Wednesday, September 10, 2014

Nhà báo Trương Minh Đức kể lại vụ bị hành hung


Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam ủng hộ phong trào Chúng Tôi Muốn Biết

Nhà báo Trương Minh Đức kể lại vụ bị hành hung

TIẾN SỸ PHẠM CHÍ DŨNG: 'ĐẢNG CHỈ CÒN MANG BÓNG HÌNH CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH'













Hội Ái hữu Tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam tuyên bố ủng hộ phong tràoCHÚNG TÔI MUỐN BIẾT của Mạng lưới Blogger Việt Nam nhằm nâng cao ý thức người dân trong vai trò người chủ thật sự của đất nước.


Thượng tọa Thích Thiện Minh



Báo động: Nhà báo Trương Minh Đức bị mật vụ CS đánh đập tàn bạo

CTV Danlambao - Lúc 14 giờ chiều nay, 8/9/2014, nhà báo tự do Trương Minh Đức đã bị hàng chục tên công an cộng sản chặn đường đánh đập hết sức dã man tại khu vực số 63 Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Trước đó, nhà báo Trương Minh Đức cùng với Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga lên cùng một chiếc taxi. Theo dự định, mọi người sẽ cùng đến trụ sở bộ CA Hà Nội (số 7, Nguyễn Đình Chiểu) để chất vấn hành vi ngăn chặn việc xuất cảnh của Đỗ Thị Minh Hạnh.

Ông Trương Minh Đức ngồi hàng ghế trước cùng tài xế lái taxi. Trên đường đi, cả 4 người bị bám sát bởi một lực lượng an ninh thường phục dày đặc.

Ngay khi đến phố Khâm Thiên, một chiếc xe máy SH của nhóm công an bất ngờ lao lên, chặn đầu xe taxi. Ngay khi tài xế vừa dừng lại, lập tức xuất hiện một nhóm khoảng hơn chục tên lao đến tấn công vào chiếc taxi.

Sau đó, nhà báo Trương Minh Đức và người tài xế bị bọn chúng lôi ra khỏi xe. Hàng chục tên mật vụ lao đến đánh đập ông Đức hết sức tàn bạo.

Trận đòn thù dã man đã khiến ông Đức gục ngã xuống đường, những kẻ thủ ác đang say máu tiếp tục dùng giày đạp mạnh vào đầu và mặt nạn nhân.
Ảnh: Facebook Trần Thị Nga

Vụ việc diễn ra hết sức bất ngờ, khi những người đi cùng ông Đức và hai vợ chồng người nước ngoài kịp đến can thiệp thì cũng là lúc những tên mật vụ lên xe bỏ đi mất.

Ngay sau đó, nhà báo Trương Minh Đức đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Pháp (số 1, phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội).

Trong tin nhắn báo động trên facebook chị Trần Thị Nga, hình ảnh cho thấy ông Đức bị đánh thương tích khắp người, trên đầu nhiều vết máu.

Hiện nay, ông Trương Minh Đức vẫn đang phải nằm lại bệnh viện để bác sỹ theo dõi tình trạng sức khỏe. 
Ảnh: Facebook Nguyễn Văn Đề

Chị Trần Thị Nga khẳng định trong số những kẻ đánh đập ông Đức lần này, xuất hiện tên mật vụ từng truy sát mẹ con chị Nga vào hôm 25/5/2014, khiến chị bị đánh gãy xương chân và tay.

Trước đó, hôm 22/3/2014, nhà hoạt động Trương Văn Dũng đã bị 4 viên công an thường phục dùng tuýp sắt đánh trọng thương gần khu vực cây xăng Nam Đồng (góc đường Hồ Đắc Di và Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội). 

Các vụ tấn công nhắm vào giới bất đồng chính kiến liên tục diễn ra một cách có hệ thống. Rõ ràng, nhà cầm quyền CSVN vẫn đang tiếp tục dùng thủ đoạn côn an giả dạng côn đồ hành hung, trả thù những người dám cất lên tiếng nói đòi tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Nhà báo Trương Minh Đức kể lại vụ bị hành hung


TIẾN SỸ PHẠM CHÍ DŨNG: 'ĐẢNG CHỈ CÒN MANG BÓNG HÌNH CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH'

Nhà báo Trương Minh Đức tường thuật lại vụ hành hung và lời kể của nhân chứng

* Ảnh banner: từ FB Nguyễn Văn Đề
       


Quyền được biết

Bài viết hưởng ứng chiến dịch “Chúng tôi muốn biết” của Mạng lưới Blogger VN.

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi - Ngày 28 tháng 9 mỗi năm được gọi là Ngày quốc tế Quyền được biết (International Right to Know Day). Ngày này đã được đề nghị từ năm 2002 trong một cuộc mít-tinh của các Tổ chức Tự do Thông tin khắp thế giới tại SofiaBulgaria vào chính tháng 9 ngày 28. Các tổ chức này và những người ủng hộ họ trên toàn cầu đã đánh dấu ngày đó bằng nhiều hoạt động nhằm tán dương và khơi dậy ý thức về quyền thông tin (theo Wikipedia).

Quyền được biết hẳn nhiên bắt nguồn từ quyền được sống của con người. Hiểu theo nghĩa rộng, quyền được sống là quyền tồn tại như một hữu thể có hồn có xác, có yếu tố thể chất và yếu tố tâm linh mà cần phải được thường xuyên cung cấp thực phẩm, thường xuyên chăm sóc bồi dưỡng. Thực phẩm vật chất cho xác và thực phẩm tinh thần cho hồn. Xác nhận thực phẩm vật chất chủ yếu qua việc dinh dưỡng ăn uống và hồn nhận thực phẩm tinh thần chủ yếu qua việc học hỏi tìm hiểu. Và việc đó làm nên hai quyền cơ bản của con người: quyền được ăn và quyền được biết. Giam người ta trong đói khát và giữ người ta trong ngu dốt là hai trọng tội, nhất là đối với những kẻ có quyền lực và trách nhiệm.

Nay xin nói về quyền được biết.

Vì mỗi cá nhân vừa là một con người tồn tại trong trời đất vừa là một công dân tồn tại trong xã hội, nên quyền được biết cũng có hai khía cạnh: quyền được biết trong tư cách con người và quyền được biết trong tư cách công dân:

1- Quyền được biết trong tư cách con người

a. Trước hết là quyền được biết để có khả năng tồn tại. Điều này đòi hỏi con người phải được truyền đạt kiến thức và kỹ năng qua việc giáo dục học đường và giáo dục nghề nghiệp. Ví dụ phải biết chữ để tiến bộ trong tri thức, biết cách giữ gìn và gia tăng sức khỏe để sống an vui yên hàn, biết một nghề nghiệp để sinh nhai mà sống no đủ. Thành ra một nhà cầm quyền không tạo điều kiện để người dân có được một kiến thức văn hóa tối thiểu (ví dụ chẳng những không cung cấp giáo dục miễn phí cơ bản mà còn chặt chém phụ huynh và học sinh mọi cấp với học phí và phụ phí đủ kiểu, khiến cho hàng triệu thanh thiếu nhi không thể đến trường hoặc phải sớm rời trường...), không tạo điều kiện để người dân được có một nghề nghiệp vững chãi và sống được bằng nghề đó (ví dụ đào tạo ồ ạt để rồi không dùng, tốt nghiệp xong thì đành thất nghiệp, có bằng đỏ vẫn phải thua hay phải có thêm bằng vàng, làm việc không đúng với khả năng đã được đào tạo, lấy đất nông dân nhưng không giúp họ chuyển nghề...), một nhà cầm quyền như thế rất đáng lên án.

b. Thứ đến là quyền được biết để có khả năng ứng xử. Ứng xử đây, trước hết là phản ứng tốt đẹp trong những vấn đề liên quan tới người khác, theo chuẩn mực đạo đức nhân nghĩa lễ trí tín (nói kiểu Đông phương). Thành ra một nền giáo dục thay vì giúp hiểu biết và thấm nhuần các giá trị đạo đức chuẩn mực này, lại dạy dỗ hay dung túng cho học sinh ngay từ nhỏ thói gian dối, bạo hành, vô lễ, thói đạt thành tích giả, thói theo dõi để báo cáo về thầy và bạn... hoặc nhồi nhét những điều dối trá, dạy bảo những kiểu ngụy biện, đưa ra cho học sinh lý tưởng sống hư ảo (ví dụ xã hội chủ nghĩa), những tấm gương giả tạo, không bao giờ hiện hữu thật hay không bao giờ đạo đức thật (vì dù có được tô vẽ, các em rồi đây vẫn khám phá ra được đó là những kẻ gian hùng, tàn độc...) hòng tạo nên những ngu trung cho chế độ, một nền giáo dục chính trị hóa như thế thật tai hại và đốn mạt, vì giết cả bao thế hệ con người, gây hiểm nguy cho tương lai lâu dài của dân tộc.

Ứng xử còn có nghĩa là phản ứng chính đáng trong những vấn đề liên quan tới bản thân, nghĩa là biết được tất cả các nhân quyền cơ bản mà mình phải được thụ hưởng và nếu chưa có thì phải đòi hỏi. Các nhân quyền cơ bản này, nhân loại văn minh đã trình bày trong các Tuyên ngôn lẫn Công ước quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và được tóm tắt thành 26 quyền: 8 quyền về thân thể, 6 quyền về an cư, 8 quyền về lạc nghiệp, 4 quyền về tự do dân chủ. Khốn nạn thay một nhà nước, vì những toan tính chính trị, đã ký nhận hết mọi văn kiện quốc tế đó như ai, nhưng chẳng bao giờ phổ biến cho quốc dân của mình biết, thậm chí còn ra tay đàn áp những công dân phổ biến chúng, tổ chức hội thảo hay học hỏi về chúng. Có lúc lại còn cho tay chân lếu láo biện bạch: luật quốc gia hơn luật quốc tế, quyền đất nước cao hơn quyền con người, văn hóa nước ta khác với văn hóa thiên hạ!?!

Nhưng vì con người, ngoài hai chiều kích thể chất và trí tuệ, còn có chiều kích tâm linh, nghĩa là có quan hệ với thế giới siêu việt, với các hữu thể thiêng liêng (gọi chung là thần thánh, Trời Phật...), để tìm ra ý nghĩa và cùng đích cho cuộc sống, nỗi khổ lẫn cái chết của mình, từ đó làm cho kiếp đời mình hạnh phúc, xã hội mình tốt đẹp. Thành ra con người còn có quyền được biết về các tôn giáo là nơi giới thiệu, trình bày cũng như giúp tiếp xúc gặp gỡ thế giới ấy, các hữu thể siêu việt ấy. Thế nhưng cái chế độ vô thần toàn trị đã luôn tìm cách tước quyền biết đạo và sống đạo của con người: hoặc cấm cản tiêu diệt, hoặc xuyên tạc vu khống, hoặc công cụ hóa các giáo hội. Không cho tôn giáo có phương tiện truyền thông đại chúng lẫn góp phần vào giáo dục (chỉ dạy mẫu giáo), đưa ra chiêu bài “đạo pháp và xã hội chủ nghĩa” hay “Phúc Âm hòa hợp với ý thức hệ”, cắt xén Thi văn giáo lý của Đức Huỳnh Giáo chủ, cấm sử dụng cơ bút (thông linh học) Cao Đài... là một vài thí dụ.

2- Quyền được biết trong tư cách công dân

Nhân dân với tư cách là người làm chủ toàn thể đất nước, là người ủy nhiệm công việc cho giới lãnh đạo chính trị, là người đóng thuế nuôi bộ máy cầm quyền, đương nhiên có quyền được hiểu biết và được can dự vào những gì liên quan tới việc biên soạn luật pháp, việc dự thảo chính sách, việc quản lý kinh tế, việc điều hành quốc gia, việc bang giao quốc tế, việc bảo vệ bờ cõi, việc thực thi pháp luật...

Đảng và nhà cầm quyền muốn cho dân biết rằng mình cũng ý thức chuyện này nên đã không ngừng giương cao các khẩu hiệu: “Nhân dân là chủ, cán bộ là đầy tớ”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “Đảng CSVN... chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (Hiến pháp đ. 4). Rồi thì dùng vô số chữ “ủy” (có lẽ hơn mọi chế độ trong lịch sử loài người): “đảng ủy”, “chính ủy”, “quân ủy”, “ủy ban”, “ủy viên”, “tỉnh ủy”, “huyện ủy”, “xã ủy”... Nhưng trong thực tế, họ hành xử như những đầy tớ, kẻ thừa ủy, hay như những chủ nhân, lãnh chúa, chủ tể, chẳng thèm nói cho dân biết, chẳng thèm đáp lời dân hỏi, chẳng hề chịu trách nhiệm trước dân thì ai nấy đều rõ.

a. Trước hết là quyền được biết sự thật, sự thật lịch sử Dân tộc và sự thật xã hội Việt Nam. Việc trình bày các loại sự thật này đòi hỏi một nền học thuật nghiên cứu vô tư và một nền báo chí truyền thông liêm chính, không bị đảng hóa, chính trị hóa, công cụ hóa. Mọi bộ sách sử, giáo khoa sử, mọi bộ bách khoa nổi tiếng và giá trị của thế giới văn minh dân chủ đều là của tư nhân, chẳng hạn William và Ariel Durant với bộ “Câu chuyện của nền văn minh”, Arnold Toynbee với bộ “Nghiên cứu lịch sử”, chẳng hạn bộ bách khoa Britannica tại Anh quốc, bộ Compton’s tại Hoa Kỳ...

Đang khi đó thì Viện Sử học VN được Ban chấp hành Trung ương đảng rồi Thủ tướng ra quyết định thành lập và nay trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội. UB này có ra một bộ Lịch sử VN 2 cuốn tổng cộng 799 trang (ấn bản 1976) nhưng phần về ông Hồ Chí Minh và đảng CS đã dày tới 219 trang rồi. Trong cuốn 1, trang 261, UB lại dám bỏ câu cuối cùng trong bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi: “Thế là nhờ trời đất, tổ tông, khôn thiêng che chở, giúp đỡ cho nước ta vậy”. Bộ Từ điển Bách khoa VN (4 cuốn, khoảng 4000tr.) “được biên soạn với sự tổ chức và chỉ đạo của Nhà nước” thì đã bị vô số học giả và độc giả phê bình nát bét (x. Wikipedia). Còn sách giáo khoa thì che giấu lịch sử (chẳng biết Hai Bà Trưng chống kẻ thù nào) hay xuyên tạc lịch sử (Hoàng Sa Trường Sa là của Tàu cộng)! Ngày 08-09 hôm nay, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) có trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất năm 1946-1957” trong đó có mục “Sai lầm và sửa chữa sai lầm; Hoàn thành thắng lợi”. Phải chăng nhà cầm quyền lại sắp tuyên truyền xuyên tạc về vụ việc long trời lở đất này? Sau hơn nửa thế kỷ, phải chăng CS vẫn cố chấp không nhận cái tội tày đình giết nông dân tài giỏi, diệt nhân sĩ uy tín và cướp bóc ruộng đất của dân cho đảng? Thành ra, quyền được biết sự thật lịch sử của dân đòi hỏi không được đem tiền thuế của dân để kiến tạo cái gọi là viện sử học nhà nước, một hệ thống báo chí công cụ và một dàn dư luận viên đầy tớ, không được ra những sách nghiên cứu và giáo khoa “dưới sự chỉ đạo của đảng và nhà nước” đầy xuyên tạc sự thật.

b. Tiếp đến là quyền được biết và được dự vào những vấn đề của đất nước xã hội, cách trực tiếp hoặc cách gián tiếp qua các đại biểu đích thực của mình (dân biểu chứ không phải đảng biểu). Cụ thể, đó là những gì liên quan tới việc biên soạn luật pháp, việc dự thảo chính sách, việc quản lý kinh tế, việc điều hành quốc gia, việc bang giao quốc tế, việc bảo vệ bờ cõi...

Về luật pháp, chính sách, nhân dân cần phải được biết (có thể tham dự các phiên họp của quốc hội như tại các nước dân chủ), được hỏi ý kiến, được quyền đồng thuận, như trong Kiến nghị của nhóm 72 trí thức về HP mới đây: “Quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến pháp là nhân dân”. Thế nhưng trong chiến dịch lấy ý kiến nhân dân cho bản Hiến pháp mới rồi, chúng ta đã thấy cả một trò hề lừa đảo, một màn cưỡng bức trắng trợn và cuối cùng là việc bỏ xó mọi ý kiến xây dựng của người dân... Không ai quên được vào tháng 9-2009, viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) đã tự giải thể để phản đối quyết định 97 của Thủ tướng nhằm giới hạn việc nghiên cứu và phản biện công khai các chính sách của nhà cầm quyền. Còn các Luật đất đai, Pháp lệnh tôn giáo tín ngưỡng, phải chăng đã có sự hỏi ý và đồng thuận của nông dân, tín đồ?

Về kinh tế, tài chánh, nhân dân có quyền được biết việc thu chi tiền thuế của nhân dân, việc lời lỗ của các công ty quốc gia, tập đoàn nhà nước, việc xử lý và khắc phục các hậu quả tai hại do các tổ chức kinh tế này gây ra cho công quỹ. Thế nhưng, từ ngày cầm quyền đến nay, đảng và nhà cầm quyền CS đã có khi nào công bố chi tiết chi tiêu hàng năm của chính phủ? đã giải trình đúng đắn các khoản vay quốc tế và việc sử dụng tiền viện trợ? đã trả lời công khai rành mạch cho dân về những thất thoát tài chánh? những món nợ công mà mỗi người dân đang phải gánh? Việc nhiều quan chức cao cấp nhận hối lộ trong vụ tiền polymer vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với công luận.

Về bang giao quốc tế, an ninh quốc phòng, bảo vệ bờ cõi, từ lâu người dân đã mong mỏi đảng và nhà nước trình bày rõ ràng về công hàm Phạm Văn Đồng, về hiệp định biên giới năm 1999, hiệp định vịnh Bắc bộ năm 2000, nhất là về nội dung hội nghị Thành Đô năm 1990 vốn đang làm toàn dân hoang mang và sợ hãi. Nhiều cá nhân và tập thể công dân đang lên tiếng về vấn đề này, cụ thể là Thư ngỏ của 61 đảng viên ngày 20-07-2014, Chiến dịch “Tôi/Chúng tôi muốn biết” của Mạng lưới Blogger VN ngày 02-09 và kiến nghị của 20 tướng tá quân đội nhân dân trong cùng ngày. Nhìn thấy nhiều sự kiện chứng tỏ sự lệ thuộc, sợ hãi, nhượng bộ, thậm chí toa rập, đồng lõa của Hà Nội với Bắc Kinh từ sau hội nghị ấy, người dân tự hỏi phải chăng đảng CS đã quyết tâm biến VN thành tỉnh tự trị của Tàu cộng sau thời điểm 2020?

c. Cuối cùng là quyền được biết về việc nhà nước thực thi pháp luật. Điều này trước hết bao hàm quyền được tham dự các phiên tòa, nhất là các phiên tòa xử các vụ án chính trị. (Các nước văn minh dân chủ đã cho người dân thực hiện quyền này từ lâu). Nhưng một sự mỉa mai trắng trợn là mọi phiên tòa chính trị tại VN đều tự tuyên bố là “công khai” nhưng nhân dân đều bị từ cấm cản ngăn chận đến hành hung giam nhốt, chứng nhân có khi còn bị tống cổ dẫu có giấy mời của tòa án, còn thân nhân bị can thì hiếm khi được có mặt đầy đủ, điển hình như vụ xử bà Bùi Minh Hằng mới rồi. Bên cạnh quyền dân được biết việc thực thi luật pháp như một chứng nhân, còn quyền được biết như một can nhân. Nghĩa là khi vừa bị bắt hay trước khi bị thẩm vấn, công dân nghi phạm có quyền được biết theo điều gọi là“Lời cảnh báo Miranda” từ miệng cảnh sát: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ đợi sự có mặt của luật sư”. Trong cái chế độ luôn tự xưng là “của dân, do dân, vì dân” rất ưu việt với “nền pháp chế xã hội chủ nghĩa đầy tính nhân đạo”, có bao giờ được nghi phạm được nghe những lời ấy? Nói gì đến việc các lời ấy tiếp đó được thực hiện hay không thực hiện?

Kết luận: Cộng sản là một chế độ ngu dân

Qua những điều trình bày ở trên về quyền được biết của con người và của công dân cũng như hiện tình thực thi quyền ấy tại nước CHXHCNVN, ta thấy rõ Cộng sản là một chế độ ngu dân. Ngu dân bằng cách tổ chức một nền giáo dục học đường và giáo dục cộng đồng tạo con người thành những thần dân và công cụ cho đảng. Ngu dân bằng cách tổ chức một nền thông tin đầy bưng bít che giấu, dối trá lọc lừa và vu khống ngụy biện, để chỉ còn đảng nổi lên như một chuẩn mực sự thiện, suối nguồn sự thật và quan tòa công lý. Ngu dân bằng cách tổ chức một nền chính trị loại công dân ra ngoài tất cả mọi hoạt động của đảng cầm quyền, mọi vấn đề của đất nước mà công dân có quyền hiểu biết và can dự, để đảng tự do tung hoành hầu nắm chắc mãi mãi quyền lực và quyền lợi, túi bạc và ngai vàng, dẫu với giá trở thành thái thú cho kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc.

Huế ngày 08-09-2014

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Khối 8406, Hội đồng LTVN, Hội NBĐL, Hội CTLT.


Chúng tôi phải biết, ngày toàn dân thực thi quyền-phải-biết!


Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Khẩn thiết lắm rồi. Đã đến lúc chúng ta phải ngồi lại chuẩn bị khoản di chúc tương lai không đến nỗi tồi cho thế hệ tiếp nối. Khởi sự bằng một thông điệp tra vấn: “Chúng tôi phải biết, “răng cắn môi chảy máu” thề thốt gì ở Hội Nghị Thành Đô?” Xin đừng hất hàm mai mỉa: “Biết để làm gì? Làm gì được nhau?”, bởi có thể tra hỏi chỉ được dừng lại ở hỏi tra, nếu không ai trong chúng ta sẵn sàng phải có bổn phận, trách nhiệm hỏi cho ra lẽ, và sẵn sàng trở thành một Bốc-Cháy-Rừng! Phải sẵn sàng và làm ơn không chỉ để trình diễn chút phấn son cuối mùa. Hoặc cốt vuốt ve chút lương tri hiếm hoi của riêng mình.

Muốn tạo khí thế, chúng ta thử dùng hiệu ứng vết-dầu-loang, loại dầu khí khai thác Biển Đông hôm đầu tháng 5/2014 và bằng cách bạn bè bà con tin cậy đề cử “nominate” lẫn nhau. Với tôi là hai bạn thơ thân thiết tài hoa Trần Trung Đạo ở ngoài nước và Liêu Thái ở trong nước cũng đã nhận lời đi tiếp “cuộc chơi” vận động đầy hào hứng đầy ý nghĩa này và sau đó sẽ theo hệ thống giới thiệu dây chuyền vui nhộn (định mời thêm giới văn nghệ sĩ, thì lại thấy nhà lý luận văn học Hoàng Ngọc-Tuấn đội mũ đỏ xuất hiện nên cũng thấy vui vui). “Hình ảnh” nào cũng sẽ được Danlambao cập nhật, chí ít cũng như những tiếng chim đưa tin với lên khoảng trời nhân loại mở rộng. Phải nói là tôi yêu quí biết mấy những tiếng chim lảnh lót dũng cảm vang vọng từ những chiếc lồng chấn song nghiệt ngã và những cảnh đời chật chội ở quê nhà. Nói thật, không gì day dứt hụt hẫng bằng những trái tim bị “quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh” (Vũ Hoàng Chương) hoặc phải tìm cách lưu đày biệt xứ vì không-sống-được và “chúng tôi không cho phép, không welcome anh chị trở về VN”. Gian ác thật! Chỉ vì chúng tôi dám lên tiếng, dám có chính kiến phản biện và không viết bài theo lệnh Đảng?

Có thể ví von “trò chơi” này như một cuộc phản kháng bất tuân dân sự tại gia, ở vườn trước vườn sau nơi không gian quen thuộc cảm thấy an toàn của mình và vẫn thật ôn hòa bất bạo động, chúng ta chỉ tạm làm “cách mạng” trong không gian ảo rộn ràng đi trước, xuống đường theo sau.

Cũng có thể là cơn bão trong tách trà. Có điều chúng ta và đời đời cha ông của chúng ta chưa ai đang tâm đem vận mệnh của đất nước ra làm chuyện cá cược bao lơn, rẻ rúng bán buôn. Điều này có thể biến một cơn lốc nhỏ đủ làm vỡ mặt ai đó như chơi. Đúng là khi Lũ “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.

Nói chi đến chuyện chúng ta hằng mong mỏi thái độ quyết liệt bày tỏ đối thoại này được lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân, kể cả những người chưa thể vất cờ vất Đảng trong quân đội, công an và nội bộ chính trị, nhân sĩ trí thức, hòng dẫn dắt nhau đi về phía dân chủ, dân quyền, nhân dân để củng cố niềm tin đã không còn gì, khiến ông nhà nước Tư Sâu cũng phải cảnh báo, đại ý đừng để mất lòng tin của nhân dân thì sẽ tàn một đời vương.

Chiến dịch này một khi được bùng phát và phải ra sức nuôi dưỡng thành phong trào quyết không bị dập tắt, chúng ta sẽ có cơ may kêu gọi được con số ủng hộ hưởng ứng khắp mọi miền, mọi nơi, mọi phố chợ, công viên, giáo đường, bờ biển, chùa chiền, cho đến công sở, công nghiệp, trường lớp... Và như thế chưa cần mon men tới những Đại Sứ Quán (Trung Cộng) chúng ta cũng sẽ có dịp được đập vào mắt những phóng viên ngoại quốc “tinh quái”. Do đó sử dụng thêm phần Anh ngữ sẽ đắc địa hơn.

Bao lâu rồi chúng ta vẫn cứ phải đợi những duyên may tình cờ, khi ít ra ở giai đoạn tình thế cấp bách này chúng ta cũng đã bắt đầu biết “sáng tạo” những tình cờ nối đuôi nhau. Nhất là khi phải nghĩ về những vấn đề “đã cũ”, đã loan tải trên mạng dễ chừng cũng đã 3 năm như vụ việc Hội Nghị Thành Đô, dù hẳn nhiên chúng ta vẫn không ngừng bị ám ảnh thắc mắc về nó, nhưng để hâm nóng lại tình hình, chúng ta đã tạo được cảm hứng nhắc nhở mọi người bằng chiến dịch nhỏ bé, mà có khả năng dấy lên, gợi mở một tổng thể lớn. Để từ đó, chúng ta thấy sốt ruột lo lắng hơn với những dấu hiệu gần kề. Thấy để kịp thời tìm cách đẩy lui bọn Lê Chiêu Thống, để giành lại quyền được định đoạt vận mệnh Tổ Quốc dân tộc và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của tiền nhân.

“Chúng tôi phải biết” và “Ngày Toàn Dân phải biết” đang khởi động khởi sắc, khiến nhà cầm quyền luôn giỏi bịt tai, bịt miệng bằng sự thống trị thông tin, tuyên truyền mọi mặt dân vận, áp đảo nhồi sọ tẩy não và định hướng nhân dân bằng những chính sách ngu dân mị dân này, rồi cũng sẽ không “thoát” được con đường buộc chọn lựa một mất một còn cuối cùng của người dân.

Thật ra mỗi người trong chúng ta đều có quá nhiều điều muốn biết về những khuất lấp khuất tất của nhà cầm quyền này, một nhà “cầm” quyền chỉ biết ra đòn cầm chịch quyền bính cho những lợi ích cá nhân, và chưa bao giờ được gọi là “chính” quyền vì ngay cả thứ quyền lực họ đang có cũng thuộc loại cướp giựt và cũng chẳng “chính” danh gì. Càng lúc càng nhiều bóng tối tội lỗi hiện hình, đằng sau thứ ánh sáng giả hình của bóng trăng ảo tưởng. Nơi đó, chúng ta đã từng bị tọng vào mồm vào tim gan những quả lừa có hạng. Đã vậy họ vẫn luôn miệng lố bịch: “mọi chuyện đã có Đảng & nhà nước lo”. Chuyện quốc gia đại sự, mà cứ điềm nhiên ém nhẹm mỗi lần Dân vạch hỏi, xem ra còn hơn chuyện bí mật phòng the bất chính nào đó giữa hai “đối tác”. Coi bộ họ răn đe, đầu độc “giáo huấn” Dân, như thể chuyện đại sự cấu kết, toa rập dâng nước dâng non là chẳng liên quan gì đến và người dân “vô can” vì bị triệt tiêu tinh thần yêu nước vốn có và đâm chai lì, làm ngơ, vô cảm (?!) Hóa ra chúng ta đã bị tách ra, đoạn lìa “vô can” từ bao giờ trên chính đất nước của mình đang sống? Và quyền xin-được-biết há không phải là thứ “quyền” chỉ dành cho những người mang hộ chiếu nô lệ? Như thế, chúng ta còn là công dân đâu, mà đặt vấn đề là công dân hạng hai (hoặc khôi hài như vụ xử xe máy hàng hai), so với những người “nước lạ” tha hồ vào ra cắm dùi trên hình hài Mẹ mất mát. Con số 20 ngàn công nhân ở Vũng Áng mới đây loan tin, có bao giờ là những trà trộn của những đội lính trá hình, như từ lâu và cũng đã từ lâu lắm cả đời sống kinh tế chính trị xã hội... của người con dân Việt vẫn luôn bị điều động, điều khiển bởi những lập trình của tình báo Hoa Nam (?!)

Ơ hay, từ lúc nào những kẻ tự nguyện tự xưng là “đầy tớ nhân dân” bỗng chốc lộng giả thành chân, lộng hành lên ngôi “giáo chủ cực đoan” độc chiếm “thiên đàng XHCN”. “Dân làm chủ” nhưng “Dân không có quyền được biết”?

Thường là trong chọn lựa phải có đau khổ. Đằng này chúng ta không còn có một sự chọn lựa nào cả, nên sự khổ đau càng tăng gấp bội. Hẳn nhiên quyền-được-biết phải đi đôi với quyền-được-chọn. Mà chúng ta thì có bao giờ đã chọn lựa những hôn quân bạo chúa, nên quyền-được-biết lẽ tất nhiên đã bị tước đoạt xoành xoạch.

Khi bị tước đoạt, trấn áp, hà cớ chi chúng ta vẫn cứ ngồi yên bó gối, và lại chỉ nhận ra nói chuyện với cái đầu gối còn có lý hơn? Chúng ta đã bỏ qua trong đời quá nhiều cơ hội cho những cải cách thay đổi, hoặc ngay cả có những sự kiện diễn tiến đẹp như mùa xuân để có thể “mời” tập đoàn phản nước hại dân đi nghỉ mát dài hạn bên Tàu, vậy mà rốt ráo chúng ta lại phải đấu tranh bằng lời, bàn phím để hòng được họ đối đáp, đối thoại. Còn “đối chọi” thì đã rõ!

Chúng ta không thể dùng bất cứ một sợi tơ mỏng nào của lòng mình để hy vọng buộc được họ, và vì thế chúng ta càng phải tự buộc mình hoặc “cởi trói”, cởi cùm mà đi. Đòi cho được một trong những quyền căn bản chia sẻ thông tin với người dân, cũng là một cách để giúp họ bảo vệ danh tính trách nhiệm với những người con dân trong một nước vẫn “hãnh tiến” chủ quyền độc lập chăng?.

Bài thơ này tôi viết trong tâm trạng “chúng ta phải biết” để hành động. Chỉ có hành động mới là điều đáng nói, và nhắn nhủ cho nhau, có phải không bạn ơi. Đặc biệt tôi muốn gởi gấm cho những tướng sĩ nhân dân Việt nam!

Dân Phải Biết! Thức tỉnh đi!

Thức tỉnh đi, đứng lên nào!
Tiếc thân gì tiếng gọi non sông
Triệu triệu trái tim một chung lòng
Đứng lên đòi “Phải Biết” quyền dân

Thức tỉnh mau, bước lên nào!
Máu xương này trách nhiệm hưng vong
Triệu triệu bước chân một chung đường
Vót chông mồi lửa Bạch Đằng Giang

Thức tỉnh ngay, quyết lên đường!
Nến trong lòng cháy đẹp cùng nhau
Triệu triệu gióng lên một thăm dò
Ý dân về hiểm họa Thành Đô 

Kìa non sông, ai có quyền không bảo vệ?
Kìa nước nhà, sao tướng sĩ mãi ngủ mê?




Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện



Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

Linh Nguyên


               Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát  ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý

Cùng nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:

Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ


Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
 Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
 Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường



CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'



Ngạo mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
*

Giả danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Cái gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
*
Không bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là Đinh La Thăng
*
Ghét trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Đổi trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê Thanh Hải
*
Ăn vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Cạn nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm
Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
*
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa thầy phản bạn là Trương Hòa Bình
Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ

Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)



Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu


No comments:

Post a Comment

Nhân quyền và bạo quyền

VTV-[Trang Lê Mới Nhất] chửi từ nhà ra phố, Trọng Lú sợ vỡ mật

https://www.youtube.com/results?search_query=Trang+L%C3%AA+%28B%C3%A0+Ngo%E1%BA%A1i%29

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

Popular Posts

My Blog List