Tuesday, September 16, 2014

HRW quan ngại hoàn cảnh những phụ nữ tranh đấu tại VN


HRW quan ngại hoàn cảnh những phụ nữ tranh đấu tại VN

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-09-13
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
thanhtruc09132014.mp3
Các vận động viên và thành viên của nhóm “Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”.
Courtesy vnwhr.net

Bị tước bỏ quyền con người

Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cho biết một trong những mối quan tâm hàng đầu của tổ chức hiện nay vẫn là hoàn cảnh sống khó khăn và bị tước bỏ quyền con người của những người chân yếu tay mềm như bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Phương Uyên, cô Đỗ Thị Minh Hạnh và nhiều người khác nữa.
Trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, ông John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á của Human Rights Watch, nói rằng những nhà hoạt động ông vừa nhắc tên đều nằm trong hàng ngũ những phụ nữ can trường và cần được nhắc tới:
John Sifton: Human Rights Watch nhìn thấy sự lớn mạnh trong những hoạt động nhằm cổ vũ quyền con người ở Việt Nam, nhiều người đã lên tiếng đòi nhân quyền và cái giá họ phải trả là bị bắt bớ, bị giam tù, bị sách nhiễu.
Nhưng điều đáng chú ý trong phong trào đòi quyền làm người ở Việt Nam là một thành phần đông đảo những phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Họ nắm giữ một vai trò quan trọng trong phong trào hay cộng đồng nhân quyền đó.
Rất nhiều phụ nữ từ dân oan, blogger, người tranh đấu nhân quyền cho đến tranh đấu đòi tự do tín ngưỡng… đang bị giam cầm trong bốn bức tường của nhà tù, những người khác thì bị đanh đập, bị hăm dọa.
-John Sifton
Họ là những người vô cùng can đảm vì họ không chỉ đứng lên đòi nhân quyền cho chồng con và bản thân mà mà còn tranh đấu cho sự công bằng giới tính, chống lại sự phân biệt đối xử đối với người phụ nữ trong xã hội.
Hậu quả là họ phải đối mặt với nhiều vấn đề như những người đàn ông phải chịu. Rất nhiều phụ nữ từ dân oan, blogger, người tranh đấu nhân quyền cho đến tranh đấu đòi tự do tín ngưỡng… đang bị giam cầm trong bốn bức tường của nhà tù, những người khác thì bị đanh đập, bị hăm dọa , bị sách nhiễu thậm chí bị cấm đi lại.
Và còn một điểm đáng ngưỡng mộ là dù đã vào tù nhưng khi được thả ra thì họ vẫn tiếp tục làm một người tranh đấu nhân quyền. Đó là những phụ nữ can đảm và mạnh mẽ, họ xứng đáng được chúng tối nhắc đến mỗi khi có thể.
Thanh Trúc: Những trường hợp cụ thể nào, mà ông biết, xác minh điều ông vừa trình bày nãy giờ?
John Sifton: Điển hình là bà Dương Thị Tân, vợ của ông Điều Cày Nguyễn Văn Hải. Dù như đã ly dị nhau song khi blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị giam giữ một cách oan sai thì chính bà Dương Thị Tân đã gióng lên tiếng nói mạnh mẽ để tranh đấu cho quyền lợi cũng như sự tự do cho người chồng cũ.
Một thí dụ khác là trường hợp tiến sĩ luật sư Cù Huy Hà Vũ mà vợ ông ta, cũng là một luật sư, đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đòi lại công bằng và tự do cho người bạn đời bất đồng chính kiến của bà.

Ấn tượng với những nhà tranh đấu trẻ

Thanh Trúc: Ông cũng đề cập đến những nhà tranh đấu trẻ như Phương Uyên như Minh Hạnh mà ông cho đó là những tiếng nói tự phát của lương tâm.
Ông John Sifton phát biểu tại Buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 4/6/2013. RFA PHOTO.
John Sifton: Bởi vì điều gây ấn tượng nhất nơi những người trẻ ấy, đặc biệt những thiếu nữ, là làm dấy lên một phong cách hay một phương thức mới trong việc tranh đấu nhân quyền và công bình xã hội. Những người trẻ này họp lại ở công viên, cùng nhau chia sẻ bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền hoặc những tài liệu khác về quyền con người. Họ còn tổ chức những buổi picnic về nhân quyền mà qua đó những cô thiếu nữ trẻ tuổi đóng vai trò tổ chức trọng yếu.
Còn nhớ gần một năm trước đây, vào tháng Mười Một, một số phụ nữ trẻ họp nhau lại và cùng nhau thành lập Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, từ đó tung ra nhiều hoạt động rất ý nghĩa trong đó có phong trào yểm trợ tù nhân lương tâm và gia đình của họ, đặc biệt những gia đình ở những vùng xa vùng sâu. Chưa hết, những người trong Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam này còn mạnh dạn đến những phiên tòa xử tù nhân lương tâm nhằm yểm trợ tinh thần cho họ.
Đó là một trong những xã hội dân sự của phụ nữ mà tôi cho là đáng phục, bởi họ có thể bị bắt, không bị bắt thì bị sách nhiễu bị đe dọa bởi cảnh sát hay công an mặc thường phục hay những kẻ côn đồ chẳng hạn. Ngoài chuyện quyền lợi xã hội bị tước đoạt, họ còn bị coi là người có vấn đề với nhà nước. Họ đã phải trả một giá quá đắt đỏ khi bước vào con đường đối lập như vậy.
Đặc biệt hành pháp ở Washington có thể nói thẳng cùng giới chức ở Hà Nội rằng không thể có một mối bang giao tốt đẹp hơn nếu Việt Nam cố tình đi ngược lại xu hướng căn bản về nhân quyền là những nguyên tắc làm nên giá trị của nước Mỹ.
-John Sifton
Thanh Trúc: Những điều ông vừa trình bày là quan điểm của một tổ chức bên ngoài mà Việt Nam không lý tới. Theo ông, bằng cách nào để Việt Nam thay đổi lập trường là Việt Nam có cách riêng trong hành xử và thực hiện nhân quyền, một vấn đề nội bộ, trong lúc bảo đảm an ninh và trật tự xã hội là điều quan trọng hơn?
John Sifton: Tôi nghĩ rất quan trọng nếu Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, EU và ASEAN, những chính phủ dân chủ trong ASEAN như Indonesia và Malaysia, tận dụng cơ hội có thể được để nhắc nhở Việt Nam cởi mở hơn trong vấn đề nhân quyền, khuyến khích Việt Nam đừng đàn áp người bất đồng chính kiến mà hãy tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Đặc biệt hành pháp ở Washington có thể nói thẳng cùng giới chức ở Hà Nội rằng không thể có một mối bang giao tốt đẹp hơn nếu Việt Nam cố tình đi ngược lại xu hướng căn bản về nhân quyền là những nguyên tắc làm nên giá trị của nước Mỹ.
Và tôi cũng nghĩ sắp tới sẽ có thêm những phiên tường trình về nhân quyền Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ, lý do là trong lúc có một số vị thượng nghị sĩ muốn thúc đẩy thương mại Mỹ Việt mà quên đi hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Hà Nội, thì một số vị dân biểu muốn một lần nữa khuyến cáo hành pháp, về điều Hạ Viện Mỹ nhiều lần đề cập tới trước đây, rằng Việt Nam khó thể gia nhập TPP nếu vẫn còn chà đạp nhân quyền và quyền tự do phát biểu của chính người dân trong nước.. Khi có những buổi tường trình kiểu đó tôi nghĩ vấn đề thiếu nhân quyền ở Việt Nam sẽ được đào sâu hơn.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông John Sifton, giám đốc chuyên trách Châu Á của Human Rights Watch.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-16/1/2025

Popular Posts

My Blog List