đã hỏi tôi và tôi trình bày như thế này:
về tình hình dân chủ nhân quyền của Việt Nam bao giờ bị phía Mỹ chỉ trích thì như một ‘tảng cao su’ tức khi bị chính quyền Mỹ chỉ trích thì lõm vào và khi chính phủ Việt Nam đạt được những điều họ muốn rồi thì nó lại trở về vị trí cũ. Ví dụ khi vào được WTO rồi thì họ tiếp tục bắt bớ những nhà hoạt động dân chủ, những nhà đấu tranh cho tự do ngôn luận. Vào thời điểm này, chính phủ Việt Nam có thể lại lõm vào như tảng cao su bởi vì Hiệp định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, vì việc dở bỏ cấm vũ khí sát thương của Mỹ là quan trọng đối với Việt Nam nên có thể họ sẽ nới lỏng một vài vấn đề về dân chủ nhân quyền, nhưng sau đó họ lại trở về như cũ thôi.

Về tình trạng dân chủ, nhân quyền của Việt Nam thì bao giờ trước công luận quốc tế, trước những chuyến đi điều tra về dân chủ nhân quyền thì chính phủ Việt Nam bao giờ cũng nói Việt Nam có dân chủ, nhân quyền. Thế nhưng họ không bao giờ thành thật là ở Việt Nam những quyền lợi cơ bản của nhân dân Việt Nam đã bị họ tước bỏ. Nên việc ông nghe họ nói phải cẩn thận, xem xét. Tôi đã lấy ví dụ của tôi để chứng minh rằng Việt Nam  không có dân chủ nhân quyền, không có tự do ngôn luận. Bởi vì nếu họ có như họ nói thì tại sao tôi là một nhà văn, tôi chỉ phát biểu những quan điểm của tôi một cách ôn hòa về tình trạng đất nước, về giáo dục, về y tế, về đời sống của nhân dân, về xã hội nhưng tôi đã bị bắt và bị kết án đến 6 năm tù.

Ông Tom Malinowski nói rằng những điều đó chính phủ Mỹ đều biết vá bản thân ông ta cũng biết; nhưng được nói ra bởi một tù nhân lương tâm mới được thả ra như tôi thì ông ta cảm nhận nhiều hơn.

Cựu tù nhân chính trị- nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Gia Minh: Ngoài việc nêu ví dụ bản thân ông, qua những nhà tù đã đi qua và những tù nhân chính trị khác mà ông gặp, ông còn nêu ra trường hợp nào khác nữa không?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây không phải là mục đích chính của câu chuyện, nhưng để chứng minh cho ông Tom Malinowski biết rằng ngoài tôi ra còn có anh Hải Điếu Cày mà nước Mỹ vừa mới phải tiếp nhận, và ông Cù Huy Hà Vũ cũng thế. Vấn đề tôi đặt ra là lấy những tù nhân lương tâm để chứng minh với ông ấy rằng Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ, nhân quyền.

Gia Minh: Ông Tom Malinowski có quan tâm đến tình trạng của những tù nhân trong nhà tù thế nào không?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Không, ông ấy không quan tâm đến tình trạng đói  khổ, bị áp bức, bị khủng bố của các tù nhân lương tâm ở trong các trại tù hiện nay. Thế nhưng trước đấy thì bà Jennifer trong một lần xuống Hải Phòng gặp tôi thì quan tâm nhiều hơn. Mục tiêu việc ông Tom Malinowski gặp chúng tôi là để xác định cho rõ quan điểm của chúng tôi thế nào, quan điểm của chúng tôi ra làm sao về tình trạng mất dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Ông ấy muốn gặp gỡ những tù nhân mới ra tù như tôi để xác định thêm một lần nữa trước khi ông báo cáo với ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ để Hoa Kỳ có một chính sách nào đó đối với chính quyền Việt Nam trong dịp thương lượng về việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí và hiệp định thương mại Xuyên Thái bình dương với Việt Nam.

Gia Minh: Được biết trong cuộc gặp còn có mặt của giáo sư Chu Hảo; ông có thể chia sẻ những điều mà ông được nghe vị giáo sư này trình bày với ông Tom Malinowski không?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Bởi vì ông Chu Hảo có một vị thế khác với vị thế của tôi vì ông ta đang còn là một người của nhà nước cộng sản cho nên cách nói, đặt vấn đề của ông ta cũng nhẹ nhàng thôi không như tôi.

Lúc sau khi ông Tom Malinowski có yêu cầu chúng tôi đề xuất biện pháp gì để cho chính phủ Hoa Kỳ làm áp lực để cải thiện tình hình dân chủ nhân quyền Việt Nam, ông Chu Hảo chí nói về khía cạnh báo chí, tự do ngôn luận thôi. Ông ấy nêu ra vấn đề báo Tia Sáng, những tạp chí ông ấy phụ trách bị ngăn cản chứ không nêu ra toàn bộ vấn đề.

Gia Minh: Vậy còn những đề xuất của ông đưa ra cho ông Tom Malinowski để truyền đạt lại với bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ là gì?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Đề xuất của tôi như thế này: thứ nhất chính phủ Hoa Kỳ đã có kinh nghiệm đối với Việt Nam như tôi đã nói là chính quyền Việt Nam giống như một tảng cao su nên khi đấm vào ta tưởng lõm vào nhưng khi rút tay ra thì nó lại như cũ. Đây là một dịp rất tốt để chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực để cho tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam được cải thiện. Về điều này tôi đề nghị ông ta là phải liên tục, phải mạnh mẽ chứ không phải chỉ đấm một lần vào tảng cao su đó rồi rút tay ra để cho tảng cao su đó trở lại vị trí cũ. Tức phải gây áp lực liên tục, mạnh mẽ và hiệu quả để cho chính phủ Việt Nam thấy rằng chính phủ Mỹ quan tâm nhiều hơn, liên tục hơn đến tình trạng dân chủ, nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.

Chính phủ Mỹ phải luôn cảnh giác qua những lần mà theo từ tôi dùng là ‘qua khỏi vòng, cong đuôi’ đối với áp lực từ những lực lượng dân chủ quốc tế.

Tôi lưu ý ông ta là hiện nay tại Việt Nam có 20 tổ chức xã hội dân sự, đó là môi trường để cho dân chủ, nhân quyền được phát triển. Tôi đề nghị ông ấy phải hỗ trợ thật mạnh, thật nhiều để cho những tổ chức dân sự ấy được hoạt động an toàn.




Cú Lừa Ngoạn Mục Của Bộ Công An Việt Nam

 
Cú Lừa Ngoạn Mục Của Bộ Công An Việt Nam
Chu Mạnh Sơn
Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn gặp phái đoàn đại diện
Sứ Quán Hoa Kỳ, 27-10-2014

Hôm qua vào lúc 15g00 ngày 27 tháng 10 năm 2014, theo lời mời của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ, tôi đã đến Khách sạn Daewoo để gặp phái đoàn. Trong cuộc trao đổi hôm nay, chúng tôi đã thẳng thắn trao đổi nhiều vấn đề quan trọng.

Đại diện phía Đại Sứ Quán Hoa Kỳ có bà Jennifer, anh Ryan Fioresi (cán bộ Cục Dân Chủ Nhân Quyền và Lao Động, Bộ Ngoại Giao Hòa Kỳ) đã tới để thảo luân về một số vấn đề cấp bách hiện nay.

Phía Đại Sứ Quán cho biết: trước khi Ông trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski tới Việt Nam thì phía ĐSQ đã làm việc với bộ công an Việt Nam để yêu cầu được lên Trại Thái Giam Phú Sơn 4 – Thái Nguyên và được gặp 3 TNLT là: Trần Hữu Đức, Trần Minh Nhật, Giàng A Chừ.

Tuy nhiên, khi Ông trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski về Việt Nam và theo lịch trình đã định thì Phái Đoàn đã lên thăm Trại Giam Phú Sơn 4 vào ngày 25.10.2014 Khi yêu cầu cán bộ trại giam Phú Sơn 4 để được gặp 3 TNLT nói trên thì Phía Trại Giam đã không chấp nhận và bảo:

- TNLT Giàng A Chừ đã được Tự Do nên không có trong trại giam. (TNLT Giàng A Chừ bị bắt với tội danh “Tuyên Truyền Chống NNCHXHCNVN” , bị kết án 3 năm tù giam). Phía Đại Sứ Quán Hoa Kỳ và phái đoàn cho biết là chưa nhận được thông tin nào nói TNLT Giàng A Chừ hết án được tự do. Phía đoàn sẽ điều tra thêm và xem xét vụ việc này.

- Còn TNLT Trần Hữu Đức và Trần Minh Nhật thì không được gặp vì lý do riêng của trại. Ngược lại, phía Trại Giam Phú Sơn 4 đã để một Tù Nhân khác ra gặp Ông trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski và phái đoàn.

Phía ĐSQ Hoa Kỳ cho biết: cuộc gặp giữa ông trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski và Tù Nhân được diễn ra một cách khách quan, có sự riêng tư để trình bày và không bị theo dõi, kiểm soát từ cán bộ trại giam.

Bà Jennifer và Anh Ryan Fioresi cho biết là sẽ tiếp tục theo dõi về tình hình các TNLT Việt Nam và đặc biệt quan tâm tới tình hình TNLT Đặng Xuân Diệu đang bị 13 năm lao tù tại Trại Giam K3 – Trại 5 Thanh Hóa.

Phía ĐSQ Hoa Kỳ cho biết, Việt Nam đang trong quá trình ký vào Công Ước Chống Tra Tấn và trường hợp của anh Đặng Xuân Diệu là một ví dụ điển hình để phía ĐSQ cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền sẽ lên tiếng bảo vệ cho các TNLT. Bà Jennifer và Anh Ryan Fioresi cho biết là sẽ làm việc với bộ công an Việt Nam để được gặp anh Đặng Xuân Diệu trong thời gian sớm nhất.

Chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn những vấn đề nhân quyền mà chính nhà cầm quyền Việt Nam đang chèn ép người dân và bắt bớ người dân một cách trái pháp luật.

CTNLT Chu Mạnh Sơn




7 tổ chức nhân quyền: Tình trạng TNLT Đặng Xuân Diệu


7 tổ chức nhân quyền: Tình trạng TNLT Đặng Xuân Diệu

Việt Tân

Ngày 27 tháng 10, 2014
Tính mạng của nhà hoạt động Việt Nam đang gặp nguy hiểm vì cách đối xử tàn bạo của trại tù
Nhà cầm quyền Việt Nam phải tức khắc chấm dứt việc đối xử ngược đãi về thể chất cũng như tinh thần đối với ông Đặng Xuân Diệu, đang bị giam giữ một cách tùy tiện [1]. Những thông tin về việc ông Diệu bị buộc phải ngủ ngay cạnh thùng phân; bị cắt thực phẩm, không có nước sạch và không được tắm thường xuyên; và bị tra tấn và làm nhục, cho thấy tình trạng vô nhân đạo trong việc giam cầm ông Diệu.
Vào tháng Giêng năm 2013, cùng với 13 nhà hoạt động khác ở tỉnh Nghệ An, ông Đặng Xuân Diệu bị kết án 13 năm tù về tội "âm mưu lật đổ chính quyền" vì những việc ông làm với tư cách là một nhà hoạt động cộng đồng giúp đỡ trẻ em nghèo có phương tiện đi học, trợ giúp những người khuyết tật, và những bài viết của ông rọi đèn vào sự đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Việt Nam.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế, các vị dân cử và các sứ quán nước ngoài tại Hà Nội đã kêu gọi thả tức khắc ông Đặng Xuân Diệu. Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã phán quyết rằng việc giam giữ ông Đặng Xuân Diệu và những người bạn cùng họat động với ông là tùy tiện và phi pháp.
Theo tin tức cho biết, blogger Đặng Xuân Diệu hiện đang ngồi tù với một trong những bản án có động cơ chính trị dài hạn nhất tại Việt Nam, đang bị biệt giam và bị ngược đãi về thể chất cũng như tinh thần. Những việc này được xem như một hình phạt vì đã phản đối sự ngược đãi đối với ông. Cán bộ trại giam đã nhiều lần bắt ông Diệu làm "người mẫu" để những tù nhân khác sơn vẽ ông thành một dạng "nửa người nửa quái vật".
Ông Đặng Xuân Diệu đã bắt đầu tuyệt thực dài ngày từ tháng Tư năm 2014 để đòi hỏi được đối xử tốt hơn. Để trả thù, cán bộ trai giam đã hành động một cách lộng quyền, và đã nhiều lần đề các tù nhân khác đánh đập và đối xử với ông như một người "nô lệ".
Mặc dầu đã ký vào Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn và Đối Xử, Trừng Phạt Dã Man, Vô Nhân Đạo hoặc Làm Giảm Nhân Phẩm hồi tháng 11 năm ngoái, theo tin tức từ các tù nhân cho biết, nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục coi thường vấn đề đối xử nhân đạo với tù nhân một cách trắng trợn.
Dựa vào những tin tức nêu trên, chúng tôi kêu gọi các sứ quán nước ngoài tại Hà Nội hãy có nhiều nỗ lực để thăm ông Đặng Xuân Diệu tại nhà tù và theo dõi tình trạng sức khỏe của ông. Sự quan tâm của những nhân vật quốc tế nổi tiếng có thể sẽ cải thiện tình trạng của ông.
Nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tức khắc và vô điều kiện ông Đặng Xuân Diệu và phải lấy mọi biện pháp để bảo đảm cách đối xử nhân đạo và cung cấp phương tiện vệ sinh cần thiết cho ông Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khác theo đúng với những cam kết quốc tế.
ACAT France
Christine Laroque, Asia Programs Manager
Access
Jochai Ben-Avie, Policy Director
Electronic Frontier Foundation
Eva Galperin, Global Policy Analyst
English PEN
Cat Lucas, Writers at Risk Programme Manager
Media Legal Defence Initiative
Nani Jansen, Legal Director
PEN International
Cathy McCann, Researcher
Viet Tan
Hoàng Tứ Duy, Spokesperson

Life of Vietnamese Activist in Danger Due to Gross Mistreatment in Prison
October 27, 2014
The Vietnamese government should immediately cease the ill-treatment, physical and psychological abuse of Dang Xuan Dieu while in arbitrary detention[1]. News reports of Dang Xuan Dieu being forced to sleep and eat next to his excrement; denied access to adequate food, clean drinking water and regular showers; and subjected to humiliation and torture reveal the inhumane conditions of his detention.
In January 2013, together with 13 activists from Nghe An province, Dang Xuan Dieu was convicted for “attempting to overthrow the government” based on his work as a community organizer who advocated for education for children living in poverty and aid to people with disability and his writings that highlighted the Vietnamese government’s religious persecution.
International human rights organizations, elected officials and foreign embassies in Hanoi have called for Dang Xuan Dieu’s immediate release. The United Nations Working Group on Arbitrary Detention has ruled that Dang Xuan Dieu and his fellow activists’ detention was arbitrary and unlawful.
According to reports, blogger Dang Xuan Dieu, who is currently serving one of the longest politically motivated sentences in Vietnam, has been held in solitary confinement and subject to physical and psychological abuse as punishment for protesting his ill. On several occasions, prison officials forced Dang Xuan Dieu to “model” while other prisoners painted him into a “half-human/half-beast” figure.
Dang Xuan Dieu has been on prolonged hunger strikes since April 2014 to demand better treatment. In retaliation, prison officials act with impunity and have reportedly let other prisoners beat and treat Dang Xuan Dieu like a “slave.”
Despite the signing of the UN Convention Against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment last November, according to reports from those in detention, the Vietnamese government has continually shown blatant disregard for the humane treatment of prisoners.
In light of these reports, we call on foreign embassies in Hanoi to make every effort to visit Dang Xuan Dieu in prison and monitor his health. Attention from distinguished international personnel can and will improve his conditions.
The Vietnamese government must release Dang Xuan Dieu immediately and unconditionally and must take all steps to provide him and other prisoners with humane treatment and appropriate access to sanitary facilities in accordance with their international obligations.
ACAT France
Christine Laroque, Asia Programs Manager
Access
Jochai Ben-Avie, Policy Director
Electronic Frontier Foundation
Eva Galperin, Global Policy Analyst
English PEN
Cat Lucas, Writers at Risk Programme Manager
Media Legal Defence Initiative
Nani Jansen, Legal Director
PEN International
Cathy, McCann, Researcher
Viet Tan
Hoang Tu Duy, Spokesperson
Life of Vietnamese Envoyer Activist in Danger Due to Gross Mistreatment in Prison (pdf)
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Giáo xứ Bình Thuận cầu nguyện cho TNLT Đặng Xuân Diệu



Giáo xứ Bình Thuận cầu nguyện cho TNLT Đặng Xuân Diệu

Nghệ An, hôm 25/10/2014 giáo xứ Bình Thuận, giáo phận Vinh thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình, đặc biệt cho tù nhân lương tâm Fx. Đặng Xuân Diệu đang bị bách hại trong chốn lao tù, do cha Anton Đặng Hữu Nam chủ tế.

https://www.youtube.com/watch?v=a_HypyUWRhI

Tất cả hơn 20 hội đoàn trong giáo xứ Bình Thuận tụ về đây cầu nguyện cho anh Fx. Đặng Xuân Diệu, mỗi hội đoàn mội lời cầu nguyện. Nếu nhìn thấy được những cảnh này chắc anh Diệu sẽ rất ấm lòng.

Nguồn: FB Friends of Đặng Xuân Diệu



Ngô Minh Tâm: Kể chuyện đi thăm ba trong tù

Tù nhân lương tâm Ngô Hào
Ngô Minh Tâm

Mấy ngày qua, những người tranh đấu cho tự do, dân chủ đã hân hoan chào đón chú Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, bước ra khỏi nhà tù nhỏ, chấm dứt những năm tháng tù đày, khổ ải. Đây là một tin rất vui cho phong trào đấu tranh trong và ngoài nước. Nhưng xen lẫn niềm vui đó là nỗi buồn của thân nhân các nhà đấu tranh hiện đang bị giam cầm, đang phải chịu đựng sự đối xử bất công, sự trả thù tàn bạo trong các trại giam, như trường hợp anh Đặng Xuân Diệu, chị Tạ Phong Tần, cả ba tôi: ông Ngô Hào, cùng nhiều người tù chính trị khác.

Nghe tin chú Hải được thả, tôi và nhiều anh em rất vui mừng cho gia đình cô Tân. Cô và những người thân trong gia đình cô đã không còn được tự do trong nhiều năm qua vì có người chồng, người cha là tù chính trị. 

Trong niềm vui đó, tôi lại bồi hồi nhớ đến ba tôi. Năm nay ba tôi đã 65 tuổi, cái tuổi lẽ ra đã có cháu chắt và vui vầy với con cháu; thế nhưng ông đã phải “hưởng tuổi già” trong nhà tù khắt nghiệt, thiếu ăn, thiếu mặc, không được chăm sóc y tế, chỉ vì ông đã dám lên tiếng phản đối những bất công trong xã hội, kêu gọi trả tự do cho các nhà tranh đấu, các tù nhân lương tâm.

Nhớ lại hôm đi thăm ba ngày chủ nhật 19/10/2014, hôm đó trời Phú Yên mưa rất to, sấm chớp đùng đùng. Tôi cùng mẹ và em trai sửa soạn các thứ để mang cho ba tôi. Hôm nay khác với những lần đi thăm nuôi trước đây, mẹ tôi đã chuẩn bị nhiều thức ăn hơn, những món ăn mặn và lương khô để dành cho ba dùng trong các ngày mưa lụt. Mẹ nghĩ, hiện Phú Yên đang vào mùa bão, mà nhà tù ba đang ở thì xa, đường đi khó khăn, ngập lụt, không biết tháng sau có đi thăm nuôi ba được hay không, nên mẹ đã chuẩn bị nhiều đồ thăm nuôi cho ba hơn mọi khi.

Sau khi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, gia đình lên đường đi thăm ba. Trời mưa xối xả, những hạt mưa nặng trĩu bắn vào mặt rất đau. Em tôi chở mẹ đi trước, tôi đi sau. Nhìn mẹ ngồi trên xe như “một đứa trẻ với thân hình nhỏ nhắn”. Có lẽ do tuổi tác, bệnh tật, cuộc sống thiếu thốn và luôn phải đương đầu với bão táp cuộc đời, nhất là trong thời gian sau khi ba đi tù, đã làm cho mẹ tôi có dáng người khắc khổ như thế.

Bước vào trại giam, mẹ và anh em tôi có cảm giác nôn nao khi sắp được gặp ba. Tới nơi, mẹ tất bật xuống xe kiểm tra đồ dùng mang theo, xem có bị ướt không. Sau khi chờ đợi hơn một giờ đồng hồ, hình ảnh người cha thân yêu thấp thoáng đằng xa. Ba vẫn bước đi chân thấp chân cao, do di chứng của một lần gãy chân và mảnh đạn còn sót lại từ thời chiến tranh. Không rõ do sức khỏe yếu, hay vì vui khi gặp lại ba mẹ con, nên ba luống cuống, đi muốn té.

Ngồi đối diện ba, được tận mắt nhìn thấy người cha thân yêu của mình đang chịu sự dày vò, khổ cực trong chốn lao tù, tôi vô cùng đau xót. Mở đầu câu chuyện, ba hỏi thăm sức khỏe của mẹ, vì sao mẹ ốm yếu và xanh xao như vậy. Ba còn dặn dò: “Bà phải cố ăn đi, uống thuốc vô để có sức đi thăm tui, có sức mà lo cho con nữa chứ”. Tuy lần nào đi thăm ba, tôi cũng đều nghe ông dặn dò mẹ, nhưng mỗi khi nghe lời ba nói, tôi đều cảm thấy buồn và xót xa cho tình cảnh của cha mẹ tôi: Liệu có còn cơ hội nào để họ được sống bên nhau trong quảng đời còn lại?

Ở nhà, mẹ trông ngóng từng ngày để được đi thăm ba, mua đồ ăn cho ba, ba thích ăn thứ gì, lần trước đã mang cho ba những gì, rồi mẹ lại lo lắng, không biết trong tù ăn uống ra sao, có thuốc men khi ba bị ốm đau hay không? Trong tù, ba lại lo cho mẹ, lo mẹ ở nhà bệnh, ăn uống không đầy đủ, sẽ không có đủ sức khỏe đi thăm ba trong những lần tới. Đó là những tình cảm yêu thương mà ba mẹ tôi, người ở trong nhà tù nhỏ, kẻ ở ngoài nhà tù lớn, đã dành cho nhau.

Tôi hỏi trong tù ba ăn uống thế nào? Ba trả lời: vẫn là món rau muống như thường lệ mà mọi người thường gọi đùa đó là món “rồng xanh”. Không rõ đây có phải là tiêu chuẩn chung cho mọi người, hay đây là “ân huệ”, mà trại giam “chiếu cố” cho những người tù chính trị không chịu sự khuất phục như ba tôi, như anh Đặng Xuân Diệu hay chị Tạ Phong Tần và nhiều tù nhân “cứng đầu” khác?

Kế đến, tôi hỏi ba về thuốc men trong trại thế nào, bởi ba tôi hiện đang mắc nhiều chứng bệnh như thiếu máu não, cao huyết áp, loét bao tử, cao mỡ trong máu... Thật bất ngờ khi nghe ba nói rằng ba được đi ký tên khám bệnh và nhận thuốc rồi. Tôi nghe ba nói vậy nên mừng quá, nhưng rồi tôi vô cùng thất vọng khi nghe ba kể tiếp rằng, ngày nào ba cũng phải đến trạm xá để ký tên nhận thuốc. Có những ngày được nhận thuốc nhưng có những ngày chỉ lên để ký xác nhận vào một cuốn vở học sinh là nhận thuốc, nhưng không hề được nhận một viên thuốc nào!

Tôi không hiểu vì sao những người trong trạm y tế của trại giam phải làm như vậy? Có phải họ muốn dùng chữ ký của các tù nhân để chứng minh với các tổ chức nhân quyền, với chính phủ Mỹ và các nước phương Tây, rằng họ đã đối xử với tù chính trị ở Việt Nam “tử tế”, rằng tù nhân được chăm sóc y tế, được nhận thuốc men đầy đủ, để chứng minh Việt Nam “có tiến bộ về nhân quyền”? Và nhờ sự “tiến bộ” đó nên Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương với Việt Nam?! Cũng chính nhờ sự “tiến bộ” đó nên các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ cũng dễ dàng hơn?!

Sau đó ba có kể, cách đây khoảng 1 tháng, có một vị an ninh trên tổng cục VIII xuống gặp ba. Tôi không hiểu họ xuống gặp ba tôi để làm gì. Họ xuống hỏi thăm vì quan tâm tới ông, hay là xuống kiểm tra xem ba tôi đã chịu khuất phục hay vẫn còn ngoan cố? Tôi hỏi ba: khi gặp họ ba nói gì? Ba trả lời rằng, ba không ngần ngại tuyên bố: Ba là lính Việt Nam Cộng hòa, đã chiến đấu bảo vệ đất nước và bảo vệ sự tự do, dân chủ của người dân. Ba vào tù hôm nay cũng chỉ vì lên tiếng cho sự tự do của người dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Và ba đã bị bắt vào tù, bị đày ải thế này, vậy mà họ tuyên truyền “Mỹ ngụy” xấu lắm, ác độc lắm, thế sao người tù nào thời đó cũng được ăn uống đầy đủ, được vui chơi thoải mái?! Ba trải qua bao nhiêu chiến trận, bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu đày ải, ba không sợ, bởi việc làm của ba là quang minh chính đại, nên dù có bị bắt, dù có bị tù tội, tra tấn, ba cũng cam chịu vì ba hiểu việc làm của mình là chính nghĩa. Một chế độ không phải lúc nào thắng là đúng đâu, muốn biết chế độ đó đúng hay sai thì 50 năm, hay thậm chí 100 năm nữa, khi con cháu thấy được tự do, lúc đó mới biết ai đúng ai sai. Dù bây giờ những người tranh đấu đang bị tù đày, không có nghĩa là những điều họ làm là sai.

Nghe những điều ba nói, tôi biết ba không sợ. Và tôi hiểu, một người lính Việt Nam Cộng Hòa như ba tôi, dù sống trong cảnh lao tù khổ ải, vẫn giữ nguyên khí chất của người lính ấy. Ba kể, kết thúc buổi gặp gỡ, vị an ninh đó nói với ba: Cố gắng giữ sức khỏe để ở tù nhé. À, thì ra họ đến để kiểm tra tinh thần của ba tôi ra sao, đã khuất phục chế độ này chưa?!

Và cuối cùng thì giờ thăm nuôi cũng đã hết. Dắt xe ra về mà lòng tôi nặng trĩu, khi nghĩ tới thân thể già yếu, bệnh tật của người cha mình ngày đêm tranh đấu trong chốn lao tù. Liệu ông có còn đủ sức để sống thêm 14 năm nữa, bước ra khỏi tù khi mãn án, hay ông phải bỏ xác trong tù như những người tù chính trị đã từng gửi nắm xương tàn trong các trại tù nơi xa xăm nào đó?

Tôi mong tất cả những người dân Việt Nam trong và ngoài nước đang tranh đấu cho lẽ phải, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông quốc tế, và chính phủ của những nước ủng hộ cho tự do dân chủ, hãy giúp lên tiếng, can thiệp cho tất cả các tù nhân lương tâm, những người đang bị bức hại trong chốn lao tù, như trường hợp anh Đặng Xuân Diệu, chị Tạ Phong Tần, bố tôi, cùng tất cả những người tù chính trị khác, được ăn uống đầy đủ, được chữa trị khi đau ốm và nhất là được tự do, sớm bước ra khỏi nhà tù nhỏ, về đoàn tụ với gia đình.

Xin ghi nhận nơi gia đình tôi tấm lòng tri ân gửi đến tất cả mọi người!


Ngô Minh Tâm
25-10-2014

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ gặp cựu tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ gặp cựu tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-27
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
10272014-x-pol-pris-mee-tom-malinowski.mp3
Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách dân chủ- nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski trong buổi họp báo tại Hà Nội ngày 26 tháng 10, 2014
AFP

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách dân chủ- nhân quyền và lao động, Tom Malinowski, trong chuyến làm việc tại Việt Nam từ ngày 22 đến 26 tháng 10 vừa qua có gặp một số cựu tù nhân chính trị trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa mãn án tù vào cuối tháng 9 vừa qua.
Cuộc gặp diễn ra tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 10 và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chia sẻ một số nội dung chính của cuộc gặp qua cuộc nói chuyện với Gia Minh sau đây. Trước hết ông trình bày:
Ông Tom Malinowski đã hỏi tôi và tôi trình bày như thế này: về tình hình dân chủ nhân quyền của Việt Nam bao giờ bị phía Mỹ chỉ trích thì như một ‘tảng cao su’ tức khi bị chính quyền Mỹ chỉ trích thì lõm vào và khi chính phủ Việt Nam đạt được những điều họ muốn rồi thì nó lại trở về vị trí cũ. Ví dụ khi vào được WTO rồi thì họ tiếp tục bắt bớ những nhà hoạt động dân chủ, những nhà đấu tranh cho tự do ngôn luận. Vào thời điểm này, chính phủ Việt Nam có thể lại lõm vào như tảng cao su bởi vì Hiệp định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, vì việc dở bỏ cấm vũ khí sát thương của Mỹ là quan trọng đối với Việt Nam nên có thể họ sẽ nới lỏng một vài vấn đề về dân chủ nhân quyền, nhưng sau đó họ lại trở về như cũ thôi.
Tình hình dân chủ nhân quyền của Việt Nam bao giờ bị phía Mỹ chỉ trích thì như một ‘tảng cao su’ tức khi bị chính quyền Mỹ chỉ trích thì lõm vào và khi chính phủ Việt Nam đạt được những điều họ muốn rồi thì nó lại trở về vị trí cũ
nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Về tình trạng dân chủ, nhân quyền của Việt Nam thì bao giờ trước công luận quốc tế, trước những chuyến đi điều tra về dân chủ nhân quyền thì chính phủ Việt Nam bao giờ cũng nói Việt Nam có dân chủ, nhân quyền. Thế nhưng họ không bao giờ thành thật là ở Việt Nam những quyền lợi cơ bản của nhân dân Việt Nam đã bị họ tước bỏ. Nên việc ông nghe họ nói phải cẩn thận, xem xét. Tôi đã lấy ví dụ của tôi để chứng minh rằng Việt Nam  không có dân chủ nhân quyền, không có tự do ngôn luận. Bởi vì nếu họ có như họ nói thì tại sao tôi là một nhà văn, tôi chỉ phát biểu những quan điểm của tôi một cách ôn hòa về tình trạng đất nước, về giáo dục, về y tế, về đời sống của nhân dân, về xã hội nhưng tôi đã bị bắt và bị kết án đến 6 năm tù.
Ông Tom Malinowski nói rằng những điều đó chính phủ Mỹ đều biết vá bản thân ông ta cũng biết; nhưng được nói ra bởi một tù nhân lương tâm mới được thả ra như tôi thì ông ta cảm nhận nhiều hơn.
Cựu tù nhân chính trị- nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Gia Minh: Ngoài việc nêu ví dụ bản thân ông, qua những nhà tù đã đi qua và những tù nhân chính trị khác mà ông gặp, ông còn nêu ra trường hợp nào khác nữa không?
Mục tiêu việc ông Tom Malinowski gặp chúng tôi là để xác định cho rõ quan điểm của chúng tôi thế nào, quan điểm của chúng tôi ra làm sao về tình trạng mất dân chủ
nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây không phải là mục đích chính của câu chuyện, nhưng để chứng minh cho ông Tom Malinowski biết rằng ngoài tôi ra còn có anh Hải Điếu Cày mà nước Mỹ vừa mới phải tiếp nhận, và ông Cù Huy Hà Vũ cũng thế. Vấn đề tôi đặt ra là lấy những tù nhân lương tâm để chứng minh với ông ấy rằng Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ, nhân quyền.
Gia Minh: Ông Tom Malinowski có quan tâm đến tình trạng của những tù nhân trong nhà tù thế nào không?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Không, ông ấy không quan tâm đến tình trạng đói  khổ, bị áp bức, bị khủng bố của các tù nhân lương tâm ở trong các trại tù hiện nay. Thế nhưng trước đấy thì bà Jennifer trong một lần xuống Hải Phòng gặp tôi thì quan tâm nhiều hơn. Mục tiêu việc ông Tom Malinowski gặp chúng tôi là để xác định cho rõ quan điểm của chúng tôi thế nào, quan điểm của chúng tôi ra làm sao về tình trạng mất dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Ông ấy muốn gặp gỡ những tù nhân mới ra tù như tôi để xác định thêm một lần nữa trước khi ông báo cáo với ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ để Hoa Kỳ có một chính sách nào đó đối với chính quyền Việt Nam trong dịp thương lượng về việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí và hiệp định thương mại Xuyên Thái bình dương với Việt Nam.
Gia Minh: Được biết trong cuộc gặp còn có mặt của giáo sư Chu Hảo; ông có thể chia sẻ những điều mà ông được nghe vị giáo sư này trình bày với ông Tom Malinowski không?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Bởi vì ông Chu Hảo có một vị thế khác với vị thế của tôi vì ông ta đang còn là một người của nhà nước cộng sản cho nên cách nói, đặt vấn đề của ông ta cũng nhẹ nhàng thôi không như tôi.
Tôi đề nghị ông ta là phải liên tục, phải mạnh mẽ chứ không phải chỉ đấm một lần vào tảng cao su đó rồi rút tay ra để cho tảng cao su đó trở lại vị trí cũ. Tức phải gây áp lực liên tục, mạnh mẽ và hiệu quả để cho chính phủ VN thấy rằng chính phủ Mỹ quan tâm nhiều hơn, liên tục hơn đến tình trạng dân chủ, nhân quyền tồi tệ tại VN
nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Lúc sau khi ông Tom Malinowski có yêu cầu chúng tôi đề xuất biện pháp gì để cho chính phủ Hoa Kỳ làm áp lực để cải thiện tình hình dân chủ nhân quyền Việt Nam, ông Chu Hảo chí nói về khía cạnh báo chí, tự do ngôn luận thôi. Ông ấy nêu ra vấn đề báo Tia Sáng, những tạp chí ông ấy phụ trách bị ngăn cản chứ không nêu ra toàn bộ vấn đề.
Gia Minh: Vậy còn những đề xuất của ông đưa ra cho ông Tom Malinowski để truyền đạt lại với bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ là gì?
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Đề xuất của tôi như thế này: thứ nhất chính phủ Hoa Kỳ đã có kinh nghiệm đối với Việt Nam như tôi đã nói là chính quyền Việt Nam giống như một tảng cao su nên khi đấm vào ta tưởng lõm vào nhưng khi rút tay ra thì nó lại như cũ. Đây là một dịp rất tốt để chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực để cho tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam được cải thiện. Về điều này tôi đề nghị ông ta là phải liên tục, phải mạnh mẽ chứ không phải chỉ đấm một lần vào tảng cao su đó rồi rút tay ra để cho tảng cao su đó trở lại vị trí cũ. Tức phải gây áp lực liên tục, mạnh mẽ và hiệu quả để cho chính phủ Việt Nam thấy rằng chính phủ Mỹ quan tâm nhiều hơn, liên tục hơn đến tình trạng dân chủ, nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Chính phủ Mỹ phải luôn cảnh giác qua những lần mà theo từ tôi dùng là ‘qua khỏi vòng, cong đuôi’ đối với áp lực từ những lực lượng dân chủ quốc tế.
Tôi lưu ý ông ta là hiện nay tại Việt Nam có 20 tổ chức xã hội dân sự, đó là môi trường để cho dân chủ, nhân quyền được phát triển. Tôi đề nghị ông ấy phải hỗ trợ thật mạnh, thật nhiều để cho những tổ chức dân sự ấy được hoạt động an toàn.
Gia Minh: Chân thành cám ơn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, October 27, 2014

Chủ tịch Sang nói gì về công ước tra tấn?


Chủ tịch Sang nói gì về công ước tra tấn?
  • 24 tháng 10 2014
Ông Sang nói việc áp dụng Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc phải phù hợp với pháp luật và hiến pháp của Việt Nam
Việt Nam sẽ không áp dụng trực tiếp toàn bộ các điều khoản trong Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết.

Ông Sang có phát biểu trên trong cuộc họp Quốc hội hôm 23/10, báo điện tử VnExpress đưa tin.

"Việc thực hiện các quy định của công ước ... sẽ theo nguyên tắc hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc 'có đi có lại'," ông Sang được dẫn lời nói.

"Việt Nam không coi công ước ... là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ như quy định tại khoản 2, điều 8 của công ước, mà thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, hoặc nguyên tắc 'có đi có lại'," ông nói thêm.

VnExpress cũng dẫn lời ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, nói việc phê chuẩn Công ước chống Tra tấn là "cơ sở pháp lý quan trọng" để "đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân ..." của "các thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam".
Công ước chống Tra tấn được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1984 và có hiệu lực vào năm 1987, với 155 quốc gia thành viên.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn công ước này.

Độc lập theo định hướng?
Trả lời BBC ngày 24/10 từ Hà Nội, Luật sư Hoàng Văn Hướng, trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng, cho rằng việc tham gia vào Công ước chống Tra tấn sẽ "là nền tảng để tới đây sửa đổi luật tố tụng hình sự, làm cụ thể hơn vấn đề chống tra tấn và dùng nhục hình."
Bình luận về phát biểu của Chủ tịch Sang trong vấn đề không áp dụng trực tiếp các điều khoản của Công ước chống Tra tấn và không lấy đây làm cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ, ông Hướng nói:

Việc thực hiện các quy định của công ước ... sẽ theo nguyên tắc hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
"Các điều kiện trong Công ước chống Tra tấn áp dụng chung cho các quốc gia khi ký vào. Nhưng mỗi nước sở tại có hệ thống pháp luật đặc trưng."

"Tuy tham gia vào công ước rồi nhưng những điều chỉnh về luật chống tra tấn, nhục hình, phải tùy theo hệ thống pháp luật và hiến pháp của nước sở tại."
"Các chủ thể tham gia vào công ước này rõ ràng phải có tính trùng nhất. Nhưng về hệ thống pháp luật của từng quốc gia phải có sự độc lập riêng."

"Tất nhiên sự độc lập này vẫn phải định hướng theo các quy định của công ước."
"Việt Nam, như tôi vừa trả lời, cũng đang tiến hành sửa bộ luật hình sự và các bộ luật khác để hướng tới sự tương đồng với Công ước chống Tra tấn."

"Ngoài công ước ra thì giữa các nhà nước, các tổ chức liên minh khác sẽ có những văn bản khác về hiệp định dẫn độ tội phạm hoặc tù nhân chiến tranh."

Ông Hướng cũng cho rằng công ước "chắc chắn" sẽ tạo cơ sở để các quốc gia khác có tiếng nói, tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với chính quyền Hà Nội về vấn đề chống tra tấn, dùng nhục hình.

'Không nghe công ước quốc tế'
Tuy nhiên, cũng đã có ý kiến tỏ ra hoài nghi về những thay đổi mà việc gia nhập vào Công ước chống tra tấn có thể mang lại.
"Thực ra Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế", một luật sư ẩn danh từ TP.HCM nói với BBC ngày 24/10.

"Nhưng khi chúng tôi ra tòa xử thì họ chỉ áp dụng luật tố tụng hình sự của Việt Nam. Khi chúng tôi dẫn công ước quốc tế thì họ không nghe theo."
"Theo nguyên tắc thì tòa chỉ sử dụng các luật liên quan của Việt Nam, không sử dụng luật quốc tế và vì vậy chúng tôi chỉ có thể dẫn theo các luật liên quan của Việt Nam."
"Sau khi tham gia vào Công ước Quốc tế thì luật tố tụng hình sự trong nước sẽ phải sửa đổi"

"Nhưng sau đó cũng sẽ chỉ dựa trên luật này - luật của Việt Nam".



THƯ TỐ CÁO CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM TƯỚC ĐOẠT QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI CỦA CÔNG DÂN


THƯ TỐ CÁO CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM TƯỚC ĐOẠT QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI CỦA CÔNG DÂN

Nhà văn Phạm Đình Trọng

Không hiểu vì lý do gì mà trong hàng ngũ những người cầm bút đấu tranh chống Tàu Cộng và đấu tranh cho dân chủ, nhà văn Phạm Đình Trọng lại được nhà cầm quyền “săn sóc” đặc biệt hơn một số người khác, cùng đang sống trên nhiều địa bàn khác nhau của đất nước này. 

Một thời, công sức tiền của đã được cơ quan chức năng bỏ ra để “thăm viếng” thường xuyên TS Hà Sĩ Phu, nay lại thêm nhà văn Phạm Đình Trọng. Nếu nói về hoạt động cụ thể thì các trí thức này có gì ghê gớm đâu ngoài cây bút và bàn phím trong tay họ? 

Ấy thế mà những con người trói gà không nổi đó hễ đi đến đâu thì có cả một đám “vệ sĩ” lúc nhúc đi theo, thậm chí như trường hợp Phạm  Đình Trọng, những tháng ngày sát gần đây, mỗi lần ông ra khỏi nhà vì công chuyện gia đình, hay thăm viếng bè bạn, đã có những kẻ xáp tới dằn mặt bắt phải quay lại.

Xin hỏi, những nhà trí thức kia không phải là voi, cọp, cũng chẳng có chút thế lực nào cả, sao một thể chế được công an hóa toàn diện lại lo sợ về sự xê dịch của họ, ngay trong “cái chuồng” mà chính mình đã “khóa mấy lần cửa” rồi? 

Họ vẫn có quyền công dân đầy đủ đấy, chẳng lẽ các ngài luôn lớn tiếng với thế giới mình tôn trọng quyền con người, và hiện đang có chân trong Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, cứ diễn đi diễn lại mãi những trò làm người dân tủi hổ, đi đến đâu cũng bị nhân loại văn minh dè bỉu là phường dối gạt hay sao? 

Cũng xin hỏi, nhà nước và ĐCS VN có cả một Ban Tuyên giáo đông đảo, có vô vàn trường đảng từ trung ương đến địa phương, lý luận mác-xít trang bị đầy mình, thế mà không dám “đấu” nhau đàng hoàng trên trường văn trận bút, lại đi làm cái chuyện “đánh lén”, cho một lũ bộ hạ rình mò, ỷ đông bắt nạt người ngay, mà chẳng biết ngượng ư? 

Thế có phải là tự mình phơi ra rằng mình đang run, đang hoảng hốt, trước xu thế thời đại mạnh mẽ khiến nhiều người dân ngày càng thức tỉnh, cùng “dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, và sắp bỏ rơi mình lại dọc đường, hay không?

Để bàn dân thiên hạ còn coi mình là một bộ máy cai trị có chút đường đường chính chính, xin các vị hãy thôi ngay những “trò lố” (Nguyễn Ái Quốc) này cho!
Bauxite Việt Nam

Kính gửi: . QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC DÂN CHỦ:
QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ MỸ, CANADA, AUSTRALIA
LIÊN MINH CHÂU ÂU
. HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC NHÂN
QUYỀN QUỐC TẾ

. CÁC TỔ CHỨC NHÀ BÁO QUỐC TẾ

Tôi là Phạm Đình Trọng, nhà văn, nhà báo, là thành viên Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam và hội viên hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.

Sáng nay, thứ bảy, 25.10.2014, tôi có việc cá nhân và việc gia đình cần đi. Việc cá nhân là đi ăn sáng theo lời hẹn của mấy người bạn nhà báo. Việc gia đình là đưa thiệp mời mấy người bạn đến dự lễ cưới con gái út tôi vào thứ bảy tới, 1.11.2014. Nhưng từ sáng sớm tôi đã nhận ra cả hai ngả đường từ nhà tôi đi ra đều đã có những nhân viên an ninh quen mặt chốt chặn.

Là những việc bình dị của sinh hoạt cá nhân hàng ngày và việc cấp thiết của đời sống dân sự nên tôi vẫn đi. 7 giờ sáng, ngồi xe máy vừa ra khỏi hầm xe tôi liền đối mặt với ông chỉ huy công an đã bắt tôi hôm 18.5.2014 ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh rồi tống tôi vào ô tô chạy hơn 70 km đưa tôi ra Cần Giờ, quản thúc tôi suốt một ngày. 

Thấy tôi, ông chỉ huy công an liền hướng mặt về phía quán nước cách đó vài chục mét, vẫy tay. Từ quán nước, bốn nhân viên an ninh quen mặt xô lại phía tôi cùng tiếng quát: Đi đâu! Quay về! Trước sự hung hăng và áp đảo đó, tôi buộc phải quay xe về!

Suốt mấy năm qua, tôi đã nhiều lần bị một lực lượng đông đảo công an và dân phòng đến chặn cửa không cho tôi ra khỏi nhà. Đặc biệt từ tháng 5. 2014 đến nay, tôi đã hai lần bị bắt cóc khi ra khỏi nhà. Một lần là ngày 18.5.2014 như đã nêu trên. 

Lần sau là ngày 24.8.2014, tôi vừa ra khỏi nhà liền bị bắt cóc, bị tống vào chiếc ô tô biển số 52N 2654 đưa về đồn công an xã Phước Kiển giam giữ suốt một ngày. Từ ngày 26.8.2014 đến ngày 9.9.2014, suốt hai tuần liền, ngày nào cũng có từ 7 đến 10 nhân viên an ninh mặc thường phục cùng chiếc ô tô 52N 2654 chở người bị bắt, đến chốt chặn trước nhà tôi, ngăn cản việc đi lại của tôi. 

Từ sau ngày 9.9.2014 tuy không liên tục, thường xuyên, mà đột xuất, sự chốt chặn, ngăn cản tôi đi lại, lại diễn ra. Đó là các ngày: Chủ nhật 28.9.2014; Chủ nhật 5.10.2014; Chủ nhật 12.10.2014; Thứ ba 21.10.2014. Và hôm nay, thứ Bảy 25.10.2014.

Tôi là nhà văn, nhà báo lương thiện, sống đúng pháp luật, có trách nhiệm công dân trong đời sống và trên trang viết, không làm gì xâm hại an ninh quốc gia. Nhưng nhân viên an ninh nhà nước VIệt Nam đã ngang nhiên vi phạm pháp luật, tước đoạt quyền tự do đi lại của tôi trong thời gian dài. Tôi đã nhiều lần gửi thư kháng nghị và tố cáo lên lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Đến nay quyền con người cơ bản là quyền đi lại của tôi vẫn bị tước đoạt.

Là thành viên của cộng đồng nhân loại trong thời đại dân chủ, văn minh, tôi buộc phải kêu cầu đến Quốc hội, Chính phủ các nước đang quan tâm đến tình trạng bi thảm về quyền con người ở Việt Nam. Tôi cũng gửi lời kêu cầu khẩn thiết này đến hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, các tổ chức Nhân quyền quốc tế và các tổ chức Nhà Báo quốc tế.

Trân trọng cảm ơn.
Việt Nam ngày 25 tháng 10 năm 2014
Kính thư
PHẠM ĐÌNH TRỌNG. Nhà văn. Nhà báo
Tác giả gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List