Thursday, October 9, 2014

Ngộ nhận và nhồi sọ


Ngộ nhận và nhồi sọ

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Tựa bài viết có thể xem là ngớ ngẩn, bởi 8 năm trở lại đây, bản chất người cộng sản Việt Nam ngày càng hiện rõ, nhờ sự vượt bậc công nghệ thông tin thời đại.

Ngộ nhận đáng yêu

Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, khi ra tù, trong một buổi họp mặt, cô đã kể lại những ngày đầu bỡ ngỡ, khi dấn thân cho đấu tranh tự do - dân chủ [1]. 

Trong câu chuyện của cô, vào năm 2005, khi 20 tuổi, cô đã tự tay in những tờ truyền đơn kêu gọi thanh niên quan tâm thời cuộc và kiên trì đứng trước trại giam B34 - dù cô không hề biết lúc bấy giờ - để phát từng tờ truyền đơn như thế. Trong giọng nói nghẹn ngào, cô cho biết, nhiều người đã vứt bỏ. Nhẫn nại nhặt lên, cô tiếp tục công việc cho đến khi xấp giấy hết trên tay. 

Cho đến một hôm, cô lên một chuyến xe buýt từ Bến Thành đi Đầm Sen để làm công việc kêu gọi người dân hãy quan tâm đến an nguy Tổ quốc, một anh lơ xe đã để yên cho cô phát. Khi đến trạm, người lơ xe đã tùy tiện giữ cô lại và giao cô cho những người quản lý bến xe buýt. Trong văn phòng quản lý đó, họ đã khuyên cô:"Bé ơi! Đây là nước XHCN, con làm vậy là con bị bắt đó!".

Minh Hạnh cho biết không hề có ý niệm "bị bắt" vì những việc mình làm, đơn giản, cô nói: "Biển đảo quê hương mình bị mất thì con làm thôi. Chắc là không bị bắt đâu"...

Lối kể chuyện trong sáng và chơn chất của cô khiến người xem bùi ngùi. 

Minh Hạnh ngộ nhận - một ngộ nhận đáng yêu và thật đáng trân trọng. 

Không biết anh lơ xe và những người lớn ngày ấy, có biết Minh Hạnh kể lại câu chuyện 9 năm về trước, trong công việc đầu tắt mặt tối và vẫn lúi húi lo "chén cơm manh áo" hôm nay? 

Ba câu hỏi đặt ra

1. Nên trách và lên án ai trong câu chuyện giản dị đó? 

2. "Hiệu ứng cánh bướm" mang tên Đỗ Thị Minh Hạnh, nếu không bị cản trở bằng án tù 7 năm, thay vào đó, mỗi tuần một buổi, mỗi buổi chỉ nửa tiếng đồng hồ, cô đứng trong một giảng đường trước cả ngàn sinh viên hoặc trên một sân vận động với sức chứa chục ngàn người để làm công việc: Kêu gọi sinh viên - học sinh quan tâm thời cuộc (kết hợp với chương trình văn nghệ đặc sắc hỗ trợ) mà không cần đứng "phát tờ rơi" (!), thì 9 năm qua tình hình tự do - dân chủ đang ở ngưỡng nào?

3. Hệ quả từ câu hỏi trên, mang tính truyền bá và lan tỏa hấp dẫn khi kết hợp nghệ thuật vào. Vậy những tổ chức nào, giai tầng nào chịu "giúp" cho Minh Hạnh làm như thế?

Ba câu hỏi có vẻ... "dở người"? Nhưng có lẽ câu trả lời cần dành cho những ai, còn cố gắng bào chữa bằng cách này hay cách khác cho bản chất cộng sản, đặc biệt những người cộng sản đang cai quản trong các trường đại học và các loại viện, học viện trên toàn quốc.

Ngộ nhận đáng tiếc

Nguyễn Văn Thạnh - một kỹ sư trẻ, có ngộ nhận khác [2]: "...Hiện nay, theo thống kê có tầm 4 triệu, nếu lấy một đảng viên có gia đình gồm vợ con, bố mẹ, ông bà thì có tầm 10 người thân thích trong vùng ảnh hưởng của họ. Như vậy có thể thấy số người nằm trong vùng ảnh hưởng của cộng sản tầm 40 triệu [...]Từ những phân tích trên ta thấy, khi nói đến chống cộng thì chúng ta thấy phải chống lại một số lượng rất lớn người có dính đến yếu tố cộng sản. Lẽ tự nhiên, họ sẽ đoàn kết để chống lại [...]". 

Ngộ nhận của Nguyễn Văn Thạnh, ở đây là một ngộ nhận thuộc "logic toán học", khi anh xét yếu tố con người dưới góc nhìn thuần túy khoa học kỹ thuật & tự nhiên cộng với phép ngụy biện số 17 - "khái quát hóa vội vã".

Bên cạnh đó, ngộ nhận khác của anh Thạnh thuộc về phép ngụy biện số 10 - "lạm dụng chữ nghĩa" với khái niệm "đoàn kết" khi xét về bản chất người cộng sản. Anh Thạnh đã đồng nhất ý nghĩa vốn tích cực - "đoàn kết" với ý nghĩa tiêu cực - "câu kết". 

Mặt khác, lịch sử ĐCSVN ngày càng phơi bày rất nhiều chứng cứ (mới nhất, đơn tố cáo Võ Nguyên Giáp được cho là của bà Bảy Vân vợ ông Lê Duẩn), chứng tỏ người CS chẳng lấy gì làm "đoàn kết", nhưng họ vẫn thành công, ít nhất cho đến nay. Tại sao họ thành công lại là đề tài khác.

Nhồi sọ

Điều nhiều người biết, Đỗ Thị Minh Hạnh sinh ra trong gia đình cộng sản. 

Từ việc gia đình lo sợ an nguy cho con gái - như cô tâm sự - bằng cách đem đốt hết tất cả những lá thơ - có nội dung kêu gọi về an nguy Tổ quốc, gởi đến nhiều trường học, cơ quan mà Minh Hạnh đã mất nhiều công sức tra cứu địa chỉ và dán từng con tem chưa kịp gởi đi - đến chuyến "vượt biên" đầy cam go ra nước ngoài, vận động tự do cho con gái của bà Trần Thị Ngọc Minh, là một bước tiến tư tưởng lớn lao về dân chủ và thoát khỏi "chính sách khẩn cầu". 

Một tù nhân lương tâm nổi tiếng khác - Phạm Thanh Nghiên, trong bài viết về Trần Hoàng Giang [*] suy tư: ...Ngay từ khi còn rất trẻ, Giang đã ý thức được trách nhiệm của mình với Dân tộc. Tôi hình dung tuổi mười bảy, mười tám của Giang đẹp lắm. Nó đầy hoài bão với những khát khao cháy bỏng. Không giống như tôi gần ba mươi tuổi vẫn còn ngờ nghệch, ngu dốt và tăm tối. Tăm tối tới mức còn ôm ấp tấm chân dung của ông Hồ Chí Minh trong cuốn nhật ký (chắc nhiều người ngạc nhiên về tôi lắm). Rồi sẵn sàng cau mày, chau mặt và to tiếng với bất cứ ai “nói xấu Bác và đảng”. 

Nhờ internet và những năm tháng tù đày - hiện thực đó đã giúp cô Thanh Nghiên thoát khỏi sự nhồi sọ nhiều năm. 

Mạnh dạn đối diện chính sách nhồi sọ và nhận chân sự thật, cô Thanh Nghiên, đồng thời bộc lộ tính can đảm, khi phủ nhận những gì mình từng ngộ nhận. Bản lãnh chính trị trở nên giản dị mà thuyết phục.

Tuy nhiên, không nên nghĩ "chính sách nhồi sọ" đã hết tác dụng.

Những tác phẩm vạch trần bộ mặt CSVN (như mới nhất là Đèn Cù), coi thế vẫn chưa có chỗ đứng quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt giới sinh viên - học sinh hôm nay. Xin đừng lầm tưởng nó ồn ào và nóng hổi trên mạng thì ngoài đời cũng vậy, nếu như bạn tắt computer và bước ra ngoài lê la hàng quán hay uống cafe để thăm dò thử. Thực tế có thể làm bạn thất vọng. Vai trò tự do ngôn luận, tự do học thuật vẫn chưa khả quan hơn những gì chúng ta tưởng.

Vì vậy, đừng ảo tưởng người CS đang run rẩy từ những sự thật như vậy.

Hình tượng Võ Nguyên Giáp vẫn tiếp tục được "nâng tầm" trong lễ giỗ đầu tiên của ông ta. 

Mặc dù bộ phim "Sống cùng lịch sử" bị "ế khách", nhưng điều đó không có nghĩa người cộng sản ngừng tay đối với chủ trương hữu hiệu này suốt 70 năm qua. 

Thật tương phản như màu trắng và màu đen, khi đem hình ảnh hàng ngàn người đến viếng mộ và thắp nhang tại nhà riêng Võ Nguyên Giáp trong giỗ đầu so với bộ phim không bán nổi vài vé. Điều này dường như chỉ mới dừng ở chỗ, người cộng sản vô tình tự tố cáo họ dựng lên những "phiên bản" nhồi sọ kém, cũng như các "vai diễn" thiếu sự nhịp nhàng phối hợp dưới bàn tay "tổng đạo diễn" - Bộ chính trị. Có lẽ, họ đang rút kinh nghiệm và suy nghĩ tìm những "kịch bản" từ những "nhà soạn kịch" có đầu óc hơn để đưa chủ trương nhồi sọ "đi vào cuộc sống" thiết thực? 

Dù sao cũng hy vọng người cộng sản tìm được những "kịch tác gia tài ba" trong thời buổi "đạo đức Hồ Chí Minh" có vẻ được tính bằng những đợt lao động "thúi móng tay" của cựu Chánh thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền hay nhưng ngày phơi nắng dầm mưa bên rừng cao su như đương kim Chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung.

Suy nghĩ từ Cách mạng Dù

Sinh viên - học sinh và lớp trẻ Hongkong là lực lượng chủ yếu trong cuộc cách mạng đang diễn ra.

Lớp trẻ Hongkong ngoài việc nhận được ủng hộ của giới trí thức, doanh nhân, họ còn nhận được sự ủng hộ của giới nghệ sĩ nổi tiếng (Lưu Đức Hòa, Châu Nhuận Phát v.v...). Phụ huynh nếu không hỗ trợ tối đa cũng không ngăn cản hay tạo thế đối nghịch với lớp trẻ trong cuộc biểu tình.

Lớp trẻ trong nước không có điều đó, cho đến nay. Đó là bất hạnh của Việt Nam.

Gần đây Mạng Lưới Blogger Việt Nam phát động phong trào "Chúng Tôi Muốn Biết", tạo được ảnh hưởng khá tốt trên mạng và được nhiều tổ chức dân sự ủng hộ. Điều đó không có nghĩa giới công an sẽ ngó lơ, khi một số người trong phong trào này hành động như cô Minh Hạnh đã làm cách đây 9 năm, trước cổng một số trường đại học với thông điệp ngắn gọn (ví dụ như): "Bạn đang sống như thế nào? Bạn có muốn biết tại sao mình sống như thế?" v.v... 

Chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam có vẻ đang chấp nhận tạm lui một bước trước tình hình hiện nay, đặc biệt vừa được Mỹ nới lỏng việc cấm vận vũ khí sát thương và TPP vẫn chưa có kết quả rõ ràng.

Người ta cũng nhớ vụ thiền sư Thích Nhất Hạnh được trân trọng mời về làm lễ cầu siêu rất lớn và được lập chùa khi nước CHXHCNVN chuẩn bị gia nhập WTO. Sau khi vào WTO xong, không biết lý do thỏa đáng nào đủ thuyết phục để giải thích việc thiền viện Bát Nhã bị xóa sổ với hàng trăm tăng - ni bị đuổi ra khỏi chùa (?)





Ông Phạm Bình Minh đến Mỹ: Nhiều tổ chức Hoa Kỳ lên tiếng về nhân quyền
Mạch Sống, ngày 3 tháng 10, 2014

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List