TS Cù Huy Hà Vũ trả lời báo chí tại Quốc hội Mỹ
05/2014 - Mach Song
Blogger Điếu Cày vừa
được chính quyền Việt Nam trả tự do và ngay sau đó đã lên máy bay đi sang Hoa
Kỳ hôm qua, 21/10/2014. Một tù chính trị khác cũng đã từng được chính quyền Hà
Nội trả tự do và nay đang sống tại Hoa Kỳ là tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Tuy hoàn cảnh đi sang Hoa Kỳ của hai người có thể là khác nhau,
nhưng dù ở nước ngoài, họ vẫn có thể tiếp tục đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.
Đó là điều mà ông Cù Huy Hà Vũ cho biết khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm
nay :
TS Cù Huy Hà Vũ 22/10/201422/10/2014Nghe
Các thân hữu biểu tình trước cổng trại giam ngày
22/10/2014 đòi trả tự do cho Đặng Xuân Diệu.DR
Sáng 22/10/2014, khoảng 50 người gồm các thân hữu, giáo dân và
thân nhân đã đến trại giam số 5 ở Thanh Hóa đòi được thăm tù nhân lương tâm
Đặng Xuân Diệu, một trong số 14 thanh niên Công giáo ở Vinh bị bắt cách đây ba
năm và bị lãnh án 13 năm tù giam.
Là một trong ba tù nhân bị tuyên án nặng nhất, anh Đặng Xuân Diệu
không nhận tội « âm mưu lật đổ chính quyền », không kháng án và từ chối mặc áo
phạm nhân. Bị giam ở nhà tù số 5, Yên Định, Thanh Hóa, Đặng Xuân Diệu không
được gặp gia đình và phải chịu đựng các điều kiện tệ hại như nhiều lần bị biệt
giam. Theo các thân hữu, anh Diệu trước khi bị bắt là một người năng động tham
gia công tác xã hội như giúp trẻ khuyết tật, chương trình khuyến học…
Do sức khỏe tù nhân Đặng Xuân Diệu rất yếu, gia đình anh yêu cầu được
gặp mặt, nhưng chỉ có hai thân nhân được cho vào nhìn mặt trong thời gian ngắn
ngủi rồi trở ra. Những người đến thăm hôm nay trong đó có blogger Nguyễn Tường
Thụy, Trương Văn Dũng, đại diện Hội Bầu bí Tương thân đã giăng biểu ngữ trước
cổng trại giam yêu cầu trả tự do cho anh Đặng Xuân Diệu.
Được biết trong thông cáo hôm nay của Ân xá Quốc tế, tổ chức này
cho rằng Điếu Cày không phải là trường hợp cá biệt, và Việt Nam cần tiếp tục
trả tự do cho các tù nhân lương tâm khác hiện đang còn bị giam giữ.
Điếu Cày đến Mỹ sau khi được tự do
Blogger Điếu Cày được đón tiếp nồng nhiệt tại Mỹ - DR
Sau khi được trả tự do chiều tối hôm qua, 21/10/2014, nhà báo
Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày đã rời Hà Nội ngay lập tức để bay sang Hoa
Kỳ, nơi mà ông được những người ủng hộ đón tiếp nồng nhiệt.
Việc blogger Điếu Cày được trả tự do đã được dự báo trước từ nhiều
ngày qua, nhưng ông đã được đưa sang Hoa Kỳ hôm qua mà gia đình không hề được
thông báo trước. Trước khi lên máy bay, ông cũng đã không liên lạc được với gia
đình.
Theo hãng tin AFP, blogger Điếu Cày cho biết đã quyết định sang
Los Angeles, nơi mà ông tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ và cho các
tù nhân khác ở Việt Nam. Phát biểu với những người ủng hộ đến đón ông tại sân
bay Los Angles, blogger Điếu Cày nói về việc ông được tự do nhờ áp lực của quốc
tế:
« Đây
là thông điệp hiệu quả nhất để gởi đến những anh em tù nhân còn đang ở trong
nhà tù Cộng sản rằng anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc. Ở bên
ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, các bạn bè quốc vẫn luôn luôn quan
tâm, ủng hộ và bảo vệ anh em. Cho nên, anh em hãy mạnh mẽ lên, hãy cố gắng lên,
để xứng đáng với sự mong đợi của tất cả mọi người. Tự do cho Việt Nam. Xin cám
ơn tất cả».
Phản ứng về việc chính quyền Việt Nam trả tự do cho blogger Điếu
Cày, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Marie Harf hôm qua tuyên bố : « Chúng tôi hoan nghênh quyết định
của chính phủ Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm này ».
Nhưng bà Marie Harf một lần nữa kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù chính trị
khác, hy vọng là sau blogger Điếu Cày, sẽ có thêm những người khác được thả ra.
Hôm qua, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris,
cũng đã ra thông cáo bày tỏ sự vui mừng khi thấy blogger Điếu Cày được trả tự
do, nhưng nhắc lại rằng hiện vẫn còn 26 nhà báo công dân bị giam giữ ở Việt
Nam, quốc gia mà theo Phóng viên biên giới hiện là nhà tù giam giữ công dân
mạng đứng hàng thứ ba trên thế giới.
Hà Nội trả tự do cho blogger Điếu Cày chỉ vài tuần sau khi
Washington bãi bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, với lý
do là đã có một số cải thiện về nhân quyền tại nước này. Nhưng khi thông báo
quyết định nói trên, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã nói rõ là
Washington sẽ chỉ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí khi Việt Na có thêm
những tiến bộ về nhân quyền.
Là một trong những sáng lập viên “ Câu lạc bộ nhà báo tự do”, sau
khi tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt
Nam vào năm 2008, blogger Điếu Cày đã bị chính quyền Hà Nội kết án 30 tháng tù
với tội danh « trốn thuế ». Nhưng vừa mãn hạn tù, ông lại bị đưa ra xử và bị
kết án thêm 12 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”.
Năm ngoái, blogger Điếu Cày đã tuyệt thực tổng cộng 35 ngày để
phản đối điều kiện giam giữ tồi tệ. Trước đó, vào cuối năm 2011, ông cũng đã
từng tuyệt thực với lý do tương tự.
Trong những năm qua, các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số
chính phủ phương Tây đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho
blogger Điếu Cày. Tháng 05/2012, chính Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhân ngày
Quốc tế Tự do Báo chí, đã tuyên bố “chúng
ta không được quên những nhà báo như blogger Điếu Cày”.
Blogger Điếu Cày đã được Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo trao tặng Giải tự
do báo chí vào năm 2013. Cũng vào năm ngoái, ông được Văn bút Canada trao giải
“One Humanity”.
Điếu Cày tới Mỹ- Phỏng
vấn nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Nhà
báo Phạm Chí Dũng
Tin liên hệ
22.10.2014
Điếu Cày tới Mỹ- Phỏng
vấn Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
- Danh mục
- Tải
Sau khi blogger Điếu Cày được Hà Nội trả tự do và tức tốc tống
xuất ra khỏi Việt Nam, Ban Việt ngữ -VOA đã tiếp xúc với các nhà báo độc lập ở
trong nước để tìm hiểu phản ứng của giới tranh đấu cho dân chủ ở nước nhà.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, Chủ tịch Hội
Nhà báo Độc lập Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng việc Điếu Cày được thả
khỏi nhà tù là một tin vui, không những cho ông, mà còn cho Phong trào Dân chủ
nói chung. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định:
“Mặc dù chúng tôi đã dự báo trước về chuyện này nhưng vẫn là một
niềm vui. Vấn đề Điếu Cày không chỉ là vấn đề riêng của Điếu Cày mà đó còn cho
phong trào dân chủ ở Việt Nam nói chung nữa. Đơn giản là một điều thế này: tù
nhân lương tâm quan trọng nhất như là Điếu Cày mà được thả, thì theo tôi đã có
một sự nhượng bộ đáng kể từ phía nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế và
đối với đòi hỏi của Hoa Kỳ. ”
Ông Phạm Chí Dũng bày tỏ hy vọng rằng trong những ngày sắp tới, sẽ
có thêm những người tù chính trị khác được phóng thích, như người phát ngôn của
Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ hy vọng trong cuộc họp báo của bà trong ngày thứ Ba.
Về nguyên do Hà Nội buộc nhà báo Điếu Cày phải lập tức rời Việt
Nam ngay sau khi ra khỏi nhà tù, tương tự như trường hợp của Tiến sĩ Luật Cù
Huy Hà Vũ, lại không cho ông báo tin cho gia đình biết, nhà báo Phạm Chí Dũng
nói:
“Điều đó cho thấy là họ sợ, nhà nước e sợ những nhân vật này (như
Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày) sẽ tạo ra ảnh hưởng trong giới dân chủ ở Việt Nam,
nhưng mà thực sự ra thì tình hình ở Việt Nam thì đó gần như là một nỗi sợ bóng
sợ gió, khi họ cảm thấy rất thiếu tự tin, và từ tình trạng thiếu tự tin như vậy
thì vấn đề quản lý đất nước, quản lý xã hội, quản lý an ninh đối với họ trong
thời gian tới sẽ là một thách thức rất lớn.”
Ông Phạm Chí Dũng cho rằng vụ blogger Điếu Cày được trả tự do có
liên hệ trực tiếp tới sự hiện diện của hai quan chức cấp cao Mỹ tại Việt Nam
ngay trong lúc này. Đó là Trợ Lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân
quyền và Lao động Tom Malinowski, đến Việt Nam để thảo luận việc củng cố và mở
rộng Quan hệ Đối tác Toàn diện với Việt Nam, và Đại diện Thương Mại Mỹ Michael
Froman có mặt ở Việt Nam để đẩy mạnh thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái
Bình Dương TPP với Hà Nội.Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói:
“Tôi cho là hoàn toàn có mối liên hệ so sánh với nhau tại vì đã có
những dẫn chứng trong lịch sử, gần đây nhất là vào đầu tháng Ba năm nay.
Tháng
Ba 2014, nữ Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị Wendy Sherman của Hoa Kỳ
sang Việt Nam, lúc đó thực ra chưa xuất hiện tín hiệu gì, nhưng mà đột nhiên,
trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu, Đại úy Quân lực VNCH được thả, rồi sau đó dẫn
tới một loạt tù nhân chính trị như Đinh Đăng Định, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức
Hồi rồi sau đó là Cù Huy Hà Vũ. Đó là lần đầu tiên từ năm 1975 nhà nước Việt
Nam thả nhiều người đến thế, tới 5 tù nhân. Sau Lễ Quốc Khánh 2/9, mặc dù Điếu
Cày chưa được thả nhưng mà đã có bảy tù nhân chính trị, chủ yếu là người thuộc
chế độ cũ được thả ra. Sau đó thì đến Điếu Cày. Điếu Cày là người thứ 14 trong
năm. Phải nói năm 2014 là một năm đặc biệt, và ứng với con số 14 thì đã có 14
tù nhân chính trị được thả ra. Tôi cho là vấn đề đó có liên hệ mật thiết với
vấn đề TPP, và vấn đề TPP lại liên hệ mật thiết với vai trò của ông Froman, tức
là Đại diện Thương mại của Mỹ.”
Trong khi cộng đồng người Việt hải ngoại đang ăn mừng việc nhà báo
Điếu Cày được trả tự do và đã tới Hoa Kỳ, một số người lo ngại một khi rời khỏi
nước, thì cũng như nhiều người khác, dù kiên cường tới đâu, cuộc đấu tranh của
những người bên ngoài nước cũng sẽ kém hiệu quả, nhà báo Phạm Chí Dũng nói điều
đó không nhất thiết xảy ra:
“Vè khách quan có thể nói như vậy. Người đấu tranh dân chủ bất
đồng chính kiến luôn luôn phải chịu những rủi ro trực tiếp và gián tiếp, mà
người ở ngoài nước khi ngồi trong phòng lạnh gõ bàn phím sẽ không bị một mối đe
dọa nào cả. Tuy nhiên khó khăn đó có thể khắc phục được nếu như những lực lượng
dân chủ ở ngoài nước đoàn kết thống nhất với nhau. Muốn làm nên một sự nghiệp
lớn lao nào đó thì những lực lượng hải ngoại phải biết thống nhất với nhau và
thống nhất với những nhân vật lưu vong ở trong nước đi ra.”
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng là một nhà báo tự do hiện đang sống tại Sài
Gòn. Ông là một trong những người sáng lập Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam. Ông
được Tổ chức Ký giả Không Biên giới vinh danh là một trong “100 anh hùng thông
tin” của thế giới năm 2014.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách nhân quyền Tom
Malinowski - AFP /M. Turkia
Washington vừa cử nhân vật phụ trách nhân quyền tại Bộ Ngoại giao
đến thăm Việt Nam trong năm ngày, kể từ hôm nay, 22/10/2014. Mục tiêu là nhằm
thúc đẩy Hà Nội cải thiện thêm vấn đề nhân quyền, một trong những ưu tiên mà Mỹ
đặt ra khi quyết định giảm nhẹ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, ông Tom
Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động sẽ
công du Việt Nam từ ngày 22/10 đến 26/10. Ông sẽ tiếp xúc với cả các cấp chính
quyền lẫn đại diện của xã hội dân sự tại Việt Nam.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rõ : Ông Malinowski sẽ đề cập
đến tầm quan trọng của việc Việt Nam chứng minh các tiến bộ về mặt nhân quyền
để thúc đẩy thêm quan hề song phương Mỹ Việt, "bao gồm cả trợ giúp về mặt
an ninh lẫn hợp tác kinh tế".
Tiếp nối tiến trình đối thoại đang diễn ra trong khuôn khổ Quan hệ
Đối tác Toàn diện Mỹ-Viêt đã được hai nước thiết lập, Trợ lý Ngoại trưởng
Malinowski sẽ khuyến khích Việt Nam phê chuẩn Công ước chống Tra tấn và Công
ước về Quyền của những người bị khuyết tật càng sớm càng tốt.
Washington cũng yêu cầu Việt Nam thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của
mình về mặt nhân quyền theo đúng các chuẩn mực quốc tế, trong đó có các quy
định được ghi trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
Giới phân tích đặc biệt ghi nhận sự kiện người đặc trách nhân
quyền tại Bộ Ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam trong năm ngày, một khoảng thời gian
tương đối dài, chứng tỏ mối quan tâm của Washington đối với hồ sơ này, nhất là
sau khi Washington đã nêu bật các "bước tiến" của Hà Nội trong lãnh
vực này để đáp ứng yêu cầu của Việt Nam trong địa hạt cấm vận vũ khí.
Về phía Việt Nam, sự kiện chính quyền trả tự do cho ông Điếu Cày
vào hôm qua, được cho là không xa lạ gì với quyết định giảm nhẹ cấm vận vũ khí
của Mỹ, cũng như với chuyến công du Việt Nam của ông Tom Malinowski khởi sự vào
hôm nay.
Sau Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách nhân quyền sẽ đến
Seoul, Hàn Quốc hai ngày 27-28/10. Tại đấy ông cũng gặp giới chức chính quyền
và đại diện của xã hội dân sự.
Ngoài ra, ông Tom Malinowski cũng sẽ tiếp xúc với những người tỵ
nạn Bắc Triều Tiên, cũng như những nhà hoạt động trong lãnh vực dân chủ, nhân
quyền, nhằm tiếp tục các nỗ lực của quốc tế để cải thiện tình trạng nhân quyền
ở Bắc Triều Tiên.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền