Nguồn: www.ghpgvntn.net
Tăng Đoàn Hải Ngoại cực
lực phản đối và yêu cầu CSVN hủy bỏ kế hoạch giải tỏa Chùa Liên Trì
Tăng Đoàn Hải Ngoại trong lễ Vu lan 2014
TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
HẢI NGOẠI
THE OVERSEAS VIETNAMESE UNIFIED BUDDHIST SANGHA
14472 Chestnut St., Westminster, CA 92683
Điện thoại: (626)
800-9081 begin_of_the_skype_highlighting (626)
800-9081 FREE end_of_the_skype_highlighting
Email: tangdoanhaingoai@gmail.com
Số: 02/HĐĐH/TB/CT
THÔNG BẠCH
(V/v: Cộng sản Việt Nam dùng bạo lực cưỡng chế,
giải tỏa Chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, Sài gòn.)
Kính bạch: Chư tôn Trưởng lão, chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức
Tăng Ni,
Kính thưa: Quý thiện hữu tri thức cùng đồng bào Phật tử các giới,
Ngày 18/8/2014 chính quyền phường An Khánh, quận 2, TP. Sài Gòn đã
gởi đến Hòa Thượng Thích Không Tánh, Phó Viện Trưởng kiêm Tổng ủy viên Từ Thiện
Xã Hội – Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,“Thư Mời” nhưng
thực chất là thư triệu tập cùng bản “Phụ Lục Đính Kèm” về kế hoạch
giải tỏa, san bằngChùa Liên Trì. Theo “Phụ Lục Đính Kèm” thì lệnh cưỡng
chế, giải tỏa Chùa Liên Trì sẽ được tiến hành vào ngày 08 tháng 9 năm 2014.
Hòa Thượng Thích Không Tánh cùng toàn thể chư Tăng và Phật tử đã
gởi văn thư phản đối hành động bạo ngược của chính quyền phường An Khánh, yêu
cầu bảo tồn Chùa Liên Trì để góp phần giữ gìn giá trị đạo đức tâm linh dân tộc
và sẽ phát nguyện tuyệt thực để bảo vệ cơ sở tôn giáo thiêng liêng nầy.
Bất chấp văn thư phản đối, nhà cầm quyền Cộng sản vẫn lên kế hoạch
dùng bạo lực cưỡng chế, san bằng Chùa Liên Trì để làm khu thương mại, vui chơi
giải trí.
Như chúng ta biết, Hòa thượng Thích Không Tánh đã tích cực hoạt
động bảo vệ đạo pháp và dân tộc, bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo; ngài đã
bị Cộng sản nhốt tù trên 10 năm và bị Công an liên tục sách nhiễu, khủng bố.
Chùa Liên Trì từ lâu đã trở thành mái nhà tình thương cho anh em thương phế
binh Việt Nam Cộng Hòa, là nguồn an ủi cho bao mảnh đời dân oan mất nhà, mất
đất và đồng bào nghèo đói trong toàn quốc. Giờ đây, không đầy hai tuần nữa,
Chùa Liên Trì sẽ bị san bằng và thay vào đó là một dự án thương mại, vui chơi
giải trí.
Đứng trước hình tình nguy ngập của Chùa Liên Trì và trước hành
động bạo ngược của chính quyền phường An Khánh, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại cực lực phản đối và yêu cầu Nhà cầm
quyền Cộng sản Việt Nam hãy tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt việc
sách nhiễu, khủng bố, cưỡng chế đối với Hòa Thượng Thích Không Tánh và Tăng
chúng Chùa Liên Trì, hủy bỏ không điều kiện kế hoạch giải tỏa Chùa Liên Trì.
Để cứu nguy Chùa Liên Trì, nơi thờ tự thiêng liêng và truyền bá
giáo pháp từ bi, chúng tôi xin gióng lên tiếng chuông báo động, đánh động lương
tâm mọi giới.
Chúng tôi rất mong quý vị dân cử, các tổ chức nhân quyền, hội
đoàn, các cơ quan truyền thông báo chí… vì sự tồn vong của ngôi Chùa Liên Trì,
hãy hậu thuẫn, yểm trợ Hòa thượng Thích Không Tánh chặn đứng âm mưu triệt phá
Chùa Liên Trì của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Kính chúc quý liệt vị vô lượng cát tường.
Làm tại Chùa Điều Ngự, ngày 25 tháng 8 năm 2014,
PL. 2558
Thay mặt Tăng Đoàn GHPGVNTNHN
Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành
(Đã ấn, ký)
Tỳ kheo Thích Viên Lý
HAI NGÀY ĐỐI MẶT VỚI CÔNG AN
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
NGÀY THỨ NHẤT
Chợ nhà đất đìu hiu nên
khu căn hộ cao tầng nơi tôi ở còn dải đất rộng bỏ hoang. Người dân ở trong
những cái hộp bê tông chồng lên nhau cao chót vót, ít khi được đặt chân xuống
mặt đất liền xin mượn mảnh đất của cỏ dại hoang vu, chia nhau mỗi nhà một vạt đất
con con trồng rau, vừa có thêm rau sạch cho bữa ăn, vừa có dịp tiếp xúc với đất
cát, cỏ cây, vừa có dịp vận động chân tay, cân bằng lại trạng thái hoạt động
của cơ thể.
Quần lửng, áo may ô, đầu
đội mũ vải rộng vành, sáng thứ Bảy cuối tháng Tám thất thường mưa nắng, mùa mưa
và mùa khô còn đang dùng dằng tranh chấp này tôi vừa xuống mảnh vườn nhỏ của
tôi cuối bãi đất, xa đường nhất, đang lúi húi cắm mấy ngọn rau lang thì người
đàn ông ngoài ba mươi tuổi áo sơ mi dài tay bỏ trong quần phẳng phiu, nghiêm chỉnh,
đến đầu luống đất tôi đang làm hỏi tôi những câu vu vơ. Nhìn khuôn mặt lạ, tôi
hỏi: Anh không phải người trong khu nhà này? Đáp: Vâng. Cháu đi qua thấy vườn
rau xanh vào xem. Tôi hỏi ngay: Anh là công an phải không? Vâng. Cháu là công
an.
Nhắc đến công an tôi nhớ
ngay đến mới ba tháng trước, trong buổi sáng tháng Năm rất đẹp, những tia nắng
rực rỡ hình rẻ quạt, xuyên qua vòm lá lao xao, lọc trong sương sớm bảng lảng,
rải những vạt sáng lung linh xuống thảm cỏ, xuống lối đi trong vườn cây cổ thụ
lớn và đẹp ở trung tâm Sài Gòn. Chân thong thả bước, mắt đắm nhìn thiên nhiên,
tôi đang thả hồn trong buổi sớm trong lành và bình yên đó thì hai cánh tay như
hai gọng thép từ phía sau thọc vào hai nách tôi và bàn tay nung núc chắc nịch
bịt chặt miệng tôi, lôi tôi từ cuối vườn cây đẹp ra đường Lê Duẩn trước dinh
Độc Lập, tống tôi vào ô tô, chạy ra Cần Giờ. Trong ô tô, hai thanh niên trẻ
khỏe kẹp chặt hai bên sườn tôi. Tay họ thọc vào túi quần tôi lấy điện thoại và
máy ảnh của tôi. Miệng họ quát tháo thóa mạ và đe dọa tôi. Bằng lời nói họ tự
nhận là công an, cấm tôi ra khỏi nhà tham gia biểu tình chống Tàu cộng xâm
lược, nhưng ngôn ngữ họ dùng là thứ ngôn ngữ anh chị, mạt sát, dằn mặt, khủng
bố và hành xử của họ là của xã hội đen. Sự việc này tôi đã viết trong bài Đẹp
Lòng Kẻ Xâm Lược, Nỗi Đau Của Nhân Dân, Của Lịch Sử Việt Nam đã đăng trên nhiều
trang mạng lề Dân.
Nhớ đến những công an
hành xử phi pháp, vô lối với tôi như vậy, tôi bừng bừng phẫn nộ, căng giọng
nói: Người dân đóng thuế nuôi công an để công an bảo vệ pháp luật, bảo vệ cuộc
sống bình yên, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người dân. Nhưng
công an lại chỉ biết có đảng. Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình. Đảng
chỉ có ba triệu người, chỉ nhất thời. Nhân dân là chín mươi triệu người làm nên
dân tộc Việt Nam, làm nên lịch sử Việt Nam, làm nên sự vĩnh hằng Việt Nam. Tự
đặt mình là công cụ của đảng phái, công an đã coi người dân trung thực nói lên
sự thật khác biệt với tiếng nói của đảng đều là thế lực thù địch và thẳng tay
trấn áp, ngang nhiên tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân.
Không hiểu sao viên công
an trẻ lại mang gia đình ra kể: Gia đình cháu là gia đình cách mạng. Bố cháu
tham gia cách mạng từ năm mười bốn tuổi, đã có đóng góp… Tôi ngắt lời: Tôi
không cách mạng à? Gia đình tôi không cách mạng à? Cả tuổi trẻ của tôi đã chiến
đấu cho sự sống còn của nhà nước này, không là đóng góp à? Máu của người dân đã
dựng lên nhà nước này nhưng có chính quyền, có nhà nước trong tay, đảng cộng
sản đã phản bội lại những dòng máu ơn nghĩa đó, đã tước đoạt những giá trị làm
người của người dân. Cả những quyền con người, quyền công dân bình thường,
người dân cũng không có. Một đảng chính trị chỉ có thể tồn tại bởi hai lẽ. Một
là có lí tưởng đúng. Hai là mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chủ
nghĩa Mác Lê nin, lí tưởng Xã hội chủ nghĩa của đảng cộng sản đã sụp đổ, đã bị
thực tế chứng minh là sai trái, đã bị lịch sử loại bỏ. Đảng cộng sản Việt Nam
đã đưa nhân dân Việt Nam đến hết sai lầm này đến sai lầm khác như sai lầm đẫm
máu trong cải cách ruộng đất. Bây giờ đảng cộng sản Việt Nam đang kìm hãm, cản
trở sự phát triển đất nước, làm cho đất nước càng ngày càng tụt lại phía sau
trong sự phát triển của thế giới. Không có được hai điều cần có để tồn tại,
đảng cộng sản chỉ còn tồn tại bằng bạo lực của công an các anh, bạo lực chuyên
chính vô sản.
Chợt nhận ra vì sao công
an theo chân tôi ra tận mảnh vườn này, tôi nói: Tôi biết từ nay đến ngày phiên
tòa xử chị Bùi Thị Minh Hằng, các anh sẽ theo sát tôi từng bước. Viên công an
hỏi: Chú thấy bà Hằng là người thế nào? Đó là người phụ nữ Việt Nam đẹp, con
cháu của bà Trưng bà Triệu. Chú có biết năm chín mốt (1991) bà ấy quan hệ bất
chính. Năm chín bảy (1997) bà ấy chiếm đoạt tài sản của người khác không? Quan
hệ tình cảm là chuyện riêng tư. Chiếm đoạt tài sản của người khác là tội hình
sự phải do tòa án xét xử và định tội. Tôi không thấy có phiên tòa nào xử chị
Hằng tội chiếm đoạt tài sản. Chỉ có chuyện chị Hằng kiện đòi lại tài sản mà
thôi. Không có phiên tòa định tội chị Hằng chiếm đoạt tài sản mà nói như vậy là
vu khống.
Viên công an lại khoe
rằng vẫn đọc facebook của tôi và bảo: Hôm nào mời chú đi uống cà phê với cháu.
Cảm ơn anh, tôi bận lắm không có thời gian ngồi uống cà phê với anh. Tôi tỏ ra
không muốn tiếp tục câu chuyện bằng cách không trả lời những câu hỏi chỉ để có
chuyện thì người thứ hai cũng mặc đồ dân sự và trẻ hơn người thứ nhất, đến.
Người thứ nhất nói năng nhẹ nhàng, từ tốn bao nhiêu thì người thứ hai hùng hổ
bấy nhiêu. Vừa đến, anh ta nói ngay: Tôi nói cho chú biết. Chú không được đi
đâu ra khỏi nhà. Tôi nhìn anh ta: Với tư cách gì mà anh nói với tôi như vậy?
Buông ra câu: Tư cách người dân rồi anh ta bước theo người thứ nhất rời khỏi
mảnh vườn.
Đi qua mảnh sân trở về
nhà, tôi thấy hai người vừa ra vườn rau gặp tôi đang cùng người thứ ba túm tụm
cạnh chốt thường trực của nhân viên bảo vệ tòa nhà, người đứng, người ngồi trên
yên xe máy.
NGÀY THỨ HAI
Chỉ gặp hai ông công an
một lúc nhưng bóng công an chỉ biết còn đảng còn mình, không biết đến pháp luật
đã phủ bóng u ám, nặng nề trùm xuống cả ngày thứ Bảy cuối tuần của tôi. Ngày
Chủ nhật mấy ông bạn tuổi trẻ đã qua, cái tàn tạ già nua đang tới với chúng tôi
thường hẹn nhau đi ăn sáng để điểm mặt nhau, dông dài chuyện gần chuyện xa.
Tưởng sẽ có buổi sáng chủ nhật thong thả, êm đềm, vui vẻ xóa đi ngày thứ bảy u
ám. Nhưng ngồi trên xe máy, tôi vừa đi cách nhà hơn trăm mét thì bốn, năm chiếc
xe máy ập đến chặn đầu xe tôi cùng tiếng quát: Đi đâu! Quay về!
Biết rằng lại gặp những
hung thần không cần biết đến pháp luật, tôi lùi xe, vì phía trước đã bị chặn,
để quay về thì đụng vào chiếc ô tô du lịch đã khóa lối về của tôi. Một bàn tay
nhanh như chớp rút chìa khóa xe máy của tôi. Những bàn tay thành thạo nắn túi
áo, túi quần tôi lấy điện thoại và máy ảnh của tôi. Những nắm tay cứng như gọng
kìm lôi tôi rời khỏi xe máy, tống tôi vào ghế sau chiếc ô tô du lịch. Đến trụ
sở công an xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, tôi bị dẫn vào một phòng nhỏ với bốn
chiếc tủ sắt đựng hồ sơ chiếm mất nửa diện tích phòng, với ba chiếc ghế bụi
bặm.
Ở đây tôi gặp lại những
gương mặt đã từng tiếp xúc với tôi. Ông Sang đã làm việc với tôi về những bài
viết của tôi. Ông Tâm, người chỉ huy nhóm công an bắt tôi ở vườn cây trước dinh
Độc Lập rồi nhét tôi vào ô tô chạy ra Cần Giờ ba tháng trước. Và viên công an
trẻ ngồi kè bên tôi trên chiếc ô tô đó. Tên Sang, tên Tâm là họ tự giới thiệu
với tôi nhưng tôi không tin rằng đó là tên thật của họ. Có đến sáu, bảy gương
mặt lần đầu tôi gặp, trong đó có ba người trẻ, cơ bấp chắc nịch, vẻ mặt lầm lì.
Ông Tâm chỉ thoáng vào
phòng hỏi tôi một câu rồi mất hút luôn. Những người khác lần lượt vào phòng mạt
sát, răn đe tôi rồi vô lối đưa ra cái lệnh phi pháp: Cấm tôi không được đi đâu.
Tôi nói với họ rằng người dân chỉ có thể bị bắt khi phạm pháp quả tang hoặc là
bị can trong vụ án đã có lệnh truy tố và lệnh bắt giam. Vô cớ tước đoạt quyền
tự do của tôi là phi pháp và họ đang vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Họ liền
lớn tiếng át lời tôi và đe đánh tôi. Một ông còn trẻ mắng tôi già rồi còn sống
được bao lâu nữa, không biết thân ở nhà nghỉ ngơi mà cứ xông xáo cho khổ. Tôi
nói với ông ta rằng con người không phải chỉ biết sống cho bản thân mình mà còn
có trách nhiệm với xã hội, với đất nước, quốc gia hưng vong, thất phu hữu
trách… Tôi vừa nhắc đến câu thành ngữ Hán Việt rất hay và rất quen thuộc đó, ông
công an trẻ liền cắt lời tôi: Thơ của chú là thơ con cóc, lủng củng những hữu
trách với vô trách!
Người duy nhất chuyện
trò bình thường với tôi là ông Thành, phó ban an ninh ấp Ba, xã Phước Kiển, địa
bàn có khu căn hộ tôi ở. Ông nói quê ông ở Long An. Từ năm 1955, bố ông ra Sài
Gòn làm thợ. Mảnh đất Phước Kiển là quê ngoại của ông. Ông đã có hơn mười năm
sống trong quân ngũ. Năm 1980, đang có cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc,
đơn vị ông được điều ra Bắc. Nhưng ra đến Nam Hà lại được lệnh quay về. Vợ ông
là em ruột nhà thơ Từ Kế Tường. Nhà thơ họ Từ thứ ba và vợ ông thứ năm.
Đầu giờ làm việc buổi
chiều ông Thành trở lại gặp tôi. Thấy trên chiếc bàn con cạnh chỗ tôi ngồi suất
cơm hộp và chai nước La Vie còn nguyên, ông Thành giục tôi ăn cơm kẻo đói, mệt.
Tôi bảo rằng tôi không ăn để phản đối họ bắt tôi phi pháp. Họ bắt giữ tôi một
ngày, tôi không ăn cơm một ngày. Họ bắt giữ tôi cả tháng, tôi sẽ tuyệt thực cả
tháng. Ông Thành nói: Các anh đó vừa nói với tôi rằng nếu anh hứa không đi đâu
ra khỏi nhà, các anh sẽ đưa tôi về nhà ngay. Tôi bảo: Quyền đi lại cũng như
quyền được sống, quyền cư trú là quyền đương nhiên, cơ bản của con người. Quyền
đó đã được ghi rõ trong Hiến pháp: Công dân có quyền tự do cư trú, tự do đi lại
trên lãnh thổ Việt Nam. Tôi không thể từ bỏ quyền con người đương nhiên đó
được. Đi dự phiên tòa công khai cũng là quyền hợp pháp của tôi. Tuy nhiên với
sự phong tỏa dày đặc, sự ngăn cản quyết liệt một cách phi pháp của công an đối
với tôi, tôi có muốn đi Cao Lãnh dự phiên tòa công khai xử người phụ nữ Việt
Nam anh hùng Bùi Thị Minh Hằng, tôi cũng không thể đi được. Vì thế tôi chỉ có
thể xác định rằng tôi sẽ không đi Cao Lãnh dự phiên tòa đó. Còn tôi không thể
hứa không đi đâu ra khỏi nhà. Tôi không thể tự tước bỏ quyền con người chính
đáng của tôi.
Ông Thành bắt tay tôi
rồi lui ra. Lúc đó là 13 giờ 40. Từ đó không ai đến sừng sộ, răn đe tôi nữa. 15
giờ 35 tôi được dẫn ra ô tô. Chiếc ô chạy ngược lại hướng chạy ban sáng. Người
nói giọng Thanh Hóa ngồi kè cạnh tôi lớn tiếng: Ông già rồi, sống vài năm nữa
rồi chết. Nhưng việc ông làm để lụy cho dòng họ, để lụy cho con cháu. Con cháu
khổ vì ông, ông biết không? Tôi bảo: Mọi việc tôi làm đều đúng pháp luật, không
có gì sai. Chỉ có các anh làm sai. Giọng Thanh Hóa quát cùng cánh tay rắn chắc
ấn vào sườn tôi: Ông im đi. Ông nói nữa tôi đánh. Ông muốn thay đổi chế độ này
à? Một ngàn năm mới có cuộc sống này. Chế độ này sẽ còn mãi cho con cháu mai
sau!
Chiếc ô tô dừng lại
trước khối nhà tôi ở. Họ đưa trả lại tôi điện thoại, máy ảnh. Tôi hỏi chiếc xe
máy của tôi, họ bảo đã đưa xuống hầm để xe. Kiểm tra những thứ họ thu giữ của
tôi thì máy ảnh bật lên, màn hình đen thui, máy ảnh không còn sử dụng được nữa.
Bánh sau xe máy hết kiệt hơi. Sáng tôi đi, xe còn căng hơi và tôi mới đi được
hơn trăm mét thì bị bắt. Những công an chỉ biết còn đảng còn mình không phải
chỉ xúc phạm thân xác và danh dự tôi, một nhà văn khắc khoải cùng nỗi đau với
dân với nước mà họ còn hủy hoại cả những vật dụng thiết thân của tôi!
Tối thứ Ba, 26.8.2014,
phiên tòa hốt hoảng hãm hại những khí phách Việt Nam làm nên thời đại mới Bùi
Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh đã khép lại nhưng trước
ngôi nhà tôi ở vẫn có đến năm công an chốt chặn.
P.Đ.T.
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện
Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh Nguyên
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý
Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến -
Khôi Nguyên - La Thăng:
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành
động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi
Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông
đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN
DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'
Ngạo
mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già
mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu
mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn
nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa
nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
*
Giả
danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Tham
nhũng đớn hèn là cậu
y tá (Nguyễn Tấn Dũng)
Ác
thú lộng hành là Nguyễn Văn Hưởng
Gian
manh, trí trá là Nguyễn Sinh Hùng
Cái
gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
*
Không
bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì
gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức
thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng
lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu
năng trí tuệ là Đinh La Thăng
*
Định
hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng
Ghét
trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát
biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen
đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
Hán
tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy
gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối
gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi
trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt
suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã
dốt lại tham là Lê Thanh Hải
*
Ăn
vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Cạn
nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm
Juda
phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình
duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa
béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
*
Dối
gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên
chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt
người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính
tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa
từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn
tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy
trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn
tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà
con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Ngậm
thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi
thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa
thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Cướp, Giết la
làng là Thống đốc Bình
Ăn
no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc
ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ
Chiến tranh biên giới Việt
Trung năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN
rồi mai cũng trong tay Tầu
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi
1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN
rồi mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN
SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thu được kết quả gì?
Cách cứu người ở nước
CHXHCN Việt Nam
Những
bà Mẹ Dân Oan miền nam khóc kêu cứu - mất đất, mất nhà
Anh Vũ, thông tín viên
RFA
2014-08-30
2014-08-30
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
08302014-learn-hcm-result.mp3
Cuộc thi Tuổi trẻ học tập đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013
Courtesy
Tuoitrehaiduong.vn
Việt nam đang kỷ niệm 45 năm ngày mất của ông Hồ Chí Minh, đồng
thời tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tấm gương của ông. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của các quan chức Đảng viên luôn rêu
rao học theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng xuống cấp
trầm trọng.
Việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh đã được
Đảng CSVN duy trì thường xuyên và liên tục nhiều năm qua.
Xuống cấp và suy đồi
Trong bài viết trên Tạp chí Cộng sản ngày 10.08.2014, nhân
kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
cho rằng : “Các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên cần phải tiếp
tục thực hiện thật tốt việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức;”
Điều đó cho thấy rằng việc học tập theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh đã không giải quyết được tình trạng suy thoái tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán
bộ đảng viên. Mà nó hầu như ngày càng tăng lên.
Thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp hiện nay là sự thật và là
điều đáng báo động, nó không chỉ là sự xuống cấp đạo đức của các quan chức, cán
bộ đảng viên, mà sự xuống cấp của đạo đức xã hội là hệ quả. Bằng chứng là TBT
Nguyễn Phú Trọng đã phải thừa nhận là có một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên
đã suy thoái đạo đức
TS. Hán - Nôm Nguyễn Xuân Diện thấy rằng, thực trạng đạo đức xã
hội xuống cấp hiện nay là sự thật và là điều đáng báo động, nó không chỉ là sự
xuống cấp đạo đức của các quan chức, cán bộ đảng viên, mà sự xuống cấp của đạo
đức xã hội là hệ quả. Bằng chứng là TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải thừa nhận là
có một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên đã suy thoái đạo đức.
Từ Sài gòn TS. Nguyễn Xuân Diện nói với chúng tôi:
“Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã
được phát động từ nhiều chục năm nay trong Đảng viên Đảng CSVN – mà quan chức
thì toàn là đảng viên hết. Tuy vậy kết quả cho thấy thu được rất ít ỏi và không
có gì là đáng kể. Bằng chứng là đạo đức xã hội và đạo đức của quan chức xuống
cấp rất trầm trọng”
Học tập theo gương Hồ Chí Minh từ bé. Hội thi“Tuyên truyền viên
giỏi” về học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí
Minh
Đối với dân chúng, họ chẳng quan tâm đến việc học tập tư tưởng
và đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà báo Ngô Nhật Đăng, một cựu chiến binh thấy rằng:
người dân trông vào cách hành xử của chính quyền đối với ông Hồ Chí Minh qua
việc thực hiện Di chúc của ông, trên thực tế đã không diễn ra như họ đã nói,
hơn nữa người dân biết ý thức hệ CS nay đã bị nhân loại đào thải thì việc học
tập đạo đức Hồ Chí Minh đối với họ chỉ là việc vô bổ và khiến cho người ta chán
ngán.
Từ Sài gòn, Nhà báo Ngô Nhật Đăng nói với chúng tôi:
“Tôi nghĩ rằng phần lớn mọi người cũng nghĩ như tôi, mọi người
không quan tâm tới vấn đề này. Cá nhân tôi thì cho rằng việc đem nhân thân của
ông Hồ Chí Minh ra để gán vào những chuyện khác hoặc thần thánh hóa quá mức là
điều rất không nên. Cho nên tôi thấy việc tổ chức học tập tấm gương ông Hồ Chí
Minh là việc tốn kém và vô ích. Thậm chí nó phản lại tác dụng mà những người tổ
chức họ mong muốn ”.
Tôi thấy đạo đức xã hội suy đồi là do người ta đã xây dựng một
cái ý thức hệ, mà cái ý thức hệ ấy được xây dựng bằng sự dối trá, sự sợ hãi,
của thông tin một chiều. Những cái đó đã phá hủy tất cả những nền tảng đạo đức
xã hội, đạo đức của dân chúng ngày xưa – những cái tốt đẹp nhất của người Việt
Nhà báo Ngô Nhật Đăng
Nguyên nhân
Trả lời câu hỏi nguyên nhân nào đã dẫn đến việc đạo đức xã hội
xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng đạo đức xã hội hiện nay không
phải là xuống cấp, mà theo ông là đã ở mức suy đồi trầm trọng từ thượng tầng
kiến trúc, tới hạ tầng cơ sở.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng nói:
“Tôi thấy đạo đức xã hội suy đồi là do người ta đã xây dựng một
cái ý thức hệ, mà cái ý thức hệ ấy được xây dựng bằng sự dối trá, sự sợ hãi,
của thông tin một chiều. Những cái đó đã phá hủy tất cả những nền tảng đạo đức
xã hội, đạo đức của dân chúng ngày xưa – những cái tốt đẹp nhất của người Việt.
Tất cả các môi trường từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội đã bị phá vỡ
đến tận gốc. Nên nó mới dẫn đến tình trạng đạo đức xã hội suy đồi như
hiện nay”.
LS. Nguyễn Văn Đài, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà nội thấy
rằng sự tuyệt đối hóa quyền lực của Đảng CSVN là nguyên nhân cơ bản khiến đạo
đức xã hội băng hoại như hiện nay.
Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945
LS. Nguyễn Văn Đài cho biết:
“Một nhà nước tuyệt đối hóa quyền lực sẽ tha hóa tuyệt đối về
đạo đức và lối sống. Ở VN cũng vậy thôi, khi Đảng CSVN tuyệt đối hóa về quyền
lực của họ thì tất cả các quan chức Cộng sản thì quyền lợi luôn đi đôi với lợi
ích. Và do vậy nó sẽ luôn luôn làm tha hóa đạo đức cán bộ của họ từ trung ương
đến địa phương ”.
Đánh giá về việc tổ chức các đợt học tập và làm theo đạo đức Hồ
Chí Minh, TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng đây là một việc làm mang tính hình
thức, tốn thời gian và tiền bạc, chỉ với mục đích tạo hiệu ứng về bề nổi để
tuyên truyền. Theo ông đây không phải là biện pháp giáo dục cần thiết và phù
hợp.
Một nhà nước tuyệt đối hóa quyền lực sẽ tha hóa tuyệt đối về đạo
đức và lối sống. Ở VN cũng vậy thôi, khi Đảng CSVN tuyệt đối hóa về quyền lực
của họ thì tất cả các quan chức Cộng sản thì quyền lợi luôn đi đôi với lợi ích.
Và do vậy nó sẽ luôn luôn làm tha hóa đạo đức cán bộ của họ từ trung ương đến
địa phương
LS. Nguyễn Văn Đài
TS. Nguyễn Xuân Diện nói:
“Sự suy thoái đạo đức trong Đảng ngày càng trầm trọng, cho dù
Đảng và nhà nước đã phát động rất mạng mẽ và tốn rất nhiều tiền của cho phong
trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng không đem lại mấy kết quả cho
việc chấn hưng lại đạo đức của Đảng viên Đảng CSVN nói riêng và đạo đức của
toàn xã hội VN nói chung .”
Khi được hỏi cần phải có các giải pháp gì để ngăn chặn việc đạo
đức xã hội xuống dốc như hiện nay?
LS. Nguyễn Văn Đài thấy rằng truyền thống đạo đức của người VN
đã có và được hoàn thiện từ lâu đời. Đạo đức xã hội hiện nay bị tha hóa cũng
bởi đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức và quan chức đã làm tha hóa người dân,
vì người dân phải dùng tiền để đổi lại dịch vụ mà lẽ ra bất kỳ nhà nước nào
cũng phải phục vụ họ vô điều kiện.
LS. Nguyễn Văn Đài nói:
“Cái nguồn gốc của sự tha hóa đó là do quyền lực tuyệt đối,
quyền lực tuyệt đối thì sinh ra tha hóa tuyệt đối. Vì thế muốn ngăn chặn sự suy
giảm về đạo đức xã hộihay sự suy giảm đạo đức của tầng lớp quan chứ thì phải
thay đổi thể chế chính trị. Tức là phải dân chủ hóa xã hội, phải chobaso chí
được tự do và độc lập với chính quyền, phải có tổ chức đảng phái chính trị đối
lập để giám sát đảng cầm quyền. Đồng thời phải có các cuộc bầu cử tự do để cử
trị lựa chọn những cán bộ đại diện cho mình”
Vạn vật đều vận động và phát triển không ngừng, đó là quy luật
của tự nhiên. Tư tưởng và đạo đức cũng luôn vận động và phát triển
có quy luật của nó. Việc cứ rêu rao kêu gọi học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, một con người có tư tưởng là ý thức hệ Cộng sản đã bị đào thải chỉ nhằm
phục vụ cho đảng cầm quyền. Đảng này cho thấy đã mất tính chính đáng từ lâu nên
nay họ vẫn phải ‘phong thánh’ cho ông Hồ Chí Minh như là một lãnh tụ vĩ đại để
dân chúng tôn thờ.
Trưởng Ban Nội chính
Trung ương bị nhiễm xạ ngay trước Đại hội XII?
Cầu Nhật Tân - Được sự cho phép của Bộ Chính trị,
giữa tháng 8, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã bay sang Hoa
Kỳ ghép tủy trị bệnh về máu vừa phát hiện lâm sàng. Mới đây, trước khi ra Hà
Nội lãnh trách nhiệm Trưởng Ban, ông Nguyễn Bá Thanh còn được Hội đồng bảo vệ
sức khỏe Trung ương kết luận là có sức khỏe tốt, đủ đảm đương công việc. Trước
khi sang Hoa Kỳ ghép tủy, ông là trụ cột chỉ đạo đánh một số chuyên án lớn có
đụng chạm nhiều quan chức cao cấp và ông là đích ngắm của không ít âm mưu đen
tối.
Nơi ông Thanh tìm kiếm phép cải tử hoàn sinh là Bệnh viện Johns
Hopkins Medicine (Baltimore – HK) đơn vị chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh
nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra. Tiền thân là một nhóm chuyên
gia hàng đầu do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tài trợ nghiên cứu về tác hại đối với con
người do phơi nhiễm phóng xạ sau khi chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc.
Như vậy việc ông Thanh bị nhiễm xạ không còn là tin đồn và thời
gian phơi nhiễm trùng khớp với giai đoạn ông ra Hà Nội chỉ đạo đánh mấy vụ án
lớn. Còn nhớ, Chuyên án 027Z mà Công an Hà Nội từng tiến hành đã khiến hơn 50
sỹ quan chết dần chết mòn do phơi nhiễm nguồn phóng xạ, sau khi họ thu giữ cục
kim loại được cho là thanh Uranium nghèo của đường dây buôn chất xạ hiếm từ
nước ngoài vào Việt Nam nhằm cung cấp thứ vũ khí chết người cho những kẻ ám sát
mà không dùng súng.
Trong bối cảnh công tác nhân sự Đại hội XII đang được khẩn
trương tiến hành, với uy tín đang lên, việc ông Thanh vào Bộ Chính trị là điều
mà nhiều người mong đợi nhưng cũng không ít thế lực tìm mọi cách để ngăn trở
việc này xảy ra như họ đã từng thành công một lần đối với ông Thanh hồi Hội
nghị Trung ương VII.
Cầu Nhật Tân
http://caunhattan.wordpress.com/2014/08/29/truong-ban-noi-chinh-trung-uong-bi-nhiem-xa-ngay-truoc-dai-hoi-xii/
Con đường lệ thuộc vừa
được gia cố
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-29
2014-08-29
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
08292014-dbtn-nn.mp3
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tiếp ông Lê Hồng Anh nhân chuyến thăm
Trung Quốc hôm 26/8/2014
Photo courtesy of
baothainguyen.org.vn
Quan
hệ Việt Trung sau sứ mạng Lê Hồng Anh bắt đầu được chi phối từ “nguyên tắc ba
điểm” mà hai bên đạt được ngày 27/8/2014 ở Bắc Kinh. Có vẻ cuộc khủng hoảng
giàn khoan Hải Dương 981 đã chìm vào dĩ vãng, để hai Đảng Cộng sản khôi phục và
tăng cường quan hệ và tất nhiên là sự hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước.
Trả
lời câu hỏi này, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát
triển IDS một tổ chức tư nhân tự giải thể, từ Hà Nội phát biểu:
"Có
lẽ là như vậy bởi vì ba điểm này quay trở lại thỏa thuận tháng 10/2011 giữa ông
Hồ Cẩm Đào và ông Nguyễn Phú Trọng thì thực sự nó quay trở lại như cũ. Và cái
như cũ đó đã thực sự thất bại không giải quyết được điều gì khi mà Trung Quốc
tiếp tục gây hấn trong thời gian vừa qua đặc biệt hồi tháng 5/2014. Tôi nghĩ nó
không giải quyết được một cái gì cơ bản.”
Thông
Tấn xã Việt Nam và báo chí do nhà nước quản lý đã đưa tin về nội dung
nguyên tắc ba điểm, cho thấy hai Đảng và hai Nhà nước phải làm hết sức để tăng
cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc
phòng, an ninh, kinh tế. thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn và nhiều lĩnh
vực khác. Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo
cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên
tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng
tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc,
tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng
thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh
hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát
triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp,
mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt Trung và hòa bình ổn định trên
Biển Đông.
Không
thể quay lưng lại với Trung Quốc. Không nên đẩy họ thành kẻ thù của chúng ta mà
luôn luôn giữ tình hữu nghị. Nhưng phải luôn luôn cảnh giác, vì cái bài học
lịch sử nó cho thấy như thế.
- TS Nguyễn Thanh Giang
- TS Nguyễn Thanh Giang
Phải
chăng Việt Nam-Trung Quốc hai đảng hai nước sẽ lại tiếp tục con đường cũ, Việt
Nam sẽ tiếp tục ràng buộc với Trung Quốc về mọi lĩnh vực từ kinh tế cho tới
chính trị và quân sự. Chúng tôi nêu câu hỏi này với TS Nguyễn Quang A và được
ông trả lời:
“Tôi
rất ngại là nó đúng như thế. Đó là một thảm họa chứ không có một chút gì tích
cực cả, bởi vì cả một chính sách như thế đã tỏ ra thất bại. Tất cả những hành
động trước chuyến đi của ông Đặc phái viên vài ngày, cũng như trong khi ông ấy
ở Bắc Kinh thì đều thấy tình hình rất không thuận lợi đối với Việt Nam. Và tôi
nghĩ, gần như là một sự quay trở lại sự qui phục trước khi ông ấy đi, người ta
đưa tin về chuyện Việt Nam tự nhận lỗi rồi để cho công nhân Trung Quốc vào rất
là đông ở Vũng Áng và các nơi khác; rồi kiểm soát chặt chẽ vấn đề Internet; rồi
xử vụ Bùi Thị Minh Hằng một cách hết sức là lố lăng. Tôi nghĩ đấy là những dấu
hiệu tất cả chỉ theo một hướng mà tôi nghĩ là không hay ho gì.”
Đối
những ý kiến lo ngại về việc Hà Nội và Bắc Kinh trở lại thực hiện ba nhận thức
chung, vốn dĩ là những thỏa thuận giữa hai bên từ thời kỳ Tổng bí thư Hồ Cẩm
Đào, có thể dẫn tới việc Trung Quốc và Việt Nam sẽ cùng khai thác tài nguyên ở
vùng biển đông thuộc chủ quyền VN, tương tự như thỏa thuận 2011 ở vịnh Bắc Bộ.
TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Đó
là chuyện rất là nguy hiểm và trong trường hợp chưa giải quyết một cách rõ
ràng. Tôi đồng ý việc các bên song phương, đa phương phải giữ nguyên trạng và
sau đó có một thỏa thuận với nhau như thế nào đó, vạch rõ rằng phần nào là của
ai…v..v…Chỉ sau đó mới tính chuyện khai thác như thế nào, phần của ai thì khai
thác, lúc ấy phía bên kia cũng có thể tham gia vào như một đối tác quốc tế bình
đẳng. Chứ còn ở trong tình trạng nhập nhằng ai cũng bảo của mình mà bảo cùng
khai thác, tôi không cũng không hiểu cùng khai thác kiểu như thế nào. Trường
hợp này chỉ có kẻ mạnh là lấn lướt áp đảo mà thôi. Nó sẽ là mầm mống của những
xung đột tiếp theo và tôi nghĩ cách giải quyết như thế này chỉ là mua thời gian
và để cho những xung đột tiềm ẩn vẫn còn nguyên ở đó và nó có thể lại hiện ra
dưới dạng này dạng khác và có thể ở mức độ nguy hiểm hơn.”
Ảnh
hưởng Trung Quốc quá lớn
Ông
Lê Hồng Anh gặp gỡ Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc Vương
Gia Thụy trong chuyến thăm TQ hôm 26/8/2014
TS
Nguyễn Thanh Giang, một nhà phản biện nhiều kinh nghiệm, nhìn nhận một thực tế
là Việt Nam không thể thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Trả lời Kính Hòa Đài
ACTD, TS Nguyễn Thanh Giang phát biểu từ Hà Nội:
“Không
thể quay lưng lại với Trung Quốc. Không nên đẩy họ thành kẻ thù của chúng ta mà
luôn luôn giữ tình hữu nghị. Nhưng phải luôn luôn cảnh giác, vì cái bài học
lịch sử nó cho thấy như thế. Đó là một sự cay đắng, đối với hàng xóm láng giềng
thì lúc nào chúng ta cũng muốn hữu hảo, nhưng bài học lịch sử lẫn cái thời gian
gần đây đều cho thấy là chơi với họ thì nguy hiểm lắm.
Cho
nên hữu nghị thì vẫn phải hữu nghị, không nên đặt vấn đề đối chọi với họ. Cho
nên tôi rất mong các nhà lãnh đạo đề cao cảnh giác với Trung Quốc, và đề cao
cảnh giác với trong cả nội bộ lãnh đạo, xem có những người nào có tư tưởng thần
phục Trung Quốc, dựa vào Trung Quốc để giữ lợi riêng, giữ lấy ghế của mình, thì
phải loại họ khỏi thành phần lãnh đạo, ra khỏi dân tộc.”
Trong
giai đoạn khủng hoảng giàn khoan trên Biển Đông kéo dài 10 tuần lễ, Việt Nam nỗ
lực tranh thủ bè bạn quốc tế trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản và những tưởng chính
sách xoay trục châu Á của Washington là một cơ hội giúp Việt Nam bảo vệ chủ
quyền biển đảo.
Thỏa
thuận mang tên “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan
hệ Việt-Trung” có thể làm Việt Nam vuột mất cơ hội tạo thế đứng độc lập với sự
giúp đỡ của bè bạn quốc tế. TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi
nghĩ rằng có thể Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội rất là quan trọng. Và nếu bảo
rằng bỏ mất một cơ hội ngả về bên này hay bên kia thì chưa chắc là đúng. Nhưng
mà để có một thế đứng vững vàng độc lập hơn có thể có nhiều hơn mối liên kết,
nhiều hơn mối liên minh để mà bảo vệ quyền lợi của mình thì tôi nghĩ rằng những
khả năng như thế cũng vẫn còn chứ không phải hoàn toàn không có.
Chúng
ta chưa biết một cách chi tiết những nội dung đó như thế nào và mới chỉ được
báo chí nêu là thống nhất ba điểm ấy. Rõ ràng đánh giá ngay có thể là còn sớm.”
Vấn
đề Biển Đông, quan hệ Việt Trung và thỏa thuận nhận thức nguyên tắc ba điểm sẽ
vẫn còn tạo ra mầm mống của những xung đột tiếp theo và cách giải quyết này,
theo lời TS Nguyễn Quang A, chỉ là mua thời gian và duy trì những xung đột tiềm
ẩn. Nó sẽ có dịp hiện ra dưới dạng này hay dạng khác và có thể ở mức độ nguy
hiểm hơn.
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh
‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa
Một
bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) - tại quần đảo Trường Sa
-chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines
Trọng Nghĩa
Theo
báo chí Nhật Bản và Ấn Độ vào hôm nay, 30/08/2014, chính quyền Manila vừa công
bố ảnh chụp từ trên không cho thấy Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng cơ sở có thể
dùng vào mục đích quân sự trên một số rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa tại Biển
Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines không ngần ngại tố cáo thái độ
nói một đằng, làm một nẻo của Trung Quốc.
Một
bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef) chụp ngày
29/07/2014 là bằng chứng rõ rệt về việc Bắc Kinh đang tăng tốc độ xây dựng cơ
sở.
Bức
ảnh cho thấy rõ đường xá đã làm xong, nhiều cây dừa mới được trồng, cũng như một
số công trình khác. Tờ báo Nhật Asahi Shimbun, đã so sánh bức không ảnh trên
với một bức chụp vào tháng Hai, chỉ cho thấy các công trình cải tạo đất đai
đang được tiến hành., chứ không phải là các cơ sở gần như hoàn chỉnh.
Một
quan chức quân sự cao cấp Philippines nhận xét : « Với việc xây dựng một sân
bay quân sự và một hải cảng, Trung Quốc có thể là đang nhằm mục tiêu kiểm soát
Biển Đông bằng võ lực ».
Theo
báo Asahi, các bức ảnh do quân đội Philippines cung cấp còn cho thấy các công
trình xây dựng đang được tiến hành trên hai rạn san hô khác trong vùng Trường
Sa là Cụm Đá Gaven (Gaven Reefs) và Đá Châu Viên (Cuarteron Reef).
Cả
ba thực thể địa lý này đều là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và
Philippines. Chính Bắc Kinh vào năm 1988 đã xua lực lượng võ trang đánh chiếm
Đá Gạc Ma, lúc đó ở trong tay Việt Nam, sát hại hàng chục người lính Việt Nam
và giành quyền kiểm soát Gạc Ma, cũng như Ga Ven và Châu Viên từ đó đến nay.
Cũng
hôm nay, đài truyền hình Ấn Độ NDTV cũng nêu bật sự kiện chính quyền
Philippines công bố không ảnh để tố cáo Trung Quốc đẩy mạnh tiến trình chiếm
đóng Trường Sa. NDTV tuy nhiên đã chú ý đến các công trình mà Trung Quốc đang
tiến hành trên rạn san hô Kennan (Đá Ke Nan) còn gọi là Chigua.
Bức
ảnh chụp hồi cuối tháng Bảy cho thấy các chiếc cần cẩu khổng lồ, vật liệu xây
dựng, container được sử dụng làm nơi ở cho người dân và một phần công trình
bằng xi măng mà Philippines xác định là một đường bay.
Trả
lời đài NDTV, ông Charles C. Jose, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines
thẩm định : « Căn cứ vào kích thước của các công trình xây dựng, có thể phỏng
đoán đó là một căn cứ quân sự ».
Theo
NDTV, các công trình xây dựng đang được Trung Quốc rốt ráo xúc tiến vào lúc
Philippines đã có công hàm ngoại giao phản đối và cáo buộc Trung Quốc vi phạm
bản Tuyên bố năm 2002 về ứng xử trên Biển Đông mà Bắc Kinh đã ký với ASEAN,
trong đó yêu cầu các bên tranh chấp không được đưa người đến ở tại các nơi còn
hoang vắng.
Trung
Quốc đã bị tố cáo là có thái độ lá mặt lá trái trên Biển Đông, một mặt hô hào
đối thoại, nhưng một mặt khác thì tiếp tục áp đặt chủ quyền bằng cách tiếp tục
xây dựng trên các rạn san hô đang tranh chấp.
Ông
Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoai giao Philippines đã khẳng định với đài truyền
hình Ấn Độ : « Người Trung Quốc nói một đằng và làm một nẻo ».
Và
cũng chính vì lý do đó mà Philippines đã quyết định đưa vấn đề Biển Đông ra
trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc và yêu cầu là các tranh chấp phải được
giải quyết thông qua Công ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công
viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên
hạ.
Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng
quán.
Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia
chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô
bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy
hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà
thương
Chị đã chết từ trên đường nhập
viện.
Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào
đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu
thương
Nhưng còn có những trại cô nhi
viện
Uyển Thi
danlambaovn.blogspot.com
Đây
là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh Nguyên
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý
Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên
- La Thăng:
Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và
ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra
độ lún của mặt đường
CHÂN
DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'
Ngạo
mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già
mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu
mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn
nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa
nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
*
Giả
danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Tham nhũng đớn
hèn là cậu y tá (Nguyễn Tấn Dũng)
Ác thú lộng
hành là Nguyễn Văn Hưởng
Gian manh, trí
trá là Nguyễn Sinh Hùng
Cái gì cũng
nhặt là Tô Huy Rứa
*
Không
bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên
thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời,
né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi
dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng
trí tuệ là Đinh La Thăng
*
Định hướng
tối tăm là Nguyễn Phú Trọng
Ghét trung
yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát biểu
lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen
đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính
danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy gét bạn
khinh là Hồ Đức Việt
Dối
gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi trắng
thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy
phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã dốt lại
tham là Lê Thanh Hải
*
Ăn vụng nói
dại là Đinh Thế Huynh
Cạn nghĩa cạn
tình chính là Tô Lâm
Juda phản
chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình
duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa béo vừa
dâm là Tòng Thị Phóng
*
Dối gian lật
lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ
cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ
thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba
phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa từng
thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn tiền tàn
bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an
toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ
tham nhũng là Vinashin
‘Bà con’ Thủ
Tướng là Phạm Thanh Bình
Ngậm
thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi
thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa
thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Cướp, Giết la
làng là Thống đốc Bình
Ăn
no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc
ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979
http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)
https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)
https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc
http://baomai.blogspot.com/2014/07/tham-dot-ngu-khong-loi-thoat-cua-cong.html |
Sống chiến đấu và học
tập theo gương "bác"!!!
Những trò lố bịch và
bệnh hoạn của giới trẻ
https://www.youtube.com/watch?v=c9WR06iyyVM
Trúc Giang (Danlambao) - Các
cháu bác Hồ phải học tập, lao động, chiến đấu, noi theo gương đạo đức của bác.
Chiến đấu của các cháu ngoan luôn luôn ở vị thế bại trận, là bao giờ cũng nằm
dưới mấy thằng bần cố nông ngoại bang. Hơn nữa, theo gương đạo đức của bác thì
tiêu tùng, cháy túi. Các cháu ngoan bác Hồ đã được giáo dục, tào tạo dưới mái
trường XHCN, trau giồi lý tưởng Cộng sản, thế mà còn phô trương thân thể để
chạy thoát ra khỏi chế độ, dù phải chịu nhục nhã, một liều, ba bảy cũng liều,
thân gái 12 bến nước toàn là bến dơ...
*
1.
Cháu ngoan bác Hồ thích lấy chồng ngoại
Tâm
sự của một cô dâu Hàn Quốc: “... chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí còn
bị sờ mó như một món hàng. Tôi có quyền nghĩ đây là cơ thể của tôi, tôi nhịn
nhục để được thay đổi cuộc đời, nhiều người cứ tưởng rằng cơ thể của tôi thuộc
về sở hữu của dân tộc VN. Thế nên, họ đùng đùng nổi giận khi cơ thể của tôi bị
người khác dòm ngó, chọn lựa... chúng tôi được sống trong một môi trường văn
hóa-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng không bao giờ thấy được”. (Trần Thị
Nguyên)
Cháu
ngoan bác Hồ thích lấy chồng ngoại. Đúng!
Thật
vậy, các cháu đã được giáo dục đào tạo dưới mái trường XHCN, trên cơ sở“học
tập, lao động, chiến đấu theo gương đạo đức của bác Hồ vĩ đại”.
Chính
các cháu thuộc thế hệ “quàng khăn đỏ”, đạt danh hiệu “Cháu Ngoan Bác Hồ”, đã
từng sinh hoạt trong đội, đoàn để rèn luyện lý tưởng Cộng sản.
Thế
là cả một phong trào vùng lên làm cuộc” cách mạng đổi đời”. Cuộc đổi đời lần
thứ nhất đưa đến cảnh đồng bào cả nước ăn bo bo dài dài nhai đến trẹo quay hàm.
Cuộc đổi đời lần nầy, với hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn cháu ngoan của
bác, đã nhận chìm nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam, con cháu Bà Trưng, bà
Triệu, xuống tận bùn đen, dưới chân của những thằng bần cố nông Đài Loan, Đại
Hàn.
Đó
là hình ảnh của từng đợt, hàng hàng lớp lớp thiếu nữ VN, hàng chục, hàng trăm
người trần truồng như nhộng, xếp hàng phô trương thân thể để cho mấy thằng mạt
rệp Đài Loan, Đại Hàn sờ mó, ngắm nghía, móc ngoặt để chọn vợ như người ta lựa
mua món đồ chơi hay mua nô lệ của những thế kỷ trước.
Văn
hóa truyền thống ngàn năm của dân tộc là “nghèo cho sạch, rách cho
thơm”thế mà thời đại Hồ Chí Minh chả còn cái gì là sạch, là thơm cả.
Cũng
chả trách ai được, vì chính “bác” đã chà đạp nhân phẩm phụ nữ, xem
phụ nữ như một món đồ chơi để giải quyết sinh lý, chơi chán rồi chuyền xuống
cho đàn em hưởng xái nhì, trước khi đem thủ tiêu để chọn món đồ chơi khác. Con
rơi, con rớt cả đàn, thì còn trách được ai nữa?
2.
Hôn nhân dị tính không có gì đáng trách cả
Hôn
nhân phải được đặt trên cơ sở tình yêu, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và có mục
đích chung là xây dựng hạnh phúc gia đình. Bất cứ người Việt Nam nào, nam hay
nữ, kết hôn với người khác chủng tộc như Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc, Mả
Lai... nếu đặt trên cơ sở nầy, thì không có gì đáng phiền trách cả.
Những
người đàn ông Đài Loan, Đại Hàn đa số là nông dân, ít học, quá lứa, nghèo rớt
mồng tơi... không có khả năng cưới vợ bản xứ, cho nên đi tìm đến thị trường rẻ
tiền, ế hàng để làm vua, làm chúa, làm ông trời con, đối với phụ nữ VN. Điều
nầy tự bản chất của nó, đã hạ danh dự và nhân phẩm của phụ nữ VN, một thứ đồ
chơi rẻ tiền. Thanh niên VN phải bưng khai trầu rượu, cung kính dâng lên cha mẹ
vợ để xin cưới con gái, trái lại, nông dân Đài Loan, Hàn quốc chỉ tung ra vài
ba triệu đồng VN để mua vợ. Cha mẹ vợ và chàng rễ chưa được gặp mặt nhau lần
nào trước khi đám cưới. Ngay cả vợ cũng chưa có đủ thời gian để nhớ rõ mặt mũi
chồng ra sao, trong đầu óc chỉ biết đến những con số về tiền bạc mà thôi.
Cái
nhục nhã nhất chưa từng có trong lịch sử VN bốn ngàn năm, là việc các cô gái
trần truồng đứng xếp hàng với hy vọng được chấm, và được về làm dâu xứ người.
3.
Những lý do đổ vở
Lý
do thứ nhất là sự thất vọng.
Những
đàn ông nước ngoài được các tổ chức và các ông mai bà mối giới thiệu hàng, nào
là gái VN có thân hình đẹp, siêng năng, chịu khó, chiều chồng hết mực... Những
thiếu nữ VN thì được cho biết là, chú rể là chủ nông trại, chủ đồn điền, các bà
vợ chỉ ở nhà xem phim Hàn quốc, làm đẹp, mỗi tháng chồng cho 300 đô gởi về VN,
tha hồ mà mua sắm quần áo hàng hiệu...
Thực
tế thì trái lại, làm thất vọng cả hai bên. Giấc mơ đổi đời tiêu tan theo mây
khói. Chàng rể thì nợ vay cưới vợ không trả nổi. Ngôn ngữ bất đồng, phong tục
tập quán khác nhau thì làm sao mà hiểu nhau để hợp nhau mà tạo dựng hạnh phúc
gia đình.
Ở
không được, về VN không được, cho nên bi kịch xảy ra.
4.
Đài Loan khó, Hàn Quốc dễ
4.1.
Đài Loan khó
Theo
số liệu của Đài Loan, thì từ thập niên 1990 đã có 100,000 cô dâu VN. Đến năm
2004, chính phủ Đài Loan thắt chặt dịch vụ môi giới, sau những loạt các ông
chồng đánh đập, tra tấn và cầm tù các người vợ VN. Quy chế mới bắt buộc những
cặp Đài-Việt phải trình diện khi đăng ký kết hôn và phải trải qua các vòng kiểm
tra về ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa, hiểu biết nhau, về chênh lệch tuổi tác và
tình trạng sức khỏe.
4.2.
Hàn quốc dễ hơn
Cùng
lúc đó, chính sách hôn nhân của Hàn quốc đã mở ra nhiều cơ hội tìm vợ cho đàn
ông nông thôn hoặc những người quá lứa, cao tuổi, mà không có khả năng cưới vợ
người Hàn quốc. Nắm lấy cơ hội nầy, những tổ chức và cá nhân làm nghề môi giới
VN đã chuyển sang thị trường Hàn quốc.
Từ
năm 2004 đến 2006, số cặp hôn nhân của năm sau tăng gấp đôi năm trước, cao điểm
vào năm 2006, với 10130 cặp Hàn-Việt kết hôn.
Các
cô gái VN chỉ cần biết OK bằng cách gật đầu là xong ngay. Đương nhiên là phải
có thông dịch viên để bàn các chi tiết của đám cưới, chủ yếu là về tiền bạc.
Trước
kia, Đài Loan yêu cầu các cô gái phải còn trinh, nhưng đàn ông Đại Hàn thì
không quan tâm nhiều đến cái ngàn vàng ấy. Vì không chú trọng đến chữ trinh,
cho nên nhiều người vợ trẻ VN đã bỏ chồng đi làm dâu xứ củ sâm.
Thường
thì báo chí chỉ đăng những vụ bố ráp bắt những tổ chức môi giới bất hợp pháp và
một vài trường hợp hy hữu về những thảm cảnh của cô dâu VN ở xứ người, vì thế
làn sóng gái Việt mơ có chồng Đại Hàn vẫn tiếp tục gia tăng. Hàn quốc hiện có
137,000 cô dâu người nước ngoài.
Lớp
học ngôn ngữ và nấu thức ăn của người Đại Hàn
5.
Bi kịch ở Đài Loan
5.1.
Vợ Việt bị hành hạ dã man
Đoàn
Nhật Linh trong ngày cưới và lúc bị ném ra đường
Xem
mắt, sờ mó, kiểm tra hôm trước, đám cưới hôm sau. Cha mẹ vợ chưa một lần gặp
mặt và biết tên chú rể. Thân gái 12 bến nước, toàn là bến dơ.
Theo
bản tin của tờ báo Quả Táo, Đài Loan và tờ Newspaper (Singapore) thì ở Đài Loan
đang xảy ra một vụ án gây phẫn nộ, mà nạn nhân bị hành hạ, đọa đày còn khổ hơn
12 kiểu khổ hình tra tấn dã man của thời đại các bạo chúa ngày xưa.
Nạn
nhân là một cô dâu VN tên Đoàn Nhật Linh, 20 tuổi.
Vào
tháng 4 năm 2002, cô Linh theo chồng là Liu Cheng Chi (Lưu Chánh Kỳ) 39 tuổi,
về Đài Loan với gương mặt tươi cười rạng rỡ vì gia đình được nở mặt nở mày với
bà con, láng giềng. Chú rể không những có nhiều tiền mà còn bảnh trai nữa.
Cô
không biết rằng chuyến đi định mệnh đó bắt đầu cho một cuộc sống tủi nhục và
đau khổ của đời cô.
Thực
tế thì, chồng của Nhật Linh vẫn còn sống chung với người vợ cũ tên là Lin Lee
Zhu (Lâm Lệ Như) 34 tuổi. Lưu Chánh Kỳ và Lâm Lệ Như đã có một đứa con gái,
nhưng vì Lệ Như không có thể sinh con được nữa, mà Chánh Kỳ thì muốn có đứa con
trai để nối dõi tông đường, cặp vợ chồng nầy thực hiện một cuộc ly hôn giả, để
Chánh Kỳ sang VN cưới vợ về, hy vọng sẽ có con trai và có người giúp việc không
công. Hàng đêm, Lưu cùng 2 vợ ngủ chung một giường. Ban ngày, Nhật Linh phải
làm việc như một Osin để phục vụ cho cả nhà. Đêm thì, Linh bị vợ chồng Lưu
cưỡng bách chơi trò dâm loạn ba người trên cùng một giường.
Ba
tháng sau, vợ chồng Lưu bắt đầu hành hạ Nhật Linh bằng các cực hình.
Tất
cả giấy tờ của Nhật Linh, từ hộ chiếu đến giấy cư trú bị Lưu cất giữ và cấm
không cho liên lạc với bất cứ ai. Bị giam trong phòng, mỗi ngày một bữa ăn và
một lần đi vệ sinh.
Vì
ăn chơi trác táng, Lưu bị nhiễm trùng đường tiểu, hắn nghi ngờ Nhật Linh lây
bệnh cho hắn, nên vợ chồng thẳng tay dùng các hình thức tra tấn dã man, cưỡng
bức Nhật Linh phải ký giấy thú nhận đã từng làm gái mãi dâm, đã bị bệnh và đã
truyền bịnh cho hắn.
Linh
thường bị trói, bị lấy kim đâm vào 10 đầu ngón tay, rồi nhúng những ngón tay rỉ
máu vào nước muối. Hắn còn dùng gậy đánh đập dã man, dùng dao chém vào lưng,
rạch thành những vết thương ngang dọc. Thậm chí, còn bắt cô nhắm mắt rồi lấy ná
thun bắn vào mắt. Suốt 7 tháng liên tục bị hành hạ, từ một cô gái thanh xuân
tràn đầy sức sống, cô gầy gộc chỉ còn da bọc xương, từ 48 kg còn 20 Kg.
Tháng
2 năm 2003, Nhật Linh không còn đi đứng nổi, trên người đầy vết thương rướm
máu, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ sợ Linh chết, cả hai khiêng cô lên xe, chở đến một
bãi vắng, thuộc khu nhà máy phát điện ở Đài Trung (Đài Loan) rồi vất cô xuống.
Sức
tàn lực kiệt, nhưng bản năng sinh tồn và những uất hận dồn nén, cô lê lết đến
một quán ăn gần đó để xin ăn. Cảnh sát được báo tin, đưa Linh vào bịnh viện cấp
cứu. Sau một năm điều trị và chăm sóc đặc biệt, Nhật Linh đã bình phục.
Nhật
Linh thuật lại:
“Sau
7 ngày liên tục, em bị bỏ đói, đến 11 giờ trưa hôm đó, ông ta lấy kéo xởn tóc
em, sau đó lôi em lên xe, chở đến một cánh đồng vắng, bỏ em xuống và đưa em một
chai thuốc và nói “Uống để chết nhanh, không đau”, rồi hắn hái lá cây cho em
ăn. Khoảng hai giờ sau, ông ta quay lại, thấy em nằm im, tưởng em đã chết. Ông
ấy lấy lá cây xóa dấu bánh xe rồi bỏ đi.
Em
lết đến một quán ăn gần đó, xin cơm của một người phụ nữ rửa chén. Bà ấy cho em
một vắt mì, 2 trái quít một lon coca và một cái áo khoát vào người. Em ngồi ăn
ngoài đường, khách qua lại tưởng là người ăn xin, họ cho em tất cả 50 đồng Đài
Loan. Và em ngất xỉu. Khi tĩnh dậy thì mới biết đang ở bịnh viện.”
Trước
cơ quan điều tra, vợ chồng Lưu Chánh Kỳ phủ nhận hoàn toàn những hành vi phạm
tội, mà còn giả bịnh tâm thần để chạy tội. Công tố viện đã khởi tố Lưu Chánh Kỳ
và Lâm Lệ Như về tội “ngược đãi người khác như nô lệ” với bản án 7 năm tù.
Bà
Võ Thị Nguyên, mẹ của Nhật Linh, đang sống ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
nói: “Tôi hối hận lắm. Con đang học lớp 9, bắt con nghỉ học để lấy
chồng ngoại, tưởng vậy là thương con, nào ngờ, mẹ đã hại con. Ngày cưới, tôi
thấy trong giấy, chú rể ghi tiền cưới là 10 triệu, nhưng trong phong bì chỉ còn
có 4.4 triệu, trả tiền thuê xe, thì chỉ còn 4 triệu”. Rốt cuộc cũng chỉ vì
tiền.
5.2.
Giết vợ Việt để lãnh tiền bảo hiểm
Ngày
27-5-2007, tòa án Đài Loan đã kêu án tù chung thân Lý Thái An đã cấu kết với em
trai là Lý Song Toàn, giết người vợ VN là Trần Thị Hồng Sâm để lấy tiền bảo
hiểm nhân mạng.
Tóm
tắt sự việc: Lý Thái An đã mua bảo hiểm nhân mạng cho vợ VN là Trần Thị Hồng
Sâm với giá là 75 triệu tệ Đài Loan (Hơn 2 triệu đôla Mỹ). Thái An dàn cảnh đưa
vợ đi bằng đường xe lửa và cho em trai là Lý Song Toàn phá hoại làm cho xe lửa
bị trật đường rầy, gây ra tai nạn.
Hồng
Sâm được đưa vào bịnh viện Fan Liao vì bị thương nhẹ. Tại bịnh viện, Lý Song
Toàn đã bí mật chích một loại nọc rắn độc làm cho Hồng Sâm bị xuất huyết nội và
tử vong.
Dựa
vào lời khai của y tá, vào những báo cáo của 4 viện Đại học y khoa, của bác sĩ
giảo nghiệm tử thi chuyên môn đã kết luận là Trần Thị Hồng Sâm chết vì chất độc
chớ không phải do tai nạn gây ra.
Y
tá khai rằng Lý Song Toàn cứ lảng vảng bên cạnh bà Hồng Sâm, mặc dù y tá đã yêu
cầu anh ta đi ra ngoài. Một nhân chứng là Huang Fu Lai, khai rằng Lý Thái An đã
sửa soạn âm mưu từ 6 tháng trước và đã rủ ông tham gia để chia tiền, nhưng ông
từ chối.
Sau
đó, Huang Fu Lai bị kết án 4 năm tù treo. Lý Song Toàn đã tự tử một ngày sau
khi bị truy tố chủ mưu giết người. Người vợ đầu tiên của Lý Thái An cũng là cô
dâu Việt Nam đã chết một cách mờ ám. Trần Thị Hồng Sâm là vợ thứ ba.
5.3.
Bị điên vì lấy chồng Đài Loan
Bẵng
đi 2 năm không liên lạc, ngày nọ, gia đình chồng dẫn cô dâu về VN trả lại cho
nhà gái. Từ một cô gái xinh đẹp, Hà biến thành một người xấu xí, già nua, không
nói với ai một lời, cô co rúm vào một góc phòng nét sợ hãi hiện trên nét mặt.
Ở
làng quê, xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, Hà được xem là cô gái may mắn
hơn những cô khác, là Hà được có tấm chồng ở Đài Bắc, thương vợ hết mực, có cơ
nghiệp ổn định.
Hà
được đưa vào bịnh viện tâm thần Cần Thơ. Ở bịnh viện nầy, có không ít những cô
dâu có chồng ngoại cũng bị tâm thần như Hà. Trong đó, có cô dâu tên Màu.
Bà
mẹ Màu còn nhớ rõ, sau một đám cưới tập thể được tổ chức gấp rút ở Sài Gòn,
người môi giới đưa cho bà 1 triệu đồng là tiền của gia đình chú rể, sau khi trừ
đi các chi phí. 21 ngày sau, bà nhận được điện thoại bảo lên sân bay Tân Sơn
Nhất đón con. Lúc tỉnh táo, Màu còn nhớ, chồng lớn hơn cô 20 tuổi, làm nghề gì
không biết mà ra đi từ sáng sớm, tối mịt mới về nhà.
Màu
ở chung với mẹ chồng và người anh chồng làm nghề ăn xin, mình đầy ghẻ lở. Mỗi
bữa ăn, mẹ chồng buộc cô phải uống một thứ thuốc gì màu đen, mùi hăng hắc. Cô
không uống thì bị một trận đòn chí tử.
Người
vợ cũng không thấy rõ mặt chồng mình. Cô bị nhốt suốt ngày trong phòng. Màu
sống 21 ngày như thế và đâm ra hoảng loạn, phát điên.
Gia
đình trở nên nghèo túng hơn kể từ khi Màu trở về. Mỗi tháng phải mua 300,000
tiền thuốc cho Màu.
Năm
2003, tưởng rằng con gái hết bịnh, gia đình tháo dây xích buộc chân cô. Một
đêm, cô bỏ đi, bảo là lên Cần Thơ làm ăn. Sau đó, người nhà tìm thấy Màu đi lạc
ở Đồng Tháp. 8 tháng sau, Màu sanh ra một đứa con không cha. Gia đình đã nghèo
mà còn bị rách nát hơn. Đó là hậu quả của một cuộc đổi đời. Biết trách ai đây?
Một
ông Đài Loan cưới 2 vợ VN trong 4 ngày.
Hồi
tháng tư năm 2004, một người Đài Loan tên Lin Ming Wei nhập cảnh VN với lý do
du lịch. Nhưng sau đó, ông nhờ người mai mối tên Huỳnh Thị Nga, trong vòng 4
ngày đã nhanh chóng làm lễ cưới không hôn thú với 2 cô gái VN, cả hai đều 21
tuổi ở huyện Phong Điền, Cần Thơ.
Bị
phát hiện, ông Lin Ming Wei bị phạt 10 triệu đồng vì lý do có hành động không
đúng với mục đích nhập cảnh.
Câu
chuyện gái Việt lấy chồng ngoại kể hoài không hết được. Không hiểu phụ nữ VN ở
thế hệ nầy nghĩ gì về hôn nhân? Không hiểu các bậc cha mẹ ở thời đại nầy nghĩ
sao về hạnh phúc của con gái?
Đạo
đức VN đã đến thời kỳ thật sự bị phá sản!
6.
Bi kịch ở Hàn Quốc
6.1.
Cái chết của Thạch Thị Hoàng Ngọc
Cô
dâu Việt Nam Thạch Thị Hoàng Ngọc (xấu số) và chồng người Đại Hàn Yang Du Hyo.
Chuyện
cô gái Việt lấy chồng ngoại không có gì lạ. Chuyện cô dâu Việt bị hành hạ cũng
không có gì lạ vì nó xảy ra hà rầm như cơm bữa.
Chuyện
lạ ở đây là câu chuyện thương tâm của một cô gái Việt mới 20 tuổi.
Cuộc
mặc cả xảy ra trong 30 phút và sau đó là cuộc hôn nhân vội vã mà hai bên chưa
kịp nhớ rõ mặt nhau, bất chấp quá khứ và hiện tại, cho dù người chồng bị khuyết
tật hay bịnh tâm thần cũng mặc.
Ngày
9-7-2010, cô dâu VN tên Thạch Thị Hoàng Ngọc, chỉ sau một tuần đặt chân trên
đất nhà chồng ở xứ Củ Sâm, thì một tin buồn bay đến tận vùng quê hẻo lánh thuộc
huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, tin buồn làm cho gia đình và chòm xóm đều bàng hoàng
không ít. Dân chúng huyện Cờ Đỏ xôn xao trước cái chết của người con gái trẻ và
ngoan hiền.
Ông
Thạch Sang cho biết, Ngọc là đứa con hiếu thảo, vì gia đình quá nghèo nên phải
bấm bụng cho con đi, mong cho con được hạnh phúc.
Chị
của Ngọc thì lấy chồng Đài Loan, em út thì đang làm thủ tục dể đi lấy chồng
Đài.
Trước
khi cưới, chú rể có đưa 3.8 triệu, nhưng trừ các chi phí chỉ còn 1.8 triệu. Và
sau đó, chú rể Jang Du Hyo có đưa thêm 500 đô la Mỹ.
Tờ
Korea Times đưa tin là sở cảnh sát cho biết một phụ nữ VN được tìm thấy đã chết
trong nhà chồng vào ngày 8-7-2010.
Cô
Thạch Thị Hoàng Ngọc đến Đại Hàn vào ngày 1-7-2010, không biết tiếng Hàn, cũng
không biết ông chồng có tiền sử bịnh tâm thần. 5 ngày trước khi đi VN để đón cô
dâu, thì Jang đã phải vào bịnh viện. 5 năm trước, Jang đã tấn công cha mẹ mình.
Jang đã vào bịnh viện 57 lần để điều trị bịnh tâm thần phân liệt của mình.
Cái
chết của cô Thạch Thị Hoàng Ngọc đã dấy lên nhiều nguồn dư luận khác nhau ở Hàn
Quốc.
Khi
ông bà Thạch Sang đến Hàn Quốc, thì một nghị sĩ là ông Han Sun Kyo đã cùng ông
bà đưa xác cô Hoàng Ngọc về quê an táng.
Hội
những người Hàn ở Sài Gòn quyên góp được số tiền 20,000 đô la để giúp đỡ gia
đình nạn nhân.
Tờ
Chosun Ilbo cho biết là gia đình cô Hoàng Ngọc được bồi thường 25,000 đô la.
Tổng
thống Lee Myung-bak đã đích thân xin lỗi gia đình nạn nhân trong bài phát biểu
trên đài phát thanh quốc gia.
Tòa
án Busan đã kết án 12 năm tù cho chú rể Jang Du Hyo. 3 người môi giới bị phạt
một năm tù giam.
Sau
đó, Đại Hàn đã ban hành những luật lệ mới về việc hôn nhân với người ngoại
quốc.
6.2.
Cái chết của cô dâu Kim Đồng
“Chồng
con lại đánh con nữa rồi, ba ơi!”
Ông
Phạm Hữu Chí, tham tán ngoại giao ở Hàn quốc cho biết, thi thể của cô Lê Thị
Kim Đồng đã được hỏa táng. Không có bằng chứng pháp lý để truy cứu hình sự. Và
tòa Đại sứ VN ở Hàn Quốc yêu cầu cảnh sát mở cuộc điều tra. Ngày giờ đưa tro
cốt về VN chưa được xác định. Hội Hàn Kiều cũng đã chuyển số tiền 88 triệu đồng
VN quyên góp cho gia đình cô Kim Đồng ở Cần Thơ. Cô Kim Đồng thiệt mạng sau một
cuộc tẩu thoát ra khỏi nhà chồng không thành.
Người
dân giơ các tấm biển lên án vụ cô dâu Việt bị chồng Hàn tâm thần sát hại,
trước
cửa Ủy ban Nhân quyền quốc gia ở Seoul, hôm 20/7. Ảnh: Yonhap.
6.3.
Cái chết của cô dâu Huỳnh Mai
Cô
dâu H. Mai bị chồng hành hạ đến chết
Ngày
15-8-2007, cô Huỳnh Mai, 20 tuổi, đã bị chồng Đại Hàn đánh gảy 18 cái xương
sườn, bỏ chết dưới hầm nhà chồng, đã làn chấn động dư luận ở Hàn quốc và cả thế
giới nữa.
Lễ
trao hài cốt diễn ra tại Sài Gòn. Số tiền quyên góp ủng hộ gia đình Huỳnh Mai
gồm 5,000 đô la của tổ chức Thiện Nguyện Nam Hàn, 500 đôla của các cô dâu Việt
thương cảm người bạn xấu số. Hội Hàn Kiều ủng hộ 77 triệu đồng VN.
Đại
diện hội Hàn Kiều cho biết, một dự án xây Nhà Văn Hóa Đại Hàn để phục vụ các cô
dâu lấy chồng Hàn, sẽ tập trung một tháng để đào tạo kiến thức về văn hóa xã
hội, phong tục tập quán Hàn quốc trước khi về nhà chồng.
Cũng
được biết là người chồng của Huỳnh Mai đã bị bắt và sẽ đưa ra toà, mà mức án
giết người cao nhất là tù chung thân.
6.4.
Cô dâu nhảy lầu tự tử
Trần
Thị Lan, 22 tuổi, quê ở quận Cái Răng, Cần Thơ. Làm đám cưới với Ha Jang Su, 36
tuổi. Lên máy bay về nhà chồng ngày 11-2-2008.
Lan
ở nhà chồng chưa đầy một tháng. Cô đã nhảy từ từng lầu thứ 14 tự tử, đúng vào
buổi chiều 30 Tết. Nhà gái có nhận 2 triệu trong ngày cưới.
Trước
đó cô Võ Thị Minh Phương kết hôn với người chồng Hàn Quốc tên Kim Yeong Hwa, 47
tuổi, hơn Minh Phương 20 tuổi.
Ngày
23-11-2011 cô ôm hai đứa con, đứa gái 7 tuổi, trai 3 tuổi, từ tầng lầu 18 nhảy
xuống tự tử. Cả ba mẹ con đều thiệt mạng.
Chị
Bùi Thị Huyền, chị dâu của Phương xót thương em dâu chỉ biết xem hình hai cháu.
7.
Tâm sự của một cô dâu Hàn Quốc
Ngày
8-12-2010
“Tôi
là một trong 40,000 cô dâu Việt trên xứ Hàn.
Dù
trong hay ngoài nước, chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án “Ô nhục”,
“Món hàng mất giá” khinh rẻ, là những từ ngữ thường dùng để nói về chúng tôi.
Tôi
và nhiều cô dâu khác, không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng chúng tôi
cũng còn khá hơn những chàng trai trong làng. Tôi rất sợ hãi khi nghĩ đến mình
sẽ về sống chung với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc, thô lỗ người
VN... Tôi cũng không muốn gia đình tôi, với thanh niên trong làng, mãi mãi là
một túp lều mà cả đời lao động cũng không có thể làm cho nó khang trang hơn
được. Ai sẽ cứu vớt chúng tôi? Lấy chồng Hàn quốc, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù
cách thức đi đến hôn nhân không tốt, nhưng trong thâm tâm của người chồng,
người vợ đều mong muốn được yêu thương.
Trước
khi được chấm, chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí còn bị sờ mó như một món hàng.
Tôi
có quyền nghĩ đây là cơ thể của tôi, tôi nhịn nhục để được thay đổi cuộc đời.
Nhưng trái lại, nhiều người cứ tưởng rằng cơ thể của tôi thuộc về sở hữu của
toàn thể dân tộc VN vậy. Thế nên, họ đùng đùng nổi giận khi cơ thể của tôi bị
người khác dòm ngó, chọn lựa.
Thế
nhưng, nếu như khi cuộc đời của tôi bị vùi dập bởi thanh niên đồng hương (rượu
chè, cờ bạc, thô lỗ) thì mọi người xem đó là chuyện bình thường.
Tôi
nghĩ rằng chỉ có 10% cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp nguy hiểm
trong tổng số 150,000 lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan.
Người
Hàn quốc hay Đài Loan không kỳ thị chúng tôi, con cái được no ấm, học hành và
có tương lai tươi sáng. Đặc biệt là chúng tôi được sống trong một môi trường
văn hóa-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng không bao giờ thấy được”. (Trần Thị Nguyên)
Biển
quảng cáo của trung tâm môi giới về cô dâu Việt Nam
(Lấy
vợ VN trẻ, từ 18 đến 26 tuổi, bảo đảm trinh tiết.
Nếu
trong vòng 1 năm cô dâu bỏ chạy, sẽ đền cho cô dâu khác)
8.
Những vụ tìm chồng vẫn tiếp diễn
Trong
năm 2009, đã có 7,249 đám cưới Hàn-Việt xảy ra tại VN. Các cô gái vẫn chưa từ
bỏ cái mộng làm dâu xứ Kim chi.
Ngày
19-7-2008
Tại
khách sạn Diệu Quyên, Phường 9 quận Gò Vấp, 120 cô gái VN xếp hàng cho 7 hoàng
tử Đại Hàn chọn vợ.
Ngày
8-12-2008
Ở
Quận 8 Sài Gòn, 161 thiếu nữ và 7 đàn ông Đại Hàn bị cảnh sát ập vào bắt tại
trận khi các cô đang mặc thời trang của bà Eva.
Ngày
12-2-2009
Tại
một ngôi nhà ở quận Bình Chánh, 35 cô gái đang chào hàng cho một ông khách Nam
Hàn tên Lee Won Ju, 38 tuổi chọn vợ.
Ngày
7-7-2009
51
cô gái Việt đang được ông tơ bà nguyệt xe duyên cho các hoàng tử Nam Hàn, tại
căn nhà số 479/21/11 Hương Lộ 2 Phường Bình Trị Đông, quận Tân Bình thì bị bắt.
Những cô gái được tái giáo dục rồi trả về địa phương.
Ngày
26-8-2010
Tại
khách sạn Tân Bình, 17 cô gái từ 18 đến 30 đang trình diễn cho các chú Củ Sâm
chọn vợ.
9.
Thị trường Serbia
Ngày
8-9-2008, ông Zeljko Vasiljevic, bộ trưởng Xã Hội Serbia thông báo là hiện nay
đang có 250,000 thanh niên độc thân tại các ngôi làng vùng quê xa xôi hẻo lánh,
họ là những nông dân nghèo, ít học, đang có nhu cầu cưới vợ. Chính phủ đang tìm
sức sống cho những vùng quê xa xôi nầy. Ông muốn tìm vợ cho họ ở Cam Bốt và VN,
bởi vì phụ nữ ở 2 nước nầy biết làm ruộng.
Các
ông tơ bà nguyệt VN đang ngắm nghía thị trường nầy.
10.
Kết luận
Ai
đã gây ra những thảm cảnh thương đau nầy cho những cô gái trẻ Việt Nam? Chính
là cộng sản VN! Trước hết, chương trình xuất khẩu cô dâu nầy do đảng và nhà
nước CSVN thực hiện để giải quyết nạn thất nghiệp, để xóa đói giảm nghèo. Kế
đến là nhà nước đã tạo ra cái hố khoảng cách giàu nghèo quá to lớn, đưa nông
dân đến tình trạng te tua rách nát, nghèo đói. Bần cùng sanh đạo tặc.
Sau
cùng là chế độ nầy đã làm cho đạo đức dân tộc bị suy đồi đến cùng cực, băng
hoại và phá sản.
Đó
là sự thất bại của chế độ giáo dục, nói rộng ra là thất bại của “sự nghiệp xây
dựng CNXH”. Bởi vì, muốn có CNXH, thì phải có con người XHCN. Đó là những người
làm chủ tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Khắc phục khó khăn, phát
huy sang kiến, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, nhưng
ngoài Trung Cộng ra.
Các
cháu bác Hồ phải học tập, lao động, chiến đấu, noi theo gương đạo đức của bác.
Chiến
đấu của các cháu ngoan luôn luôn ở vị thế bại trận, là bao giờ cũng nằm dưới
mấy thằng bần cố nông ngoại bang. Hơn nữa, theo gương đạo đức của bác thì tiêu
tùng, cháy túi.
Lời
tâm sự của một cô dâu ngoại “Chúng tôi đang sống trong một môi trường
văn hóa-xã hội mà ở VN, tôi có nằm mơ cũng không bao giờ thấy được” (Trần
Thị Nguyên)
Một
chứng minh cụ thể là các cháu ngoan bác Hồ đã được giáo dục, tào tạo dưới mái
trường XHCN, trau giồi lý tưởng Cộng sản, thế mà còn phô trương thân thể để
chạy thoát ra khỏi chế độ, dù phải chịu nhục nhã, một liều, ba bảy cũng liều,
thân gái 12 bến nước toàn là bến dơ.
Trúc Giang
danlambaovn.blogspot.com
Chuyện di chúc Hồ
Chí Minh
Trần Gia Phụng (Danlambao) - Tại Hà Nội, ngày 20-8-2014 vừa qua, Ban
tuyên giáo Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức hội nghị triển khai
chỉ thị của Ban bí thư TƯĐCSVN về việc thực hiện kỷ niệm 45 năm di chúc Hồ Chí
Minh (HCM), và đưa ra kế hoạch cho toàn quốc thực hiện từ tháng 9 đến tháng
11-2014.
Hồ
Chí Minh chết ngày 2-9-1969. Vì ngày 2-9 trùng với ngày lễ lớn của CSVN, nên Bộ
chính trị đảng Lao Động lúc đó, do Lê Duẫn đứng đầu, đổi thành ngày 3-9-1969.
Khi chết, HCM để lại ba bản di chúc:
1) Di chúc ngày
15-5-1965.
2) Di chúc bổ sung năm
1968.
3) Di chúc ngày
10-5-1969.
Bản di chúc thứ ba còn
được Lê Duẫn nhuận sắc, sửa đổi, mới chính thức công bố. Như vậy, đảng viên CS
học tập bản di chúc nào, không thấy nói đến? (Toàn bộ các bản di chúc nầy
đã được Nxb, Thanh Niên, Tp. HCM ấn hành năm 1990.)Lại thêm một chỉ thị của
TƯĐCSVN mập mờ không rõ.
Những điều HCM viết
trong các di chúc chỉ là những dặn dò tổng quát, chung chung, không đưa ra chi
tiết cụ thể. Vì vậy nếu lãnh đạo CS muốn đảng viên và đoàn viên “quán
triệt, học tập, tuyên truyền về nội dung cơ bản cốt lõi trong di chúc HCM”, thì
cần nhất là phải tìm hiểu cặn kẽ những tinh hoa “cốt lõi” mà
chính HCM đã làm trong đời sống thực tế khi HCM còn sống.
Mở đầu di chúc đầu tiên
(15-5-1965), HCM cho biết lý do viết di chúc là phòng khi “đi gặp cụ
Các Mác, cụ Lê-nin...” Người Việt chúng ta thường nghĩ rằng chết là về
với cha mẹ, ông bà, Phật Chúa. Vì không có tôn giáo, HCM không về với Phật Chúa
đã đành, mà HCM cũng không muốn về với cha mẹ ông bà. HCM chỉ muốn về với hai
người ngoại quốc xa lạ HCM chưa hề gặp mặt, như là một kẻ không biết cha mẹ là
ai, mà người Việt gọi là con vô thừa nhận. Quả thật, khi còn sống, thân phụ của
HCM, cụ Nguyễn Sinh Sắc không thừa nhận Nguyễn Sinh Cung tức HCM vì cụ Sắc “không
muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình [...] mà các chủ thuyết chẳng những đả
phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả uy quyền của người gia trưởng.” (Daniel
Hémery, Ho Chi Minh, de l'Indochine au Vietnam, Paris: Nxb.
Gallimard, 1990. tr. 134.) Vì không muốn gặp cha mẹ ông bà, nên trong năm
điều HCM dạy cho thiếu nhi Việt Nam, không có điều nào HCM khuyên trẻ em phải
có hiếu với cha mẹ cả. Như vậy, học tập theo HCM, đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin
và học tập năm điều HCM dạy, không lẽ các đảng viên và đoàn viên thanh niên CS
cũng là những đứa con hoang, một mai khi chết đi, không tìm về với cha mẹ ông
bà?
Cũng trong bản di chúc
năm 1965, nói về đảng CSVN, HCM kêu gọi “một lòng một dạ phục vụ giai
cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”. Khi bổ túc di chúc năm 1968, HCM
lập lại điều nầy. Tuy nhiên khi HCM chết ngày 2-9-1969, Lê Duẫn bỏ mấy câu nầy
trong di chúc HCM trước khi công bố. (Xin bạn đọc so sánh các bản di chúc). Sở
dĩ Lê Duẫn làm thế, vì Lê Duẫn biết HCM đâu có phục vụ tổ quốc, đã bán Hoàng Sa
từ lâu cho Mao Trạch Đông. Khi Mao viện trợ cho HCM, HCM biết rằng tại Hội nghị
San Francisco vào đầu tháng 9-1951, đại diện Liên Xô theo yêu cầu của Trung
Cộng, đã lên tiếng đòi hỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền
Trung Cộng. Thế mà HCM vẫn làm lơ, mặc nhiên chấp nhận điều nầy, để nhận viện
trợ của Trung Cộng. Vì đã thỏa thuận bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Mao để đổi
lấy viện trợ, HCM để cho Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958 công nhận
Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng. Học tập và thấm nhuần di chúc HCM về
cách phục vụ tổ quốc theo kiểu HCM, đảng CSVN hiện nay tiếp tục sự nghiệp bán
nốt tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng
Di chúc HCM còn nhắn nhủ
đảng CS phải lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên, cho đoàn viên. Tấm
gương điển hình tiên tiến nhất về đạo đức cách mạng của HCM là trong cuộc CCRĐ,
HCM giết hại ân nhân Nguyễn Thị Năm để trả ơn. Tấm gương đạo đức cách mạng nữa
là vụ lừa bịp thế giới rằng HCM suốt đời sống độc thân, sống giản dị để phục vụ
cách mạng, trong khi HCM đi đâu đều có bóng dáng đàn bà ở đó. Đạo đức cách mạng
HCM nổi tiếng hơn nữa là vụ giết hại bà Nông Thị Xuân, dù bà nầy đã sinh cho
HCM một người con trai để nối giòng. Đạo đức cách mạng HCM còn được lưu danh
trong vụ “Tôi mất trinh khi gặp bác Hồ” của một em gái miền
Nam. Còn rất nhiều em gái miền Nam khác được gởi ra Bắc học tập, đã được HCM
cấy hạt giống đỏ mà không đếm hết. Đảng viên và thanh niên CS mà học tập theo
gương đạo đức cách mạng tiên tiến kiểu nầy của HCM, hãy coi chừng sẽ ế vợ, vì
có thiếu nữ nào dám lấy chồng đảng viên CS, để rồi bị giết thê thảm như bà Nông
Thị Xuân?
Di chúc HCM ngày
15-5-1965 kêu gọi đảng CS phải có “kế hoạch thật tốt để phát triển kinh
tế và văn hóa”. Kế hoạch thật tốt của HCM là chính sách kinh tế chỉ huy,
quốc hữu hóa toàn bộ công thương nghiệp thành phố và toàn bộ ruộng đất ở nông
thôn, vơ vét của cải toàn dân vào tay đảng CSVN như lời Việt bản Quốc tế ca: “Bao
nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” (câu số 8). Tuy nhiên, chính sách kinh
tế chỉ huy nầy đã làm đất nước Việt Nam kiệt quệ, nên mới đẻ ra cái quái thai“kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thò lò cái đuôi XHCN là
cái gì vậy?
Trong di chúc công bố
năm 1969, HCM rất tự hào về sự lớn mạnh của phong trào cộng sản thế giới. Nếu
bây giờ HCM biết được rằng phong trào CS đã sụp đổ tan tành, chủ nghĩa CS bị
quăng vào sọt rác ở Liên Xô từ năm 1991, thì có lẽ HCM càng tự hào hơn nữa, vì
đảng CS của HCM chưa sụp đổ, nhờ ở Việt Nam nhà tù nhiều hơn trường học, bạo
lực cách mạng tàn bạo và tinh vi, thẳng tay đàn áp dân oan kiện tụng, bắt giam
những người yêu nước, những người viết blog kêu gọi tự do dân chủ.
Nói chuyện di chúc HCM
mà không nói đến tư tưởng HCM là một thiếu sót lớn. Trong Đại hội 2 của đảng
Lao Động tức đảng CSVN từ 11 đến 19-2-1951 tại Tuyên Quang, HCM phát biểu: “Về
lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin... lấy tư tưởng
Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ
& Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt.
150-152.) Cũng trong Đại hội nầy, HCM nhiều lần tuyên bố: “Ai đó
thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể
sai được.”(Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến
động trong phong trào cộng sản quốc tế, California: Nxb. Tuổi Xanh, 2001,
tr. 63.) Theo HCM, tư tưởng MTĐ là kim chỉ nam không bao giờ sai lầm, có
nghĩa là chuyện MTĐ đòi hỏi chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
từ năm 1951 cũng không sai lầm. Đảng viên và đoàn viên CSVN học tập như thế,
nên đảng CSVN ký hiệp ước nhượng đất, nhượng biển cho Trung Cộng, bắt giam
những người yêu nước một cách bất bạo động chống Trung Cộng như Lê Chí Quang,
Việt Khang, Bùi Hằng...
Đảng CSVN hô hào thực
hiện di chúc HCM, nhưng có một điều quan trọng trong bản di chúc HCM chưa được
đảng CSVN thực hiện. Điều đó là trong di chúc ngày 15-5-1965, HCM yêu cầu được
hỏa táng sau khi chết, tro xương chôn ở một ngọn đồi vùng Tam Đảo - Ba Vì, và
nếu đất nước chưa được thống nhất, thì gởi một ít tro xương cho đồng bào miền
Nam. Thế mà khi HCM chết, đảng CSVN không chịu hỏa táng, lại xây cái lăng Ba
Đình bự chảng “hoành tráng” để triển lãm xác chết HCM.
Nay lãnh đạo đảng CSVN,
tức bộ Chính trị đảng CSVN muốn cho đảng viên học tập, quán triệt cốt lõi di
chúc HCM, thì phải tiên phong thực hiện di chúc HCM, thực tế làm gương trước
cho mọi người, là hỏa thiêu thi hài của HCM ở Ba Đình, đúng theo yêu cầu trong
di chúc HCM, rồi chia tro xương thành hai phần. Một phần chôn ở một ngọn đồi
vùng Tam Đảo-Ba Vì theo lời HCM đã viết trong di chúc. Còn phần tro xương kia
của HCM thì đem rải ở chỗ Trung Cộng đặt giàn khoan 981 trên Biển Đông mà Trung
Cộng đã tạm chiếm của Việt Nam, để HCM được mãn nguyện với sự nghiệp “lấy tư
tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam”. Có như thế mới thực hiện một cách “tài
tình sáng tạo” di chúc HCM.
Nói cho cùng, dầu
TƯĐCSVN tốn công tốn sức tuyên truyền tô điểm chuyện di chúc HCM, nhưng ngày
nay, thanh niên Việt Nam biết tỏng HCM là ai. “Tôi biết nó, thằng nói
câu nói đó”. (Nguyễn Chí Thiện). Các bạn trẻ ngày nay không thèm học tập di
chúc đâu. “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi...” Thôi, “bỏ đi Tám”.
Di chúc Hồ Chí Minh 1968
Trần Gia Phụng
danlambaovn.blogspot.com
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã
không hề biết mẹ
Hàng ngày Em
theo chị để ăn xin
Ngày đầu
đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt
nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói
sữa thay bằng nước lã
Hai chị em
vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu
nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời
sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm
mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu
vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng
nương
Đảng qui
hoạch chẳng bồi thường
Nghe người
nói cán bộ phường chia chác
Mình sống
được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào
chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha
đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa
em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui
xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông
xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người
đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết
từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị
là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan
chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng
giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt
mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi
mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao
ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày
không được đảng yêu thương
Nhưng còn có
những trại cô nhi viện
Uyển Thi
danlambaovn.blogspot.com
Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh Nguyên
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý
Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến -
Khôi Nguyên - La Thăng:
Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành
động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi
Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông
đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN
DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'
Ngạo
mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già
mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu
mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn
nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa
nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
*
Giả
danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Tham
nhũng đớn hèn là cậu
y tá (Nguyễn Tấn Dũng)
Ác
thú lộng hành là Nguyễn Văn Hưởng
Gian
manh, trí trá là Nguyễn Sinh Hùng
Cái
gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
*
Không
bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì
gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức
thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng
lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu
năng trí tuệ là Đinh La Thăng
*
Định
hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng
Ghét
trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát
biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen
đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
Hán
tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy
gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối
gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi
trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt
suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã
dốt lại tham là Lê Thanh Hải
*
Ăn
vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Cạn
nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm
Juda
phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình
duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa
béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
*
Dối
gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên
chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt
người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính
tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa
từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn
tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy
trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn
tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà
con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Ngậm
thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi
thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa
thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Cướp, Giết la
làng là Thống đốc Bình
Ăn
no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc
ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ
Chiến tranh biên giới Việt
Trung năm 1979
http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)
https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)
https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc
Phép Thử Cho Tổ Chức Xã
Hội Dân Sự
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 31 tháng 8, 2014
http://machsong.org
Để được xích lại gần Mỹ VN phải thả các tù
nhân lương tâm.
https://www.youtube.com/watch?v=j-JnKrgYiUk
Tín Đồ Phật Giáo Hoà Hảo Bị Đàn Áp Tại Chùa Quang Minh Tự, Chợ
Mới, An Giang
https://www.youtube.com/watch?v=_pnF_8T1nR0
Muốn phân định tổ chức
xã hội dân sự (XHDS) thật, giả, chúng ta cần phép thử. Phép thử ấy phải được
thiết kế để hiển lộ giá trị nhân bản hay thiếu nhân bản của tổ chức ấy.
Chẳng hạn, để phân định
tổ chức tôn giáo thật, giả, phép thử là tinh thần dung dị và sự tôn trọng tuyệt
đối quyền tự do chọn lựa tôn giáo hay tín ngưỡng riêng. Các tổ chức tôn giáo
quốc doanh không thể vượt qua được phép thử này vì bản chất của họ khi được
dựng lên là triệt tiêu tất cả các hoạt động tôn giáo độc lập và khống chế tất
cả các tổ chức đồng tôn giáo mà không quy phục. Cùng nguyên tắc ấy, chúng ta có
thể đặt ra phép thử để phân định thật giả các tổ chức XHDS nói chung. Tổ chức
XHDS quốc doanh Để đánh lừa quốc tế, trong hơn chục năm qua chính quyền Việt
Nam dựng lên vài chục tổ chức phi chính phủ mà giới hoạt động XHDS gọi tắt là
GONGO (government-organized non-governmental organization, tức là tổ chức phi
chính phủ được tổ chức bởi chính phủ, hoặc nôm na theo kiểu Việt Nam là “quốc
doanh”). Trong một thập niên qua chính quyền gửi các GONGO ấy đến những diễn
đàn ASEAN và quốc tế để đánh bóng chế độ và thu hút các nguồn tài trợ quốc tế.
Trong thời gian dài các tổ chức XHDS ASEAN và quốc tế bị che mắt mặc dù đã có
sự báo động.
Năm 2012 chúng tôi có cơ
hội dùng phép thử với các tổ chức GONGO này. Đó là năm các chính quyền ASEAN
phải hoàn tất và công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN. Do áp lực của Việt
Nam và Lào, định nghĩa nhân quyền trong bản tuyên ngôn bị thu hẹp. Sự việc này
bị quốc tế, kể cả LHQ, chỉ trích. Tại hội nghị XHDS ASEAN lần thứ 8 tổ chức ở
Phnom Penh, Cambodia năm đó, hàng trăm tổ chức XHDS soạn bản tuyên bố phản đối.
Phái đoàn của BPSOS tham gia việc soạn thảo này. Có 3 tổ chức người Việt cùng
ký tên: BPSOS, Quê Mẹ và Uỷ Ban Quyền Làm Người Việt Nam. Tuyệt nhiên không một
tổ chức GONGO Việt Nam nào đứng tên. (Xem:
http://www.adhoc-cambodia.org/?p=2375)
Các tổ chức XHDS dù khác nhau về mục đích hay chủ trương đều chia sẻ các giá trị nhân bản, và do đó đều chống lại mọi toan tính thu hẹp định nghĩa nhân quyền. Đứng trước phép thử này, các GONGO Việt Nam hiện nguyên hình trước tất cả các tổ chức XHDS ASEAN và quốc tế: họ phục tùng nhà nước và chẳng màng gì đến nhân quyền.
Tổ chức XHDS trá hình
Xã hội dân sự non nớt ở Việt Nam vừa phải đối phó với các GONGO vừa phải đề phòng bị xâm nhập bởi các tổ chức chính trị trá hình thành tổ chức XHDS. Mục đích của một tổ chức XHDS đích thực là phục vụ con người và gìn giữ vai trò kiểm soát của dân lên chế độ. Dưới đây là một số phép thử làm hiển lộ bản chất ấy của một tổ chức XHDS:
- Có tuyệt đối tôn trọng, bảo vệ và phát huy tính độc lập của các tổ chức XHDS khác?
- Có yểm trợ người hoạt động XHDS mà không đặt điều kiện phải gia nhập tổ chức của mình?
- Có tránh được thái độ sở hữu, độc chiếm, kiểm soát như là ngăn chặn tổ chức này hay cá nhân kia không được tiếp xúc hay nhận sự trợ giúp từ nơi khác?
Các tổ chức XHDS dù khác nhau về mục đích hay chủ trương đều chia sẻ các giá trị nhân bản, và do đó đều chống lại mọi toan tính thu hẹp định nghĩa nhân quyền. Đứng trước phép thử này, các GONGO Việt Nam hiện nguyên hình trước tất cả các tổ chức XHDS ASEAN và quốc tế: họ phục tùng nhà nước và chẳng màng gì đến nhân quyền.
Tổ chức XHDS trá hình
Xã hội dân sự non nớt ở Việt Nam vừa phải đối phó với các GONGO vừa phải đề phòng bị xâm nhập bởi các tổ chức chính trị trá hình thành tổ chức XHDS. Mục đích của một tổ chức XHDS đích thực là phục vụ con người và gìn giữ vai trò kiểm soát của dân lên chế độ. Dưới đây là một số phép thử làm hiển lộ bản chất ấy của một tổ chức XHDS:
- Có tuyệt đối tôn trọng, bảo vệ và phát huy tính độc lập của các tổ chức XHDS khác?
- Có yểm trợ người hoạt động XHDS mà không đặt điều kiện phải gia nhập tổ chức của mình?
- Có tránh được thái độ sở hữu, độc chiếm, kiểm soát như là ngăn chặn tổ chức này hay cá nhân kia không được tiếp xúc hay nhận sự trợ giúp từ nơi khác?
- Có góp phần khai dân
trí để dân tự mình phân định được thật giả, đúng sai và khó bị qua mặt?
- Có tâm nguyện cứu
người, bảo vệ người và không bao giờ đẩy người vào tình trạng nguy khốn, hiểm
nghèo? - Có tâm nguyện đào tạo và phát triển thay vì sử dụng người? - Có chăm
chú xây dựng các yếu tố bảo đảm dân chủ tương lai hay chỉ lo xoá bỏ chế độ hiện
tại rồi tính sau? Trên đây chỉ là một số phép thử tiêu biểu. Khi phân định được
sự khác biệt bản chất giữa tổ chức XHDS thật và trá hình, ai cũng có thể tự đề
ra những phép thử cho từng hoàn cảnh và môi trường hoạt động đặc thù. Phát
triển khả năng phân định thật giả, đúng sai qua các phép thử giúp người dân
vững chãi và tự tin hơn để không bị vây bủa bởi tâm trạng hồ nghi vô căn cứ.
Càng sáng suốt thì càng thêm niềm tin vào chính mình và nơi nhau. Bài liên
quan: Khi Tôn Giáo Quốc Doanh Rớt Mặt Nạ
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2939
Chính
quyền cộng sản Việt Nam: nhũn với quốc tế, rắn với dân
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 30 tháng 8, 2014
Sau khi toà phúc thẩm y án tù và tăng đôi số tiền phạt đối với Ls. Lê Quốc Quân, chị Dương Hà, vợ anh Cù Huy Hà Vũ, nhắn qua Skype cho tôi, tỏ ý lo rằng đây là dấu hiệu chính quyền Việt Nam đang cứng rắn hơn và có thể sẽ không trả tự do cho anh Vũ như đã hứa hẹn với Hoa Kỳ từ nhiều tháng trước.
Tôi nhắn lại: “Hai chuyện khác nhau. Hoàn toàn không ảnh hưởng đến trường hợp của anh Vũ.”
Trong thâm tâm, tôi nghĩ việc y án đối với Lê Quốc Quân báo hiệu anh Vũ sắp ra khỏi tù.
Hai bản mặt
Chính quyền Việt Nam đang ở trong thế phải cầu cạnh một số quyền lợi từ quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, nên muốn tỏ vẻ “biết điều”: Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mối quan tâm của quý vị. Cùng lúc, với dân, nhất là thành phần đấu tranh nhân quyền và dân chủ, họ phải tỏ ra “cứng rắn” để giữ thế độc tôn: Chế độ không lùi bước trước áp lực quốc tế; chớ tưởng bở mà làm mạnh. Mỗi hành động “biết điều” với quốc tế đều phải được cân bằng bởi một thể hiện “cứng rắn” để dằn mặt dân trong nước.
Một hồ sơ có công dụng “dằn mặt” nếu hội đủ 2 yếu tố: (1) Đang được các thành phần trong nước lên tiếng yểm trợ mạnh mẽ; (2) Có sự vận động ầm ĩ ở hải ngoại nhưng chưa có hậu thuẫn quốc tế, nên không đe doạ đến các quyền lợi mà chính quyền đang mưu cầu từ quốc tế.
Đối nội, hồ sơ như vậy có tác dụng đánh phủ đầu các thành phần tranh đấu, chứng tỏ rằng họ càng làm mạnh thì càng phản tác dụng, và đừng trông chờ gì vào sự can thiệp quốc tế vì chính quyền Việt Nam bất chấp. Đối ngoại, chính quyền không lo phản ứng bất lợi của quốc tế vì hồ sơ không là điều kiện để đổi lấy quyền lợi; quốc tế cùng lắm sẽ phản đối suông, và tâm lý bất lợi nếu có sẽ được giải toả khi chính quyền trả tự do cho số hồ sơ đang được quốc tế quan tâm.
Hồ sơ của Lê Quốc Quân nằm đúng vào trường hợp này: Ở trong nước có nhiều buổi thắp nến cầu nguyện, nhiều đợt biểu tình đòi trả tự do và đông người ở các nơi kéo về dự phiên toà; ở ngoài thì Mẹ đi lặn lội đến nhiều quốc gia cầu cứu cho con trong nhiều tháng trời, nhưng hồ sơ chưa được quan tâm đáng kể bởi chính giới quốc tế (thậm chí, lúc ấy chưa có một dân biểu nào “đỡ đầu”) và không gắn liền với bất kỳ quyền lợi nào mà chế độ đang cầu cạnh từ quốc tế. Đó là hồ sơ lý tưởng để chính quyền dùng vào mục đích “dằn mặt” dân.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 30 tháng 8, 2014
Sau khi toà phúc thẩm y án tù và tăng đôi số tiền phạt đối với Ls. Lê Quốc Quân, chị Dương Hà, vợ anh Cù Huy Hà Vũ, nhắn qua Skype cho tôi, tỏ ý lo rằng đây là dấu hiệu chính quyền Việt Nam đang cứng rắn hơn và có thể sẽ không trả tự do cho anh Vũ như đã hứa hẹn với Hoa Kỳ từ nhiều tháng trước.
Tôi nhắn lại: “Hai chuyện khác nhau. Hoàn toàn không ảnh hưởng đến trường hợp của anh Vũ.”
Trong thâm tâm, tôi nghĩ việc y án đối với Lê Quốc Quân báo hiệu anh Vũ sắp ra khỏi tù.
Hai bản mặt
Chính quyền Việt Nam đang ở trong thế phải cầu cạnh một số quyền lợi từ quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, nên muốn tỏ vẻ “biết điều”: Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mối quan tâm của quý vị. Cùng lúc, với dân, nhất là thành phần đấu tranh nhân quyền và dân chủ, họ phải tỏ ra “cứng rắn” để giữ thế độc tôn: Chế độ không lùi bước trước áp lực quốc tế; chớ tưởng bở mà làm mạnh. Mỗi hành động “biết điều” với quốc tế đều phải được cân bằng bởi một thể hiện “cứng rắn” để dằn mặt dân trong nước.
Một hồ sơ có công dụng “dằn mặt” nếu hội đủ 2 yếu tố: (1) Đang được các thành phần trong nước lên tiếng yểm trợ mạnh mẽ; (2) Có sự vận động ầm ĩ ở hải ngoại nhưng chưa có hậu thuẫn quốc tế, nên không đe doạ đến các quyền lợi mà chính quyền đang mưu cầu từ quốc tế.
Đối nội, hồ sơ như vậy có tác dụng đánh phủ đầu các thành phần tranh đấu, chứng tỏ rằng họ càng làm mạnh thì càng phản tác dụng, và đừng trông chờ gì vào sự can thiệp quốc tế vì chính quyền Việt Nam bất chấp. Đối ngoại, chính quyền không lo phản ứng bất lợi của quốc tế vì hồ sơ không là điều kiện để đổi lấy quyền lợi; quốc tế cùng lắm sẽ phản đối suông, và tâm lý bất lợi nếu có sẽ được giải toả khi chính quyền trả tự do cho số hồ sơ đang được quốc tế quan tâm.
Hồ sơ của Lê Quốc Quân nằm đúng vào trường hợp này: Ở trong nước có nhiều buổi thắp nến cầu nguyện, nhiều đợt biểu tình đòi trả tự do và đông người ở các nơi kéo về dự phiên toà; ở ngoài thì Mẹ đi lặn lội đến nhiều quốc gia cầu cứu cho con trong nhiều tháng trời, nhưng hồ sơ chưa được quan tâm đáng kể bởi chính giới quốc tế (thậm chí, lúc ấy chưa có một dân biểu nào “đỡ đầu”) và không gắn liền với bất kỳ quyền lợi nào mà chế độ đang cầu cạnh từ quốc tế. Đó là hồ sơ lý tưởng để chính quyền dùng vào mục đích “dằn mặt” dân.
Kế hoá giải
Tháng 7 năm 2013, BPSOS đề ra chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Chúng tôi vận động để gắn liền việc trả tự do vô điều kiện cho tất cả TNLT với việc cho Việt Nam tham gia TPP. Đó là về chiến lược.
Về chiến thuật, chúng tôi lập 3 danh sách:
(1) Danh sách 1 gồm khoảng 20 TNLT ở mức ưu tiên tối cao và gắn liền với các quyền lợi mà Việt Nam đang cầu cạnh từ Hoa Kỳ.
(2) Danh sách 2 gồm khoảng 200 TNLT đã được quốc tế phối kiểm.
(3) Danh sách 3 gồm khoảng 200 TNLT có tên nhưng chưa được quốc tế phối kiểm và công nhận.
Chúng tôi giữ Danh sách 1 tương đối ngắn để tập trung được sự chú ý và can thiệp của quốc tế. Danh sách này gồm những TNLT tiêu biểu như Ts. Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Lm. Nguyễn Văn Lý, Ms. Dương Kim Khải, Ông Nguyễn Văn Lía (PGHH), Trần Huỳnh Duy Thức, Ls. Lê Quốc Quân…
Chúng tôi vận động quốc tế, thật mạnh nhưng thật im ắng, cho Danh Sách 1. Và rồi cứ mỗi TNLT trong đó được tự do thì chúng tôi lại đôn người từ Danh Sách 2 lên. Chẳng hạn, sau khi Đỗ Thị Minh Hạnh được tự do thì chúng tôi đôn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương thay thế; khi Nguyễn Tiến Trung tự do thì Ms. Nguyễn Công Chính thế chỗ. Như thế Danh Sách 1 lúc nào cũng có khoảng 20 TNLT ở mức ưu tiên tối cao.
Tương tự, khi một TNLT trong Danh Sách 3 được quốc tế phối kiểm và công nhận thì chúng tôi đưa vào Danh Sách 2.
Với phương cách này, chính quyền Việt Nam không thể chỉ trả tự do cho một ít hồ sơ đang được quốc tế quan tâm, vì tất cả TNLT đều sẽ tuần tự được đưa vào Danh Sách 1. Nếu muốn thoát áp lực quốc tế, chính quyền không những phải trả tự do cho tất cả TNLT mà không bắt giam thêm.
Im lặng là vàng
Giới lãnh đạo Việt Nam độc tài và có thể độc ác nhưng đủ thông minh để toan tính lợi hại. Nếu lợi ít mà hại nhiều thì họ không làm. Do đó, khi thực hiện chiến dịch Đòi Tự Do Cho TNLT Việt Nam, chúng tôi giảm công dụng “dằn mặt” và đồng thời tăng tổn hại nếu chính quyền không trả tự do cho TNLT, mà ưu tiên là những người trong Danh Sách 1. Chẳng hạn, khi chị Dương Hà sang Mỹ tháng 7 năm ngoái, chúng tôi sắp xếp để chị gặp nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ, giới chức Bộ Ngoại Giao, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế nhưng hoàn toàn kín tiếng. Tôi căn dặn chị Hà tránh mọi phát biểu hay gây tiếng ồn khi về nước. Sự im ắng ở cả ngoài và trong nước làm cho hồ sơ không có tác dụng “dằn mặt. Không những vậy, dùng nó để “dằn mặt” có thể phản tác dụng hoàn toàn vì sự tổn hại không thể giấu giếm: Hoa Kỳ cho biết là nếu không trả tự do sớm cho anh Vũ thì sẽ ảnh hưởng đến việc thảo luận hợp tác nguyên tử lực giữa 2 quốc gia.
Trường hợp Đỗ Thị Minh Hạnh thì khác. Chúng tôi cần vận động công khai để tranh thủ sự yểm trợ của các công đoàn Hoa Kỳ cho hồ sơ, mà kết quả là nó đã được gắn chặt với triển vọng TPP cho Việt Nam. Để giảm công dụng “dằn mặt”, chúng tôi căn dặn thân nhân tuyệt đối im ắng ở trong nước. Đồng thời giúp cho chính quyền Việt Nam hiểu rằng nếu dùng hồ sơ này vào mục đích “dằn mặt” thì sẽ tự gây tổn hải khôn lường: trên 150 dân biểu Hoa Kỳ chính thức lên tíếng chống TPP cho Việt Nam vì vi phạm quyền lao động và bắt giam những người tranh đấu cho quyền lao động mà Đỗ Thị Minh Hạnh là điển hình và nổi bật nhất.
Cùng thời gian Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh vận động cho con gái Hoa Kỳ, thân nhân của 3 TNLT khác cũng đến Hoa Kỳ và rồi đi nhiều quốc gia khác để vận động. Chuyến đi này của họ đã được đưa tin rất nhiều về trong nước bởi giới blogger. Điều này đã giúp hồ sơ Đỗ Thị Minh Hạnh bị "chìm" đi ở trong nước, nghĩa là giảm công dụng “dằn mặt”.
Các hồ sơ của 3 TNLT này (Ls. Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức và Đinh Nguyên Kha) vừa thật nổi ở trong nước vừa không được cài vào quyền lợi nào mà Việt Nam đang cầu cạnh quốc tế cho nên trở thành lý tưởng cho chính quyền Việt Nam dùng để thị uy với dân.
Thấy vậy, chúng tôi quyết định tạm thời án binh bất động về hồ sơ Lê Quốc Quân và Trần Huỳnh Duy Thức dù họ ở trong Danh Sách 1. Khi tình hình tạm lắng, chúng tôi bắt đầu vận động trở lại, mà khởi đầu là vận động được 2 dân biểu Hoa Kỳ “đỡ đầu” cho 2 hồ sơ này.
Kết luận
Theo phân tích như trên, án tù rất nặng vừa mới đây cho Bà Bùi Thị Minh Hằng cũng là đòn của chính quyền “dằn mặt” dân. Hồ sơ này hội đủ cả 2 tiêu chuẩn cho công dụng “dằn mặt”. Còn Ông Nguyễn Văn Minh và Cô Nguyễn Thị Thuý Quỳnh bị kéo theo vì cùng vụ án. Tuần rồi, tôi có bàn với văn phòng DB Christopher Smith, Chủ Tịch tiểu ban về nhân quyền ở Hạ Viện Hoa Kỳ, là nên chuyển trọng tâm: thay vì tập trung vào Bà Hằng thì nên đôn trường hợp của Ông Minh lên đầu vì nó gắn liền với vấn đề tự do tôn giáo: cả gia đình theo Phật Giáo Hoà Hảo và nay cả 3 người đàn ông trong nhà đều là TNLT. Tự do tôn giáo đang là mũi nhọn quốc tế vận có thể đưa Việt Nam vào danh sách CPC và chặn đứng TPP. Nhưng phải chờ sự xôn xao ở trong nước lắng xuống thì mới có thể bắt đầu đẩy mạnh ở ngoài này.
Và cũng theo nhận định của tôi, án tù dành cho 3 người này báo hiệu đợt trả tự do sắp đến cho một số TNLT. Nó nằm trong kế cân bằng giữa “biết điều” với thế giới bên ngoài và “dằn mặt” dân ở trong nước. Biết kế của đối phương rồi thì chúng ta cũng biết mình phải làm gì, cách nào và khi nào.
Bài liên quan:
Lộ Trình Tranh Đấu Cho Tù Nhân Lương Tâm
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2716
Tháng 7 năm 2013, BPSOS đề ra chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Chúng tôi vận động để gắn liền việc trả tự do vô điều kiện cho tất cả TNLT với việc cho Việt Nam tham gia TPP. Đó là về chiến lược.
Về chiến thuật, chúng tôi lập 3 danh sách:
(1) Danh sách 1 gồm khoảng 20 TNLT ở mức ưu tiên tối cao và gắn liền với các quyền lợi mà Việt Nam đang cầu cạnh từ Hoa Kỳ.
(2) Danh sách 2 gồm khoảng 200 TNLT đã được quốc tế phối kiểm.
(3) Danh sách 3 gồm khoảng 200 TNLT có tên nhưng chưa được quốc tế phối kiểm và công nhận.
Chúng tôi giữ Danh sách 1 tương đối ngắn để tập trung được sự chú ý và can thiệp của quốc tế. Danh sách này gồm những TNLT tiêu biểu như Ts. Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Lm. Nguyễn Văn Lý, Ms. Dương Kim Khải, Ông Nguyễn Văn Lía (PGHH), Trần Huỳnh Duy Thức, Ls. Lê Quốc Quân…
Chúng tôi vận động quốc tế, thật mạnh nhưng thật im ắng, cho Danh Sách 1. Và rồi cứ mỗi TNLT trong đó được tự do thì chúng tôi lại đôn người từ Danh Sách 2 lên. Chẳng hạn, sau khi Đỗ Thị Minh Hạnh được tự do thì chúng tôi đôn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương thay thế; khi Nguyễn Tiến Trung tự do thì Ms. Nguyễn Công Chính thế chỗ. Như thế Danh Sách 1 lúc nào cũng có khoảng 20 TNLT ở mức ưu tiên tối cao.
Tương tự, khi một TNLT trong Danh Sách 3 được quốc tế phối kiểm và công nhận thì chúng tôi đưa vào Danh Sách 2.
Với phương cách này, chính quyền Việt Nam không thể chỉ trả tự do cho một ít hồ sơ đang được quốc tế quan tâm, vì tất cả TNLT đều sẽ tuần tự được đưa vào Danh Sách 1. Nếu muốn thoát áp lực quốc tế, chính quyền không những phải trả tự do cho tất cả TNLT mà không bắt giam thêm.
Im lặng là vàng
Giới lãnh đạo Việt Nam độc tài và có thể độc ác nhưng đủ thông minh để toan tính lợi hại. Nếu lợi ít mà hại nhiều thì họ không làm. Do đó, khi thực hiện chiến dịch Đòi Tự Do Cho TNLT Việt Nam, chúng tôi giảm công dụng “dằn mặt” và đồng thời tăng tổn hại nếu chính quyền không trả tự do cho TNLT, mà ưu tiên là những người trong Danh Sách 1. Chẳng hạn, khi chị Dương Hà sang Mỹ tháng 7 năm ngoái, chúng tôi sắp xếp để chị gặp nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ, giới chức Bộ Ngoại Giao, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế nhưng hoàn toàn kín tiếng. Tôi căn dặn chị Hà tránh mọi phát biểu hay gây tiếng ồn khi về nước. Sự im ắng ở cả ngoài và trong nước làm cho hồ sơ không có tác dụng “dằn mặt. Không những vậy, dùng nó để “dằn mặt” có thể phản tác dụng hoàn toàn vì sự tổn hại không thể giấu giếm: Hoa Kỳ cho biết là nếu không trả tự do sớm cho anh Vũ thì sẽ ảnh hưởng đến việc thảo luận hợp tác nguyên tử lực giữa 2 quốc gia.
Trường hợp Đỗ Thị Minh Hạnh thì khác. Chúng tôi cần vận động công khai để tranh thủ sự yểm trợ của các công đoàn Hoa Kỳ cho hồ sơ, mà kết quả là nó đã được gắn chặt với triển vọng TPP cho Việt Nam. Để giảm công dụng “dằn mặt”, chúng tôi căn dặn thân nhân tuyệt đối im ắng ở trong nước. Đồng thời giúp cho chính quyền Việt Nam hiểu rằng nếu dùng hồ sơ này vào mục đích “dằn mặt” thì sẽ tự gây tổn hải khôn lường: trên 150 dân biểu Hoa Kỳ chính thức lên tíếng chống TPP cho Việt Nam vì vi phạm quyền lao động và bắt giam những người tranh đấu cho quyền lao động mà Đỗ Thị Minh Hạnh là điển hình và nổi bật nhất.
Cùng thời gian Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh vận động cho con gái Hoa Kỳ, thân nhân của 3 TNLT khác cũng đến Hoa Kỳ và rồi đi nhiều quốc gia khác để vận động. Chuyến đi này của họ đã được đưa tin rất nhiều về trong nước bởi giới blogger. Điều này đã giúp hồ sơ Đỗ Thị Minh Hạnh bị "chìm" đi ở trong nước, nghĩa là giảm công dụng “dằn mặt”.
Các hồ sơ của 3 TNLT này (Ls. Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức và Đinh Nguyên Kha) vừa thật nổi ở trong nước vừa không được cài vào quyền lợi nào mà Việt Nam đang cầu cạnh quốc tế cho nên trở thành lý tưởng cho chính quyền Việt Nam dùng để thị uy với dân.
Thấy vậy, chúng tôi quyết định tạm thời án binh bất động về hồ sơ Lê Quốc Quân và Trần Huỳnh Duy Thức dù họ ở trong Danh Sách 1. Khi tình hình tạm lắng, chúng tôi bắt đầu vận động trở lại, mà khởi đầu là vận động được 2 dân biểu Hoa Kỳ “đỡ đầu” cho 2 hồ sơ này.
Kết luận
Theo phân tích như trên, án tù rất nặng vừa mới đây cho Bà Bùi Thị Minh Hằng cũng là đòn của chính quyền “dằn mặt” dân. Hồ sơ này hội đủ cả 2 tiêu chuẩn cho công dụng “dằn mặt”. Còn Ông Nguyễn Văn Minh và Cô Nguyễn Thị Thuý Quỳnh bị kéo theo vì cùng vụ án. Tuần rồi, tôi có bàn với văn phòng DB Christopher Smith, Chủ Tịch tiểu ban về nhân quyền ở Hạ Viện Hoa Kỳ, là nên chuyển trọng tâm: thay vì tập trung vào Bà Hằng thì nên đôn trường hợp của Ông Minh lên đầu vì nó gắn liền với vấn đề tự do tôn giáo: cả gia đình theo Phật Giáo Hoà Hảo và nay cả 3 người đàn ông trong nhà đều là TNLT. Tự do tôn giáo đang là mũi nhọn quốc tế vận có thể đưa Việt Nam vào danh sách CPC và chặn đứng TPP. Nhưng phải chờ sự xôn xao ở trong nước lắng xuống thì mới có thể bắt đầu đẩy mạnh ở ngoài này.
Và cũng theo nhận định của tôi, án tù dành cho 3 người này báo hiệu đợt trả tự do sắp đến cho một số TNLT. Nó nằm trong kế cân bằng giữa “biết điều” với thế giới bên ngoài và “dằn mặt” dân ở trong nước. Biết kế của đối phương rồi thì chúng ta cũng biết mình phải làm gì, cách nào và khi nào.
Bài liên quan:
Lộ Trình Tranh Đấu Cho Tù Nhân Lương Tâm
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2716
CPC
cho Việt Nam: Chúng ta có thể
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 29 tháng 8, 2014
http://machsong.org
Khi nói đến đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, có người bi quan cho rằng sẽ chẳng đến đâu vì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (BNG) cố tình bao che cho Việt Nam.
Nỗi lo này có phần đúng. Thay đổi chính sách đối ngoại của một đại cường với nhiều lĩnh vực lợi ích quốc gia không dễ. Nhưng rất sai nếu lẫn lộn “không dễ” với “không thể”. Là công dân của một nước dân chủ, người Mỹ gốc Việt có thể ảnh hưởng chính sách quốc gia, kể cả chính sách đối ngoại.
Và đây là một nguyên lý: Khi chính mình là một tác nhân ảnh hưởng kết quả thì ý chí sẽ quyết định phần lớn kết quả sẽ ra sao. Chủ bại và bó tay thì chắc chắn thất bại. Quyết chí thì có triển vọng thành công.
Trong tình huống khó khăn, bên cạnh quyết chí còn cần tài trí. Đó là sự am tường tình thế và luật chơi; đó là khả năng chuyển thế từ bế tắc thành thuận lợi; đó là sự khôn khéo giành phần chủ động và lấy sở trường của ta đọ với sở đoản của người; đó là sự chuẩn bị để nắm thời cơ và khai thác các yếu tố thuận lợi khi xảy ra.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 29 tháng 8, 2014
http://machsong.org
Khi nói đến đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, có người bi quan cho rằng sẽ chẳng đến đâu vì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (BNG) cố tình bao che cho Việt Nam.
Nỗi lo này có phần đúng. Thay đổi chính sách đối ngoại của một đại cường với nhiều lĩnh vực lợi ích quốc gia không dễ. Nhưng rất sai nếu lẫn lộn “không dễ” với “không thể”. Là công dân của một nước dân chủ, người Mỹ gốc Việt có thể ảnh hưởng chính sách quốc gia, kể cả chính sách đối ngoại.
Và đây là một nguyên lý: Khi chính mình là một tác nhân ảnh hưởng kết quả thì ý chí sẽ quyết định phần lớn kết quả sẽ ra sao. Chủ bại và bó tay thì chắc chắn thất bại. Quyết chí thì có triển vọng thành công.
Trong tình huống khó khăn, bên cạnh quyết chí còn cần tài trí. Đó là sự am tường tình thế và luật chơi; đó là khả năng chuyển thế từ bế tắc thành thuận lợi; đó là sự khôn khéo giành phần chủ động và lấy sở trường của ta đọ với sở đoản của người; đó là sự chuẩn bị để nắm thời cơ và khai thác các yếu tố thuận lợi khi xảy ra.
Thế cờ và luật chơi
Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, thông qua năm 1998, đòi hỏi BNG hàng năm phải phúc trình Quốc Hội về tình trạng tự do tôn giáo ở từng quốc gia và cùng lúc chỉ định là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, tức country of particular concern (CPC), quốc gia nào có tình trạng đàn áp tôn giáo vượt quá mức nhất định.
Vì trách nhiệm phúc trình và chỉ định giao cho cùng một nơi, nội dung phúc trình mất đi tính khách quan: bản phúc trình được gia giảm để giữ Việt Nam dưới mức phải chỉ định là CPC. Kết quả là nội dung nửa vời của bản phúc trình hàng năm gởi Quốc Hội: Hoạt động tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn nhưng có một số tiến bộ trong năm qua.
3 bước chuyển thế
Muốn phá sự “nửa vời” này, chúng ta cần chứng minh tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam vượt xa mức chỉ định CPC và đồng thời làm cho việc gia giảm quá đáng trở nên lộ liễu. Nghĩa là chỉ cần phúc trình gần đúng với thực trạng, thì sẽ khó tránh CPC cho Việt Nam. Muốn thế, chúng ta cần cùng lúc thực hiện 3 công tác.
Thứ nhất là thu thập chứng cớ đạt tiêu chuẩn quốc tế về phẩm và mức “áp đảo” về lượng. Đó là lý do từ hơn năm nay, chúng tôi dồn công sức, tài nguyên và thời giờ để đào tạo đội ngũ chuyên viên báo cáo vi phạm ở trong nước, và thành lập Ban Nghiên Cứu ở ngoài nước để hỗ trợ họ. Công tác này vẫn tiếp diễn.
Thứ hai là vô hiệu hoá các tổ chức tôn giáo quốc doanh hay quy phục để BNG không thể dùng thông tin của họ để “cân bằng” các thông tin bất lợi trong bản phúc trình. Công tác này đã phần lớn hoàn thành qua tuyên bố của Báo Cáo Viên LHQ về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng tại buổi họp báo ở Hà Nội vừa qua, sau chuyến thị sát Việt Nam 11 ngày: phần lớn các tổ chức này phụ thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản.
Cuối cùng là ngăn chặn sự gia giảm quá đáng các thông tin xác thực nhưng bất lợi cho Việt Nam. Công tác này đã tiến một bước dài qua chuyến thị sát của Báo Cáo Viên LHQ và sẽ hoàn tất khi bản phúc trình được chính thức nộp cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng 3 sang năm, vừa kịp để chặn đầu bản phúc trình mà BNG sẽ nộp Quốc Hội khoảng 3 tháng sau đó. Bản phúc trình LHQ hứa hẹn sẽ cụ thể, chi tiết và mạnh mẽ hơn nhiều so với tuyên bố tại buổi họp báo kể trên. Nó thiết định mức chuẩn mà bản phúc trình của BNG không thể khác biệt quá đáng.
Trong thế cờ mới này, cách duy nhất để BNG tránh chỉ định CPC là áp lực Việt Nam phải thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo bằng cách xoá bỏ Nghị Định 92, chấm dứt việc ép bỏ đạo, ngưng mọi hành động sách nhiễu và khống chế các sinh hoạt tôn giáo độc lập dù là trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức tôn giáo quốc doanh, cởi trói cho những tổ chức tôn giáo bị ép phải quy phục, và ngưng các hành động cưỡng chế tài sản và hạn chế hoạt động xã hội của các cộng đồng tôn giáo độc lập.
Chọn thế mạnh và dùng sở trường
Sức mạnh của chính quyền Việt Nam nằm ở lực lượng công an, hệ thống luật pháp tuỳ tiện, và mạng lưới chằng chịt các tổ chức và biện pháp kiểm soát người dân. Sở trường của họ là khống chế, đàn áp, bạo lực. Quốc nội là đất của họ, nơi họ nắm phần chủ động.
Chính trường Hoa Kỳ là đất của chúng ta. Thế mạnh của chúng ta nằm ở cương vị công dân của quốc gia đại cường mà chính quyền Việt Nam đang cầu cạnh. Sở trường của chúng ta là khai dụng quyền công dân lên chính quyền của mình để ảnh hưởng chính sách. Với một ít huấn luyện và thực tập, mỗi chúng ta đều có thể biến mình thành một “nhà vận động” hữu hiệu. Điều này đã được chứng minh qua các cuộc tổng vận động từ năm 2012 đến giờ.
Mở ra cuộc đọ sức trên trận địa mình chủ động, có thế mạnh, và khai dụng được sở trường sẽ tăng triển vọng thành công nhằm giải vây cho đồng bào ở trong nước. Sự việc chính quyền Việt Nam phải trả 30 nghìn Mỹ kim mỗi tháng cho công ty Podesta Group để đối phó với chúng ta cho thấy họ đang nao núng.
Nắm thời cơ
Giàn khoan HD-981 là một bước ngoặt lớn đẩy giới lãnh đạo Việt Nam vào thế kẹt và yếu hơn lúc nào hết: họ hoàn toàn trơ trụi -- không đồng minh, không điểm tựa, và ngày càng mất lòng dân – trong khi cơn bão khủng hoảng an ninh và kinh tế đang phủ kín bầu trời. Họ rất cần sự chống đỡ của Hoa Kỳ về quốc phòng và đang cầu cạnh được sớm tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thoát vực thẳm kinh tế.
Trong hơn năm rưỡi qua, chúng ta đã giăng một số nút chặn mà chỉ có sự cải thiện nhân quyền đáng kể và không thể quay lui mới tháo gỡ được. Và phải tháo gỡ trước cuối năm nay, bằng không thì quá trễ. Cánh cửa cơ hội cho TPP sẽ khép lại rất nhanh khi bước sang năm 2015 vì cả 2 đảng Cộng Hoà và Dân Chủ ngày càng ráo riết chuẩn b ịcho cuộc tranh cử tổng thống và không muốn mất phiếu vì các điều khoản TPP bị số đông quần chúng chống đối.
Chúng ta đang cài thêm nút chặn CPC, đến sau nhưng quan trọng hơn cả. Thời điểm chỉ định CPC là giữa năm 2015 và sự chỉ định này căn cứ trên tình trạng tự do tôn giáo của năm 2014 – thêm lý do để Việt Nam cần cải thiện chính sách tôn giáo trước cuối năm nay. Bằng không, cánh cửa cơ hội sẽ không chỉ khép nhanh mà sẽ đóng sập lại: Luật Hoa Kỳ hạn chế việc bán vũ khí sát thương cho và ký hợp đồng mậu dịch với các quốc gia bị chỉ định CPC.
Kết luận
Bài này có thông điệp kép.
Đối với đồng hương ở Hoa Kỳ và hải ngoại nói chung: hãy nhập cuộc, hãy dùng thế mạnh và sở trường quốc tế vận của mình để giải vây cho đồng bào đang bị vây hãm ở trong nước.
Đối với giới lãnh đạo Việt Nam: không tin, thì cứ chờ xem.
Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, thông qua năm 1998, đòi hỏi BNG hàng năm phải phúc trình Quốc Hội về tình trạng tự do tôn giáo ở từng quốc gia và cùng lúc chỉ định là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, tức country of particular concern (CPC), quốc gia nào có tình trạng đàn áp tôn giáo vượt quá mức nhất định.
Vì trách nhiệm phúc trình và chỉ định giao cho cùng một nơi, nội dung phúc trình mất đi tính khách quan: bản phúc trình được gia giảm để giữ Việt Nam dưới mức phải chỉ định là CPC. Kết quả là nội dung nửa vời của bản phúc trình hàng năm gởi Quốc Hội: Hoạt động tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn nhưng có một số tiến bộ trong năm qua.
3 bước chuyển thế
Muốn phá sự “nửa vời” này, chúng ta cần chứng minh tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam vượt xa mức chỉ định CPC và đồng thời làm cho việc gia giảm quá đáng trở nên lộ liễu. Nghĩa là chỉ cần phúc trình gần đúng với thực trạng, thì sẽ khó tránh CPC cho Việt Nam. Muốn thế, chúng ta cần cùng lúc thực hiện 3 công tác.
Thứ nhất là thu thập chứng cớ đạt tiêu chuẩn quốc tế về phẩm và mức “áp đảo” về lượng. Đó là lý do từ hơn năm nay, chúng tôi dồn công sức, tài nguyên và thời giờ để đào tạo đội ngũ chuyên viên báo cáo vi phạm ở trong nước, và thành lập Ban Nghiên Cứu ở ngoài nước để hỗ trợ họ. Công tác này vẫn tiếp diễn.
Thứ hai là vô hiệu hoá các tổ chức tôn giáo quốc doanh hay quy phục để BNG không thể dùng thông tin của họ để “cân bằng” các thông tin bất lợi trong bản phúc trình. Công tác này đã phần lớn hoàn thành qua tuyên bố của Báo Cáo Viên LHQ về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng tại buổi họp báo ở Hà Nội vừa qua, sau chuyến thị sát Việt Nam 11 ngày: phần lớn các tổ chức này phụ thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản.
Cuối cùng là ngăn chặn sự gia giảm quá đáng các thông tin xác thực nhưng bất lợi cho Việt Nam. Công tác này đã tiến một bước dài qua chuyến thị sát của Báo Cáo Viên LHQ và sẽ hoàn tất khi bản phúc trình được chính thức nộp cho Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng 3 sang năm, vừa kịp để chặn đầu bản phúc trình mà BNG sẽ nộp Quốc Hội khoảng 3 tháng sau đó. Bản phúc trình LHQ hứa hẹn sẽ cụ thể, chi tiết và mạnh mẽ hơn nhiều so với tuyên bố tại buổi họp báo kể trên. Nó thiết định mức chuẩn mà bản phúc trình của BNG không thể khác biệt quá đáng.
Trong thế cờ mới này, cách duy nhất để BNG tránh chỉ định CPC là áp lực Việt Nam phải thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo bằng cách xoá bỏ Nghị Định 92, chấm dứt việc ép bỏ đạo, ngưng mọi hành động sách nhiễu và khống chế các sinh hoạt tôn giáo độc lập dù là trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức tôn giáo quốc doanh, cởi trói cho những tổ chức tôn giáo bị ép phải quy phục, và ngưng các hành động cưỡng chế tài sản và hạn chế hoạt động xã hội của các cộng đồng tôn giáo độc lập.
Chọn thế mạnh và dùng sở trường
Sức mạnh của chính quyền Việt Nam nằm ở lực lượng công an, hệ thống luật pháp tuỳ tiện, và mạng lưới chằng chịt các tổ chức và biện pháp kiểm soát người dân. Sở trường của họ là khống chế, đàn áp, bạo lực. Quốc nội là đất của họ, nơi họ nắm phần chủ động.
Chính trường Hoa Kỳ là đất của chúng ta. Thế mạnh của chúng ta nằm ở cương vị công dân của quốc gia đại cường mà chính quyền Việt Nam đang cầu cạnh. Sở trường của chúng ta là khai dụng quyền công dân lên chính quyền của mình để ảnh hưởng chính sách. Với một ít huấn luyện và thực tập, mỗi chúng ta đều có thể biến mình thành một “nhà vận động” hữu hiệu. Điều này đã được chứng minh qua các cuộc tổng vận động từ năm 2012 đến giờ.
Mở ra cuộc đọ sức trên trận địa mình chủ động, có thế mạnh, và khai dụng được sở trường sẽ tăng triển vọng thành công nhằm giải vây cho đồng bào ở trong nước. Sự việc chính quyền Việt Nam phải trả 30 nghìn Mỹ kim mỗi tháng cho công ty Podesta Group để đối phó với chúng ta cho thấy họ đang nao núng.
Nắm thời cơ
Giàn khoan HD-981 là một bước ngoặt lớn đẩy giới lãnh đạo Việt Nam vào thế kẹt và yếu hơn lúc nào hết: họ hoàn toàn trơ trụi -- không đồng minh, không điểm tựa, và ngày càng mất lòng dân – trong khi cơn bão khủng hoảng an ninh và kinh tế đang phủ kín bầu trời. Họ rất cần sự chống đỡ của Hoa Kỳ về quốc phòng và đang cầu cạnh được sớm tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thoát vực thẳm kinh tế.
Trong hơn năm rưỡi qua, chúng ta đã giăng một số nút chặn mà chỉ có sự cải thiện nhân quyền đáng kể và không thể quay lui mới tháo gỡ được. Và phải tháo gỡ trước cuối năm nay, bằng không thì quá trễ. Cánh cửa cơ hội cho TPP sẽ khép lại rất nhanh khi bước sang năm 2015 vì cả 2 đảng Cộng Hoà và Dân Chủ ngày càng ráo riết chuẩn b ịcho cuộc tranh cử tổng thống và không muốn mất phiếu vì các điều khoản TPP bị số đông quần chúng chống đối.
Chúng ta đang cài thêm nút chặn CPC, đến sau nhưng quan trọng hơn cả. Thời điểm chỉ định CPC là giữa năm 2015 và sự chỉ định này căn cứ trên tình trạng tự do tôn giáo của năm 2014 – thêm lý do để Việt Nam cần cải thiện chính sách tôn giáo trước cuối năm nay. Bằng không, cánh cửa cơ hội sẽ không chỉ khép nhanh mà sẽ đóng sập lại: Luật Hoa Kỳ hạn chế việc bán vũ khí sát thương cho và ký hợp đồng mậu dịch với các quốc gia bị chỉ định CPC.
Kết luận
Bài này có thông điệp kép.
Đối với đồng hương ở Hoa Kỳ và hải ngoại nói chung: hãy nhập cuộc, hãy dùng thế mạnh và sở trường quốc tế vận của mình để giải vây cho đồng bào đang bị vây hãm ở trong nước.
Đối với giới lãnh đạo Việt Nam: không tin, thì cứ chờ xem.
Báo Cáo Vi Phạm Tự Do
Tôn Giáo và Tín Ngưỡng Với Quốc Tế
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 26 tháng 8, 2014
http://machsong.org
Công bố sơ khởi của Báo
Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ngày 31 tháng 7 vừa
qua đã tạo một yếu tố thuận lợi cho các cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam nhanh
chóng mở rộng không gian hoạt động tôn giáo độc lập: Quốc tế bắt đầu thấu hiểu
thực trạng đàn áp tôn giáo đã được chính quyền Việt Nam khéo léo che đậy cho
đến nay.
Yếu tố thứ hai là thế
kẹt mà chính quyền Việt Nam đã rơi vào sau sự việc giàn khoan HD-981: Họ đang
cần sự chống đỡ của quốc tế và đặc biệt của Hoa Kỳ trước sức ép của Trung Cộng.
Chính quyền Việt Nam không thể xem thường sự lên tiếng của quốc tế nhưng chắc
chắn sẽ tìm nhiều cách để giấu giếm sự thật.
Chúng ta cần giúp cho
quốc tế, bao gồm các chính quyền dân chủ, các cơ quan LHQ, và các tổ chức nhân
quyền trên thế giới, biết rõ các vi phạm tự do tôn giáo để can thiệp cấp thời
cho các cá nhân hay cộng đồng tôn giáo đang gặp hiểm nguy và đồng thời tạo áp
lực lâu dài lên chính quyền để phải thực sự tôn trọng tự do tôn giáo.
Trong mục đích này, đầu
năm 2013 BPSOS bắt đầu đẩy mạnh 3 công tác phát triển “nội lực”, với cộng tác
của một số tổ chức quốc tế:
(1) Hướng dẫn và huấn
luyện về báo cáo vi phạm: Từ đầu năm 2013 BPSOS đã hướng dẫn nhiều cộng đồng
tôn giáo thực hiện các bản báo cáo gửi LHQ cho cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát
và chuẩn bị cho chuyến thị sát Việt Nam của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về quyền
văn hoá vào cuối năm ngoái. Tính đến nay chúng tôi đã hướng dẫn và huấn luyện
khoảng 100 nhân sự thuộc các cộng đồng tôn giáo độc lập về báo cáo vi phạm. Họ
đã thực hiện các báo cáo phù hợp tiêu chuẩn và thủ tục của LHQ. Các báo cáo này
đã giúp Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng chuẩn bị
chuyến thị sát Việt Nam tháng 7 vừa rồi. Từ giờ đến cuối năm chúng tôi sẽ huấn
luyện thêm 100 nhân sự thuộc nhiều cộng đồng tôn giáo độc lập. Song song, chúng
tôi sẽ phổ biến các tài liệu huấn luyện để mọi người có thể “tự học” tại đây:http://dvov.org/vietnamese-language-documents/.
(2) Thành lập và phát
triển Ban Nghiên Cứu ở hải ngoại: Để hỗ trợ cho công việc báo cáo vi phạm,
BPSOS đã thành lập Nhóm Nghiên Cứu. Nhóm này rà soát và biên soạn lại các bản
báo cáo từ trong nước cho phù hợp với tiêu chuẩn của LHQ, rồi phiên dịch sang
Anh ngữ trước khi gởi đến các cơ quan LHQ, các chính quyền có ảnh hưởng và các
tổ chức nhân quyền quốc tế. Sau khi Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ
được hình thành, Nhóm Nghiên Cứu đã sáp nhập vào Ban Nghiên Cứu của Liên Minh.
Ban này còn neo người và chúng tôi cầu mong sẽ có thêm nhiều người tình nguyện
tham gia.
(3) Tạo năng lực và thế
ảnh hưởng cho các tổ chức/nhóm tôn giáo liên đới ở hải ngoại: Mỗi cộng đồng tôn
giáo ở trong nước cần có một tổ chức đồng tôn giáo ở hải ngoại để yểm trợ tinh
thần và vật thể, để giúp Ban Nghiên Cứu về thông tin và từ ngữ chuyên biệt, và
để làm nhịp cầu truyền thông và quốc tế vận giữa trong và ngoài.
Song song là 3 công tác
“ngoại vận”:
(1) Giới thiệu các cộng
đồng tôn giáo độc lập ở trong nước với thế giới: Đây là cách để vén tấm màn che
phủ mà chế độ dùng trong bao năm qua để che mắt thế giới. Tháng 3 năm nay,
BPSOS sắp xếp để LM Phan Văn Lợi và nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng của Cao
Đài điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ, qua Skype. Tháng 7 vừa rồi, chúng tôi lại sắp
xếp cho 12 thành viên của các cộng đồng tôn giáo độc lập tiếp xúc với 4 toà đại
sứ Mỹ, Anh, Úc và Na Uy. Tiếp ngay sau đó là khoảng 180 thành viên của các cộng
đồng tôn giáo độc lập đã tiếp xúc với Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do
tôn giáo hay tín ngưỡng ở nhiều nơi trong nước. Đầu tháng 8, 3 chức sắc Cao Đài
đã tiếp xúc với TNS Robert Corker. Nhờ đã có kinh nghiệm báo cáo vi phạm theo
tiêu chuẩn LHQ, các người tham gia các buổi họp trên đã trình bày rành rọt và
giúp thế giới ngày càng nhìn thấy rõ hơn chính sách đàn áp tôn giáo rất khốc
liệt nhưng được khéo che đậy ở Việt Nam.
(2) Kết nối các nhóm/tổ
chức tôn giáo ở hải ngoại với quốc tế: Trong 2 năm 2013-2014, ngày càng nhiều
các nhóm/tổ chức tôn giáo Việt Nam ở hải ngoại có quan hệ với các cộng đồng tôn
giáo độc lập ở trong nước đã tham gia điều trần ở Quốc Hội, và họp thường xuyên
với Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Họ chuyển đạt
trực tiếp đến chính quyền Hoa Kỳ các thông tin và đề nghị của các cộng đồng tôn
giáo độc lập ở trong nước. Giữa tháng 9 tới đây một phái đoàn đa tôn giáo lại
sẽ họp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
(3) Vận động sự yểm trợ
của các tổ chức tôn giáo và tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế: Tương tự như
cuộc vận động sự lên tiếng mạnh mẽ của nhiều công đoàn lao động Hoa Kỳ, BPSOS
đang vận động khoảng 50 tổ chức Hoa Kỳ và Âu Châu quan tâm đến tự do tôn giáo
quốc tế để tạo nên sức ép ngày càng tăng lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Mục tiêu là
đưa Việt Nam vào danh sách CPC vào tháng 7 sang năm. Bắt đầu đã có một số tổ
chức hưởng ứng. Chẳng hạn, một số tổ chức Hoa Kỳ và quốc tế đã tham gia cùng
với chúng tôi để vận động TNS Corker tiếp xúc với các chức sắc Cao Đài như kể
trên. Xem:https://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2014/07/irf-roundtable-vietnam-letter-ranking-member-corker.pdf vàhttps://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2014/07/csw-letter-to-senate-foreign-relations-committee-senator-corker.pdf.
Chúng tôi đang tạo cơ hội để một phái đoàn đa tôn giáo của người Việt sẽ tiếp
xúc với khoảng 50 tổ chức kể trên tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 9
này.
Phần lớn các công tác
“ngoại vận” ở trên đang được bàn giao cho Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và
Dân Chủ.
Chúng tôi quan niệm
rằng, một khi nhất cử nhất động đàn áp tôn giáo ở Việt Nam đều bị quốc tế kiểm
tra và lên án thì dù ngay cả bạo quyền cũng sẽ e dè hơn, nhất là khi nội tình
đang bị rối rắm tứ bề nên phải cầu cạnh quốc tế. Muốn tận dụng cơ hội này, các
cộng đồng tôn giáo ở trong nước cần phát triển khả năng báo cáo vi phạm và phát
triển quan hệ trực tiếp với quốc tế, với sự yểm trợ của các nhóm/tổ chức đồng tôn
giáo ở hải ngoại.
Bài liên quan:
Việt Nam: CPC, không TPP
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2940
Thời cơ cho tự do tôn
giáo
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2934
Từ Biết đến Biết Cách
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1975
Báo Cáo Vi Phạm Nhân
Quyền Với Uỷ Hội Về Tình Trạng Nữ Giới
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2725
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện
Uyển Thi
danlambaovn.blogspot.com
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền