Dân
chủ và tư tưởng dân chủ đích thực
Như Hà (Danlambao) - Một thực trạng mà ai ai cũng thấy, ấy là khi vào các trang
mạng "phản động" thì y rằng cộng sản là đối tượng bị "cả
làng" hội đồng xỉa xói, bới móc, xỉ vả, tố cáo, lên án, đả kích... Tất
nhiên, điều đó không oan. Nhưng thử nghĩ coi, quí vị đang ở nhà lầu xe hơi, ăn
toàn của ngon vật lạ, cuộc sống vương giả sung sướng, kẻ hầu người hạ, lại có
quyền hành trong tay, tha hồ muốn làm gì thì làm. Nay bỗng dưng có người đến vận
động quí vị rời bỏ sự giàu sang, từ bỏ quyền lực để trở về đời sống bình dân, ở
căn nhà ngói cấp 4 chật chội nóng bức với chiếc xe đạp cà tàng và lại mất quyền
sai khiến kẻ khác. Liệu như vậy quí vị có chấp nhận được không?
Khỏi cần suy nghĩ. Điều đó khó lòng chấp nhận
được, không chỉ với quí vị, mà với đa số con người. Cũng phải thôi bởi đó là lẽ
tự nhiên. Vậy đã biết rằng đó là tính tự nhiên của con người, thì sao quí vị cứ
đòi CS làm cái điều mà chỉ trừ có các vĩ nhân như Wasington hay Goocbachop mới
làm được điều đó?
Một thực trạng nữa mà ai cũng biết nhưng lại cố
tình né tránh. Ấy là tại sao các lực lượng đối lập, hay như cách gọi CS là
"các thế lực thù địch", suốt bao năm qua làm cái việc lên án tố cáo,
đả kích không biết mệt mỏi, rồi lại tiên đoán, đoán già đoán non về "ngày
tàn cuả bạo chúa" mà không tự vấn. Địch như vậy, còn ta? Ta đã làm gì để
cho địch vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" và không hề hấn, sứt mẻ gì.
Một điều trớ trêu là mọi người chỉ biết chửỉ rủa trách móc hòn đá ù lỳ cản đường
ta đi, mà lại không trách mình là sao không bàn nhau, hay có người nào đó tìm
cách "điều trị", hất cổ hòn đá đó đi. Đó là một nghịch lý khó lý
giải.
Có một nguyên lý mà chúng ta phải thừa nhận
rằng: Hoạt động dân chủ mà chưa nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của quần
chúng nhân dân thì chưa phải là dân chủ đích thực.
Bao năm qua tuy chúng ta đã cố gắng làm điều đó,
nhưng hiệu quả còn rất hạn chế. Các hoạt động dân chủ chưa có giá trị
thẩm thấu, chưa đi vào đời sống của nhân dân, nhất là tầng lớp những người
nghèo khổ, bất hạnh, những đối tượng sinh viên, là công nhân, thanh niên, phụ
nữ... được là bao. Nên nhớ, giữa hoạt động dân chủ trên mạng và hoạt động dân
chủ ngoài đời thực là một khoảng cách rất lớn. Xin đừng lầm lẫn, huyễn hoặc khi
thấy các ý kiến (comment) của bạn đọc quân ta áp đảo quân địch mà lầm tưởng
rằng phe dân chủ rất mạnh, đó chỉ là thiểu số rất nhỏ những người có điều kiện
và thời gian lên mạng mà thôi, còn đa số người nghèo, công nhân, coi mạng
intenet như một thứ gì đó rất xa vời và khó tiếp cận.
Vậy nguyên nhân và lý do gì để thực trạng này
tồn tại cho đến ngày hôm nay! Theo ý kiến của tôi, nguyên nhân, lý do thì có
nhiều nhưng có những vấn đề then chốt cần phải được mổ xẻ, phân tích đi sâu vào
vấn đề để làm rõ nguyên nhân.
Có cần không một tư tưởng dân chủ đích thực?
Một điều hết sức nghịch lý là chế độ dân chủ
ngày nay đã được thực hiện trên hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng các tài
liệu được soạn ra để bàn về tư tưởng và lý luận dân chủ là rất hiếm. Có một vài
tác phẩm đề cập đến vấn đề này những nó còn mang tính giáo điều, khuôn sáo,
chưa đi vào thực tiễn, đó là một thiệt thòi cho các nhà hoạt động dân chủ trên
thế giới nói chung và VN nói riêng.
Vậy tư tưởng dân chủ là gì? Theo tôi cái gì cũng
có tính nguyên tắc, khi bàn hay hoạt động về dân chủ cũng phải dựa trên nguyên
tắc dân chủ.
Vậy thế nào là nguyên tắc dân chủ? Hay nguyên
tắc dân chủ là gì? Điều đó chúng ta phải bàn tới nhiều, nhưng tư tưởng dân chủ
phải dựa trên những nguyên tắc dân chủ. Nếu chúng ta không có qui chế về nguyên
tắc dân chủ, để từ đó thống nhất xây dựng lên tư tương và hệ thống lý luận dân
chủ, thì thực trạng mù mịt, mất phương hướng này sẽ còn kéo dài, mỗi người lý
luận, lý giải dân chủ theo một cách, vì không có ngọn hải đăng chỉ đường dẫn
lối, là điều hiển nhiên.
Người có tư tưởng dân chủ là phải luôn lấy mục
đích vì nhân dân. Cái thước đo cho các hoạt động ấy là lòng dân. Chưa được dân
ủng hộ, chưa được dân hưởng ứng thì cần phải xem xét lại các hoạt động của
mình, do đâu và vì đâu mà chưa chiếm được lòng dân, do đâu vì đâu mà dân vẫn hờ
hững, ngoảnh mặt với chính quyền lợi của họ.
Người có tư tưởng dân chủ, là đề ra các nguyên
tắc dân chủ, như qui chế dân chủ, cơ chế dân chủ và sinh hoạt dân chủ, trong
quá trình hoạt động và vận động mọi người tuân theo nguyên tắc đó.
Người có tư tưởng dân chủ, thực hiện được các
nguyên tắc trên sẽ là người hoạt động dân chủ đích thực và có khả năng soạn
thảo tài liệu mang tư tưởng và lý luận dân chủ, để phục vụ cuộc cách mạng dân
chủ một cách thiết thực nhất.
Lời tự sự: Người xưa có câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại
thiên" chớ có sai. Biết là vậy, muốn là vậy và biết được khả năng của mình
tới đâu, làm được những gì. Nhưng than ôi! Cuộc sống khốn khó, suốt ngày đánh
vật với bát cơm manh áo, vả lại đời sống hàng ngày còn liên quan đến nhiều mặt
và nhất là "không bột sao gột được lên hồ". Một khi ông xanh không
phù trợ thì giỏi như Khương Tử Nha. Bách Lý Hề cũng phải đợi đến ngoại thất
tuần mới làm lên cơ đồ! Ước gì?
Hà Nội, nhân ngày mồng một rảnh rỗi viết bài
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền