Blogger Tạ Phong
Tần biểu tình chống Trung Quốc trong trại giam
www.ducme.tv
-Cà Phê Tối- Tạ Phong Tần: Biểu tình chống Trung Cộng trong trại giam
Chương trình Cà Phê Tối của Truyền Thông Chúa Cứu Thế - Blogger Tạ Phong Tần: Biểu
tình chống Trung Cộng trong trại giam, ngày 29.05.2014
1.Gia
đình ông Ngô Hào: Hãy cứu gia đình chúng tôi!
2.
Blogger Tạ Phong Tần: Biểu tình chống Trung Quốc trong trại giam
3.Theo
đạo ông Dương Văn Mình không được khám chữa bệnh và cấp bảo hiểm y tế
4.
nhà cầm quyền cưỡng chế Dân tộc H'Mông, tỉnh Cao Bằng
Viết trong nước mắt - vợ tù nhân lương tâm Ngô Hào
Nguyễn Thị Kim Lan, vợ
TNLT Ngô Hào.
Nguyễn Thị Kim Lan - Tôi viết lá
thư này với hy vọng lớn lao rằng các quý vị hãy lên tiếng, giúp đỡ cho chồng
tôi, một người chỉ vì đấu tranh cho Nhân quyền, cho Công bằng và Lẽ phải mà
phải chịu cảnh tù đầy. Cho dù ông không được trả tự do trong nay mai, nhưng ít
ra ông cũng được đối xử nhân đạo, được tôn trọng nhân phẩm và được pháp luật bảo
vệ.
*
Kính gửi: Các tổ chức
nhân quyền thế giới, các Chính Phủ yêu chuộng hòa bình.
Tôi là Nguyễn
Thị Kim Lan, vợ của Tù nhân lương tâm Ngô Hào hiện đang
trong trại tù Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Ông Ngô Hào bị bắt ngày
8.2.2013 và bị kết án 15 năm vì bị cáo buộc vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự
nước CHXHCN Việt Nam “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” mà thực chất
là do ông đấu tranh một cách ôn hòa đòi Nhân quyền, Dân chủ và Toàn vẹn lãnh thổ.
Kính thưa quý vị!
Tôi viết lá thư này
trong nhạt nhòa nước mắt, trong sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tôi
cũng không biết còn có thể đi thăm chồng tôi được bao nhiêu lần nữa và còn có
dịp gửi thư tới quý vị thêm lần nào nữa hay không. Khi mà căn bệnh ung thư vòm
họng đang ở giai đoạn cuối có thể mang tôi lìa xa thế giới này bất kỳ lúc nào.
Chỉ thương chồng tôi, ông Ngô Hào còn chưa đi hết 2 năm trong chặng đường 15
năm tù đầy đau khổ. Hai đứa con trai tôi, cháu Ngô Minh Tâm và Ngô Minh Trí vẫn
đang đi học. Chúng luôn phải đối mặt với dư luận, áp lực từ trường học, hàng
xóm đến xã hội chỉ vì là con trai của Ngô Hào, một kẻ bị chính quyền coi là
“phản động”. Sau này, chắc chắn chũng sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm công
ăn việc làm. Người ta thường hướng đến tương lai, đến những ngày sắp tới nhưng
tôi chỉ ước sao thời gian đừng trôi đi thêm nữa. Để tôi còn cơ hội gặp chồng
tôi, và nán lại với các con thêm được những ngày ít ỏi.
Chính vì thế nên dù khó
khăn đến mấy, ba mẹ con chúng tôi cũng cố gắng khắc phục để đi thăm ông Ngô Hào
mỗi tháng một lần. Vừa đi thăm lần này xong đã mong mỏi, trông đợi để được thăm
lần kế tiếp.
Lần gần đây nhất là ngày
25 tháng 5, tôi và cháu lớn Ngô Minh Tâm đi thăm ông.
Tối hôm trước, khi đang
chuẩn bị đồ ăn để mang vào cho chồng thì nhà có khách. Cuộc thăm viếng đột ngột
của ông công an tỉnh tên Phổ khiến tôi lo lắng. Thọat đầu, ông Phổ hỏi thăm sức
khỏe, công việc, cuộc sống hàng ngày... Nhưng tôi biết đó không phải lý do
chính khiến một ông công an tỉnh ghé thăm căn nhà tồi tàn của mấy mẹ con tôi.
Mấy lời xã giao rồi cũng phải kết thúc, nhường chỗ cho mục đích chính của
chuyến ghé thăm này: “Nếu chị đi thăm thì dặn ảnh đừng có làm gì khiến
phải bị chuyển trại”.
Lời khuyên ấy khiến tôi
lo lắng, bất an và dự cảm về một điều không lành đến với ông Ngô Hào.
Tờ mờ sáng hôm sau, tôi
và cháu Minh Tâm chuẩn bị đồ đạc tới trại tù thăm cha, thăm chồng. Sau khi làm
các thủ tục thăm gặp, chúng tôi phải ngồi đợi hơn một tiếng đồng hồ mới thấy họ
đưa ông Ngô Hào ra. Tôi sững sờ! Chỉ mới một tháng, chồng tôi từ mái tóc muối
tiêu đã chuyển thành bạc trắng, chân đi không vững. Dáng vẻ tiều tụy của ông
làm mẹ con tôi thắt ruột. Chúng tôi phải nói rất to ông mới nghe được. Trong cuộc
gặp, có ba công an trại giam ngồi giám sát. Họ lấy biên bản ra ghi chép cuộc
trao đổi của chúng tôi. Dường như còn chưa an tâm, họ dùng cả máy ghi âm để hỗ
trợ. Vợ chồng con cái nhìn nhau, mừng thì ít, lo lắng thì nhiều. Thằng Minh Trí
còn đi làm ăn xa, kiếm tiền phụ giúp cho mẹ, cho anh nên lần này không đi thăm
được. Chỉ mỗi chuyện đó thôi đã làm chồng tôi xót xa. Ông dặn nếu khó khăn quá
thì không phải đi thăm nữa.Tôi nghe mà thắt ruột. Nhưng nếu không đi, tôi sẽ
mất cơ hội gặp chồng. Tôi chưa biết còn sống tới ngày nào, nhưng cái chết đang
đến rất gần với tôi.
Thưa quý vị!
Chồng tôi cũng có kể
chuyện công an tỉnh tới làm việc với ông trong trại giam. Tuy nhiên ông không
nói chi tiết nội dung cuộc gặp. Ông chỉ nói rằng, họ cũng như cán bộ trại giam
dặn ông là phải “khuyên nhủ” vợ con đừng làm gì để ông phải bị chuyển trại cho
khổ. Thiết nghĩ, mẹ con tôi sống lương thiện, không làm gì sai trái. Cho dù có
làm gì thì cũng không ngoài mục đích mang lại điều tốt đẹp, quyền lợi chính
đáng cho chồng tôi. Hơn nữa, nếu mẹ con tôi có “làm gì” thì mẹ con tôi chịu
trách nhiệm, sao lại đổ lên đầu chồng tôi, một người đã lãnh án 15 năm tù khổ
ải. Như thế đã đủ thấy áp lực vô cùng lớn mà chồng tôi đang gánh chịu.
Gần cuối cuộc gặp, chồng
tôi bật khóc. Đó là điều ngoài sức chịu đựng của một người vợ như tôi và của
những đứa con tôi. Ông nói trong nước mắt: “Nhắm mắt vào là anh hình
dung ra K3, nơi chôn cất các tù nhân bị bỏ mạng”. Và ông cho biết đã nhiều
lần ông tính chuyện tự tử. Tim tôi đau thắt. Một cảm giác đau đớn, hoảng sợ bao
trùm lên trí não tôi. Họ đã làm gì để một người không dễ bị khuất phục như
chồng tôi phải rơi nước mắt và không giấu nổi sự hoảng loạn như thế? Ngồi viết
những dòng này, tôi vẫn không muốn nhớ lại hình ảnh chồng mình khi ấy. Các con
tôi, dù tỏ ra rất cứng rắn cũng không giấu nổi sự sợ hãi.
Kính thưa các quý vị!
Dù rất muốn tôi cũng
không thể viết dài hơn, phần vì quá lo lắng, hoảng sợ, phần vì cơn đau đớn đang
hành hạ. Và tôi hiểu, việc viết lá thư này gửi đến quý vị cũng chính là “vi
phạm” lời cảnh báo từ phía công an rằng “đừng làm gì” mang lại bất lợi cho ông
Ngô Hào. Nhưng, suy cho cùng, việc gửi đến quý vị những lời chia sẻ thành tâm
của một người sắp chết, của vợ một tù nhân lương tâm hoàn toàn là việc cần
thiết. Nó không vi phạm pháp luật, không trái với lương tâm, đạo lý của con
người. Hơn thế, trách nhiệm lên tiếng vì sự thật phải được đặt lên hàng đầu. Hy
sinh vì sự thật, đó cũng chính là lý tưởng của chồng tôi, nguyên nhân khiến ông
phải chịu khổ ải trong cảnh tù đầy. Nghĩ như thế nên tôi mạnh dạn gửi đến quý
vị lá thư này cho dù phải thẳng thắn thừa nhận rằng sự sợ hãi, lo lắng vẫn luôn
hiện hữu trong tôi.
Tôi viết lá thư này với
hy vọng lớn lao rằng các quý vị hãy lên tiếng, giúp đỡ cho chồng tôi, một người
chỉ vì đấu tranh cho Nhân quyền, cho Công bằng và lẽ phải mà phải chịu cảnh tù
đầy. Cho dù ông không được trả tự do trong nay mai, nhưng ít ra ông cũng được
đối xử nhân đạo, được tôn trọng nhân phẩm và được pháp luật bảo vệ.
Xin chân thành cảm ơn
các quý vị.
Phú Yên, ngày 28 tháng 5 năm
2014.
Nguyễn Thị Kim Lan
Vợ Tù Nhân Lương Tâm NGÔ
HÀO
ĐT: 01226606052
Địa chỉ: 17/6 Nguyễn
Trãi, phường 5, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Cập nhật lúc 21h00
Tin về nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa
CTV Danlambao - Theo tin chúng tôi vừa nhận được, sáng
nay nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gọi điện từ trại giam An Điềm (Đà Nẵng) về cho vợ
là bà Nguyễn Thị Nga. Cuộc điện thoại kéo dài chừng 5 phút dưới sự giám sát
chặt chẽ của công an trại giam.
Ông Nghĩa cho biết, hiện
tình trạng sức khỏe của ông rất tồi tệ. Ông bị chứng bệnh đau răng hành hạ vài
tháng nay. Phía trại giam chỉ đưa ông đi nhổ răng sau những lần ông đấu tranh
quyết liệt. Tuy nhiên, thay vì nhổ răng đau, trong hai lần đưa đi khám công an
đã nhổ hai chiếc răng khỏe của ông. Nhà văn đã phản đối sự vô nhân đạo của nhà
tù và tiếp tục có những nỗ lực trong đơn độc, buộc phía trại gian phải đưa ông
đi nhổ bỏ chiếc răng sâu. Trong cuộc điện thoại gọi về nhà, ông Nghĩa cho biết
ông rất đau đớn và mệt mỏi. Bác sĩ trại giam giải thích đó là vì phản ứng của
thuốc và ông bị… đau dây thần kinh số năm (chứ không phải đau răng). Ông cũng
nói rằng, mặc dù chỉ còn hơn 3 tháng nữa là mãn hạn tù nhưng phía trại giam
liên tục gây sức ép cho ông.
Cần nhắc lại, tháng 11
năm 2012, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị xiềng
chân và tay ngay trên giường bệnh khi vừa rời khỏi phòng mổ. Ông chỉ được tháo xiềng khi phản đối quyết
liệt và tuyên bố sẽ tự vẫn ngay trên giường bệnh để bảo vệ danh dự và khí tiết.
Mặc dù ca mổ đã thực hiện cách đây gần hai năm nhưng ông vẫn luôn bị đau đớn.
Ông Nghĩa bị mắc một số bệnh như khối u tiền liệt tuyến, khối u ở má trái, đau
dạ dày và một số biểu hiện đáng lo ngại khác.
Nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa là một nhà đối kháng rất nổi tiếng. Ông sống tại Hải Phòng và bị bắt
trong “chiến dịch mùa thu” tháng 9 năm 2008 cũng với nhiều nhân vật tranh đấu
khác như Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Phạm Văn Trội, Phạm
Thanh Nghiên, Ngô Quỳnh, Vũ Hùng, Nguyễn Kim Nhàn. Ông là thành viên trong ban
điều hành khói 8406. Ông cũng là một cây viết rất khỏe với nhiều thể loại như
bình luận, ký sự, tùy bút, phóng sự, thơ… Bên cạnh đó, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
còn là một trong những nhân vật mạnh mẽ nhất trong việc chống Trung Quốc xâm
lược. Ông đã nhiều lần xuống đường biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc và bày
tỏ lòng yêu nước.
Trong 6 năm bị giam giữ,
ông Nghĩa đã bị chuyển đi nhiều nhà tù từ bắc tới miền Trung như Trần Phú (Hải
Phòng), B14 (HN), Nam Hà (Hà Nam), Trại 6 (Nghệ An) và bây giờ là An Điềm ( Đà
Nằng).
Trong cuộc điện thoại,
gia đình cho biết nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bày tỏ sự mong muốn được công luận quan
tâm và giúp đỡ. Hầu gây sức ép buộc nhà cầm quyền phải dừng các hành vi đàn áp
trong tù đối với ông và những tù nhân luơng tâm khác.
Võ Quốc Anh tường thuật buổi đi đòi tải sản bị công an thu giữ
trái phép
Võ
Quốc Anh ngày 18/5 - bị đánh đập và giam giữ trái phép tại trụ sở CA Quận 1.
Võ Quốc Anh (FB August Anh) - Mình về nhà khi chiều, mất cả buổi chiều
nhưng vẫn chưa nhận lại được đồ.
Bên họ có 3 người thường
phục, người làm việc chính xưng là Giang, anh này làm việc cũng không căng thẳng,
khi là việc, anh Giang hứa sẽ trả đồ ngay trong buổi chiều nhưng cuối cùng thì
nói mình chiều mai 2h lên làm việc tiếp mới trả.
Buổi làm việc xoay quanh các vấn đề về dã ngoại
nhân quyền, biểu tình, các mối quan hệ. Một số vấn đề không chắc chắn, mình từ
chối trả lời.
Họ yêu cầu mình đọc bản tường trình và họ sẽ
quay phim, mình cũng từ chối thẳng, vì ai dám chắc, khi nội dung đoạn phim được
phát lại, nó có một ý tưởng mới nào đó thì sao?
Trước lúc làm việc với phía an ninh, bỗng xuất
hiện một viên công an trẻ ở đâu đến bằng xe máy, mặc sắc phục công an nhân dân,
mình nhận ra ngay là người đã đánh mình trong lần bị bắt hôm 18/11. Anh này đeo
phù hiệu tên Nguyễn Ngọc Thạnh, khoảng 24 tuổi, mình đến và chất vấn ngay tại
sao hôm ấy lại ra đòn độc như vậy, anh ta xưng bên trại giam và chối bay bổng
trước lời buộc tội.
Nhớ lại, lúc mình bị bắt và ép ngồi dưới đất, anh Thạnh dùng bàn chân giơ cao đạp mạnh ngay bàn tay đang khi đặt trên nền nhà, khi ấy bàn tay mình nhấc lên cảm giác rung rẩy từng ngón tựa hồ đang đón cái lạnh giá đến từ Bắc Cực.
Nhớ lại, lúc mình bị bắt và ép ngồi dưới đất, anh Thạnh dùng bàn chân giơ cao đạp mạnh ngay bàn tay đang khi đặt trên nền nhà, khi ấy bàn tay mình nhấc lên cảm giác rung rẩy từng ngón tựa hồ đang đón cái lạnh giá đến từ Bắc Cực.
Sẽ tường trình tiếp sau buổi làm việc 2h chiều
mai.
29/5/2014
Duy
Nguyen nguyenquangduy1959@yahoo.com.au
To
Today at 1:47 PM
CÂU LẠC BỘ TỰ DO (FREEDOM DAY CLUB) TIẾP THÂN
MẪU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐỖ THỊ MINH HẠNH.
Câu Lạc Bộ Tự Do (Freedom day Club) sinh họat
phía Đông Nam thành phố Melbourne Úc châu. Mặc dầu là một Hội tương tế, các hội
viên Câu Lạc Bộ luôn luôn quan tâm và tích cực đóng góp cho phong trào đấu
tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam.
Câu Lạc Bộ nhóm mỗi sáng thứ hai hàng tuần tại
RSL (Returned & Services League) chi nhánh Dandenong. Ngày thứ hai
20-5-2014 vừa qua Câu Lạc Bộ đã đón bà Trần Ngọc Minh thân mẫu của Tù Nhân
Lương Tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, ông Nguyễn Quang Duy và ông Phạm Anh Tuấn thuộc Khối
8406.
Sau phần chào Quốc Kỳ, giới thiệu quan khách và
giới thiệu chương trình, bà Trần Ngọc Minh đã có đôi lời chia sẻ hòan cảnh của
một người mẹ có con vì tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và vẹn tòan lãnh
thổ đã bị nhà cầm quyền kết án 7 năm tù. Bà Minh cho biết bà mọi tù nhân lương
tâm trong ngục tù cộng sản đều cùng chung một số phận. Bà mong bà con hải ngọai
quan tâm hơn và vận động để cộng sản phải thả hết mọi tù nhân chính trị.
Buổi họp Câu Lạc Bộ tiếp tục với những thông
báo, chơi Lotto, ca hát và ăn trưa.
Trước khi buổi họp chấm dứt ông Hội Trưởng
Nguyễn Khiêm đã có đôi lời cám ơn quan khách. Ông trao một món quà và cho biết
đã có 1 cuộc lạc quyên nhanh để gởi giúp bà Trần Ngọc Minh và các tù nhân chính
trị. Bà Ngọc Minh nhận món quà và cho biết sau khi trừ các chi phí nhỏ cho
chuyến đi bà sẽ gởi cho Hạnh, Hùng Chương và một số tù nhân lương tâm khác.
Được biết tại Perth, Tây Úc trước khi về lại Âu
Châu bà Trần Ngọc Minh đã cùng Ban Tổ Chức kết tóan tài chánh cho chuyến đi và
đã chuyển số tiền nhận được về Quốc Nội chia sẻ phần nào những khó khăn mà anh
chị Quốc Nội cùng gia đình đang gánh chịu.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
1-6-2014
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền