Phái đoàn
đa tôn giáo: đàn áp trầm trọng ở Việt Nam
Mạch Sống, ngày
18 tháng 9, 2014
www.ducme.tv -Cà Phê Tối-Dân oan Thúy Nga bị
công an hành hung, ngày 26.05.2014
Hôm nay một phái đoàn
Mỹ-Việt gồm nhiều thành phần tôn giáo tham gia buổi họp với các giới chức đặc
trách tự do tôn giáo và nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để trình bày thực
trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
Phái đoàn thảo luận bản
tuyên bố báo chí của Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về tự do tôn giáo hay tín
ngưỡng, phổ biến ngày 31 tháng 7 vừa qua. Bản tuyên bố cho thấy tình trạng đàn
áp tôn giáo rất trầm trọng ở Việt Nam.
"Chính quyền bắt
buộc các tổ chức tôn giáo phải đăng ký và được chấp thuận thì mới được hoạt
động; những nhóm nào hoạt động độc lập thì bị cấm đoán", Ts. Nguyễn Đình
Thắng, Giám Đốc BPSOS và phát ngôn nhân của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và
Dân Chủ, trình bày. "Đây là chính sách khống chế tôn giáo chứ không phải
tự do tôn giáo."
Phái đoàn trước Bộ Ngoại Giao, ngày 18/09/2014
Các thành viên của phái
đoàn người Việt luân phiên nêu lên những hình thức đàn áp tự do tôn giáo, gồm
có cưỡng chiếm tài sản của các cộng đồng tôn giáo độc lập, đánh đập và tra tấn
các lãnh đạo tôn giáo, ép tín đồ bỏ đạo, xoá trắng các xứ đạo hay làng đạo
thuần thành, v.v.
Mục Sư Y Hin Nie, đến từ
North Carolina, nêu lên trường hợp của một tín đồ Tin Lành người Montagnard vừa
mới được trả tự do sau 11 năm tù đày; người này hiện nay hoàn toàn bại liệt về
thể xác và mê mụ về tâm thần vì bị tra tấn suốt thời gian ở tù.
Cô Katie Dương, tín đồ
Cao Đài đến từ Texas, giải thích chính sách diệt đạo của chính quyền Việt Nam:
"Họ xoá bỏ giáo hội chính thống và thay vào đó bằng giáo hội do nhà nước
chỉ định, và giáo hội quốc doanh này đã chiếm Toà Thánh Tây Ninh cũng như nhiều
thánh thất của các nhóm Cao Đài Độc Lập."
Ông Trần Thanh Tùng, đại
diện nhóm giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, cho biết rằng ở nhiều giáo
phận, chính quyền vẫn không cho giáo dân xây nhà thờ hay nhà nguyện, và gây khó
khăn cho các linh mục đến giảng đạo hay làm thánh lễ.
Các giới chức của Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết là họ nghiên cứu kỹ bản tuyên bố báo chí của Báo Cáo
Viên Đặc Biệt của LHQ.
Phái đoàn Việt-Mỹ đề
nghị Bộ Ngoại Giao và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ nên cử người đến thị sát tận những nơi
đang xảy ra đàn áp tôn giáo nhưng được chính quyền khéo léo che đậy.
"Quý vị hãy làm tương
tự như Ông Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ: chỉ trong 7 ngày mà khám phá ra rất
nhiều về thực trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam", Ts. Thắng nhắc nhở.
Ts. Thắng cũng cho biết
rằng Ông vừa đi Thái Lan về và nơi đây đã gặp nhiều nạn nhân của sự đàn áp tôn
giáo vừa mới xẩy ra và đang tiếp diễn ở Việt Nam.
Nhiều ngày trước buổi
họp, BPSOS đã gửi đến Bộ Ngoại Giao trên 40 bản báo cáo vi phạm tự do tôn giáo
để nghiên cứu trước.
Hành Pháp Obama: Tiếp tục áp lực Việt Nam về nhân quyền
Mạch Sống, ngày 17 tháng 9, 2014
http://machsong.org
Mạch Sống, ngày 17 tháng 9, 2014
http://machsong.org
Hồi đáp văn thư đề ngày 29 tháng 7 của 33 dân biểu Hoa Kỳ gửi TT Barack
Obama, Đại Sứ Michael Froman, Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, khẳng định rằng Hành
Pháp quan tâm sâu sắc và đặt điều kiện nhân quyền cho Việt Nam nếu muốn tham
gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
"Tôi đã trực tiếp nêu nhu cầu để Việt Nam phải thực thi những cải thiện đáng kể về nhân quyền với những thành phần đối tác, cũng như với Chủ Tịch Sang, Thủ Tướng Dũng, và các giới chức cao cấp khác", Ông Froman viết. "Mỗi khi có cơ hội, chúng tôi hối thúc việc trả tự do cho các tù chính trị và bãi bỏ các hạn chế không đích đáng về quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa."
Ông ta khẳng định rằng Hành Pháp Obama dứt khoát đòi hỏi các biện pháp bảo vệ người lao động trong TPP, kể cả quyền tự do thành lập hội đoàn và điều đình tập thể.
Ngày 29 tháng 7 vừa qua 33 vị dân biểu Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng đã cùng ký văn thư gửi TT Obama để phản đối TPP cho Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thực sự cải thiện nhân quyền một cách đáng kể. Đây là kết quả của cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7 với sự tham gia của trên 400 đồng hương đến từ trên 20 tiểu bang Hoa Kỳ và tỉnh bang Canada.
"Tôi đã trực tiếp nêu nhu cầu để Việt Nam phải thực thi những cải thiện đáng kể về nhân quyền với những thành phần đối tác, cũng như với Chủ Tịch Sang, Thủ Tướng Dũng, và các giới chức cao cấp khác", Ông Froman viết. "Mỗi khi có cơ hội, chúng tôi hối thúc việc trả tự do cho các tù chính trị và bãi bỏ các hạn chế không đích đáng về quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa."
Ông ta khẳng định rằng Hành Pháp Obama dứt khoát đòi hỏi các biện pháp bảo vệ người lao động trong TPP, kể cả quyền tự do thành lập hội đoàn và điều đình tập thể.
Ngày 29 tháng 7 vừa qua 33 vị dân biểu Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng đã cùng ký văn thư gửi TT Obama để phản đối TPP cho Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thực sự cải thiện nhân quyền một cách đáng kể. Đây là kết quả của cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7 với sự tham gia của trên 400 đồng hương đến từ trên 20 tiểu bang Hoa Kỳ và tỉnh bang Canada.
Sự lên tiếng của 33 vị dân biểu này đồng nghĩa với đa số ở Hạ Viện
chính thức chống TPP cho Việt Nam. Nếu không được cả Hạ Viện và Thượng Viện phê
chuẩn thì TPP dù có được ký bởi Hành Pháp vẫn không có hiệu lực.
Đối phó lại, hãng chuyên "vân động hành lang" Podesta Group, nhận tiền $30,000 mỗi tháng của chính quyền Việt Nam, trong mấy tuần qua đã tiếp xúc với văn phòng của một số dân biểu đã ký tên trong văn thư để phân trần hộ cho Việt Nam.
Hiện nay một phái đoàn cao cấp của Việt Nam đang có mặt ở Hoa Kỳ để vận động Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ ủng hộ cho Việt Nam tham gia TPP với những tiêu chuẩn thấp gia nhập hơn so với các quốc gia khác.
"Chúng tôi đang thực hiện cuộc vận động chớp nhoáng để nhắc nhở Quốc Hội Hoa Kỳ là Việt Nam cần cải thiện nhân quyền trước đã nếu muốn được đặc miễn một số tiêu chuẩn tham gia TPP", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, cho biết.
Ngày mai, 18 thang 9, một phái đoàn đa tôn giáo người Việt, do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ phối hợp, sẽ họp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhằm vận động đưa Việt Nam vào dánh sách CPC, quốc gia cần quan tâm đặc biêt vì vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng.
"Chúng tôi nhất quyết đẩy lùi TPP cho đến khi Việt Nam chứng tỏ sự cải thiện nhân quyền đáng kể từ giờ đến cuối năm", Ts. Thắng nói. "Nếu bị chỉ định CPC thì Việt Nam không còn triển vọng để tham gia TPP nữa vì sẽ trái với luật quốc gia Hoa Kỳ."
Theo Ông, sự cải thiện nhân quyền đáng kể được đo bằng những điểm mốc là: trả tự do cho phần lớn các tù nhân lương tâm, xóa bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo, và tuyệt đối tôn trọng quyền lập công đoàn tự do và độc lập.
Đại Sứ Froman cam kết sẽ tiếp tục hội ý với các dân biểu, một số tổ chức NGO và các công đoàn lao động Hoa Kỳ trong tiến trình thương thảo TPP với Việt Nam.
Bài liên quan:
33 Dân Biểu Hoa Kỳ: Không TPP Cho Việt Nam
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2921
Đối phó lại, hãng chuyên "vân động hành lang" Podesta Group, nhận tiền $30,000 mỗi tháng của chính quyền Việt Nam, trong mấy tuần qua đã tiếp xúc với văn phòng của một số dân biểu đã ký tên trong văn thư để phân trần hộ cho Việt Nam.
Hiện nay một phái đoàn cao cấp của Việt Nam đang có mặt ở Hoa Kỳ để vận động Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ ủng hộ cho Việt Nam tham gia TPP với những tiêu chuẩn thấp gia nhập hơn so với các quốc gia khác.
"Chúng tôi đang thực hiện cuộc vận động chớp nhoáng để nhắc nhở Quốc Hội Hoa Kỳ là Việt Nam cần cải thiện nhân quyền trước đã nếu muốn được đặc miễn một số tiêu chuẩn tham gia TPP", Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, cho biết.
Ngày mai, 18 thang 9, một phái đoàn đa tôn giáo người Việt, do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ phối hợp, sẽ họp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhằm vận động đưa Việt Nam vào dánh sách CPC, quốc gia cần quan tâm đặc biêt vì vi phạm tự do tôn giáo một cách trầm trọng.
"Chúng tôi nhất quyết đẩy lùi TPP cho đến khi Việt Nam chứng tỏ sự cải thiện nhân quyền đáng kể từ giờ đến cuối năm", Ts. Thắng nói. "Nếu bị chỉ định CPC thì Việt Nam không còn triển vọng để tham gia TPP nữa vì sẽ trái với luật quốc gia Hoa Kỳ."
Theo Ông, sự cải thiện nhân quyền đáng kể được đo bằng những điểm mốc là: trả tự do cho phần lớn các tù nhân lương tâm, xóa bỏ các điều luật vi phạm nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo, và tuyệt đối tôn trọng quyền lập công đoàn tự do và độc lập.
Đại Sứ Froman cam kết sẽ tiếp tục hội ý với các dân biểu, một số tổ chức NGO và các công đoàn lao động Hoa Kỳ trong tiến trình thương thảo TPP với Việt Nam.
Bài liên quan:
33 Dân Biểu Hoa Kỳ: Không TPP Cho Việt Nam
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2921
BPSOS và hai tổ chức bạn ở Âu Châu tiếp tục thực hiện chương trình
huấn luyện về báo cáo vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cho các cộng đồng
tôn giáo bị đàn áp ở Việt Nam.
Đến nay, chương trình này đã đào tạo khoảng 100 người thuộc một chục cộng đồng tôn giáo khác nhau. Họ đã thực hiện được trên dưới 40 bản báo cáo gửi Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và nhiều tòa đại sứ ở Hà Nội. Tháng 7 vừa qua, vị báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã dựa vào các bản báo cáo này để lập lịch trình và lộ trình thị sát Việt Nam.
Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, mục tiêu kế đến của chương trình huấn luyện là đào tạo thêm 100 người chuyên báo cáo vi phạm trước cuối năm nay.
"Tham vọng của chúng tôi là có khoảng một nghìn người chuyên báo cáo vi phạm ở khắp đất nước; bất kỳ vi phạm ở đâu, lúc nào, nhắm vào ai cũng đều bị báo cáo với cả thế giới."
Đến nay, chương trình này đã đào tạo khoảng 100 người thuộc một chục cộng đồng tôn giáo khác nhau. Họ đã thực hiện được trên dưới 40 bản báo cáo gửi Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và nhiều tòa đại sứ ở Hà Nội. Tháng 7 vừa qua, vị báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã dựa vào các bản báo cáo này để lập lịch trình và lộ trình thị sát Việt Nam.
Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, mục tiêu kế đến của chương trình huấn luyện là đào tạo thêm 100 người chuyên báo cáo vi phạm trước cuối năm nay.
"Tham vọng của chúng tôi là có khoảng một nghìn người chuyên báo cáo vi phạm ở khắp đất nước; bất kỳ vi phạm ở đâu, lúc nào, nhắm vào ai cũng đều bị báo cáo với cả thế giới."
Ông giải thích lý do cần đẩy mạnh việc huấn luyện báo cáo vi phạm
lúc này: "Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ sẽ công bố bản phúc trình chính
thức vào tháng 3 sang năm. Các vi phạm được báo cáo trước đó đều sẽ đóng góp
cho bản phúc trình quan trọng này."
Chương trình huấn luyện gồm 8 buổi, mỗi buổi 2 tiếng. Sau đó là phần thực hành dưới sự trông nom và hướng dẫn của một toán chuyên viên có kinh nghiệm.
Mỗi bản báo cáo đều được rà soát tỉ mỉ trước khi dịch sang Anh ngữ bởi Ban Nghiên Cứu gồm những người tình nguyện. Khi hoàn tất, bản báo cáo Anh ngữ sẽ được các tổ chức phối hợp chương trình gửi đến các cơ quan LHQ, các chính quyền, và một số tổ chức nhân quyền quốc tế để can thiệp.
Đối với người đã nhuần nhuyễn, một bản báo cáo có thể hoàn tất trong vòng 48 tiếng và trễ nhất là một tuần.
Theo Ts. Thắng, ban tổ chức huấn luyện chỉ nhận học viên qua sự đề cử của các cộng đồng tôn giáo độc lập, hoặc do chính ban tổ chức chủ động mời.
"Dù vậy, trong thời gian gần đây số người ghi danh tham gia chương trình huấn luyện đã tăng vọt, vượt khả năng đào tạo của chúng tôi", Ts. Thắng nói.
Ông cho biết là ban tổ chức đang tìm cách phổ cập hóa chương trình đào tạo để ai ai cũng có thể tham gia. “Trong đoản kỳ chúng tôi tạm thời phổ biến các tài liệu dùng trong huấn luyện để những ai quan tâm có thể tự nghiên cứu và nếu có câu hỏi thì liên lạc riêng với chúng tôi", Ts. Thắng giải thích.
Các tài liệu này được cài đặt tại: http://dvov.org/religious-freedom/ phần "Training materials", gồm 6 bài huấn luyện, một bản báo cáo mẫu, tài liệu giải thích về thế nào là thủ tục đặc biệt của LHQ về báo cáo vi phạm, và bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Mọi thắc mắc xin liên lạc: bpsos@bpsos.org.
Bài liên quan:
Chương trình huấn luyện gồm 8 buổi, mỗi buổi 2 tiếng. Sau đó là phần thực hành dưới sự trông nom và hướng dẫn của một toán chuyên viên có kinh nghiệm.
Mỗi bản báo cáo đều được rà soát tỉ mỉ trước khi dịch sang Anh ngữ bởi Ban Nghiên Cứu gồm những người tình nguyện. Khi hoàn tất, bản báo cáo Anh ngữ sẽ được các tổ chức phối hợp chương trình gửi đến các cơ quan LHQ, các chính quyền, và một số tổ chức nhân quyền quốc tế để can thiệp.
Đối với người đã nhuần nhuyễn, một bản báo cáo có thể hoàn tất trong vòng 48 tiếng và trễ nhất là một tuần.
Theo Ts. Thắng, ban tổ chức huấn luyện chỉ nhận học viên qua sự đề cử của các cộng đồng tôn giáo độc lập, hoặc do chính ban tổ chức chủ động mời.
"Dù vậy, trong thời gian gần đây số người ghi danh tham gia chương trình huấn luyện đã tăng vọt, vượt khả năng đào tạo của chúng tôi", Ts. Thắng nói.
Ông cho biết là ban tổ chức đang tìm cách phổ cập hóa chương trình đào tạo để ai ai cũng có thể tham gia. “Trong đoản kỳ chúng tôi tạm thời phổ biến các tài liệu dùng trong huấn luyện để những ai quan tâm có thể tự nghiên cứu và nếu có câu hỏi thì liên lạc riêng với chúng tôi", Ts. Thắng giải thích.
Các tài liệu này được cài đặt tại: http://dvov.org/religious-freedom/ phần "Training materials", gồm 6 bài huấn luyện, một bản báo cáo mẫu, tài liệu giải thích về thế nào là thủ tục đặc biệt của LHQ về báo cáo vi phạm, và bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Mọi thắc mắc xin liên lạc: bpsos@bpsos.org.
Bài liên quan:
Chuyến thị sát của Báo Cáo Viên LHQ về tôn giáo
Lãnh đạo CHXHCNVN theo
giặc Tàu!
Thằng dâng bauxite-Tây Nguyên cho xâm lược !
No comments:
Post a Comment
Nhân quyền và bạo quyền