Chủ tịch Sang nói gì về
công ước tra tấn?
- 24 tháng 10 2014
Việt Nam sẽ không áp dụng trực tiếp toàn bộ các điều khoản trong
Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho
biết.
Ông Sang có phát biểu
trên trong cuộc họp Quốc hội hôm 23/10, báo điện tử VnExpress đưa tin.
"Việc thực hiện các
quy định của công ước ... sẽ theo nguyên tắc hiến pháp và pháp luật thực định
của Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước
khác và nguyên tắc 'có đi có lại'," ông Sang được dẫn lời nói.
"Việt Nam không coi
công ước ... là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ như quy định tại khoản 2,
điều 8 của công ước, mà thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ
sở hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, hoặc nguyên tắc 'có
đi có lại'," ông nói thêm.
VnExpress cũng dẫn lời
ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, nói việc phê chuẩn
Công ước chống Tra tấn là "cơ sở pháp lý quan trọng" để "đấu
tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm
nhân ..." của "các thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam".
Công ước chống Tra tấn
được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1984 và có hiệu lực vào năm 1987, với 155
quốc gia thành viên.
Việt Nam là một trong 10
quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn công ước này.
Độc lập theo định hướng?
Trả lời BBC ngày 24/10
từ Hà Nội, Luật sư Hoàng Văn Hướng, trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng, cho
rằng việc tham gia vào Công ước chống Tra tấn sẽ "là nền tảng để tới đây
sửa đổi luật tố tụng hình sự, làm cụ thể hơn vấn đề chống tra tấn và dùng nhục
hình."
Bình luận về phát biểu
của Chủ tịch Sang trong vấn đề không áp dụng trực tiếp các điều khoản của Công
ước chống Tra tấn và không lấy đây làm cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ, ông Hướng
nói:
Việc thực hiện các quy
định của công ước ... sẽ theo nguyên tắc hiến pháp và pháp luật thực định của
Việt Nam
Chủ tịch nước Việt Nam
Trương Tấn Sang
"Các điều kiện
trong Công ước chống Tra tấn áp dụng chung cho các quốc gia khi ký vào. Nhưng
mỗi nước sở tại có hệ thống pháp luật đặc trưng."
"Tuy tham gia vào
công ước rồi nhưng những điều chỉnh về luật chống tra tấn, nhục hình, phải tùy
theo hệ thống pháp luật và hiến pháp của nước sở tại."
"Các chủ thể tham
gia vào công ước này rõ ràng phải có tính trùng nhất. Nhưng về hệ thống pháp
luật của từng quốc gia phải có sự độc lập riêng."
"Tất nhiên sự độc
lập này vẫn phải định hướng theo các quy định của công ước."
"Việt Nam, như tôi
vừa trả lời, cũng đang tiến hành sửa bộ luật hình sự và các bộ luật khác để
hướng tới sự tương đồng với Công ước chống Tra tấn."
"Ngoài công ước ra
thì giữa các nhà nước, các tổ chức liên minh khác sẽ có những văn bản khác về
hiệp định dẫn độ tội phạm hoặc tù nhân chiến tranh."
Ông Hướng cũng cho rằng
công ước "chắc chắn" sẽ tạo cơ sở để các quốc gia khác có tiếng nói,
tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với chính quyền Hà Nội về vấn đề chống tra tấn, dùng
nhục hình.
'Không nghe công ước
quốc tế'
Tuy nhiên, cũng đã có ý
kiến tỏ ra hoài nghi về những thay đổi mà việc gia nhập vào Công ước chống tra
tấn có thể mang lại.
"Thực ra Việt Nam
đã ký nhiều công ước quốc tế", một luật sư ẩn danh từ TP.HCM nói với BBC
ngày 24/10.
"Nhưng khi chúng
tôi ra tòa xử thì họ chỉ áp dụng luật tố tụng hình sự của Việt Nam. Khi chúng
tôi dẫn công ước quốc tế thì họ không nghe theo."
"Theo nguyên tắc
thì tòa chỉ sử dụng các luật liên quan của Việt Nam, không sử dụng luật quốc tế
và vì vậy chúng tôi chỉ có thể dẫn theo các luật liên quan của Việt Nam."
"Sau khi tham gia
vào Công ước Quốc tế thì luật tố tụng hình sự trong nước sẽ phải sửa đổi"
"Nhưng sau đó cũng
sẽ chỉ dựa trên luật này - luật của Việt Nam".
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền