Monday, October 13, 2014

Công An Tiếp Tục Đàn Áp Gia Đình Huỳnh Trọng Hiếu


Công An Tiếp Tục Đàn Áp Gia Đình Huỳnh Trọng Hiếu

Công an đánh dã man 3 phụ nữ, con gái bị đánh gãy răng, mẹ bị đánh & đâm điếu thuốc vào trán

Công an đánh dã man 3 phụ nữ, con gái bị đánh gãy răng, mẹ bị đánh & đâm điếu thuốc vào trán


image





Công an đánh dã man 3 ph n, con gái b đánh gãy răng, ...
View on www.youtube.com
Preview by Yahoo


Huỳnh Trọng Hiếu 
October 11, 20140 Bình Luận
Tối qua, ngày 10/10/2014, vào lúc 12 giờ đêm, 1 nhóm An ninh mặc thường phục giả dạng côn đồ tấn công vào nhà trọ của tôi tại địa chỉ 305/16 đường Trường Chinh, Sài Gòn. 

Gia đình tôi lúc này chỉ có tôi, vợ tôi và con trai tôi mới 10 tháng tuổi đang ngủ trên gác, không có bất kỳ phương tiện tự vệ nào. Chúng tôi nghe tiếng va đập mạnh phát ra ngay cửa nhà vì có ai đó ném vào một cục đá lớn. Tiếp theo, là những cú đạp mạnh liên tiếp khiến cho tấm cửa văng ra và 3 tên côn đồ cầm hung khí xông vào nhà đập phá. Tên còn lại bao vây  sau nhà, dùng đá đập liên tục để phá tung cánh cửa sau.

Họ vừa đập phá vừa văng tục, chửi rũa và đe dọa giết gia đình tôi. Những tên côn đồ này tấn công chúng tôi có chủ đích và được chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Họ đi trên 2 xe gắn máy, bịt mặt và tấn công chớp nhoáng, sau đó nhanh chóng rời khỏi hiện trường, bỏ lại một đống đổ nát.

Tiếng đập phá phát ra khiến cho những gia đình lân cận thức giấc. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy được vẻ mặt hoảng hốt và kinh hãi của những người hàng xóm khi tận mắt chứng kiến sự việc.
Chưa dừng lại ở đó, hơn nửa tiếng sau, đám côn đồ quay trở lại đông hơn, rồi tiếp tục ném đá vào nhà. Lần này, chúng đi sâu vào căn nhà đập phá tủ đồ làm cho mặt kính vỡ vụn, đạp đổ xe cộ và đấp nát tất cả những gì còn lại trong nhà. Bọn chúng ngang nhiên đập phá, và chỉ bỏ đi khi thấy nhiều người hàng xóm mở cửa chứng kiến, và biểu hiện cử chỉ bất bình.

 Vụ việc gây cho gia đình chúng tôi nhiều thiệt hại về tài sản. Điều may mắn là mọi thành viên trong gia đình không có ai bị tổn thương thể chất, tuy nhiên, hành động vi phạm luật pháp và phi nhân tính trên đã tác động không nhỏ đến tinh thần chúng tôi. Con trai tôi mới 9 tháng tuổi đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng động mạnh khiến nó sợ hãi la hét thảm thiết.

Chúng tôi biết rằng, những sự việc này được chỉ đạo từ cơ quan An ninh cộng sản Việt Nam nhằm uy hiếp tinh thần đối với những người Bảo vệ Nhân quyền. Chúng tôi phản đối những hành vi vi phạm luật pháp và vô đạo đức mà nhà cầm quyền đã áp dụng đối với gia đình tôi.

Cũng xin nói thêm, vào đúng ngày 10/10, từ sáng sớm, nhân viên An ninh canh gác trước nhà và theo dõi sát sao mọi hoạt động của chúng tôi một cách công khai. Chúng tôi được biết, cũng trong thời gian đó, những nhà đấu tranh Dân chủ kỳ cựu  như Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng phải đối diện với những hành động sách nhiễu tương tự từ phía chính quyền. Mọi hoạt động của nhà đấu tranh này đều bị kiểm soát, các quyền tự do căn bản như quyền Tự do đi lại của ông cũng bị nhân viên an ninh tước đoạt trắng trợn.

Tưởng cũng tốt để nói, những sự vụ đàn áp liên tiếp mà chính quyền Cộng sản Việt Nam thực thi đối với nhiều thành viên trong gia đình chúng tôi như chị Huỳnh Thục Vy và tôi diễn ra trong bối cảnh đang có những chuyến thăm và làm việc của Nhân viên ngoại giao cấp cao từ Hoa Kỳ đến Việt nam để điều tra về vấn đề Nhân quyền, đặc biệt là quyền Tự do Tôn giáo.

Trong thời gian gần đây, chúng tôi có những hoạt động tìm hiểu và khảo cứu nhiều hồ sơ Vi phạm Nhân quyền tại Việt Nam để gửi báo cáo trực tiếp đến các viên chức ngoại giao Phương Tây. Có thể nói rằng, chúng tôi đã đạt được những kết quả ban đầu khá tích cực trong việc thiết lập những chuyến viếng thăm đối với các nạn nhân của chính quyền.

Hồ sơ của Mục sư Nguyễn Công Chính – một người từng chịu nhiều bách hại của chính quyền trong việc rao giảng đạo Tin Lành ở các tỉnh Cao nguyên Trung phần Việt Nam là một thí dụ điển hình.

Chúng tôi có nhiều kế hoạch để tập hợp các sự vụ vi phạm Nhân quyền ở Việt Nam để tiếp tục báo cáo lên chính giới Phương Tây cũng như các cơ quan Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Những cố gắng nhỏ bé này không có mục tiêu nào khác hơn là muốn cải thiện tình hình Nhân quyền tại Việt Nam.

Mặc dù gặp phải nhiều sự đàn áp và sách nhiễu từ phía chính quyền, nhưng chúng tôi sẽ vượt qua để thực hiện đúng các quyền của mình một cách bất bạo động, phù hợp với Luật pháp cũng như thông lệ Quốc tế.

Huỳnh Trọng Hiếu
Sài Gòn ngày 11/10/2014


Nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thăm gia đình mục sư Nguyễn Công Chính

Huỳnh Thục Vy
October 7, 20140 Bình Luận

Được sắp xếp trước nửa tháng qua sự liên lạc của Huỳnh Trọng Hiếu và Huỳnh Thục Vy với bà Jenifer Neidhart de Ortiz – viên chức Chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ, sáng 7/10/2014, đại diện Hội Phụ nữ NQVN – Huỳnh Thục Vy – đã đưa vợ và các con của mục sư Nguyễn Công Chính đến gặp bà Katherine Lawson, nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo từ Washington, bà Jenifer từ Hà Nội và ông Charles Sellers – trưởng phòng Chính trị Lãnh sự quán Hoa Kỳ từ Sài Gòn.

Vì lý do an toàn và tránh sự quấy nhiễu, do gia đình mục sư Chính thường xuyên bị an ninh theo dõi, chúng tôi đã gặp nhau tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai trong không khí thân mật. Chị Trần Thị Hồng – vợ mục sư Chính đã kể cho phái đoàn nghe về các hoạt động của ông cũng như tình trạng sức khỏe rất kém của ông trong  trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Những nhà ngoại giao Hoa Kỳ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến hồ sơ mục sư Nguyễn Công Chính. Tưởng cũng nên nhắc lại, ông Chính là một mục sư Tin Lành thuộc giáo hội Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ, đã từng chịu hàng chục đợt sách nhiễu, đánh đập, tịch thu tài sản, phá cơ sở tôn giáo… từ nhà cầm quyền và công an tỉnh Kom Tum và Gia Lai trong hơn hai mươi năm ông hoạt động truyền giáo, kết nối và hỗ trợ mọi mặt cho những người sắc tộc thiểu số tại miền rừng núi Cao nguyên từ 1988 đến 2011.
Những nỗ lực của mục sư Chính với tư cách người truyền giáo, cũng như người bảo vệ Nhân quyền liên quan đến tự do tôn giáo, đặc biệt, ở những vùng xa xôi và nhạy cảm như Gia Lai và Kom Tum đã đưa đến bản án 11 năm dành cho ông từ năm 2011.
Ông thường xuyên bị đấu tố, đánh đập và cấm cầu nguyện trong tù. Trong bối cảnh quyền tự do tôn giáo bị chà đạp nghiêm trọng trên khắp Việt Nam  như việc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, giáo Hội Tin Lành Menonite và nhiều nhóm Tin Lành tại gia khác bị cấm hoạt động…tình trạng mục sư Chính và giáo hội Lutheran của ông nổi lên như một vấn đề làm công luận phẫn nộ.

Bà Katherine Lawson sang Việt Nam lần này nhằm quan sát tình trạng chính quyền Việt Nam đang gia tăng những động thái đàn áp tự do tôn giáo khốc liệt và cản trở trắng trợn đặc phái viên Liên Hợp quốc – ông Heiner Bielefeldt – tiếp cận các đại diện tôn giáo bị đàn áp tại Việt Nam hồi tháng 7 vừa qua.

Chị Trần Thị Hồng cho biết đây là lần đầu tiên chị được tiếp xúc với một phái đoàn ngoại giao phương Tây để chia sẻ về tình trạng chồng mình và cũng là lần đầu tiên đại diện của một tổ chức xã hội dân sự đến thăm gia đình chị để được nghe kể về những tháng năm bị trù dập của vợ chồng chị trước ngày mục sư Chính bị bắt và bỏ tù.

Cuộc gặp gỡ cho thấy hồ sơ mục sư Chính đã được báo cáo rất đầy đủ với các tổ chức Nhân quyền quốc tế và những giới chức đặc trách vấn đề tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ, vì ông là một nhà hoạt động Nhân quyền kỳ cựu nhiều năm qua.
Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam chúng tôi trân trọng kêu gọi sự quan tâm của công luận và các tổ chức xã hội dân sự trong nước lưu tâm đến những hồ sơ nhạy cảm như trường hợp mục sư Chính để hỗ trợ gia đình ông và thay ông tiếp tục những công việc bảo vệ người thiểu số Cao nguyên mà ông đang làm dang dở.

Cũng trong dịp này, Huỳnh Thục Vy đã gởi một bản báo cáo ngắn gọn ba trang về trường hợp “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn” đến bà Katherine Lawson. Đây cũng là một trường hợp vi phạm quyền tự do tôn giáo trắng trợn và gây hậu quả lớn cho các nạn nhân của nhà cầm quyền Việt Nam.


Để liên lạc với gia đình mục sư Chính: Trần Thị Hồng, hẻm 186,  đường Cách mạng tháng 8, tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Số điện thoại: 0121.368.6961
Huỳnh Thục Vy
Thay mặt Ban điều hành PNNQVN
Buôn Hồ 8/10/2014


Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được: Tác Giả Cảm Ơn

Phạm Cao Dương, TS
October 4, 20140 Bình Luận

LTS: Tuy tác giả, GS Phạm Cao Dương khi gửi bài tới Toà Soạn chỉ ghi và ký đúng tên mình, nhưng Việt Thức căn cứ vào tiểu sử và nghề nghiệp của tác giả sẵn có trong hồ sơ quản trị và cộng sự viên nên thấy cần minh bạch ghi học vị của tác giả như truyền thống các cơ sở văn học và điều nghiên tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới tự do.

Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được: Tác Giả Cảm Ơn
Sau khi bài này được phổ biến, tác giả nhận được nhiều điện thư hay điện thoại, khen có và chê cũng có.  Tác giả xin được cảm ơn tất cả các Quý Vị, đặc biệt là các Quý Vị đã chỉ ra một số chi tiết nên sửa đổi.  Tác giả xin được muôn vàn cảm tạ sự đóng góp tích cực và đầy thiện chí của tất cả mọi người. 

[1] Trong số những dữ kiện được nêu lên, dữ kiện quan trong nhất và mang nhiều ý nghĩa nhất là chuyện đối đáp giữa sứ Tầu với Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm qua câu “An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” với nhóm chữ “bất tri kỷ nhân canh”:
§  nhiều vị đề nghị sửa nghĩa lại là “không biết bao nhiêu là người cầy”.  Tôi xin ghi nhận và sửa đổi điều này vì nó phản ảnh  lối nói “tục và đểu”, “đểu cáng và sấc sược”, “xỏ -xiên” của sứ Tầu. 
§  Một vị còn cẩn thận phân tích từng chữ một theo đó chữ “tri” là đi với chữ “bất” thay vì đi với chữ “kỷ” và giữa tri và kỷ không có gạch nối.  Đây là vấn đế ngắt câu hay ngắt chữ.  Nhưng dù sao tôi cũng thích lối giải thích này hơn vì nó mang nhiều ý nghĩa hơn, cả đen lẫn bóng thay vì hiểu là tri kỷ. 

§  Cũng vậy, về câu “Sấm động Nam Bang” có vị đề nghị phải sửa hai chữ “Sấm động” thành “Lôi động” đúng hơn.  

Tôi ghi nhận “Lôi động” hợp hơn.  Tuy nhiên rất khó mà nói chữ nào là đúng, chữ nào là sai.  Lý do là vì đây là truyện kể dân gian và truyền khẩu cũng giống như ca dao, tục ngữ chứ không thuộc văn học viết của các nhà Nho để có thể có văn bản mà quyết định. Nói sao cũng được.  Người dân bình thường, không rành chữ Hán thì thích dùng chữ “sấm”,  còn các nhà Nho thì thấy nó không chỉnh nên bảo “lôi” mới đúng.  Vì nghe kể quen, tôi ưng đứng về phía đa số người  dân bình thường hơn.  Có điều mục tiêu đơn giản của tôi trong bài này không phải là văn chương mà là những danh xưng Bắc Quốc,  Nam Bang được người trong truyện dùng.

[2]Về danh xưng tiếng Pháp thì dù Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale, tôi xin thưa cả hai đều có chữ Chine ở trong, trong khi Nam Hải không hề hàm chứa chữ này. 
§  Ngoài ra trong một vài sách địa lý dùng cho bậc tiểu và trung học ớ Việt Nam buổi đầu, lúc chương trình học mới được Việt hóa, người ta đã dùng danh xưng Biển Trung Hoa, Biển Nam Hải và các học sinh cũng cặm cụi, nắn nót tên này khi vẽ bản đồ, trong số các học sinh đó có người viết bài này.  Tại sao vậy?  

Tại vì các sách giáo khoa của Việt Nam buổi đầu và luôn cả khá lâu về sau này là dịch từ sách Pháp sang.  Các thày buổi đầu không có thì giờ để cân nhắc suy nghĩ nhất là ở thời Chính Phủ Trần Trọng Kim, khi có lệnh dạy và thi bằng tiếng Việt phải cấp tốc thi hành ngay trong năm 1945.  Các thày tối hôm trước soạn bài,  sáng hôm sau dạy.  Phải đọc các báo đương thời như Tri Tân hay Thanh Nghị ta mới hiểu được những khó khăn, công lao và thiện chí của các thày thời đó.

§  Về chuyện hiểu Nam Hải là biển của Nước Nam hay Nước Nam thì không phải là tôi “cưỡng từ đoạt ý” mà là Cụ Cử Nhân Hán Học năm Bính Ngọ, 1906, Phan Kế Bính, qua tác phẩm Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện. đã hiểu như vậy. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện đã được Nhà Xuất Bản Sống Mới tái bản tại Hoa Kỳ.  

Nhan đề sách là như vậy nhưng nội dung toàn là về các danh nhân Nước Nam, từ các bậc đại anh kiệt, các danh thần, đến các bậc văn tài, mãnh tướng… toàn là người Nước Nam.  Cụ viết trong lời Tựa”“Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm chẳng thiếu gì người tài đức…” Vậy Nam Hải theo Cụ Phan Kế Bính không là Nước Nam thì là gì?  Chuyện này tôi đã viết trong bài.  Xin Quý vị vui lòng đọc lại.

[3] Về danh xưng Biển Đông, tôi xin thưa là danh xưng này là tên chữ nôm nên trên các bản đồ cổ bằng chữ Hán đã không được dùng cho mãi đến khi chữ Quốc Ngữ trở thành phổ thông và nhất là khi có những tranh chấp ở Biển Đông. 

§  Vấn đế này như tôi đã xác định từ đầu tôi không bàn tới trong bài này nên không nói thêm, trừ một điều là danh xưng này dùng giũa người Việt với nhau thì được nhưng ra các hội nghị quốc tế thì không ai hiểu cả cũng giống như Biển Tây của Phi Luật Tân vậy. 

§  Chính vì vậy trước đây tôi có viết một bài trong đó tôi có đề nghị dùng danh xưng Biển Đông Nam Á, Southeast Asia Sea, thay thế cho tất cả, căn cứ vào vị trí và vai  trò của biển này giữa các nước Đông Nam Á, một vai trò giống như vai trò của Địa Trung Hải đối vói Âu Châu và Phi Châu.  Tôi sẽ tìm lại bài này để gửi Việt Thức phổ biến sau.

[4] Về nguồn gốc của danh xưng Nam Hải, tôi cũng xin không bàn ở đây vì đây là một đề tài phức tạp khác cần một bài riêng.  Tuy nhiên dù là của Tầu hay của ta, cái quan trong là các cụ ngày xưa đã hiểu thế nào và hành xử thế nào theo lối riêng của mình để xây dựng và bảo vệ đất nước của mình và truyền lại cho con cháu là chúng ta bây giờ?  Có điều đây chỉ là “ý kiến” chứ không phải là “sự kiện” nên không thể nói đúng, sai.

[5] Để kết luận tôi xin thưa là khi viết bài này tôi không hề nhằm khoe khoang kiến thức của mình hay để khoe mình hay, mình giỏi để chỉnh sửa người khác mà chỉ để góp một phần nhỏ vào nỗ lực đấu tranh của toàn thể dân tộc Việt Nam chống lại hiểm họa xâm lăng mới trong thế kỷ hiện tại.  

Đây là một cuộc xâm lăng toàn diện, vô cùng nguy hiểm, nguy hiểm gấp bội những lần xâm lăng trước, của người Tầu bằng cách đề cao tinh thần tự tin, tự lực, tự cường, ngoan cố coi phương Nam là của mình, đối nghịch với phương Bắc là của người Tầu; nước mình là Nam Quốc, nước Tầu là Bắc Quốc (chứ không phải là Trung Quốc). Hai bên bình đẳng với nhau, không chút tự ti mặc cảm ngay từ những  ngày đầu của lịch sử dân tộc.  Chính nhờ đó chúng ta đã ‘”đứng vững ngàn năm” và chắc chắn còn đứng vững nhiều ngàn năm nữa.  Tôi đã xác nhận mục đích này trong phần mở đầu và phần cuối của bài viết.  Ước mong quý vị đồng ý với tôi về điểm này.

Biển học mênh mông.  Những gì tôi biết chỉ là một phần rất nhỏ, vô cùng nhỏ về dân tộc ta và về nhân loại và chưa chắc đã đúng, đã đầy đủ.  Một sự điều chỉnh và cập nhật hóa đều cần thiết.  Không làm như vậy đầu óc tôi sẽ trở thănh khô cứng và…chế. Với sự tin tưởng này tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi và sẵn sang chấp nhận.  Xin được một lần nữa cảm ơn Quý Vị độc giả đả bỏ thì giờ đọc bài của tôi và đã chỉ giáo và bổ khuyết cho tôi.
Kính thư,
Phạm Cao Dương


Đầu Thế Kỷ XX, Xã Hội Nông Sĩ Việt Nam Trên Đường Duy Tân: Vài Nhận Xét Về Cuộc Bút Chiến Giữa Phan Khôi Và Trần Trọng Kim. Đối Chiếu Hai Xu Hướng Âu Hóa Việt Nam Không Thể Dung Hòa

Trần Thanh Hiệp, LS
October 4, 20140 Bình Luận
Ghi chú : Viết thay Gs Đoàn Viết Hoạt tạm nghỉ một kỳ vì lý do sức khỏe. Nhưng không đi vào mạch tư tưởng của  Gs Hoạt mà chỉ cung cấp một tài liệu đọc thêm về đề tài mà ông  đang viết cho mục Lịch Sử Tư Tưởng Chính Trị Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.  Trần Thanh Hiệp

Nước Việt Mới Đầu Thế Kỷ 20
Trong cuốn sách Nhân Chủ Học Thuyết do Cơ sở xuất bản Việt Long ấn hành năm 2000 tại Houston, người ta đọc thấy có nhắc tới một cuộc bút chiến giữa hai nhà nghiên cứu Phan Khôi và Trần Trọng Kim về đường lối duy tân nước Việt Nam vào thời điểm đầu thế kỷ trước.

Cuối thế kỷ XIX, sau những cuộc thảm bại của Phong trào Cần Vương và Phong Trào Văn Thân, và đầu thế kỷ XX, cuộc khởi nghĩa của Đề Thám ở Yên Thế bị dập tắt, Pháp đã hầu như hoàn thành quá trình bình định Việt Nam. Giới sĩ phu Nho học, cũng như lớp trí thức Tây học và dân chúng đều cảm thấy rằng đất nước có tìm được cách tự cường thì mới mong thóat khỏi ách nô lệ để giành lại độc lập quốc gia trong tay người Pháp. 

 


Phan Bội Châu
Năm 1903, Phan Bội Châu, một sĩ phu yêu nước người Nghệ AnvàoNam ra Bắc để thành lập một tổ chức cách mạng,. Duy Tân Hội ở Quảng Nam, kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh], Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại. Nhóm sĩ phu này đã chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn, làm hội chủ. Năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để cầu viện Nhật giúp Duy Tân Hội đánh đuổi Pháp. 

Tại Nhật, các cụ gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Lại vcòn được nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. 

Tháng 8 năm 190,5 tại Hà Tĩnh, cụ và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân Hội lên kế hoạch hành động : đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài. lập các hội nông, hội buôn, hội học làm kinh tài, tập hợp quần chúng chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài…Phong trào Đông Du đưọc phát động từ đó và được đông đảo người dân ở cả ba kỳ, nhất là ở Nam Kỳ, tham gia và ủng hộ. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức dưới danh xưng Cống Hiến Hội…

Hai nhà nho khác, cũng mang tính biểu tượng yêu nước canh tân như Phan Bội Châu l à Phan Chu Trinh và Phan Khôi.
Phan Chu Trinh nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến,Phan Quang, và Phạm Liệu. Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, năm Quý Mão (1903)cụ được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ. Là người có học vấn, lại tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng canh tân. và đọc được các tân thư, năm 1905, cụ từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng (cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904) làm một cuộc Nam duxem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng.Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng thấy khó có thể tồn tại lâu dài. Năm 1906 cụ bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây – trong số đó có Lương Khải Siêu – và tìm hiểu công cuộc duy tân của Nhật Bản.

Trong số các sỹ phu đương thời và cả sau này, Phan Châu Trinh là người thấy rõ nhất những nhược điểm trong nền văn minh và trong con người Việt Nam. Do đó, cụ chủ trương phải thay đổi từ gốc rễ là con người, cùng lúc với những yếu tố khác như văn hóa, ý thức hệ, phong tục tập quán… Theo Phan Chu Trinh, Việt Nam phải phát triển kinh tế và giáo dục để tự lực tự cường, hội nhập vào thế giới văn minh để giành độc lập chứ không nên chỉ đi cầu viện ngoại bang rồi dùng bạo lực mong thâu hồi độc lập. Chỉ như vậy, Việt Nam mới mong có một nền độc lập chân chính, lâu bền từ chính trị đến kinh tế trong quan hệ với ngoại bang..

Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức chữ Hán cho Toàn quyền Paul Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt, sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt sớm trở thành văn minh.

Sau đó, và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng với phương châm “tự lực khai hóa” Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân . Khẩu hiệu của phong trào là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Phan Khôi
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã giới thiệu Phan Khôi như sau :
Phan Khôi hiện diện trước xã hội, trước cuộc đời này chỉ với tư cách nhà báo; người ta biết ông chủ yếu qua những gì ông viết ra đăng lên báo chí; nhưng, qua hoạt động báo chí, Phan Khôi chứng tỏ mình còn là một học giả, một nhà tư tưởng, một nhà văn. Phan Khôi là nhà tư tưởng đã đặt ra hàng loạt vấn đề: phê phán Khổng giáo, tiếp nhận tư tưởng Âu Tây, nữ quyền. Ông cũng là một nhà Hán học và Trung quốc học am hiểu những vấn đề của xã hội Trung Quốc đương thời, ông là một dịch giả đã dịch Kinh Thánhcủa đạo Thiên chúa ra tiếng Việt, một nhà Việt ngữ học cả ở phần lí thuyết lẫn thực hành, một nhà văn xuôi với thể hài đàm và một nhà phê bình văn học. Có thể nói Phan Khôi là người thể hiện rõ nhất và thành công nhất chủ trương duy tân kiểu Phan Chu Trinh vào đời sống, nhưng khác với người tiền bối ấy, Phan Khôi hoàn toàn không thể hiện mình như một chí sĩ; ông sống như một người thường trong đời thường, chỉ hoạt động chuyên nghiệp như một nhà ngôn luận, chỉ tác động đến xã hội bằng ngôn luận. Phan Khôi thuộc trong số những trí thức hàng đầu có công tạo ra mặt bằng tri thức và văn hoá cho xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nhưng đặt bên cạnh những gương mặt sáng láng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng…, ông thường tự thể hiện như kẻ phản biện, và sự phản biện của ông thường đem lại chiều sâu mới cho tri thức.

Vận động canh tân đất nước không phải chỉ có các nho sĩ cựu học mà còn có những trí thức tân học sớm tiếp thu được văn hóa phung Tạy, như Phạm Qùynh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Mạnh Tường v.v… Ở đây chỉ bàn sơ lược tới trường hợp Trần Trọng Kim, người đã công khai tranh luận với nho sĩ cựu học Phan Khôi.

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. năm 1897, ông theo họcchữ Pháp tại Trường Pháp-ViệtNam Định. năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và tốt nghiệp năm 1903. Năm 1905 qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon. Sau học thêm tại các trường ở Ardèche, Lyon rồi tiếp tục học ở Trường thuộc địa. Năm 1909, vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước.

Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Ông là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xã hội, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như:Thanh tra Tiểu học (1921),Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931, Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939).

Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử. Ngoài ra ông còn tham gia các hoạt động xã hội. Ông là Phó trưởng ban Ban Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức, Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Trưởng ban nghiên cứu Phật học của Hội Bắc kỳ Phật giáo.

Một cuộc bút chiến không thể dung hòa về việc tìm đường Âu hóa.
1.Nguyên do có bút chiến.
Giữa năm 1930, trên tờ báo Phụ Nữ Tân Văn, người ta đọc thấy bài viết “Đọc cuốn Nho giáo của ông Trần Trọng Kim” của Phan Khôi. Sự thực qua bài viết này, Phan Khôi không có ý định gây bút chiến mà chỉ viết một bài điểm sách : “Mới rồi, tòa soạn Phụ nữ tân văn giao cho tôi một cuốn sách mới xuất bản, mà tác giả là Trần Trọng Kim tiên sanh đã gởi tặng, cậy tôi đọc qua và viết một bài phê bình cho xứng đáng. Sách, tên là Nho giáo, dày 344 trang, in thiệt đẹp, tại nhà in Trung Bắc Tân Văn… ”. Trước khi trình những nhận xét của mình về tác phẩm của Trần Trọng Kim, Phan Khôi xác định : ” và “Trong khi tôi viết bài nầy (…) là chỉ như kiểm soát lại coi thử cuốn sách ông Trần có thiệt đúng với Nho giáo không; chớ còn, về cái ý kiến của ông Trần và của tôi đối với Nho giáo thế nào, tôi không nói tới (…) tôi muốn chỉ ra một vài chỗ không đúng (…). 

Nhưng tôi dựa vào đâu mà dám nói là không đúng? Ấy, chẳng có gì chắc chắn cho bằng lấy những chứng cớ trong sách họ Khổng ra mà đối cứu lại”. Theo Phan Khôi, tác giả cuốn Nho Giáo đôi lúc đã “lầm lộn Khổng Tử với Tống Nho, (…) có chỗ không khỏi bị Tống nho qua mặt mình”. Mặt khàc, vẫn theo Phan Khôi, đem các học thuyết Đông, Tây so sánh với nhau thì nên làm nhưng không nên “đánh nhập vào một” các danh từ triết học Đông, Tây với nhau. 

Như trong danh từ triết học, tây có chữ “Intuition”, chỉ nghĩa là sự biết thẳng, không cần phải suy nghĩ, phải lý luận. Chữ trong ấy triết học Tàu không có, nên người Tàu phải dịch là “Trực giác”. Cũng như chữ “Raison”, không có chữ sẵn, phải dịch “Lý tánh” hay là “Lý trí”.Vậy mà trong sách Nho giáo, ở trang 23-24 và 31, tác giả cho “Lương tri” tức là “Trực giác” và “Trí” tức là “Lý trí”.Chữ “Lương tri” xuất trong sách Mạnh Tử. Mạnh Tử nói rằng: “Nhân chi… sở bất lự nhi tri giã, kỳ lương tri dã”. (Cái điều người ta không cần suy nghĩ mà biết, ấy là lương tri). Cứ như ý nghĩa câu đó thì có hơi giống với “trực giác” thiệt, nhưng vốn khác nhau xa ”. 

Ngoài ra, Phan Khôi còn cho rằng “có những chỗ mà Trần tiên sanh lấy ý mình cắt nghĩa Khổng giáo” (…) Cái lẽ trung dung của Khổng Tử, nó ra làm sao, không có thể đem mà bàn luận ở đây. Duy nói tóm một điều, tôi cho nó là lẽ cao siêu quá, người ta khó làm theo được. Nếu đem cái lẽ trung dung mà truyền bá cho cái xã hội nầy thì hầu hết tín đồ của nó sẽ thành ra “hương nguyện” là một hạng người mà Khổng Tử đã ghét cay ghét đắng. 

Cho nên trong bài Ảnh hưởng Khổng giáo của tôi, tôi bảo bỏ cái thuyết trung dung đừng nói đến là hơn, vì theo nó thì chưa chắc làm được “thánh hiền”, mà thiệt dễ làm ra “hương nguyện” quá (…). Sau hết, vẫn theo Phan Khôi, “Khổng giáo không dung được với Tây học ngày nay vì có hai điều: một là cái vẻ huyền học của Khổng giáo trái với khoa học; hai là cái chủ nghĩa tôn quân của Khổng giáo trái với chủ nghĩa duy dân (démocra-tisme). Rồi tôi kết luận rằng ta ngày nay theo Khổng giáo chỉ nên lấy nội cái phần tu thân để đạt đến cái mục đích làm quân tử mà thôi; còn phàm những cái gì nghịch với hai cái của Tây học kia thì nên bỏ đi, vì sự theo Tây học cần cho ta ngày nay lắm..”.
Bốn điểm phê bình này của Phan Khôi đã đưa tới những phản ứng của Trần Trọng Kim. Trong Nhân Chủ Học Thuyết (Sđd, tr. 45-49), Trần Trọng Kim đã phản bác như sau:
“Phan tiên sinh với tôi cùng nhau đã được trò chuyện một đôi lần, tôi biết tiên sinh là người có học thức và lại có nhiệt tâm về sự cải cách của xã hội ta. Nhưng tôi e rằng tiên sinh nóng ruột quá nên vội muốn theo Tây học…”. 

Trong khi Phan Khôi cổ võ cho việc nên tư tưởng, lý luận theo “lô gích” Phương Tây thì Trần Trọng Kim lại đề cao “trực giác”. Chữ này theo sự giải thích của Trần Trọng Kim, là một chữ mới người Nhật dịch chữ “intuition” của Pháp để chỉ cái năng lực biết rất nhanh rất rõ, hoặc về sự vật, hoặc về những điều quan hệ đến lý trí, đến đạo l ý. Bởi thế nên hiểu chữ “intuition” theo ba nghĩa. 

Nếu là trực giác về sự vật thì đó là intuition sensible, trực giác đối với trí tuệ thì gọi là intuition intellectuelle, trực giác đối với đạo lý là intuition morale. Vậy dùng chữ trực giác mà chỉ nghĩa cho chữ lương tri tưởng cũng không là sai. Trần Trọng Kim nh ấn mạnh “muốn tìm cái hệ thống của Nho giáo thì phải dùng trực giác mà xem, phải lấy ý mà hội thì thấy cac các mối liên lạc trong đoạn lý tưởng, tuy về phần hình thức thì lỏng lẻo, rời rạc nhưng về phần tinh thần thì suốt từ đầu đến cuối chỉ là một mà thôi. 

Ngay trong Tây học, người hiền triết như Pascal cũng đã nói: Ta biết cái chân lý không những bởi lý trí mà còn bởi cái tâm nữa (Nous connaissons la vérité, non seulement par la raison, mais encore par le coeur)…và cái tâm có những lẽ của nó mà lý trí không biết được, (Le coeur a ses raisons que la raison ne connait point)”.

Trần Trọng Kim đã bác bỏ ý kiến của Phan Khôi theo đó chủ nghĩa tôn quan trái với chủ nghĩa duy dân [dân chủ, démocratisme] như sau:

“Khổng giáo đã có cái chủ nghĩa chuyên chế thì tất là có cái chủ nghĩa duy dân [dân chủ]. Song cái chủ nghĩa duy dân của Không giáo không giống cái chủ nghĩa duy dân của thời nay. Cái chủ nghĩa duy dân của thời nay cốt ở sự bình đẳng, chính nghĩa là bình đẳng trong luật pháp, nhưng nhiều người hiểu là bình đẳng hoàn toàn cả và cho hạ dân cũng có quyền cai quản, cùng tham dự chính trị. 

Cái chủ nghĩa duy dân ở Khổng giao thì chủ ở trật tự, lấy đức lấy tài mà phân trên dưới và nhận có cái trong luật pháp mà kh ông nhận có cái trong bình đẳng hoàn toàn khắp cả…. Vua làm điều tàn bạo, dân có quyền trừ bỏ đi. Đó là cái chủ nghĩa duy dân của Khổng giáo mà tôi cho rằng chính đáng hơn cả. Tôi dám chắc rằng Khổng gi áo không trái với chủ nghĩa duy dân”.

Trần Trọng Kim kết luận:
“Cái gì của ta hay thì ta giữ lấy, cái gì ta không có thì ta đi học của người, làm thế nào cho ta lớn lên được mà ta vẫn là ta, chứ không lẫn với người…Tôi vẫn biết Nho giáo như ta đã thi hành ra tự xưa đến nay có nhiều điều dở. Nhưng cái dở đó là vì ng ười mình không biết dùng lấy cái tinh thần mà chỉ khư khư giữ lấy cái cặn bã, không biết tùy thời mà biến đổi…Gi ả sử ta bỏ hết nh ững cái vụn vặt cặn bã đó đi, rồi ta rút lấy cái tinh thần gây nó lên cho mạnh mẽ thì biết đâu ta lại không làm được việc rất đáng làm hay sao? Trước kia tôi cũng như Phan Quân, điều gì của ta tôi cũng cho là dở, muốn bỏ đi cho hết, để đi lượm lặt của người mà thay vào, sau dần tôi thấy những cái mình muốn lượm của người là những cái bã người ta nhai chán đã muốn bỏ ra. Nếu mình lại chạy theo mà lượm lấy đem về làm của qúy, thế chẳng hóa ra mình dại lắm ru!…”

2. Bút chiến để đối chiếu thâm tín không phải để tìm chung quyết.Cuộc tranh luận giữa hai nhà nghiên cứu đã chỉ cho thấy sự khác biệt giữa hai thâm tín về giá trị đích thực của Nho giáo. Nhưng nó đã không ngã ngũ để vạch ra đường lối Âu hóa thích hợp để nước Việt Nam tự cường hầu giành lại độc lập quốc gia.
Trần Thanh Hiệp





No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List