Nhân
viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thăm gia đình mục sư Nguyễn Công Chính
Hát cho
Người Dân Oan
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Được sắp xếp trước nửa
tháng qua sự liên lạc của Huỳnh Trọng Hiếu và Huỳnh Thục Vy với bà Jenifer
Neidhart de Ortiz – viên chức Chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ, sáng 7/10/2014, đại
diện Hội Phụ nữ NQVN – Huỳnh Thục Vy – đã đưa vợ và các con của mục sư Nguyễn Công
Chính đến gặp bà Katherine Lawson, nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách vấn
đề tự do tôn giáo từ Washington, bà Jenifer từ Hà Nội và ông Charles Sellers –
trưởng phòng Chính trị Lãnh sự quán Hoa Kỳ từ Sài Gòn.
Vì lý do an toàn và tránh sự quấy nhiễu, do gia đình mục sư Chính
thường xuyên bị an ninh theo dõi, chúng tôi đã gặp nhau tại khách sạn Hoàng Anh
Gia Lai, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai trong không khí thân mật. Chị Trần Thị
Hồng – vợ mục sư Chính đã kể cho phái đoàn nghe về các hoạt động của ông cũng
như tình trạng sức khỏe rất kém của ông trong trại giam An Phước,
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Những nhà ngoại
giao Hoa Kỳ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến hồ sơ mục sư Nguyễn Công Chính. Tưởng
cũng nên nhắc lại, ông Chính là một mục sư Tin Lành thuộc giáo hội Lutheran
Việt Nam – Hoa Kỳ, đã từng chịu hàng chục đợt sách nhiễu, đánh đập, tịch thu
tài sản, phá cơ sở tôn giáo… từ nhà cầm quyền và công an tỉnh Kom Tum và Gia
Lai trong hơn hai mươi năm ông hoạt động truyền giáo, kết nối và hỗ trợ mọi mặt
cho những người sắc tộc thiểu số tại miền rừng núi Cao nguyên từ 1988 đến 2011.
Những nỗ lực của
mục sư Chính với tư cách người truyền giáo, cũng như người bảo vệ Nhân quyền
liên quan đến tự do tôn giáo, đặc biệt, ở những vùng xa xôi và nhạy cảm như Gia
Lai và Kom Tum đã đưa đến bản án 11 năm dành cho ông từ năm 2011.
Ông thường xuyên bị
đấu tố, đánh đập và cấm cầu nguyện trong tù. Trong bối cảnh quyền tự do tôn
giáo bị chà đạp nghiêm trọng trên khắp Việt Nam như việc giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, giáo Hội Tin Lành
Menonite và nhiều nhóm Tin Lành tại gia khác bị cấm hoạt động…tình trạng mục sư
Chính và giáo hội Lutheran của ông nổi lên như một vấn đề làm công luận phẫn nộ.
Bà Katherine Lawson
sang Việt Nam lần này nhằm quan sát tình trạng chính quyền Việt Nam đang gia
tăng những động thái đàn áp tự do tôn giáo khốc liệt và cản trở trắng trợn đặc
phái viên Liên Hợp quốc – ông Heiner Bielefeldt – tiếp cận các đại diện tôn
giáo bị đàn áp tại Việt Nam hồi tháng 7 vừa qua.
Chị Trần Thị Hồng
cho biết đây là lần đầu tiên chị được tiếp xúc với một phái đoàn ngoại giao
phương Tây để chia sẻ về tình trạng chồng mình và cũng là lần đầu tiên đại diện
của một tổ chức xã hội dân sự đến thăm gia đình chị để được nghe kể về những
tháng năm bị trù dập của vợ chồng chị trước ngày mục sư Chính bị bắt và bỏ tù.
Cuộc gặp gỡ cho
thấy hồ sơ mục sư Chính đã được báo cáo rất đầy đủ với các tổ chức Nhân quyền
quốc tế và những giới chức đặc trách vấn đề tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ, vì ông là
một nhà hoạt động Nhân quyền kỳ cựu nhiều năm qua.
Hội Phụ nữ Nhân
quyền Việt Nam chúng tôi trân trọng kêu gọi sự quan tâm của công luận và các tổ
chức xã hội dân sự trong nước lưu tâm đến những hồ sơ nhạy cảm như trường hợp
mục sư Chính để hỗ trợ gia đình ông và thay ông tiếp tục những công việc bảo vệ
người thiểu số Cao nguyên mà ông đang làm dang dở.
Cũng trong dịp này, Huỳnh
Thục Vy đã gởi một bản báo cáo ngắn gọn ba trang về trường hợp “Hội đồng Công
luật Công án Bia Sơn” đến bà Katherine Lawson. Đây cũng là một trường hợp vi
phạm quyền tự do tôn giáo trắng trợn và gây hậu quả lớn cho các nạn nhân của
nhà cầm quyền Việt Nam.
Chị Trần Thị Hồng – vợ mục sư Nguyễn Công Chính
Để liên lạc với gia đình
mục sư Chính: Trần Thị Hồng, hẻm 186, đường Cách mạng tháng 8, tổ
10, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Số điện thoại: 0121.368.6961
Huỳnh Thục Vy
Thay mặt Ban điều hành
PNNQVN
Buôn Hồ 8/10/2014
Buôn Hồ 8/10/2014
Huỳnh
Thục Vy Bị Sách Nhiễu Liên Tiếp … “Tôi Hiểu Rằng Những Nỗ Lực Lên Tiếng Của Tôi
Cho Dân Chủ, Nhân Quyền Và Tự Do Trước Nay Là Chưa Đủ”
Huỳnh Thục Vy
October 2, 2014
October 2, 2014
“Tôi Hiểu Rằng Những Nỗ Lực Lên Tiếng
Của Tôi Cho Dân Chủ, Nhân Quyền Và Tự Do Trước Nay Là Chưa Đủ”…
Từ khi vào Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc cuối năm ngoái, nhà cầm quyền cộng sản Việt vẫn không
ngừng đàn áp những người hoạt động Nhân quyền.
Việc trả tự do cho các tù nhân
lương tâm (thực tế chỉ là trò đổi chác chính trị với quốc tế) không biện minh
được cho việc mạng lưới công an và an ninh Việt Nam vẫn ngày đêm theo dõi, sách
nhiễu gia đình những người đấu tranh, đàn áp biểu tình chống Trung Quốc, quấy
phá công việc làm, bôi nhọ danh dự những người lên tiếng đối kháng…
Gia đình tôi gần
đây liên tục bị sách nhiễu. Em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu và vợ con, chị họ tôi
Huỳnh Phương Ngọc liên tục bị theo dõi, quấy phá và bắt giữ tùy tiện. Điều này
tất nhiên không khiến chúng tôi ngừng những công việc mình đang làm, nhưng nó
cũng lấy của chúng tôi nhiều sức lực và tâm lực.
Đó là chưa nói nó cản trở và
gây khó khăn cho công việc sinh nhai của tất cả các thành viên của gia đình tôi. Một
ngày họ bắt giữ em trai tôi Huỳnh Trọng Hiếu có nghĩa là ngày hôm đó em tôi
không thể đi giao cà phê đúng hẹn với khách hàng. Vợ chồng tôi và vợ chồng em
trai tôi cùng dựa vào công việc bán cà phê hạt rang online để sinh sống. Đúng
như công an Quảng Nam và Sài Gòn đã từng đe dọa, họ sẽ “đánh phá kinh tế” để
chúng tôi không có thời gian tham gia công việc xã hội và lên tiếng cho Dân
chủ, Nhân quyền. Đó là hành xử vô lương tâm chứ không đơn giản chỉ là là sự
quấy rối.
Ngày 7 tháng 9 năm
2014, công an phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hô, tỉnh Đak Lak (quê chồng tôi)
đã mang đến một giấy mời yêu cầu tôi lên công an phường làm việc về chuyện tôi
đang tạm trú tại nhà chồng mình. Đây không phải là lần đầu tiên họ làm phiền
chúng tôi, mượn cớ là “hướng dẫn về thủ tục tạm trú”. Tôi đã nghĩ, những chuyện
nhỏ như vậy không đáng để khiến những người quan tâm, yêu mến tôi bận lòng.
Nhưng hôm nay tôi nghiệm ra rằng: nếu tôi bỏ qua những chuyện nhỏ thì họ sẽ còn
làm phiền tôi nhiều hơn và lớn hơn nữa.
Ngày 10 tháng 9 năm
2014, hai an ninh tỉnh Dak Lak và một công an phường Thống Nhất đến nhà chúng
tôi yêu cầu làm việc với tôi về các vấn đề Hội nhóm xã hội dân sự, đặc biệt là
Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Nhưng chồng tôi bực mình vì họ làm phiền chúng
tôi quá nhiều, nên đã không tiếp đón và mời họ về.
Tôi từng nói rất rõ
trên Facebook rằng tôi không có gì để chia sẻ với an ninh vì tôi không hy có
thể vọng xoay chuyển thái độ của họ từ thù hằn sang thấu hiếu các hoạt động đấu
tranh cho Nhân quyền. Nếu họ chịu dùng lương tri để lắng nghe chuyện phải trái
thì nhiều bài viết tâm huyết trên mạng đã có thể khiến họ thay đổi thái độ và
cách hành xử. Ở đây, họ hành động vì quyền lợi của họ và gia đình mà bất chấp
lương tâm và công lý.
Tôi có công việc gia đình và nhiều việc khác phải làm,
không kể đến chuyện sức khỏe tôi không tốt, nên tôi không có thời gian để tiếp
chuyện an ninh. Tôi nhớ hôm bị bắt vào đồn công an phường 2, thành phố Cao
Lãnh, khi từ chối trả lời các câu hỏi của an ninh tỉnh Đồng Tháp, tôi bảo với
họ: “Tôi và các anh đã quá hiểu nhau.
Tôi không có gì để chia sẻ thêm. Các hoạt
động của tôi và của Hội PNNQVN đều minh bạch và công khai, anh có thể tìm trên
internet. Xin anh đừng buộc tôi phải lớn tiếng với anh, vì tôi không có thù hằn
gì với cá nhân anh cả, anh cũng chỉ là tay sai của chế độ thôi”. Anh ta đã tức
giận lớn tiếng: “Chúng tôi không phải là tay sai mà là những người đứng trong
hàng ngũ đầu tiên bảo vệ chế độ”. Vậy là rõ nhé!
Đến sáng hôm nay,
ngày 2 tháng 10 năm 2014, hai nữ an ninh tỉnh Dak Lak lại đến yêu cầu được nói
chuyện với tôi, cũng về chuyện Hội đoàn mà tôi đang tham gia. Tôi đã nói, vì
thời gian và ưu tiên tôi dành cho Hội phụ nữ cùng nhiều lý do tế nhị khác không
tiện chia sẻ với họ, nên hiện tại tôi chỉ là thành viên của Hội PNNQVN, chứ
không tham gia bất cứ hội đoàn nào khác. Những câu hỏi thọc mọc riêng tư khác
tôi từ chối trả lời. Tôi nể tình hai người này cùng là phụ nữ nên dành cho họ 5
phút nói chuyện rồi mời họ về.
Tôi biết chắc đây
không phải là lần cuối cùng họ sách nhiễu tôi, và đã chuẩn bị tinh thần cho mọi
hành động mạnh tay hơn của họ. Sự thận trọng của một người với tư cách là người
điều phối một nhóm xã hội dân sự không đồng nghĩa với sự lùi bước trước bạo
quyền.
Cuộc biểu tình của sinh
viên Hongkong chống chế độ độc tài Hoa Lục đã khiến tôi vô cùng xấu hổ. Họ là
những thanh niên giỏi giang, năng động, có kiến thức, sáng tạo và dũng cảm. Tôi
và thanh niên Việt Nam cần học hỏi họ nhiều hơn nữa, vì tôi hiểu rằng
những nỗ lực lên tiếng của tôi cho Dân chủ, Nhân quyền và Tự do trước nay là
chưa đủ.
Huỳnh Thục Vy
Buôn Hô ngày 2 tháng 10 năm
2014
Khi “Cán Bộ Đỏ” Và “Xã Hội
Đen” Thành Liên Minh Ma Quỉ
Thông tin về việc ông Lê Trung Kiên, Phó trưởng ban Tổ chức
Quận uỷ Cầu Giấy, thành phố Hà Nội bị Công an bắt giữ do có liên quan đến việc
thuê “xã hội đen” giết người trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đang gây xôn xao
dư luận.
Vụ việc gây ồn ào, không chỉ về mức độ dã man,
nghiêm trọng của những kẻ sát nhân, ở địa điểm không xa trụ sở Bộ Công an mà ở
chỗ một cán bộ có chức sắc trong cơ quan nhà nước lại có thể tham gia vào một
tội ác nghiêm trọng như vậy.
Nguyên nhân, mức độ
phạm tội của ông Lê Trung Kiên đến đâu, cơ quan điều tra sẽ làm rõ (bước đầu,
đã có thông tin cho biết, ông này đã cung cấp số liên lạc của các đối tượng xã
hội đen cho người thuê chúng). Nhưng mức độ ảnh hưởng, gây mất lòng tin ở những
người làm việc trong bộ máy, sống bằng ngân sách, tiền thuế của doanh nghiệp,
của người dân đóng góp là không phải nhỏ.
Những kẻ sẵn sàng
nhận tiền thuê, chỉ vài chục triệu để giết người đã gây nguy hiểm, làm mất sự
bình yên cho cuộc sống của người dân, tội đã lớn. Nhưng là người trong cơ quan
nhà nước như ông Phó ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy lại còn dính líu, tiếp tay cho
chúng thì tác hại của nó không chỉ dừng lại ở vụ án, mà còn làm tổn thất niềm
tin đối với chế độ.
Không chỉ có ông Lê
Trung Kiên, gần đây, đã xảy ra không ít vụ việc cho thấy, không ít cán bộ, nhân
viên trong bộ máy, ở chỗ này, chỗ khác đã biến chất nghiêm trọng với cùng một
hành vi: bắt tay với những kẻ lâu nay vẫn được gọi là “xã hội đen” để mưu lợi
cá nhân.
Tại một hội nghị về
an toàn giao thông hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La
Thăng đã thẳng thắn nói rằng: “Có hiện tượng xã hội đen bảo kê dẫn đường cho xe
quá tải, móc nối làm luật, dẫn xe quá tải tránh trạm cân. Trong khi đó một bộ
phận cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông làm nhiệm vụ có hành vi tiếp
tay và móc nối tạo ra tiêu cực”.
Mặc dù cũng có ý
kiến tranh luận trái chiều từ cơ quan khác, nhưng những bằng chứng bằng hình
ảnh, vật chứng… mà người đứng đầu một Bộ lớn của Nhà nước đưa ra rất thuyết
phục để khẳng định tình trạng những đoàn xe lớn, quá tải trọng “ung dung đi”
trước mặc các cơ quan chính quyền, cảnh sát giao thông… là những hoạt động “nằm
ngoài hệ thống pháp luật VN”.
Hay trước đó, đầu
tháng 6.2014, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cũng đã khởi tố, bắt giữ
2 cán bộ hải quan TP.HCM vì có hành vi cấu kết với một nhóm buôn lậu, nhập lậu
10 lô hàng lớn… cho thấy, những vụ cán bộ, nhân viên nhà nước bắt tay với giới
tội phạm để ăn, chia không còn là hiếm hoi mà nó có thể xảy ra ở nơi này, nơi
khác. Một dấu hiệu rất đáng báo động.
Tất cả những vụ
việc như vậy, chắc chắn gây mất lòng tin lớn của nhân dân vào hiệu quả, sự
chính trực trong công việc của cán bộ nhà nước, của bộ máy nhà nước cho dù,
tình trạng tham nhũng, tham nhũng vặt, tiêu cực… lâu nay, thường xuyên xảy ra ở
nơi này, nơi khác, chưa ngăn chặn, đầy lùi được đã làm xói mòn đi khá nhiều
lòng tin ấy.
Nhưng ở đây, là mức
độ nguy hiểm hơn, có những cán bộ, công chức, thậm chí cả nhóm… ăn lương ngân
sách lại đi bắt tay với những kẻ trực tiếp, thường xuyên phạm tội, thậm chí là
tội ác để kiếm tiền bất chính. Cho nên, niềm tin của người dân vào những tổ chức,
bộ máy có những cán bộ, công chức “lưu manh” ấy càng dễ tan vỡ.
Cho nên, biểu hiện gần đây,
ở một số nơi, người dân đã có hành động tự xử như thấy kẻ bắt trộm chó thì đánh
chết người nghi trộm; bắt được kẻ nghi trộm xe… thì lột trần, đánh “hội đồng”…
tuy là những hành động cũng vi phạm pháp luật nhưng phải chăng, nó xuất phát từ
sự thiếu tin tưởng của người dân ở những cơ quan công quyền, có những cán bộ
thoái hóa, biến chất, không còn đảm bảo cho sự bình yên, an toàn cho cuộc sống
của họ?
Cho dù, nói như lời một số
lãnh đạo nhà nước, những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật là
những “con sâu”, thậm chí có nơi có cả “bầy sâu”… thì với những cán bộ nhà nước
như ông Lê Trung Kiên, những người bắt tay với “xã hội đen” bảo kê cho những
đoàn xe vận tải… thì đó thực sự là những “con sâu” đã quá độc, cần sớm sàng
lọc, phát hiện để đưa ra khỏi bộ máy. Nếu không, chúng tiếp tục gây hại, làm đổ
vỡ lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền.
Mạnh Quân
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền