Saturday, September 13, 2014

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định : Tôi không có tội !


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định : Tôi không có tội !

Tiếng Nói Đa Nguyên
12/09/2014
0
RadioCTM - Trần Quang Thành
 Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định : Tôi không có tội ! 

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/09/20140912-ctm-danguyen_NXNghia.mp3

 Vào lúc 19 giờ ngày 11/9/2014, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sau 6 năm bị giam cầm trong ngục tù cộng sản, trải qua 3 nhà tù từ Hà Nam đến Nghệ An và Quảng Nam đã trở về với gia đình.

Khởi hành từ trại giam Am Điềm tỉnh Quảng Nam lúc 8 giờ sáng cho đến lúc về đến nhà, đoạn đường hơn 10 tiếng, mà nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không được ăn uống gì cả.
Từ Hải Phòng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghia đã kể lại với phóng viên Trần Quang Thành về 6 năm trong ngục tù cộng sản, mời quí vị  theo dõi : http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/09/20140912-ctm-danguyen_NXNghia.mp3


Trí thức Đức vận động tự do cho luật sư Lê Quốc Quân
Nguyễn Thanh Văn


Vào ngày 02 tháng 10 năm 2013, trong khi trên đường đến trường Đại học ở Ludwigshafen, Giáo sư Kals tình cờ nghe được tin tức trên radio loan tin Ls. Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa vì tội "trốn thuế". Xướng ngôn viên còn nói rõ "Hàng trăm người đã biểu tình chống lại vụ án mà theo họ có màu sắc chính trị" (http://www.dtoday.de/startseite/politik).

Là một người quan tâm đến Việt Nam, qua những ấn tượng đầu tiên của người láng giềng Việt Nam tị nạn khi người này có lần nói với Gs. Kals rằng sở dĩ ông ta tị nạn ở Đức vì ông ta không còn phải phập phòng lo sợ như ở Việt Nam cái cảnh vào ban đêm sẽ có người tới nhà bắt ông đi bất cứ lúc nào.

Qua gia đình người Việt láng giềng, cũng như tìm hiểu thêm trên Internet về con người và lý do thật tại sao Ls. Lê Quốc Quân bị bắt giữ và bỏ tù, Gs. Kals thấy đây là điều bất công, vô lý không thể xảy ra trong một chế độ tự do, dân chủ, pháp trị.

Vì vậy vào đầu tháng 11 năm 2013 Gs. Kals cùng nhóm chủ xướng gồm một số bạn bè, trong đó có gia đình người hàng xóm Việt Nam của ông, đã vận động được 31 trí thức khác tại Âu châu cùng đứng tên chung trong bức thư gởi đến ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam để đòi trả tự do cho Ls. Lê Quốc Quân.
Nguyên văn bức thư được viết như sau:
Prof. Dr. Johannes Kals, Eichstraße 44, 67434 Neustadt an der Weinstraße, Germany
Gởi đến:
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
01 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
Việt-Nam
Những vị sau đây nhận một bản sao bức thư này:
- Tòa đại sứ Việt Nam tại Berlin
- Bà Catherine Ashton, Đại diện Cao cấp Liên minh Châu Âu phụ trách Ngoại giao và Chính sách An ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu
- Ông Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Đức
- Ông Löning, Đặc trách về nhân quyền và trợ giúp nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức.
Neustadt, 25. 11. 2013
Kính thưa ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Qua lá thư này chúng tôi muốn bày tỏ nỗi lo lắng sâu đậm về cách hành xử cũng như những thiếu sót trong phiên tòa vừa qua đối với Luật sư Lê Quốc Quân. Là luật sư, ông Lê Quốc Quân đã lên tiếng bênh vực rất nhiều người hoạt động cho nhân quyền, ngoài ra ông còn là cố vấn cho những tổ chức dân sự xã hội như Ngân hàng phát triển Á châu và Văn phòng phát triển quốc tế của Thụy Điển.
Theo tôi được biết, ông Lê Quốc Quân đã bị bắt từ tháng 12 năm 2012 vì bị quy trách tội trốn thuế. Người nhà ông Lê Quốc Quân cho biết những bằng chứng về tội trốn thuế là do công an bịa đặt ra để dập tắt lời kêu gọi thay đổi. Những tổ chức phi chính phủ như Hội phóng viên không biên giới và Hội Văn Bút Thế Giới /chi nhánh Anh Quốc (English PEN) đã lên tiếng đòi chính phủ Việt Nam hãy hủy bỏ phiên tòa mang mầu sắc chính trị đối với ông Lê Quốc Quân.

 Trong thời gian bị giam cầm này ông đã không được liên lạc với gia đình trong một giai đoạn dài. Vào ngày 08 tháng bảy 2013 tòa án ở Việt Nam đã bất chợt dời ngày ra tòa của ông Lê Quốc Quân với lý do là bà chánh án bị bịnh. 

Các luật sư khác và người nhà của Luật sư Lê Quốc Quân thì cho rằng phiên tòa bị đình chỉ vì nhà cầm quyền Việt Nam tránh né dư luận và sự chú ý của thế giới. Trong phiên tòa ngày 02.10. 2013 Luật sư Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù và người cùng bị cáo lãnh 8 tháng. Dựa vào nền tảng luật pháp quốc tế hai bản án này là một điều sỉ nhục.

Chúng tôi rất lo lắng về lối quy tội xảo trá và hành động bất nhân đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ như Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Tạ Phong Tần và nhiều người khác. Sự kiện này là một vết nhơ trong hồ sơ nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là những dấu hiệu cho thấy rằng nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc, vẫn tiếp tục không đáp ứng được những trách nhiệm quốc tế tối thiểu.

Chúng tôi xin ông nhớ rằng chính phủ Việt Nam đã ký vào Công Ứớc Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trong Công ước này người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp cũng như quyền có những phiên xử đúng thời hạn và công minh. Luật sư Lê Quốc Quân phải được trả tự do và phải được trắng án.
Kính thưa ông Thủ tướng, tôi yêu cầu ông chấm dứt bắt bớ và bỏ tù những người dân tụ họp ôn hòa và sử dụng quyền tự do ngôn luận của họ. Tôi kêu gọi giới trí thức khắp toàn cầu hãy lên tiếng đòi trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân.
Trân trọng,
Giáo sư Johannes Kals, người khởi xướng cuộc vận động đòi tự do cho Lê Quốc Quân.
---
Nổi bật trong số 32 người đầu tiên đứng tên bức thư là bà Vera Lengsfeld, Nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR), Cựu thành viên Quốc hội Liên Bang Đức, từng nhận lãnh huy chương cao quý của quốc gia (Bundesverdienstkreuz) và ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt an der Weinerstr. Bí thư đảng bộ đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Đức (CDU) thành phố Neustadt.

Bà Vera Lengsfeld, Nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR) 

Ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt an der Weinerstr.
Ngày 25.11.2013 bức thư viết cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng Đức ngữ, Anh ngữ và Việt ngữ đã được gửi đi và phổ biến rộng rãi trên mạng và theo Gs. Kals cho biết ông muốn vận động thêm nhiều người khác ký tên vào.
Đầu tháng 12 năm 2013, trong cuộc phỏng vấn của Radio Chân Trời Mới, những lời chia sẻ của Gs. Kals đã đem lại nhiều phấn khởi trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước, cũng như gây sự chú ý của nhiều nhà trí thức khác tại Đức.

Trong bài phỏng vấn này Gs. Kals nhấn mạnh là ông cùng với các bằng hữu sẽ luôn theo sát tình trạng của Ls. Lê Quốc Quân và tranh đấu cho tới khi nào Ls. Lê Quốc Quân được trả tự do. Ông và nhóm chủ xướng ban đầu đã tiếp tục vận động thêm một số trí thức khác cùng đừng tên vào bức thư. Số người tham gia ký tên ngày càng đông.

Trước tin Ls. Lê Quốc Quân ra tòa phúc thẩm vào ngày 17.02.2014, vào ngày 15.02, Gs. Kals đã thay mặt nhóm 70 trí thức (tính tới ngày này) gửi thư cho Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Đức, bà Prof. Dr. Maria Böhmer để yêu cầu chính phủ Đức lên tiếng hỗ trợ cho Ls. Lê Quốc Quân.

Trong thư Gs. Kals đã nhắc đến việc phái đoàn Đức đã chất vấn phái đoàn Cộng sản Việt Nam trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ 18 tại Geneva vào ngày 05.02.2014 với 2 khuyến cáo:

* 143.117. Trả tự do tức khắc tất cả các tù nhân bị giam giữ tùy tiện và bồi thường thiệt hại cho họ theo như yêu cầu của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc;
* 143.171. Thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và bảo đảm đầy đủ các quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận trên mạng Internet cũng như trong đời sống thường nhựt cho tất cả các công dân của mình.
Ngày 11.3.2014, bà Giáo sư tiến sĩ Maria Böhmer, Thứ trưởng Ngoại giao CHLB Đức đã gởi thư phúc đáp rằng, chính quyền Đức rất quan tâm đến trường hợp của Ls. Lê Quốc Quân. Bà hứa là chính phủ Đức sẽ tiếp tục tranh đấu cho người Luật sư chuyên lo về nhân quyền và dân chủ này:
Nội dung thư phúc đáp như sau:
Bộ Ngoại Giao
Prof. Dr. Maria Böhmer
Dân biểu Quốc Hội Liên Bang
Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao
Kurstraße 36
11013 Berlin

www.auswaertiges-amt.de
Ông
Prof. Dr. Johannes Kals
Eichstr. 44
67434 Neustadt/Weinstraße
Berlin, ngày 11 tháng 3 năm 2014
Kính thưa Giáo sư Kals,

chúng tôi xin cám ơn ông rất nhiều đã gửi đến chúng tôi bức thư đề ngày 15.02.2014, trong đó ông đã cùng với những nhân sĩ khác lên tiếng cho luật sư và người tranh đấu bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân, hiện đang bị giam cầm tại Việt Nam.

Chính phủ Đức theo dõi trường hợp này từ lâu với sự lưu tâm đặc biệt và lo lắng. Đáng tiếc tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã giữ nguyên bản án đối với Luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 18.02.2014. Nhân danh toàn khối liên hiệp Âu Châu phái đoàn liên hiệp Âu Châu đã phê phán bản án trên và kêu gọi phải tôn trọng nhân quyền. Bản tuyên cáo của liên hiệp Âu Châu tôi xin gửi kèm theo đây.

Ngoài ra chúng tôi rất lo âu về tình trạng sức khỏe của Luật sư Lê Quốc Quân, vì ông đã tuyệt thực 16 ngày trước khi ra tòa, và vì thế trông ông kiệt sức. Qua tòa đại sứ Đức ở Hà Nội chúng tôi có mối liên hệ thường xuyên với người em trai và vợ của Ls. Lê Quốc Quân.

Cùng với các quốc gia thành viên thuộc Liên Hiệp Âu Châu chúng tôi đã từng tranh đấu đề nhân quyền ở Việt Nam được tôn trọng nói chung và cho Ls. Lê Quốc Quân nói riêng.
Chúng tôi xin cam kết với ông rằng chính quyền Đức sẽ tiếp tục lên tiếng và tranh đấu cho Ls. Lê Quốc Quân.
Trân trọng kính chào
Maria Böhmer
http://www.ttdq.de/node/1240

Prof. Dr. Maria Böhmer,Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao


Khi văn thư của Prof. Dr. Böhmer được phổ biến trên mạng thì không những các nhà trí thức mà còn cả những tu sĩ, chính trị gia và các dân biểu Quốc Hội Tiểu bang và Liên bang Đức cũng cùng ủng hộ. Hiện nay đã có trên 120 nhân sĩ trí thức và dân biểu quốc hội tiếng tăm như cựu tổng thư ký đảng CDU Dr. Heiner Geißler, Linh mục Bề Trên Giám Tỉnh dòng Trái tim Đức Chúa Giêsu (Herz- Jesu-Kloster) Dr. Heine Wilmer, Linh mục Quản Hạt thành phố Ludwigshafen am Rhein Alban Meißner, Bs trưởng nhà thương Neustadt/Weinstr. Dr. med. Stefan Grüne, Bs giám đốc nhà thương Ludwigshafen a.Rh. Dr. med. Jörg Breitmaier, cựu chủ tịch đảng SPD kiêm thủ tướng tiểu bang Rheinland-Pfalz Kurt Beck… 

Cựu chủ tịch đảng SPD, kiêm thủ tướng tiểu bang Rheinland-Pfalz Kurt Beck.

Cựu tổng thư ký đảng CDU Dr. Heiner Geißler

Từ trái sang phải: Linh mục Alban Meißner, Quản Hạt thành phố Ludwigshafen am Rhein; Dr. Heine Wilmer, Linh mục bề trên Giám Tỉnh dòng Trái tim Đức Chúa Giêsu (Herz- Jesu-Kloster); Linh mục August Hülsmann.

Linh mục Darek Bryk

Đầu tháng 7.2014, Tiến sĩ Philipp Lengsfeld, Dân biểu quốc hội liên bang Đức, con trai của bà Vera Lengsfeld, Nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR), đã nhận bảo trợ cho Ls. Lê Quốc Quân theo chương trình "Dân biểu quốc hội hỗ trợ nhau" (Parlamentarier schützen Parlamentarier), với mục tiêu là Ls. Lê Quốc Quân nhanh chóng được trả tự do. 

Tiến sĩ Philipp Lengsfeld

https://www.bundestag.de/presse/pressemitteilungen/2014/pm_1407044/286468 
Mặc dù rất bận rộn với việc hoàn thành cuốn sách chuyên môn của mình nhưng Gs. Kals đã không quên câu khẳng định của mình là "sẽ vận động tiếp tục cho đến khi Ls. Lê Quốc Quân được tự do". Ông cùng Nhóm khởi xướng ban đầu đã kiên trì tiếp tục vận động.

Cho đến hôm nay danh sách các nhân sĩ, trí thức, chính trị gia đồng ý đứng tên trong bức thư đòi tự do cho Ls. Lê Quốc Quân đã lên tới 150 người, trong đó có những dân biểu liên bang Đức, thuộc hai đảng lớn đang cầm quyền tại Đức là CDU (Dân Chủ Thiên Chúa Giáo) và SPD (Xã hội Dân Chủ) như:

CDU: Bà Julia Klöckner (Phó chủ tịch đảng CDU), ông Wolfgang Bosbach, Trưởng Ban Nội vụ của Quốc hội), Tiến sĩ Philipp Lengsfeld, ông Alois Karl, ông Frank Heinrich; Dr. Georg Kippels, ông Rufolf Henke, bà Ingrid Fischbach, Dr. Bernd Fabritius, ông Martin Patzelt, ông Johannes Steiniger.

Từ trái sang phải: Ông Wolfgang Bosbach, Chủ tịch Tiểu Ban Nội vụ của Quốc hội), bà Julia Klöckner (Phó chủ tịch đảng CDU), ông Rufolf Henke, Dân biểu liên bang.

Từ trái sang phải: Các dân biểu liên bang thuộc đảng CDU Dr. Bernd Fabritius, ông Martin Patzelt, bà Ingrid Fischbach.

Từ trái sang phải: Các dân biểu liên bang thuộc đảng CDU ông Alois Karl, ông Johannes Steiniger, ông Frank Heinrich

Từ trái sang phải: Các dân biểu liên bang thuộc đảng CDU ông Norbert Schindler, Dr. Friederike Föcking, Dr. Georg Kippels

SPD: Ông Dietmar Nietan, Ông Thomas Hitschler, Ông Frank Schwabe, Bà Kerstin Griese, Ông Stefan Rebmann, Ông Achim Barchmann,.. 

Từ trái sang phải: Các dân biểu liên bang thuộc đảng SPD: Ông Frank Schwabe, Bà Kerstin Griese, Ông Dietmar Nietan.

Từ trái sang phải: Các dân biểu liên bang thuộc đảng SPD: Ông Stefan Rebmann, ông Thomas Hitschler, ông Achim Barchmann.

Ông Alex. Graf Lambsdorff (đảng FDP), Ông Reinhard Hans Bütikofer (đảng Grün)

Danh sách những người ký tên ủng hộ Ls. Lê Quốc Quân sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới.


DienDanCTM


________________________________________
 VRNs (12.09.2014) – Nghệ An – Gia đình Tù nhân Lương tâm Thanh niên Công giáo Nguyễn Đình Cương cho biết, hiện nay, anh Cương đang tuyệt thực, anh đang bị kỷ luật và bị cùm chân.
Chị Kim Chi, em gái anh Nguyễn Đình Cương cho hay: “Vào ngày 03.09, gia đình tôi có nhận được một cuộc điện thoại báo rằng, anh Cương đang bị kỷ luật và bị cùm chân. Họ tắt điện thoại. Sau đó, gia đình tôi gọi lại số điện thoại đó nhưng không được.

Gia đình chúng tôi tiếp tục nhận được cuộc điện thoại thứ hai vào ngày 09.09 thì họ nói, anh Cương đã tuyệt thực đến ngày thứ ba rồi, anh vẫn bị kỷ luật và bị cùm chân. Họ cho biết lý do anh Cương bị cùm chân là, có một tù phạm giam chung phòng với anh ấy bị quản giáo đánh đập, thế nên anh Cương đã [lên tiếng] bảo vệ người này…”

Sau đó 1 ngày, ngày 10.09, gia đình anh Cương đã đến trại giam Nam Hà, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, để thăm nuôi anh theo định kỳ, nhưng “công an trại giam không cho gia đình thăm gặp với lý do anh Cương đang bị kỷ luật, vì nói xấu chế độ”. Bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ của Tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương khẳng định điều này.

Bà Hóa cho biết thêm, công an trại giam nói, qua ngày 15.09 thì gia đình mới được thăm gặp anh Cương.
Dự kiến, gia đình bà sẽ đi thăm nuôi anh Cương vào ngày 20.09 tới.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương bị bắt vào ngày 24.12.2011. Anh bị kết án 4 năm tù giam 3 năm quản chế với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS, trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 08 – 09.01.2013, tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, và y án trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 23.05.2013 vừa qua.
Được biết, tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương là một trong những thanh niên hoạt động tích cực trong các hoạt động liên quan đến bảo vệ sự sống. Và, anh tham gia các cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền Nghệ An, được cho là cướp đất đai của nhà thờ Cầu Rầm, giáo phận Vinh vào năm 2011 vừa qua.
PV. VRNs 
http://www.chuacuuthe.com/2014/09/tnlt-nguyen-dinh-cuong-bi-biet-giam-va-cum-chan/


Ký Giả Trương Minh Đức bị bắt trở lại 

Thông Báo số #52 của Đảng Vì Dân Việt Nam
v/v: Ký giả Trương Minh Đức bị công an bắt giữ đêm 10/09/2014

Houston, TX - 11/09/2014 - Vào lúc 11:40 tối đêm 10 rạng 11/09/2014, hàng chục công an đã bắt giữ Ký giả Trương Minh Đức (thành viên Đảng Vì Dân Việt Nam) tại tư gia ở thị trấn Mỹ Phước (thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương); hai ngày sau khi anh bị hành hung trọng thương một cách cố ý tại khu vực số 63 Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội), và một ngày sau khi anh được vợ (chị Nguyễn thị Kim Thanh) đưa về nhà vào chiều ngày 9/9/2014 để dưỡng thương. (xem Thông báo #51)


Chị Nguyễn thị Kim-Thanh 
(vợ ký giả Trương Minh Đức)

Nghe nội dung lời báo động của chị Kim Thanh
http://vidan.info/files/AnhTrinh_phongvan_chi%20KimThanh.mp3

Được biết trong nhiều tháng qua, gia đình anh đã bị khám xét hành chính nhiều lần và phải đối phó với nhiều hình thức sách nhiễu khác nhau. Tuy nhiên, sự kiện anh bị bắt giữ ngay sau khi vừa bị hành hung bởi nhiều kẻ côn đồ được nhận diện có liên quan đến cơ quan an ninh ở Hà Nội cho thấy rằng: Việc bắt giữ Ký giả Trương Minh Đức lần này là một kế hoạch đàn áp có chỉ đạo và sắp xếp.

Ký giả Trương Minh Đức là một nhà báo tự do đầy nhiệt huyết, đã không quản ngại hiểm nguy để tiếp tục con đường phụng sự dân chủ tự do và công bằng xã hội ngay sau khi anh vừa mãn án 5 năm tù giam vào ngày 05/05/2012. Dù bản chất là
người hiền lành, điềm đạm song với tính cương trực, thẳng thắn anh đã làm nhiều phóng sự nói lên tình trạng độc tài, tham ô và bất công ở Việt Nam. Trong thời gian gần đây, anh đã chia sẻ là có thể sẽ bị nhà cầm quyền bắt lại bất cứ lúc nào và gán ghép cho các tội danh phi lý, nhưng anh sẽ không vì vậy mà bỏ cuộc.

Trước sự kiện bắt giam người một cách vô lý nêu trên, Đảng Vì Dân Việt Nam cực lực phản đối và lên án nhà cầm quyền CSVN, khẳng định rằng việc Ký giả Trương Minh Đức bị hành hung thô bạo và bắt giữ một cách vô lý là một hành động đàn áp thô bạo đối với một người đối lập ôn hòa đấu tranh ôn hòa cho tự do, dân chủ và công bằng xã hội; hoàn toàn đi ngược lại các cam kết mà nước CHXHCNVN đã chính thức tuyên bố trước các chính phủ và cơ quan nhân quyền quốc tế.

Đảng Vì Dân Việt Nam trân trọng cảm ơn sự yểm trợ tinh thần của các đoàn thể bạn, cơ quan nhân quyền, truyền thông, báo chí quốc tế và Việt Nam, đã góp phần lên tiếng đấu tranh cho quyền con người của Ký giả Trương Minh Đức.

Trân trọng kính thông báo và tri ân.
Houston ngày 11 tháng 09 năm 2014
TM. VPLL/ĐVDVN
Trịnh Ngọc Anh
 * THÔNG BÁO #51: Ký giả Trương Minh Đức bị hành hung tại Hà Nội


CCRĐ: Hà Nội hốt hoảng vì Đèn Cù 
Hà Nội hốt hoảng tung nhiều tư liệu để tuyên truyền 


Hồ Chí Minh qua sách Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh

Hà Nội hốt hoảng tung nhiều tư liệu để tuyên truyền, trước sức nặng bóc trần mặt thật.

Liên tục trong 2 ngày, nhà nước CSVN đã dùng nhiều hình thức tuyên truyền như báo chí, truyền hình để đưa tin về sự kiện cải cách ruộng đất năm 1954 ở miền Bắc Việt Nam như một cách nguỵ biện, tô vẽ lại một sự thật đẫm máu đã xảy ra ở miền Bắc sau 1954.


Vấn đề hết sức nhạy cảm này của chế độ CSVN đột nhiên được nói đến nhiều, khiến ai nấy đều tin rằng sau khi cuốn sách Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh xuất hiện, bóc trần bộ mặt gian ác của Hồ Chí Minh, Đảng CSVN thật sự rúng động vì tượng đài quan trọng của họ đã hoàn toàn sụp đổ, cũng như bộ mặt của chế độ đã lộ ra phần đen tối nhất.

Cuốn sách có tựa đề Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh thật sự là quả bom nổ đối với chế độ CSVN, vì tư liệu của cuốn sách, là sự thật tiết lộ của một người bước ra từ Đảng Cộng Sản VN. Đặc biệt sách cũng cho thấy Hồ Chí Minh hay Đảnh CSVN hoàn toàn lệ thuộc Trung Quốc từ rất lâu, kể cả việc tuân lệnh Bắc Kinh để hành quyết vô cớ hàng ngàn đồng bào của mình.



Theo giới thiệu, tác giả Đèn Cù là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật từ những ngày đầu tiên khi báo này thành lập do Trường Chinh làm Tổng biên tập. Ông sinh năm 1930 và tham gia Việt Minh vào năm 1946 tức lúc mới 16 tuổi, Trần Đĩnh thuộc lớp đảng viên tiên phong gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Ông cũng chính là người chấp bút tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp bút những tự truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận.



Sách Đèn Cù được in và phát hành rộng rãi trên toàn thế giới từ cộng đồng người Việt hải ngoại tại Mỹ và tràn về Việt Nam bằng bản in cũng như PDF . Ngay sau khi Đèn Cù xuất hiện, có thể nhìn thấy tác động của sách, qua việc CSVN tổ chức liên tục bài vở, hình ảnh để ca ngợi cuộc cải cách miền Bắc như là một công lao đem lại ấm no hạnh phúc cho người dân, đánh đuổi được chế độ chủ nô.



Trong thời gian gần đây, rất nhiều tư liệu gọi là ‘giải thiêng’, được tung ra ở nhiều nguồn, ngày càng cho thấy rõ Hồ Chí Minh là một người lãnh đạo gian hùng và ác độc. Sự thật này đang làm cho nhiều người trẻ trong nước tỉnh giấc và nhận ra rằng lâu nay họ đã bị lừa dối và buộc phải tôn thờ một nhân vật máu lạnh.

Đảng CSVN thật sự rúng động. Tin cho biết, nhiều chương trình giáo dục và học tập theo gương họ Hồ sẽ sớm được tung ra trong nước, nhằm tuyên truyền cải chính, lấp liếm cho những gì bị tiết lộ.



Thậm chí ngày Tết Trung Thu mới vừa rồi ở Việt Nam, Hà Nội đã bỏ nhiều tiền của để tổ chức ở nhiều nơi một lễ Trung Thu rước hình họ Hồ để tuyên truyền.

Việc phơi bày mặt thật của Hồ Chí Minh cũng đồng nghĩa lật đổ mọi giá trị của Đảng CSVN. Hiện nay trong nước, người ta đang chuyền tay nhau quyển sách này và nói với nhau về ngày tàn của chế độ.

Để tham khảo, quý độc giả có thể download bản PDF theo đường dẫn ở đây:
https://docs.google.com/file/d/0B7GMKLKS_qhPa2Z0aXJpZjlZY3c/edit

DienDanCTM


Đóng cửa triển lãm CCRĐ - ngăn cản bà con dân oan xem. 
Châu Văn Thi


http://www.youtube.com/watch?v=TVgNUOVhde8
Nguồn Video: Trịnh Bá Phương
Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, bà con dân oan Dương Nội diễu hành tới Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia số 25 phố Tông Đản để tham dự triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất.
Lúc 11h sáng bà con tới nơi, nhưng được bảo vệ bảo tàng nói là đã đóng cửa nghỉ trưa, phải chờ tới 14h mới mở cửa trở lại.
Bà con nông dân đã phải ngồi ở vường hoa Cổ Tân đợi đến chiều để vào, nhưng chính người bảo vệ nói trên cùng với một số an ninh mặc thường phục cho biết phòng triển lãm đã đóng cửa bảo dưỡng, để sửa chữa một số vấn đề về ánh sáng.

Được biết cuộc triển lãm lần này tập trung vào phần "được" của cuộc Cải cách ruộng đất, so sánh tình trạng phân biệt giàu nghèo giữa địa chỉ và nông dân, và những hình ảnh người nông dân cười hạnh phúc khi có ruộng đất trong tay. 

Phần "chưa được" của CCRĐ không được đề cập đến vì theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia: “Chúng tôi chỉ chọn những gì tích cực nhất mà cải cách mang lại”. “Chúng tôi không coi đó là một vết thương mà coi đó là bài học xương máu trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng dân chủ. Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng tư liệu của Đảng, Bác Hồ khi sửa sai. Chứ chúng tôi không coi đó là một vấn đề chính trong trưng bày để xoáy sâu vào mất mát hay tổn thất gì. Cái đó Đảng ta đánh giá rồi".

Trên FB chị Dư A Liên đùa: "Em có một ước mơ là đảng quang vinh vĩ đại đỉnh cao trí tuệ của chúng ta bây giờ tiến hành cải cách ruộng đất hay nhà đất gì đó phát như hồi xưa. Em ấp ủ hi dọng có đứa nào nó giàu tình thương mến thương, giàu đức hi xinh nó chia cho bần nông như em cái nhà rộng rộng đẹp đẹp của nó. Còn nếu hông đứa nào chịu chia thì đảng phải tổ chức đấu tố để nó nhận ra lỗi lầm của nó là quá giàu, quá nhiều đất đai, tài sản trong khi xung quanh nó nhiều người nghèo không có đất cắm dùi, mờ mắt kiếm miếng ăn. Phải làm triệt để thu hồi toàn bộ tài sản về tay dân vô sản chúng mình như lời bài quốc tế ca mà mỗi lần hát lên là em nghẹn ngào rưng rưng xúc động: "bao nhiêu tài sản ắt qua tay mình". Lúc đó chắc em đội ơn đảng muôn năm, dà em xin hứa từ nai cho đến cuối cuộc đời ngày nầu em cũng ca bài: "đảng đã cho ta mùa xưng".

Báo cáo láo như bịt mắt đi trong đêm 
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-11 

Những phụ nữ làm thuê ở Hà Tây 
AFP photo 

Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cập nhật đầu tháng 9/2014 chỉ có 1,84%, tức ở mức thấp nhất thế giới mà những nước phát triển phương tây nằm mơ cũng không thể có. Con số ảo đầy tính khôi hài này nên được hiểu như thế nào.
Những con số khôi hài ...
Trong cuộc phỏng vấn tối 11/9/2014, từ Hà Nội chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định:
"Cả cái đất nước như thế này, hàng trăm nghìn doanh nghiệp bị phá sản trong mấy năm vừa rồi thì làm sao tỷ lệ lao động thất nghiệp chỉ 1,84% được. Các nước như Mỹ, Nhật, Châu Âu nó ở cái số nào chứ làm gì có cái phẩy bao nhiêu. Mình nói như vậy là không biết xấu hổ trong vấn đề báo cáo. Những việc này Nhà nước Việt Nam các vị lãnh đạo nên ngồi suy nghĩ lại đừng đưa ra những con số làm cho cả thế giới người ta cười. Việt Nam cần xem lại vấn đề thông thoáng và trung thực thông tin, chứ còn thông tin như thế thì ai mà nghe cho được.”
VnExpress bản tin trên mạng ngày 10/9/2014 trích lời bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam mô tả tỷ lệ thất nghiệp 1,84% do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội đưa ra là “lạc quan tếu”.

 Bà Hoài Thu nói: “không biết người ta định nghĩa thế nào là thất nghiệp. Nhưng thực tế có rất nhiều người thất nghiệp, lúc nào trên đường phố, quán xá cũng đầy người. Nếu người ta có việc làm thì phải ở trong cơ quan, công sở, nhà máy. Nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp như ngành Lao động công bố thì người ngồi la cà quán xá, đi đường trong giờ hành chính chắc không đông đến thế.”

Ông Phạm Thành ở Hà Nội, một nhà báo từng nhiều năm phục vụ truyền thông nhà nước nhận xét về những con số ảo được báo cáo mà trước kia ông gặp hàng ngày khi tác nghiệp báo chí:
Những việc này Nhà nước Việt Nam các vị lãnh đạo nên ngồi suy nghĩ lại đừng đưa ra những con số làm cho cả thế giới người ta cười. 

- Chuyên gia Bùi Kiến Thành 
"Nó nhờ cơ chế nó lên cho nên nó dốt nát đưa ra con số đó thôi. Bây giờ dân Việt Nam chẳng ai tin con số đó đâu. Trên thực tế ngay trong khu mình cư trú, nếu chịu khó ra chỗ chợ lao động ở trên phố thì thấy dân thất nghiệp ở đó đầy ra. Trước nay ngay những người có bằng cấp đại học mà vẫn thất nghiệp.”
Tờ báo mạng lề trái Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo độc lập mô tả câu chuyện tỷ lệ thất nghiệp 1,84% thấp nhất thế giới là bệnh báo cáo láo. Tác giả bài viết trích lời Ông Nguyễn Bá Thanh trưởng Ban Nội chính Trung ương từng gọi là bệnh ‘báo cáo láo thành quen’.
Nhà báo Phạm Thành đặt vấn đề theo cách riêng của ông:
"Xưa nay cộng sản có bao giờ dựa vào sự thật để làm cái gì đâu, đấy là bản chất của họ. Bây giờ mấy ông chóp bu nhìn nhận vấn đề bằng cảm tính nếu muốn đưa ra chủ trương đường lối chính sách gì là theo ý chí của các ông ấy. Khi mà ý chí của các ông ấy phổ biến ra, thì các bộ phận chức năng phải làm sao đưa ra các số liệu cho nó phù hợp ý chí chủ quan của họ, chứ cộng sản nó có bao giờ nó làm trên con số thực đâu.” 
Nếu Việt Nam đề ra chính sách chiến lược phát triển mà dựa trên những số liệu ảo thì đất nước có thể sẽ phải chịu nhiều hệ lụy nguy hiểm. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Tất nhiên, mình đưa ra một con số ảo để dựa vào đó làm kế hoạch thì tất cả kế hoạch đều ảo hết thôi.

 Kế hoạch mà không có con số chính xác thì làm sao mà làm kế hoạch được, vì vậy cho nên chúng ta sống trong thế giới ảo, rồi tự cho mình là ghê gớm lắm. 

Bởi vậy cho nên có nhiều vấn đề xảy ra, nên kinh tế không có con số chính xác thì làm sao mà làm việc được

. Việc này là cả vấn đề, chính sách của nhà nước phải nhìn rõ sự thực, tình hình nó như thế nào. Đừng bịt mắt mà đi trong đêm nguy hiểm lắm, cũng như đang lái xe ban đêm trên đường cao tốc mà tắt đèn đi thì làm sao không gặp sự cố.”
... do bệnh thành tích
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói với chúng tôi là không thể tưởng tượng được từ nhiều thập niên đã qua, cơ quan chức năng của Việt Nam luôn tạo ra những con số hoành tráng và những báo cáo khó tin.

Giới trẻ VN sử dụng iPhone, iPad tại một quán cà phê vỉa hè Hà Nội năm 2013. AFP photo

“Đối với nền kinh tế quốc dân của bất cứ nước nào, trọng trách lớn nhất của quản lý nhà nước là làm sao tạo công ăn việc làm cho đất nước mình. Vì vậy cho nên vấn đề là thời gian của người lao động không trở lại, không có gì lãng phí hơn là lãng phí thời gian cuộc sống của người lao động trên đất nước của mình. Mình không nhìn rõ vào sự thực chỉ nhìn con số báo cáo như thế rồi mình cho là thành tích này thành tích nọ, vấn đề đó cực kỳ nguy hiểm. 

Phải xem rõ sự thực nền kinh tế đất nước như thế nào, số người thất nghiệp ra sao, tại làm sao mà thất nghiệp chứ làm gì có con số 1,8% mà không biết ngượng. Riêng tôi tôi lấy làm xấu hổ cho những con số như thế.” 

Báo Đất Việt và Dân Trí điện tử ngày 8/9/2014 trích lời PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, Phó viện trưởng viện Khoa học Lao động và Xã hội biện giải về tỷ lệ thất nghiệp 1,84% mà tổ chức này đưa ra. Theo đó số liệu là do Tổng Cục Thống Kê làm ra và đánh giá thất nghiệp theo tiêu chuẩn chung của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. Tuy rằng chính ILO thừa nhận cách đánh giá hiện hành không phù hợp với các nước như Việt Nam, vì nền nông nghiệp còn duy trì khối lượng lao động rất lớn. Phó Viện trưởng Nguyễn Bá Ngọc nhấn mạnh rằng, ở các nước công nghiệp phát triển, làm ra làm, thất nghiệp ra thất nghiệp chứ ở Việt Nam là kiểu thất nghiệp nửa vời, không có việc về vẫn tranh thủ làm cái này cái kia.
Tìm hiểu thực trạng Việt Nam, những người không có việc làm vẫn không đói, họ có thể đi câu cá, bắt tép mò cua, làm đủ thứ việc vặt, linh tinh ở khắp nơi và cơ quan chức năng vẫn xem họ là có việc làm? Phải chăng những yếu tố này góp phần tạo nên báo cáo tỷ lệ thất nghiệp 1,84% vừa nêu.
Đáp câu hỏi cách đánh giá thất nghiệp ở phương tây và Việt Nam có gì khác biệt hay không, khi mà nền kinh tế phát triển nhất thế giới là Hoa Kỳ vẫn thường xuyên có tỷ lệ thất nghiệp 6%-7%. Chuyên gia Bùi Kiến Thành phát biểu:
Đừng bịt mắt mà đi trong đêm nguy hiểm lắm, cũng như đang lái xe ban đêm trên đường cao tốc mà tắt đèn đi thì làm sao không gặp sự cố.        
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành 
"Hoàn toàn khác biệt, Việt Nam thất nghiệp 1,84% của cái gì, cơ sở để tính phần trăm đó là cái gì? Điều này chúng ta chưa rõ ràng, bình thường như vậy người ta nói thất nghiệp trong toàn số, dân số của mình bao nhiêu, bao nhiêu ở thôn quê, bao nhiêu ở thành thị, bao nhiêu làm nông nghiệp thì phải nói cho rõ. Những người có việc làm là bao nhiêu, những người mất việc làm là bao nhiêu. Chúng ta không làm việc ấy thành ra cơ sở nào nói 1% hay 10%, cơ sở đó chúng ta không rõ ràng. Cơ sở Bộ Lao động đưa ra là cơ sở ảo không phải cơ sở thật.”

Con số thất nghiệp của Việt Nam là 1,84% như công bố của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trở thành một câu chuyện hài mà chính báo chí lề phải của Việt Nam cũng không bỏ qua. Hồi đầu năm 2014, bà  Phạm Thị Hải Chuyền Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng từng báo cáo một con số đẹp, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 1,99%.

Bệnh thành tích thâm căn cố đế, thí dụ những con số không trung thực về mức tăng Tổng sản phẩm nội địa GDP của 63 tỉnh thành khi nhập lại thì thường gấp đôi mức tăng GDP của cả nước. 

Bệnh thành tích, nói láo ăn tiền, báo cáo láo thành quen rất phổ biến ở Việt Nam đến độ người dân chẳng màng quan tâm. Và có lẽ những con số thống kê bịa đặt không chỉ dừng ở chỗ ‘lạc quan tếu’ như phát biểu của bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội về các vấn đề xã hội. Tác hại của nó trong mấy thập niên vừa qua có lẽ không bao giờ có thể tổng kết được.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/going-blindfold-in-the-dark-nn-09112014154111.html

__._,_.___
________________________________________
Posted by: ly vanxuan 

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Không ai 'quản chế' được tự do



Danlambao - Trao đổi với Danlambao ngay sau khi ra tù, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tỏ ra lạc quan, tin tưởng vào con đường đã chọn. Ông khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi lý tưởng đấu tranh đến cùng.

*

Lúc 23 giờ đêm ngày 11/9/2014, người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa đã về đến nhà riêng tại 828 Trường Chinh, phường Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng.

Đây là hình ảnh đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Nghĩa sau 6 năm chịu cảnh tù đày nghiệt ngã.

Nhà văn 65 tuổi cho biết, lúc 8h giờ sáng cùng ngày, công an đã áp giải ông vào từ trại giam An Điềm, Quảng Nam đưa về địa phương tại Hải Phòng để "quản chế". Ngoài mức án 6 năm tù giam, ông Nghĩa sẽ tiếp tục bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong thời gian 3 năm.

Trên suốt quãng đường áp giải hơn 1000 cây số, ông Nghĩa không được cho ăn uống tử tế. Khi về đến Hải Phòng, mặc dù trời đã tối mịt nhưng ông tiếp tục bị đưa đến trụ sở UBND quận để làm việc.

Khi về đến nhà đã là 23 giờ khuya, ông Nghĩa chỉ kịp ăn tối và uống thuốc, sau đó dành thời gian tiếp chuyện bạn bè, trả lời phỏng vấn báo đài.

Không ai 'quản chế' được tự do

Được biết, sau 6 năm tù đày khắc nghiệt, sức khỏe của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã suy yếu đi rất nhiều.

Khi còn bị giam giữ tại trại giam An Điềm, ông bị chứng đau nửa mặt kéo dài, bác sĩ trại giam cho rằng ông bị đau răng. Mặc dù đã nhiều lần yêu cầu được đưa đi khám chữa đúng cách nhưng phía trại giam cố tình tỏ ra chây lỳ.

Phải đến khi đấu tranh quyết liệt thì nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa mới được đưa đi đến bệnh viện đa khoa Quảng Nam chữa trị. Sau khi nhổ hết 3 chiếc răng những vẫn không khỏi, ông Nghĩa mới được bác sĩ thông báo rằng ông bị chứng đau dây thần kinh số V.

Dự kiến trong thời gian gần nhất, gia đình sẽ sắp xếp đưa ông Nghĩa đi khám và điều trị đúng chuyên khoa.

Trước đó, viện lý do giúp ông Nghĩa ‘tái hòa nhập cộng đồng’, phía CA có yêu cầu ông ký vào một bản cam kết chấp hành án quản chế, nhưng cũng đã bị từ chối.

Về bản án quản chế 3 năm tại địa phương, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định: Không ai có thể ‘quản chế’ một nhà văn có tâm hồn tự do!

Không từ bỏ lý tưởng

Sự trở về trong chiến thắng của người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa chắc chắn sẽ là nguồn khích lệ lớn đối với Phong trào Dân chủ Việt Nam.

Không chỉ là một nhà văn, ông Nghĩa còn là một người đấu tranh tiên phong luôn đi đầu trong các hoạt động xuống đường tại Việt Nam.

Thậm chí, trong thời gian ở tù, ông Nghĩa vấn tiếp tục đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng, bất chấp những hành vi trả thù hèn hạ của công an trại giam.

Trao đổi với Danlambao ngay sau khi ra tù, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tỏ ra lạc quan, tin tưởng vào con đường đã chọn. Ông khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi lý tưởng đấu tranh đến cùng.

Qua Danlambao, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa muốn gửi tặng tất cả bạn đọc bài thơ vừa được sáng tác trước khi ra tù một ngày:

An Điềm không lều cỏ
Vách tường không kiếm cung
Tảng đá không rồng cuốn
Hạc, phượng không ghé thăm.

Nói tám, chín tiếng Tây
Đọc dăm ba sách Thánh
Nửa đêm dậy vỗ gối
Làm sao thành tôi trung?

Giận khuôn mặt chữ điền
Giận vai u thịt bắp
Giận tả thê nhi hữu
May mà không cháy bùng

Bỗng một chiều tháng sáu (*)
Lòng như đàn đứt dây
Anh hùng nào nghe lén?

Tiếc thua kém người xưa
Lo ngắn tài, sức yếu
Nhưng mà có sao đâu!
Ngày mai ta xuống núi!

(An Điềm trước ngày ra tù.)

(*) Tháng 6/2014, thời điểm luật sư Lê Quốc Quân bị chuyển đến trại giam An Điềm và bị giam chung với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.


Chia sẻ cảm nghĩ về sự trở về của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên thành viên MLBVN viết:

Sáu năm trước, anh em - chú cháu tôi, cả thảy gần chục con người đã lần lượt bị bắt giam vào đúng cái “ngày khủng bố” ngày 11 tháng 9.

Hôm nay, chú Nguyễn Xuân Nghĩa - người cuối cùng cũng là người cao tuổi nhất mới được trở về. Sự trở về không phải để bắt đầu một cuộc sống tự do, mà để mở đầu cho những năm tháng bị cầm tù tại ngôi nhà của mình. Chúng tôi, những người tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đều phải chịu hình thức cầm tù như thế.

Hôm nay chỉ có mình tôi khóc. Chú không khóc khi nói chuyện điên thoại với tôi. Chú cười, vỗ về: “Được rồi. được rồi. Chú biết rồi. Mọi sự qua rồi cháu ạ”. Nếu ở gần chắc chú đã xoa đầu tôi như hồi hai chú cháu còn chưa bị bắt.

Lần chú khóc sau cùng với tôi, theo trí nhớ có lẽ là lần tôi bị hành hung trên đường từ nhà chú trở về. Đó là vào tháng 6 năm 2008, sau khi chúng tôi viết đơn khởi kiện UBND Tp Hà Nội vì không cho biểu tình theo luật định.

Người tù chú mới ra tù đã gặp người tù cháu, lại nói về những người tù khác. Chú nói về khí phách của họ, nhất là về anh Điếu Cày và anh Lê Quốc Quân. Giọng nói chú trở nên gấp gáp hơn khi nhắc đến những câu chuyện như thế.

Tối nay tôi đi ngủ, lòng bình an vì biết Hải Phòng giờ đây tôi đã có chú Nghĩa để cùng tôi tiếp tục đồng hành con đường đã phải bị dở dang vào cái ngày khủng bố 9/11 năm 2008 ấy, cũng tại thành phố cảng này.


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List