Hồ sơ kiện là tài liệu lịch sử
Nguyễn Quốc Quân
CA cởi áo giả dạng thành côn dồ
đánh dân biểu tình chống Trung quốc |
Bạn sẽ trốn đi đâu khi
chính quyền là những kẻ côn đồ?
Chuyện những gã côn đồ
ức hiếp người cô thế ngỡ rằng chỉ xảy ra ở những góc phố vắng vẻ. Khốn nỗi ngày
nay, người dân Việt Nam lại cứ phải sống với chúng, ăn, ngủ, thở, đối diện với
chúng hàng ngày. Một chế độ ngày càng nâng việc sử dụng côn đồ lên hàng chính
sách đang làm cho đất nước không chỉ ngày càng sinh sôi thêm nhiều loại, hạng
côn đồ, mà sự chấp nhận cách hành xử côn đồ cũng gia tăng trong xã hội. Hành
vi, lời nói côn đồ tràn khắp từ công an đến chánh án. Pháp luật bị coi rẻ, như
trò chơi, như hàng mã tùy vào cách sử dụng của kẻ nắm quyền. Người dân thực sự
không còn biết trốn đi đâu khi chính quyền là những kẻ côn đồ!
Chỉ xin đơn cử một
chuyện thôi trong hàng ngàn những ứng xử côn đồ của nhà cầm quyền Việt Nam đối
với dân. Chuyện bắt đầu vào ngày 11/2/2014, từ Sài Gòn có 21 người gồm bạn bè,
đồng đạo đáp xe xuống thăm gia đình nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển vừa được thả
ra ở huyện Lấp Vò.
Xe tới ngã ba Nông trại thuộc xã Mỹ An Hưng B
thì công an giao thông chận xe lại. Hàng trăm công an giả dạng thường dân cầm
gậy tầm vông, cái tròn, cái vuông, xông đến đánh tới tấp người trên xe. Họ đánh
vào đầu luôn cả tám phụ nữ đến vỡ cả nón bảo hiểm. Sau đó, tại đồn công an, họ
đánh ông Võ Văn Thanh Liêm ngất xỉu rồi cho chở ông vào bịnh viện cấp cứu. Ông
Võ văn Bửu bị đánh đến lòi cột sống, không tự đi lại một mình được nữa. Ông
Mãnh bị đánh đến ho ra máu. Chị Bùi Minh Hằng tay chân mặt mày bị trầy trụa,
đầu nhiều chỗ sưng u. Tất cả đều bị bắt, lập biên bản và được thả ra sau đó.
Chỉ trừ ba người bị giữ lại là chị Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, anh Nguyễn Văn Minh
và chị Bùi Minh Hằng.
Ngày 26/08/2014, nghĩa
là hơn sáu tháng sau đó, một phiên toà diễn ra ở Đồng Tháp để xử ba người trên.
Hội đồng xét xử, những kẻ cầm cân nẩy mực của tỉnh Đồng Tháp đã kết thúc phiên
toà với bản án: chị Bùi Hằng 3 năm tù giam, anh Văn Minh 2,5 năm tù giam, và
chị Thuý Quỳnh 2 năm tù giam vì tội “gây rối trật tự công cộng”!? Một bản án thách
thức công luận cả nước và quốc tế.
Bên
cạnh đó, công an ra tay đàn áp những người đi ủng hộ cho ba nạn nhân của vụ án
còn hung bạo gấp bội. Chứng tỏ một điều nhà nước này không cho phép người dân
Việt Nam có quyền biểu hiện sự bất đồng của mình, dù là bất đồng và phản đối
trong ôn hoà. Ai còn có thể im lặng trước những ứng xử thô bạo với dân như thế
này:
-
Công an khắp nơi được lệnh rình rập, theo dõi, xách nhiễu, cấm đoán quyền tự do
đi lại, tự do cư trú của rất nhiều người dân ở khắp các tỉnh thành khác trên cả
nước, chỉ vì họ muốn theo dõi buổi "xử công khai" của 3 nhà hoạt động
đáng kính. Nhóm bạn Hà Nội của chị Bùi Hằng phải đào thoát ra khỏi nhà trước
phiên xử hai ngày, rồi mua vé máy bay vào Sài Gòn mới thoát được mạng lưới theo
dõi của công an.
-
Những nhóm không đi thoát được thì có người bị công an mang xích tới nhà, ngang
nhiên khóa trái cửa trước, bất kể các hiểm nguy có thể xảy ra cho họ như trường
hợp nếu cháy nhà hoặc có nhu cầu cấp cứu y tế giữa đêm khuya.
-
Công an cướp đoạt tài sản của dân không cần lý cớ, như trường hợp cướp máy ảnh
của nhà báo Trương Minh Đức và blogger Đinh Nhật Uy; trong khi không có luật
nào cấm dân chụp hình nơi công cộng, và chỗ họ đứng cũng không hề có bảng cấm.
Ngoài ra trong các vụ cướp đoạt này họ còn đập phá, ném, làm hư hại tài sản của
nạn nhân.
-
Công an đánh người ngay trên đường phố, bắt người ngay trên đường phố dù hoàn
toàn không có lý do. Một blogger tường thuật lại rằng: Đồng Tháp ngập ngụa
trong bầu không khí khủng bố chưa từng có. Thành phố Cao Lãnh đã huy động hết
tất cả các đồn công an phường để giam giữ những người khắp mọi miền đất nước về
tham dự phiên toà. Bất cứ ai lạ mặt là công an hốt bắt. Bắt trong khách sạn,
bắt tại bến xe, bắt trong quán cà phê, bắt trong lúc đang đi đường và bắt ngay
trước cổng tòa án. Một gã công an mặc thường phục, tay cầm bộ đàm còn ngang
nhiên chỉ vào mặt chị Dương Thị Tân đe dọa: “Ở thành phố thì được, xuống
Đồng Tháp thì chết”.
-
Công an đánh người tại đồn dù người dân không hề phạm pháp, như trường hợp của
chị Nguyễn Ngọc Lụa. Tại đồn công an Mỹ Phú, trước mặt khá đông các nhóm Hà
Nội- Sài Gòn- Miền Trung, viên sĩ quan an ninh tỉnh có tên là Hà Quốc Trung khi
gọi Nguyễn Ngọc Lụa đến ký biên bản, không hiểu vì sao y nổi thú tính đánh mạnh
vào mang tai của chị. Chị Lụa té xuống bất tỉnh. Sự việc xảy ra trước sự chứng
kiến của rất nhiều người. Do áp lực của mọi người, chị Ngọc Lụa được chở đi cấp
cứu. Qua chẩn đoán, được biết chị Lụa bị tổn thương màng nhĩ và chấn thương
não.
-
Hai ngày sau phiên xử, tức là vào ngày 28 tháng 9, theo tường thuật của
Gs Phạm Minh Hoàng - vào lúc 19g15, trên đường đi bộ về nhà trọ thì anh Nguyễn
Bắc Truyển đã bị một chiếc xe máy tông mạnh từ đàng sau làm anh ngã lăn xuống
đường, và đập đầu xuống đất. Anh Truyển cũng đã nhận được mặt kẻ đó chính là
một nhân viên an ninh vẫn thường xuyên canh gác theo dõi anh. Người nhà
vội đưa anh Truyển đi bệnh viện cấp cứu với các thương tích ở đầu, cánh
tay, cạnh sườn và sau đó kéo theo các cơn ói mửa.
Đất nước ta ở mọi thời
đại, chưa bao giờ lực lượng có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho dân lại trở
nên hung hãn, tàn bạo với dân như hiện nay. Đã từ lâu họ được ngầm cho phép đánh
dân đầy thương tích ngay trên đường phố và tại các đồn công an. Việc người dân
bỗng ngã ra chết trong các đồn công an gia tăng ngày một nhiều. Trong nhiều
trường hợp các nạn nhân mất mạng chỉ vì từ chối đóng tiền hối lộ cho công an.
Nay lãnh đạo đảng còn chính thức cho công an thẩm quyền bắn dân ngay trên đường
phố.
Như những chế độ độc
tài khác, sở dĩ nhà cầm quyền CSVN dám bạo hành dân ngày một nghiêm trọng và thản
nhiên như thế là vì họ biết công luận sẽ chóng quên, đặc biệt khi có các biến
cố thời sự khác xảy ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, tên tuổi, hình ảnh của cả
những kẻ vi phạm pháp luật lẫn các nạn nhân đều rơi vào quên lãng và gần như vụ
việc không hề xảy ra. Thật vậy, chỉ cần lấy vụ bạo hành tại Đồng Tháp làm
thí dụ. Bằng đó hành động phạm pháp nghiêm trọng của công an chỉ mới xảy ra hơn
1 tháng trước mà nay còn mấy ai nhớ khi mà công luận đang hướng về tác phẩm Đèn
Cù và vụ triển lãm CCRĐ và những sự việc khác.
Nếu người dân nhất định
không để cho các vụ bạo hành trôi đi thì cách hành xử của kẻ cầm quyền sẽ khác.
Điều này đã được nhiều dân tộc chứng minh khi họ còn phải sống dưới các chế độ
độc tài ở nước họ. Và một trong những cách để sự việc không qua đi là lập hồ sơ
kiện chính thức.
Đây nên là một hồ sơ
kiện chung của tất cả các nạn nhân để vượt qua được sự sợ hãi của riêng từng người,
và bao gồm tối đa các nhân chứng. Hồ sơ ghi đầy đủ tên họ, hình ảnh của các kẻ
bạo hành. Hồ sơ chứa đựng các giấy chứng thương và hình ảnh chụp các thương
tích trên thân thể các nạn nhân. Và quan trọng hơn cả, đây là hồ sơ kiện đích
danh quan chức trách nhiệm, chẳng hạn như kiện đích danh Thiếu tướng Nguyễn Minh
Thuấn, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp trong trường hợp này. Mỗi hồ sơ kiện đó
không chỉ gởi cho các cơ quan nhà nước liên hệ mà còn gởi vào mạng Internet để
được nhiều người lưu trữ vĩnh viễn.
Hiển
nhiên, mục tiêu của việc kiện không phải để tìm kiếm công lý tại những tòa án
mà ai cũng biết chỉ là công cụ trong cả guồng máy bạo hành. Nhưng mục tiêu là
để:
(1) Cả thế giới biết về
tình trạng "côn an" và hệ thống pháp lý công cụ tại Việt Nam hiện
nay;
(2) Có thể triệu tập tất
cả những nhân sự liên hệ khi toà án của dân tộc xét xử các vụ việc này trong
tương lai. Với hồ sơ này, những kẻ trách nhiệm, đặc biệt là những quan chức bị
kiện đích danh, sẽ không thể chối cãi rằng đó chỉ là hành vi của cấp dưới mà họ
không hề hay biết.
(3) Trở thành những dữ
kiện lịch sử cho các nhà nghiên cứu tương lai khi viết về chế độ hiện tại. Các
thế hệ tương lai phải biết những gì đang xảy ra hôm nay để không lập lại loại
thể chế này.
(4) Gởi thông điệp đến
công an trên cả nước rằng trong các vụ việc tương tự trong tương lai, nhân dân
sẽ ghi nhận tất cả tên tuổi, mặt mũi của những kẻ bạo hành và DÂN TỘC SẼ KHÔNG
QUÊN.
Dĩ nhiên, tại tất cả mọi
nước độc tài, khi du đãng đang ngồi ghế cai trị, cả côn an và dân chúng đều
không nghĩ sẽ có ngày kẻ ác phải ra trước tòa án của nhân dân. Nhưng cứ từng nước
một, NGÀY ẤY ĐÃ ĐẾN.
Điều đáng nói là tại
nhiều nước cựu độc tài, khi ngày đó đến, thì hầu hết các chứng tích, tên tuổi
của những kẻ ác ôn đã không còn nữa vì đã không được ghi xuống. Trong khi đó,
nhân loại đã có sẵn một bài học quí giá từ những tù nhân Do Thái. Trong các trại
tập trung của Đức Quốc Xã, những tù nhân Do Thái đáng nể này đã "ghi
sổ" và truyền tay nhau sổ tội ác của các tên đồ tể ngay trong lúc họ đang
bị bức tử. Họ muốn nhân loại phải biết những gì đang xảy ra, ngay cả nếu ngày
mai họ không còn trên trái dất này nữa. Khi đến phiên mình phải vào phòng hơi
ngạt, họ chuyển cuốn sổ cho đợt tù mới đến, và cứ thế cho đến đợt tù nhân sống
sót sau cùng khi quân đồng minh tiến vào giải phóng trại tù. Những cuốn sổ ghi
tội ác này đã đóng góp rất nhiều trong việc đưa những tên đồ tể ra trước tòa án
hàng mấy thập niên sau đó, khi chế độ Đức Quốc Xã đã hoàn toàn biến mất. Chúng
còn là những tư liệu lịch sử quí giá để dạy dỗ các thế hệ tương lai của cả nhân
loại.
Với phương tiện Internet
ngày nay, dân tộc Việt Nam không phải trải nghiệm những tình cảnh khó khăn như
dân tộc Do Thái, nhưng điều đó lại càng đặt câu hỏi cho mọi người Việt Nam: Tại
sao chúng ta còn chưa làm?
DienDanCTM
DienDanCTM
HRW bác phản đối của VN
về phúc trình công an bạo hành
Phúc trình của Human Rights Watch phơi bày hàng
loạt các vi phạm của công an Việt Nam mà Hà Nội muốn che đậy.
18.09.2014
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch bác phản
đối của Hà Nội về bản báo cáo nạn bạo hành trong ngành công an Việt Nam do tổ
chức này công bố hôm 16/9.
Đây là phúc trình đầu tiên của Human Rights Watch phản ánh tệ
trạng dùng bạo lực, tra tấn, nhục hình của công an Việt Nam.
Báo cáo nhan đề ‘Công (bất) an: Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam’ dẫn ra hàng loạt các trường hợp bị chết oan dưới tay công an.
Báo cáo nhan đề ‘Công (bất) an: Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam’ dẫn ra hàng loạt các trường hợp bị chết oan dưới tay công an.
Phúc trình báo động nạn công an bạo hành ngày càng gia tăng ở Việt
Nam một phần vì đây là ‘công cụ chính trị để bảo vệ chế độ,’ nền pháp lý lỏng
lẻo yếu kém, và không xử phạt nghiêm minh các vi phạm.
Việt Nam ngay lập tức lên tiếng phản bác báo cáo này, gọi đó là
‘những luận điệu sai trái của Tổ chức Human Rights Watch.’
Trang web Bộ Ngoại giao hôm qua đăng phát biểu của phó phát ngôn nhân
Trần Thị Bích Vân khẳng định cam kết của nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành
vi tra tấn, nhục hình, và đối xử tàn bạo trong điều tra-xét xử được thể hiện rõ
qua việc ký kết Công ước Liên hiệp quốc về Chống Tra tấn từ tháng 11 năm ngoái.
Bà Vân nhấn mạnh một khi có hành vi tra tấn hay nhục hình thì sẽ
bị ‘xử lý nghiêm’ theo pháp luật Việt Nam.
Thực tế rằng tệ trạng bạo hành trong ngành công an quá hệ thống và
lan tràn cho thấy chính phủ Việt Nam đã làm rất ít để giải quyết vấn nạn này.
Ông Phil Robertson, Human Rights Watch.
Đáp phản hồi của Hà Nội, Human Rights Watch nói chính luật lệ của
Việt Nam đã tiếp tay gây ra tệ trạng công an bạo hành.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch,
ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Yếu tố chính trong phản hồi của họ là ‘theo pháp luật Việt Nam’,
mà vấn đề nằm ở chỗ khi nói lĩnh vực nhân quyền, luật Việt Nam hoàn toàn kém
cõi. Báo cáo dựa trên các thông tin do chính truyền thông của nhà nước kiểm
soát loan tải. Đây không phải là điều mà Hà Nội có thể chối cãi. Thực tế rằng
tệ trạng bạo hành trong ngành công an quá hệ thống và lan tràn cho thấy chính
phủ Việt Nam đã làm rất ít để giải quyết vấn nạn này. Những gì chúng tôi ghi
nhận được qua phúc trình chứng tỏ cam kết mà họ nói tới hoặc là quá yếu ớt hoặc
là không có.”
Luật sư Võ An Đôn thuộc Luật sư
Đoàn Phú Yên cho biết báo cáo của HRW thu thập và dẫn chứng những thông tin xác
đáng về những gì thật sự đang diễn ra trong ngành công an và pháp lý ở Việt
Nam.
Luật sư Võ An Đôn thuộc Luật sư Đoàn Phú Yên là người tình nguyện
bảo vệ miễn phí cho gia đình ông Ngô Thanh Kiều, nạn nhân bị 5 sĩ quan công an
thành phố Tuy Hòa đánh chết hồi tháng 5/2012, trong một trong những vụ án gây
chấn động công luận về nạn công an bạo hành.
Luật sư Đôn nhận xét báo cáo của Human Rights Watch thu thập và
dẫn chứng những thông tin xác đáng về những gì thật sự đang diễn ra trong ngành
công an và pháp lý ở Việt Nam. Luật sư Võ An Đôn từ Phú Yên cho biết:
“Bản thân tôi thấy nhận định của Human Rights Watch là rất chính
xác. Trên thực tế, việc dùng bức cung-nhục hình rất tràn lan, nhiều nhất là ở
các cấp công an xã và công an huyện. Nạn nhân bị chết trong trại tạm giam, tạm
giữ rất nhiều, đa số người ta nói là do ‘tự tử’. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói nhà
nước xử lý nghiêm các trường hợp bức cung-nhục hình theo pháp luật, theo cảm
nhận của tôi và theo thực tế thì điều đó chưa đúng.
Riêng vụ án 5 công an ở Phú
Yên mà tôi tham gia với tư cách luật sư bảo vệ bên bị hại, tôi thấy vụ này xử
không đúng pháp luật. Thứ nhất, tội danh không đúng, thay vì họ phải bị xử tội
‘giết người’ thì lại bị xử về tội ‘dùng nhục hình’ là không đúng. Thứ hai, bỏ
lọt nhiều người phạm tội và bỏ lọt nhiều yếu tố tội phạm.”
Trên thực tế, việc dùng bức cung-nhục hình rất tràn lan, nhiều
nhất là ở các cấp công an xã và công an huyện. Nạn nhân bị chết trong trại tạm
giam, tạm giữ rất nhiều, đa số người ta nói là do ‘tự tử’...
Luật sư Võ An Đôn.
Năm sĩ quan công an ở Tuy Hòa ngày 3/4 bị tuyên các mức án từ 1
năm tù treo đến 5 năm tù giam ở về tội danh ‘dùng nhục hình’ dẫn tới cái chết
thương tâm của ông Ngô Thanh Kiều đã khiến công luận phẫn nộ về tính nghiêm
minh của luật pháp đến nỗi chính Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phải lên
tiếng chỉ đạo xử nghiêm vụ này.
Luật sư Võ An Đôn nói nạn lạm dụng bạo lực trong ngành công an
tràn lan là vì các hình thức xử phạt còn quá nhẹ tay và bao che tội ác:
“Tôi bào chữa cho nhiều bị can-bị cáo, đa số họ nói bị dùng bức
cung-nhục hình, nhưng khi phát hiện được thì xử lý rất là nhẹ. Đa số là ‘xử lý
nội bộ.’ Khi vụ việc lộ liễu quá mới khởi tố hình sự, nhưng việc khởi tố chỉ
cho có lệ, xử rất nhẹ, đa phần hưởng án treo. Theo luật hình sự Việt Nam, tội
‘dùng nhục hình’ gây hậu quả nghiêm trọng, khung hình phạt từ 5 đến 12 năm tù.
Nhưng nếu bị cáo có nhân thân tốt, có khắc phục hậu quả cho người bị hại và
thành khẩn khai báo thì thường được xử dưới 5 năm tù tới 5 năm tù giam thôi, không
tới 12 năm.”
Phó Giám đốc phụ trách phu vực
Châu Á của HRW Phil Robertson nói chính luật lệ của Việt Nam đã tiếp tay gây ra
tệ trạng công an bạo hành.
Người đang bảo vệ pháp lý cho một trong những nạn nhân tử vong vì
công an bạo hành đề nghị:
“Khung hình phạt tối đa 12 năm đối với tội nhục hình gây chết
người là rất nhẹ so với tội giết người. Tội nhục hình gây chết người giống
tương tự như tội giết người. Đáng lẽ phải truy tố tội giết người, nhưng nhà
nước và những người làm luật có lẽ sợ làm ảnh hưởng tới tâm lý cán bộ hay sao
đó nên không dám đưa hình phạt nặng. Theo tôi, để hạn chế nạn dùng nhục hình
thì tốt nhất các nhà làm luật và nhà nước nên xử lý tội dùng nhục hình mức hình
phạt cao như tội giết người, nghĩa là từ chung thân tới tử hình. Có như vậy sẽ
giảm được rất nhiều tình trạng dùng nhục hình.”
HRW bác phản đối của VN
về phúc trình công an bạo hành
Trong báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có đưa ra nhiều
khuyến nghị cải cách để giải quyết các vi phạm không bị xử lý trong ngành công
an Việt Nam, trong đó có đề nghị thành lập các tổ chức độc lập chuyên thu thập
dữ kiện và lập hồ sơ khiếu nại vi phạm của công an.
Tổ chức Human Rights Watch nói đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải
thay những lời nói trên lý thuyết bằng các hành động thực tế để chứng tỏ ý chí
và nỗ lực không để xảy ra các trường hợp dân lành bị chết oan vì bàn tay công
an.
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền