Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng
Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 15/10/2014.REUTERS/Fabrizio
Bensch
Nhân dịp Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Tấn Dũng công du Berlin, 158 trí thức Đức vào tuần trước đã gởi thư
cho bà Angela Merkel, yêu cầu Thủ tướng Đức lên tiếng đòi trả tự do cho luật sư
Lê Quốc Quân, đồng thời đặt vấn đề về việc chính quyền Saigon giải tỏa các cơ
sở tôn giáo tại Thủ Thiêm.
Lá thư đề nghị Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu ra trường hợp luật
sư Lê Quốc Quân khi hội kiến với người đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Giáo sư Johannes Kals thay mặt cho tập thể 158 trí thức Đức đề nghị bà Merkel
mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều
kiện cho ông Lê Quốc Quân.
Bên cạnh đó, thư của các nhà trí thức Đức cũng nhắc đến nguy cơ
chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm bị giải tỏa, cùng với một số cơ sở tôn giáo khác tại
đây như Dòng Mến Thánh Giá, thánh đường Công giáo, nhà nguyện Hội thánh Tin
Lành.
Bị bắt lần đầu vào tháng 12/2012 với tội danh trốn thuế, đến tháng
2/2014 tòa phúc thẩm Việt Nam đã y án 30 tháng tù cho nhà đấu tranh dân chủ Lê
Quốc Quân.
Lá thư nhắc lại các khuyến cáo của chính phủ Đức trong dịp Kiểm
điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02/2014 mà
Việt Nam là thành viên. Trong đó có việc trả tự do ngay cho các tù nhân bị bắt
giữ tùy tiện, và tôn trọng quyền tự do tôn giáo, hội họp, tự do ngôn luận.
Luật sư Lê Quốc Quân
nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).REUTERS/Doan
Tan/VNA/Handout via Reuters
Trong thông báo trên mạng đề ngày 20/11/2013, Luật sư đoàn Pháp
cho biết cuộc họp toàn thể vào ngày 15/11 đã nhất trí thông qua kiến nghị ủng
hộ ba luật sư của Burundi, Cameroun và Việt Nam bị đe dọa khi hành nghề. Riêng
đối với luật sư Lê Quốc Quân của Việt Nam, bản kiến nghị đòi hỏi trả tự do ngay
lập tức cho nhà ly khai này.
Kiến nghị nhắc lại, luật sư kiêm blogger Lê Quốc Quân hôm
02/10/2013 đã bị tòa án Hà Nội kết án 30 tháng tù và phạt 59.000 đô la. Bị khai
trừ vĩnh viễn khỏi luật sư đoàn, ông không còn có cơ hội hành nghề. Lê Quốc
Quân được biết tiếng với các hoạt động bảo vệ nhân quyền, viết blog cũng như
những lời kêu gọi đa nguyên, tự do tín ngưỡng, và thực hiện các quyền dân sự.
Luật sư đoàn Pháp tố cáo những điều kiện tiến hành phiên tòa dẫn
đến bản án trên. Phiên xử không đảm bảo những điều kiện cơ bản cho một phiên
tòa công minh, vì tranh luận không được công khai và việc luận tội chỉ kéo dài
có một phút, mà phán quyết thì đã được viết sẵn dài đến hai chục trang.
Theo Luật sư đoàn Pháp, thì « phiên tòa » này
nhằm trừng phạt và khóa miệng một tiếng nói đối lập. Hồi tháng Ba, một liên
minh các tổ chức bảo vệ nhân quyền cũng đã khiếu nại với nhóm làm việc của Liên
Hiệp Quốc về việc bắt giam tùy tiện, đề nghị can thiệp khẩn cấp với chính quyền
Việt Nam trong vụ Lê Quốc Quân.
Luật sư đoàn Pháp nhắc lại, sự độc lập của các luật sư là một
trong các đảm bảo chính yếu cho nền dân chủ và tính hiệu quả của Nhà nước pháp
quyền. Từ đó yêu cầu chính quyền Việt Nam dùng mọi biện pháp trong khả năng của
mình để đảm bảo cho các luật sư Việt Nam được tự do hành nghề, bảo vệ tự do
ngôn luận.
Luật sư đoàn Pháp đòi hỏi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, đồng
thời bày tỏ tình liên đới với ông và luật sư của ông là Trần Thu Nam, cũng như
với Luật sư đoàn Việt Nam và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại đây.
Đồng thời với kiến nghị về luật sư Lê Quốc Quân, luật sư đoàn Pháp
còn phản đối việc Burundi yêu cầu khai trừ luật sư Isidore Rufyikiri, và đòi hỏi
chính quyền Cameroun trả tự do cho nữ luật sư Lydienne Yen Eyoum bị giam cầm từ
bốn năm qua.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên:
Đinh Nguyên Kha bị bệnh nặng trong trại giam
PVTD, cộng tác viên Dân Luận, thực hiện
“Cháu bị viêm hai khớp gối đau nhức đi đứng khó khăn mà còn cộng
thêm chứng trĩ ngoại nữa. Chỉ mới hai năm trong nhà tù mà cháu đã tàn tạ thế
rồi, đau xót quá”. Đó là những lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Liên, thân mẫu
tù chính trị Đinh Nguyên Kha cho chúng tôi biết sau chuyến thăm nuôi vào ngày
24/10/2014 vừa qua.
Khi biết tin Kha bị bệnh nặng trong trại giam K3, Xuyên Mộc, Đồng
Nai, nhóm phóng viên Dân Luận có liên lạc và trao đổi với bà Kim Liên để hiểu
thêm về tình trạng sức khỏe của Đinh Nguyên Kha và gửi lời động viên tinh thần
cho Kha vượt qua bệnh tật.
Dân Luận (DL): Xin chào bà Liên, được biết gia đình bà thường xuyên thăm
Kha vào ngày 24 hằng tháng. Vì sao bà lại chọn ngày 24 hằng tháng làm ngày thăm
nuôi?
Sinh viên Đinh Nguyên Kha, người bị kết án 8 năm tù giam vì hoạt
động bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa của mình.
Bà Kim Liên: Tôi đâu có chọn lựa gì, do phía trại giam họ ép buộc như
thế. Quy định thăm nuôi tại trại K3 Xuyên mộc ghi rõ rằng phạm nhân được thăm
nuôi mỗi tháng một lần. Chúng tôi cũng làm đúng quy định đó, mỗi tháng đi thăm
một lần nhưng không trùng khớp ngày dương lịch. Thế là cán bộ trại giam làm khó
và không cho chúng tôi gặp. Cán bộ này giải thích rằng, mỗi tháng một lần có nghĩa
là đúng ngày của tháng sau. Tôi thấy thật vô lý hết sức và tranh luận về cụm từ
“mỗi tháng một lần” nhưng không được. Vì thế có nhiều lần chúng tôi vượt hơn
200 km đi thăm tù nhưng không được nên ngậm ngùi ra về. Vì thế, cứ đúng ngày 24
hằng tháng chúng tôi đi thăm cho khỏi ai bắt bẻ. Và tháng nào tôi cũng đi thăm
Kha.
DL: Bạn bè gần xa quan
tâm đến tình trạng của Kha có thường đi cùng gia đình bà trong những lần thăm
nuôi? Và Kha đã trả lời những gì với những người bạn này thưa bà?
Bà Kim Liên: Lần thăm nuôi nào cũng có từ 2 đến 3 người bạn cùng đi theo
gia đình tôi. Mục đích chủ yếu của họ là muốn gặp Kha để động viên tinh thần.
Và trong chuyến đi lần này cũng có 3 người bạn đi cùng. Mặc dù họ không được
vào bên trong phòng gặp, chỉ đứng bên ngoài cửa sổ nhìn vào để thấy mặt Kha và
chào hỏi từ xa. Chỉ được có vậy thôi mà ai cũng vui vẻ. Và Kha luôn gửi lời hỏi
thăm sức khỏe của cháu cùng với các bạn tù chính trị trong đó đến mọi người bên
ngoài. Kèm theo những lời cảm ơn đến tất cả mọi đã quan tâm đến những người tù
như cháu.
DL: Được biết Kha đang
mắc phải nhiều chứng bệnh và cần phải điều trị. Bà có thể cho chúng tôi biết rõ
hơn về bệnh tật và tình trạng sức khỏe của Kha qua lần thăm nuôi lần này?
Bà Kim Liên: Trong lần thăm nuôi trước, Kha có nói với tôi về triệu chứng
bệnh và nhờ tôi mua thuốc gửi vào. Nhưng gần đến ngày thăm nuôi, Kha có gọi
điện về dặn dò mua thêm thuốc. Tôi cảm nhận được là bệnh của cháu nặng lắm rồi.
Cháu bị viêm 2 khớp gối đau nhức đi đứng khó khăn mà còn cộng thêm chứng trĩ
ngoại nữa. Hai năm trong nhà tù mà cháu đã tàn tạ thế rồi, đau xót quá. Tôi gửi
vào cho cháu các loại rau để trồng ăn trị bệnh kèm theo một số thuốc đặc trị
bệnh trĩ ngoại. Tôi cũng hy vọng thuốc tôi gửi vào sẽ trị đỡ bệnh cho cháu và
chế độ y tế trong nhà tù sẽ chăm sóc tốt giúp cháu vượt qua bệnh tật.
DL: Phía trại giam họ
đã biết Kha bị bệnh và có đưa ra giải pháp chữa trị nào hay chưa thưa bà?
Bà Kim Liên: Tôi đã nói về bệnh tình của Kha trước sự chứng kiến của 3
cán bộ trại giam nhưng họ chưa có hướng giải quyết nào. Trước mắt, họ cho chúng
tôi gửi thuốc và thực phẩm trị bệnh vào sẽ hổ trợ y tế khi cần thiết. Nếu bệnh
tình không suy giảm, tôi sẽ làm đơn yêu cầu đưa cháu Kha bệnh viện bênh ngoài
để trị bệnh.
DL: Những người bạn đi
cùng gia đình bà chứng kiến sự việc, họ có được gửi quà kèm theo lời động viên
cần thiết cho Kha trong chuyến gặp vừa qua không?
Bà Kim Liên: Những người bạn đi cùng tôi có được vào trong phòng đâu. Họ
bị đuổi ra ngoài hết và ngồi trên ghế đá ngoài sân. Họ cũng vào trong để gặp
cán bộ đưa giấy tờ tùy thân đề nghị được gặp Kha một cách tử tế nhưng bị từ
chối. Tội nghiệp, những người bạn cùng tôi đi từ 5 giờ sáng, vượt hơn 200 km để
rồi phải ngồi ngoài gốc cây chờ đợi.
DL: Xin cảm ơn bà, xin
chúc bà thật nhiều sức khỏe để chăm lo cho gia đình. Rất mong Kha sẽ khỏi bệnh
sớm, khỏe mạnh để chống chọi lại những khắc nghiệt trong chốn lao tù.
Về phía những người bạn đi cùng gia đình bà Liên, chúng tôi cũng
đã liên lạc được với chị Oanh Anna. Bức xúc về việc không cho gặp mặt Kha, lại
còn bị xua đuổi đi với những lời lẽ nặng nề. Oanh Anna cho biết:
“Chúng tôi gặp một chút rắc rối tại phòng thăm gặp trong vấn đề
làm thủ tục thăm nuôi. Mặc dù chúng tôi đã nộp đủ giấy tờ tùy thân cho cán bộ
trại giam theo đúng quy định nhưng lại không được cho vào phòng nên chúng tôi
đành ngồi chờ ở băng ghế đá bên ngoài. Chưa dừng lại đó, cán bộ trại giam lại
tiếp tục đi ra xua đuổi, kéo vai, kéo áo và dùng lời lẽ nặng nề để xua đuổi
chúng tôi đi xa ngoài cổng trại cách đó hơn 100 m. Vừa xua đuổi, miệng cán bộ
này lầm bầm hăm dọa sẽ ngưng lại cuộc gặp gỡ của gia đình Kha nếu chúng tôi dám
cãi lại. Chúa ơi, ở Việt Nam toàn gặp những chuyện vô lý như thế này sao?”.
Nghe thêm audio về cuộc trao đổi này của PV Dân Luận cùng bà Kim
Liên và chị Oanh Anna tại địa chỉ:
Ảnh: Kha tặng trái dưa gang tự trồng trong trại giam cho những
người bạn đi thăm mình.
PVTD thực hiện
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền