Khi quảng trường Thiên
An Môn trở thành địa ngục
Phương Tôn dịch
Cuộc tấn công bằng quân sự tại Bắc Kinh xảy ra vào đêm 4.6.1989:
Sau bảy tuần sinh viên biểu tình ôn hòa tranh đấu đòi đổi mới Dân chủ, quân đội
cho thiết giáp tiến vào quản trường Thiên An Môn và khai hỏa. Mãi đến 25 năm
sau, bây giờ người ta vẫn chưa nắm rõ con số người bị giết trong vụ thảm sát
Thiên An Môn này. Chính quyền giữ kín bí mật trong khi các tổ chức Nhân quyền
cho biết có hàng trăm nạn nhân. Cho đến nay, tại Trung công không ai được phép
thảo luận về cuộc thảm sát này. Ai mở miệng thì sẽ bị bắt hoặc bị quản thúc tại
gia.
Giữa tháng 5 năm 1989, hàng trăm ngàn sinh viên Bắc Kinh tuyệt
thực tại quản trường Thiên An Môn. Họ tranh đấu cho một Trung Quốc dân chủ. | ©
Catherine Henriette / AFP / Getty Images
Ngay lập tức các sinh viên chạm trán với một lực lượng quân sự
đông đảo không kém. Ngòi nổ cho vụ phản kháng là cái chết của chủ tịch cải cách
Hồ Diệu Bang, người đã bị hạ bệ trước đó hai năm.
Người biểu tình đòi hỏi phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang cũng như
tự do báo chí, cuộc chiến chống tham nhũng và công bố công khai tài sản các nhà
lãnh đạo và gia đình của họ.
Những cuộc biểu tình xảy ra trên hàng trăm thành phố. Công nhân,
giáo chức, nhà báo, cán bộ, sinh viên, học sinh v.v… đều tham gia vào các cuộc
biểu tình.
Sang ngày thứ ba của cuộc tuyệt thực, người biểu tình đầu tiên ngã
gục. Một nhân viên y tế cõng người thanh niên trẻ vào bệnh viện.
Kể từ ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân dân Trung quốc vào năm
1949, nhà nước Trung Cộng lần đầu tiên phát lệnh thiết quân luật trên toàn bộ
khu vực Bắc kinh vào ngày 20.5.1989. Ba ngày sau một người vô danh lấy tấm màn
che khuất bức chân dung của nhà lãnh đạo cộng sản Mao Trạch Đông. Trên tấm biểu
ngữ ghi: „Những cái này không phải là tác phẩm của sinh viên.“
Người biểu tình dương cao tay với dấu hiệu chiến thắng Victory và
nắm đấm khi chận xe chở lính đang di chuyển.
Trên sân đại học gần quản trường Thiên an Môn, sinh viên đang hoàn
thành một bức tượng. Một ngày sau đó bức tượng sẽ được đưa ra dựng trên giữa
quản trường dưới tên gọi: „Nữ thần Dân Chủ“.
Nhà cầm quyền dùng trực thăng rải truyền đơn kêu gọi sinh viên
giải tán, rời khỏi quản trường ngay lập tức.
Sinh viên không chấp nhận giải tán. Sang ngày 2.6 có thêm hàng
trăm ngàn người tụ về trên quản trường Thiên An Môn. Ngay giữa biển người là
bức tượng cao mười mét „Nữ Thần dân Chủ“ – lấy cảm hứng từ bức tượng Nữ thần Tự
do tại New York.
Vào đêm mồng ba bước sang ngày 4.6, tình hình trở nên căng thẳng.
Sinh viên phá hàng rào cảnh sát quân đội…
…Binh lính dùng vũ lực đánh lại người biểu tình. Trong đêm
4.6.1989 binh lính và thiết giáp tiến vào để giải tán người biểu tình trên quản
trường Thiên an Môn. Quân đội khai hỏa bắn người biểu tình ôn hòa, tay không.
Hiện tại không có nhiều hình ảnh chứng nhân đêm đụng độ tại Bắc
kinh: Hình cho thấy người biểu tình đốt xe quân đội.
Hình chụp đám đông tấn công một lính lái xe thiết giáp.
Người biểu tình dùng xe đạp đưa hai người bị thương ra khỏi nơi
đụng độ. Về sau báo chí cho biết có chừng 7000 người bị thương.
Áo đẩm máu, một cái nón sắt trên tay. Binh lính cũng bị tử thương
trong trận thảm sát.
Khói, xe bị đốt, người bị thương: Vào sáng hôm sau nhiều người mới
đánh giá rõ ràng mức độ của vụ đàn áp phong trào dân chủ.
Những gì còn lại chỉ là sự tàn phá khủng khiếp. Xe đạp của người
dân bị xe thiết giáp nghiền nát.
Bức hình lịch sử. „Người đàn ông đứng trước chiếc xe tăng“ là bức
ảnh biểu trưng cho phong trào dân chủ tại Trung Cộng bị quân đội đàn áp. Nhiếp
ảnh gia Jeff Widener chụp tấm hình từ tầng thứ sáu tại khách sạn Bắc Kinh vào
ngày thảm sát. Cho đến nay thế giới vẫn chưa biết được người đàn ông này là ai.
Những ngày tiếp theo quân đội tiếp tục truy bắt những người tham gia biểu tình. Nghi phạm bị còng tay dẫn đi, một số bị tử hình. Nhiều nhà hoạt động trốn được ra nước ngoài.
Chỉ sau một thời gian thật ngắn, nhà cầm quyền tìm cách che đậy
mức độ tội ác thật sự do quân đội gây ra. Hốm nay đã 25 năm sau, Bắc Kinh vẫn
từ chối cho tổ chức lễ truy điệu các nạn nhân và tìm đủ mọi cách để kiểm duyệt
Internet. Binh lính, cảnh sát được điều động bao vây quản trường Thiên An Môn
nhằm ngăn chận một cuộc tổ chức quy mô để ghi nhớ ngày nhà nước tiêu diệt người
dân của mình.
Nguồn: Die Zeit
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền