Hình ảnh anh Điếu Cày tại phi
trường Los Angeles
Bloger Đoan Trang
Đoàn người kéo đến trại giam TNLT Đặng Xuân Diệu
RadioCTM
Vào sáng ngày 22/10/2014 khoảng 20 anh chị em dân chủ từ Hà Nội và
khoảng 30 thân nhân cũng như giáo dân từ Nghệ An đã cùng kéo đến Trại Giam số 5
đòi thăm Tù Nhân Lương Tâm Đặng Xuân Diệu.
Đặc biệt trong phái đoàn có Linh mục Nguyễn Đình Thục vì các thanh
niên Công Giáo đang bị giam giữ đều mong gặp các linh mục để được ban các nghi
thức tôn giáo.
Dọc đường, công an áo xanh liên tục lượn quanh đoàn xe và nhìn những
người đi thăm tù với ánh mắt hằn học. Từ xa, công an đã giàn dựng đủ cách trên
con đường duy nhất dẫn vào trại tù để chận xe lại, khi thì viện lý do đang "đổ
đá tảng xuống giữa lòng đường", khi thì giả vờ cho xe tải chết máy chặn đường.
Nhưng đoàn người vẫn kiên trì đi bộ đến trại giam số 5
Một cuộc đối đầu căng thẳng đã diễn ra tại cổng trại. Cán bộ trại
giam nhất quyết không cho phái đoàn, kể cả thân nhân, được gặp anh Diệu. Đặc
biệt trong số này có cả 2 cán bộ ác ôn từng hành hạ anh Diệu và các Thanh Niên
Công Giáo nhiều lần: Đinh Công Chiến đeo số 086144 là người tịch thu sách kinh
thánh của anh Đậu Văn Dương và Mai Trọng Tuệ đeo số 080071. Gia đình yêu cầu
xem biên bản của Diệu như luật pháp cho phép nhưng cán bộ không cho xem.
Toàn bộ phái đoàn tiếp tục đứng ngoài cổng trại để ủng hộ tinh thần
gia đình. Nước uống đã được đem theo để sẵn sàng đứng chờ lâu dài.
Sau một thời gian làm việc căng thẳng với sự tranh đấu quyết liệt
của gia đình và đoàn người ủng hộ, cán bộ trại giam đã nhượng bộ để 3 người thân
là anh Hà, chị Hòe, và chú Chân được vào nhìn mặt anh Diệu ở khoảng cách 10m
chứ không được nói chuyện.
Khi gia đình anh Diệu hỏi lý do tại sao lại có luật lệ kỳ quái như
thế, cán bộ trại trắng trợn trả lời vì anh Diệu từ chối gặp thân nhân. Trong khoảng
thời gian này việc liên lạc với người nhà anh Diệu gặp khó khăn vì trại giam mở
hệ thống phá sóng đã đặt sẵn đại đây.
Dù không được nói chuyện trực tiếp nhưng cuộc thăm tù lần này vẫn
đạt thành quả lớn. Với chiến dịch gởi bưu thiếp đến thẳng trại tù từ khắp thế
giới trong nhiều tuần qua và đoàn người kéo đến trại tù hôm nay, cán bộ trại giam
biết rõ kể từ nay công luận người Việt trên cả nước và trên khắp thế giới đang
theo dõi từng ngày sự an nguy của Tù Nhân Lương Tâm Đặng Xuân Diệu.
RadioCTM sẽ gởi đến quí thính giả, độc giả phần phỏng vấn các anh
chị tham gia chuyến thăm tù hôm nay trong các tiết mục sắp tới của đài.
Nguồn: RadioCTM
Blogger Điếu Cày được
phóng thích sang Mỹ?
Blogger Điếu Cày
Trà Mi-VOA
21.10.2014
Gia đình một blogger nổi tiếng ở Việt Nam vừa được một nguồn tin
đáng tin cậy thông báo thân nhân của họ tối nay đã được đưa thẳng từ nhà giam
ra sân bay Nội Bài trong một động thái có phần chắc là trục xuất ngay sau
khi phóng thích trước thời hạn.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ lúc 9:30 tối nay
(21/10), vợ blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), cho biết chồng chị ‘bị ép ra đi
trong một bối cảnh bí mật, vội vàng, gia đình không hề được thông báo trước’
sau 6 năm rưỡi thi hành bản án 12 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà
nước’, một bản án bị quốc tế và giới bảo vệ nhân quyền tố cáo là nhằm trả đũa
các hoạt động của ngòi bút cổ xúy dân chủ-nhân quyền và phản đối Trung Quốc xâm
lấn Biển Đông.
Chị
Dương Thị Tân: Thông tin gia đình chúng tôi nhận
được rất hạn chế. Một nguồn tin độc lập rất đáng tin cậy, một người có uy tín
nhắn cho biết ông Hải đang trên đường ra sân bay Nội Bài. Một tiếng sau đó,
cũng người đó nhắn lại rằng ông Hải đã ngồi trên máy bay và máy bay chuẩn bị
cất cánh.
VOA:
Thông tin đầu tiên gia
đình nhận được lúc mấy giờ hôm nay?
Chị
Dương Thị Tân: Gần 7 giờ tối.
VOA:
Đã 2 tiếng rưỡi kể từ
khi có thông tin đó. Gia đình có liên lạc với chính quyền để xác nhận thông tin
này?
Chị
Dương Thị Tân: Có liên lạc với những nguồn tin mà
mình có thể tham khảo được thì hầu như là không ai trả lời gì cả. Tôi cũng
thông báo cho một số anh em ngoài Hà Nội, họ cũng tích cực đi xác minh thông
tin và một số bạn đã chụp được hình ảnh của đại diện bên Đại sứ Hoa Kỳ đang làm
thủ tục ở sân bay. Nguồn tin thì rất đáng tin cậy rồi, thế nhưng tôi cũng không
được vui khi ông Hải bị ép ra đi trong một bối cảnh rất bí mật, vội vàng, và
gia đình không hề được biết, không được thông báo trước, cũng không được những
người đại diện của Đại sứ quán Mỹ hay nhà cầm quyền Việt Nam thông báo.
VOA:
Mức độ chính xác của thông
tin này cho tới giờ phút này, theo chị đánh giá, bao nhiêu phần trăm có thể tin
chắc mọi chuyện đã diễn ra như vậy?
Chị
Dương Thị Tân:
Mình có thể tin chắc việc này.
VOA:
Trước nay gia đình chắc
cũng có giữ liên lạc với Tòa lãnh sự hoặc Đại sứ quán Hoa Kỳ. Gia đình có thử
liên lạc với họ để hỏi thăm thông tin?
Chị
Dương Thị Tân: Họ cũng rất thận trọng. Sự thận
trọng của họ là đúng nhưng ở những lúc chưa thể khẳng định thôi, chứ còn đến
những lúc như thế này rồi thì đúng ra họ phải cho gia đình biết. Nhưng họ cũng
không cho biết, mình cũng rất lấy làm buồn. Con gái mình đã 6 năm rưỡi nay chưa
được nhìn thấy bố. Bây giờ họ đưa đi thế này không biết bao giờ cháu mới lại
được nhìn thấy bố.
VOA:
Lần cuối cùng gia đình
được thăm gặp blogger Điếu Cày là cuối tháng 9?
Chị
Dương Thị Tân: Đúng vào ngày 28/9.
VOA:
Tại cuộc gặp lần đó,
blogger Điếu Cày cũng đã cho biết một số thông tin liên quan dù chưa chắc chắn.
Hôm nay, khi nhận được tin này, cảm giác của chị thế nào?
Chị
Dương Thị Tân: Mình chuẩn bị tâm lý là họ phải
thả ông Hải, chứ mình không nghĩ là một sự ra đi vội vàng, bí mật thế này. Mình
cũng không lường đến đâu. Cách ra đi thế này chưa từng có. Hoa Kỳ có thể đã
mang rất nhiều người đi rồi. Thế nhưng, chưa bao giờ có trường hợp nào như thế
này cả.
VOA:
Vài trường hợp trước đây
khi phóng thích-trục xuất tù nhân lương tâm ra khỏi nước có người thân đi kèm.
Việc này hoàn toàn không xảy ra với thân nhân Điếu Cày, gia đình có cảm nghĩ
thế nào?
Chị
Dương Thị Tân: Mình rất bàng hoàng. Ông Hải vừa
trong tù ra, 6 năm rưỡi với một người tù đặc biệt như ông Hải không hề được
tiếp cận với bất cứ một nguồn thông tin nào cả mà bây giờ lại phải ra đi đến
một nơi xa lạ, xa xôi như thế không có người thân nào đi cùng. Ở Mỹ, gia đình
mình không có thân nhân. Rất nhiều lo lắng.
VOA:
Giữa hai trường hợp với blogger
Điếu Cày: một là mãn hạn tù 12 năm trở về với gia đình, hai là được can thiệp
phóng thích sớm và trục xuất ra khỏi nước kiểu này. Trong hai trường hợp đó,
theo chị, trường hợp nào tốt hơn cho blogger Điếu Cày?
Chị
Dương Thị Tân: Mỗi cách đều có vấn đề của nó. Ông
Hải mà ở hết hạn tù thì đương nhiên vị thế của ông trong mắt bạn bè và giới đấu
tranh dân chủ rất tốt, như là một tấm gương, một niềm khích lệ cho anh chị em.
Nhưng ngược lại, nó lại có những nguy hiểm rình rập. Như cô thấy, thời gian gần
đây một số tù nhân được thả ra thường là đau ốm, bệnh tật, cũng có những trường
hợp ra tù không lâu thì chết. Việc ra đi như hôm nay thì tốt về vấn đề đỡ phải
lo toan cho sinh mạng của ông trong tay họ. Nhưng ngược lại thì có những lo âu.
VOA:
Có ý kiến cho rằng Hoa
Kỳ can thiệp cho tù nhân lương tâm Việt Nam là điều rất tốt, nhưng cũng có
người nói sự can thiệp kiểu này không có tác dụng lâu dài, nhiều khi còn lợi
bất cập hại, ảnh hưởng đến hoàn cảnh chung của phong trào dân chủ Việt Nam khi
ai đấu tranh đến một mức nào đó thì cũng phải ra đi khiến con đường tương lai
dân chủ Việt Nam nhìn chung chưa mấy được sáng sủa. Ý kiến riêng của chị, một
người trong cuộc, thế nào?
Chị
Dương Thị Tân:Tốt
cho cá nhân, nhưng không tốt cho phong trào chung. Thực tế mà nói cách ngoại
giao con tin, cách mặc cả đổi chác bằng chính con dân của mình thì trên thế
giới này không một quốc gia nào sử dụng chiêu bài này cả. Họ làm tổn hại đến
quốc thể, một sự sỉ nhục quốc gia, khi mặc cả-đánh đổi những tù nhân lương tâm
lấy những thứ họ cần.
VOA:
Một lời chia sẻ góp ý,
một tiếng nói từ thân nhân tù nhân lương tâm trong nước được chính phủ Hoa Kỳ
can thiệp, chị sẽ nói gì với chính phủ Mỹ?
Chị
Dương Thị Tân: Về mặt cá nhân, về mặt gia đình,
tôi thay mặc ông Hải gửi lời cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng với cách can thiệp
của chính phủ Hoa Kỳ thì hầu như họ cứ bật đèn xanh để cho chính phủ Việt Nam
làm những việc tương tự trong tương lai. Con đường đấu tranh chắc còn gian nan
nhiều lắm. Thay vì ủng hộ chúng tôi thì phải bằng những cách khác như giám sát,
chế tài và làm những việc khác quyết liệt hơn chứ không phải là mang đi từng
người, từng người một. Nhưng trước mắt, về khía cạnh gia đình, tôi có lời tri
ân đến chính phủ Hoa Kỳ vì đã giúp đỡ một hoàn cảnh rất khắc nghiệt, rất đau
thương là thân nhân gia đình tôi đi thoát khỏi những nơi chốn như vậy. Nhưng về
vấn đề chung thì thật sự cũng không mấy vui.
VOA:
Cảm ơn chị rất nhiều vì
thời gian dành cho cuộc trao đổi này.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền